Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 1826/BYT-KCB của Bộ Y tế về phối hợp thực hiện Đề án trợ giúp người tàn tật
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 1826/BYT-KCB
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 1826/BYT-KCB | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên |
Ngày ban hành: | 18/03/2008 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
tải Công văn 1826/BYT-KCB
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ Y TẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1826/BYT-KCB | Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2008 |
Kính gửi: Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
Ngày 24/10/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 239/QĐ-TTg phê duyệt Đề án trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010, trong đó ngành Y tế có một số nhiệm vụ và các chỉ tiêu chính như: xây dựng và triển khai kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người tàn tật, trong đó chú trọng xây dựng các chương trình phát hiện sớm, can thiệp sớm và phục hồi chức năng (PHCN) cho người tàn tật dựa vào cộng đồng. Hướng dẫn thực hiện các chính sách miễn giảm viện phí đối với người tàn tật thuộc diện nghèo… Phấn đấu đến năm 2010 đạt các chỉ tiêu sau:
- Khoảng 70% số người tàn tật được tiếp cận các dịch vụ y tế, khoảng 3.000 người khuyết tật vận động được phẫu thuật chỉnh hình PHCN. Nâng cao năng lực thực hiện các dịch vụ phát hiện sớm các khiếm khuyết ở trẻ sơ sinh, tạo điều kiện để trẻ từ sơ sinh đến 4 tuổi được tiếp cận và hưởng các dịch vụ can thiệp sớm dựa vào cộng đồng. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, tư vấn và dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ tàn tật.
- Tăng cường năng lực chuyên môn đối với cán bộ y tế nói chung và chuyên ngành PHCN nói riêng, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở về các kỹ năng phát hiện sớm và can thiệp sớm.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị và dụng cụ luyện tập PHCN cho các cơ sở PHCN.
- Triển khai chương trình PHCN dựa vào cộng đồng theo mô hình của Bộ Y tế ở 50% số tỉnh/thành phố, 50% số huyện/quận, 50% số xã/phường trong cả nước.
Để thực hiện được các nhiệm vụ, chỉ tiêu nêu trên, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế, các Ngành có liên quan thực hiện Quyết định số: 239/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Hàng năm đề nghị UBND tỉnh bố trí kinh phí thích hợp, từ nguồn ngân sách địa phương để chi cho các hoạt động trợ giúp người tàn tật và tăng cường đầu tư cho công tác PHCN với các nội dung trọng tâm như sau:
1. Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe để nhân dân hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác PHCN trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, đặc biệt về phòng ngừa tàn tật, phát hiện sớm, can thiệp sớm và PHCN cho người tàn tật.
2. Duy trì và đẩy mạnh chương trình PHCN dựa vào cộng đồng, lập kế hoạch hoạt động giai đoạn 2008-2010, triển khai chương trình PHCN dựa vào cộng đồng theo mô hình của Bộ Y tế ở 50% số huyện, quận, 50% số xã/phường.
3. Triển khai chương trình phát hiện sớm, can thiệp sớm và PHCN cho người tàn tật, từ năm 2008 đến 2010 có ít nhất 70% số người tàn tật trong tỉnh được tiếp cận các dịch vụ y tế và có ít nhất 60 người khuyết tật về vận động trên địa bàn tỉnh được phẫu thuật chỉnh hình PHCN.
4. Tăng cường công tác đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn PHCN chuyên sâu cho bệnh viện Điều dưỡng - PHCN cũng như Khoa Vật lý trị liệu - PHCN trong các bệnh viện đa khoa, chú trọng công tác đào tạo liên tục và làm tốt công tác chỉ đạo tuyến, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn cho tuyến dưới.
5. Có kế hoạch đầu tư, mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho bệnh viện Điều dưỡng - PHCN cũng như Khoa Vật lý trị liệu - PHCN trong các bệnh viện đa khoa. Tăng cường đầu tư trang thiết bị, vật tư y tế cần thiết cho chuyên khoa PHCN theo danh mục Bộ Y tế quy định.
6. Phát triển mạng lưới PHCN trong địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số: 03/2007/CT-BYT, ngày 28/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường công tác PHCN:
- Tuyến xã: Trạm Y tế xã phân công cán bộ y tế phụ trách công tác PHCN, cán bộ này được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về PHCN.
- Tuyến huyện: Có phân công cán bộ y tế phụ trách công tác PHCN, có ít nhất 02 cán bộ y tế có trình độ chuyên môn PHCN từ chuyên khoa định hướng trở lên, khuyến khích thành lập khoa Vật lý trị liệu - PHCN.
- Tuyến tỉnh: Các tỉnh chưa có bệnh viện Điều dưỡng - PHCN, khuyến khích, tạo điều kiện thành lập bệnh viện Điều dưỡng - PHCN. Các bệnh viện chuyên khoa phân công cán bộ phụ trách công tác PHCN và khuyến khích thành lập khoa Vật lý trị liệu - PHCN tại các bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.
Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo Sở Y tế và các Ngành có liên quan, đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các công tác trên, góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về chăm sóc sức khỏe người tàn tật, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động trợ giúp người tàn tật, giúp người tàn tật xóa đi những kỳ thị của xã hội, xóa bỏ mặc cảm, tự ty, vượt lên khó khăn, hòa nhập cuộc sống cộng đồng.
Nơi nhận: - Như trên; | KT. BỘ TRƯỞNG |