Công văn 17115/UBND-VP Vũng Tàu 2021 hướng dẫn tạm thời phòng, chống COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh

thuộc tính Công văn 17115/UBND-VP

Công văn 17115/UBND-VP của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc hướng dẫn tạm thời phương án phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Cơ quan ban hành: Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:17115/UBND-VP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Trần Văn Tuấn
Ngày ban hành:11/11/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, COVID-19
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
_______________

Số: 17115/UBND-VP
V/v hướng dẫn tạm thời phương án phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 11 tháng 11 năm 2021

 

 

Kính gửi:

- Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành;
- Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

 

Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế;

Thực hiện Công điện số 8149/CĐ-VPCP ngày 07/11/2021 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19; Công văn số 9472/BYT-MT ngày 08/11/2021 của Bộ Y tế.

Thực hiện quan điểm chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 12/10/2021: “Trong phòng, chống dịch phải lấy phòng dịch là cơ bản, lâu dài; y tế là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng quân đội, công an,... nhưng phải huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng, các tầng lớp trong xã hội. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch, trong sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt an toàn”; và quan điểm chỉ đạo “Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn, không chủ quan khi dịch đi qua; đảm bảo phương châm “bốn tại chỗ”.

Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn tạm thời phương án phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, công trường xây dựng... (sau đây gọi là cơ sở sản xuất, kinh doanh) như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Chủ động phòng chống dịch tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc: kiểm soát nguy cơ lây nhiễm, phát hiện sớm ca nhiễm, cách ly, khoanh vùng kịp thời, xét nghiệm nhanh không để dịch lây lan trong cơ sở;

2. Thực hiện mục tiêu vừa chống dịch, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động, vừa đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

3. Căn cứ hướng dẫn, quy định chung của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, các văn bản hướng dẫn của Ban Chỉ đạo tỉnh về biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tương ứng từng cấp độ dịch, doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp tình hình dịch bệnh, điều kiện tài chính và đặc thù sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

4. Phương án sản xuất, kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu của phòng chống dịch, theo nguyên tắc “an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”;

5. Yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh và người lao động chấp hành nghiêm, đầy đủ các hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID-19.

II. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

Cơ sở sản xuất, kinh doanh phân công Tổ y tế của đơn vị hoặc hợp đồng với đơn vị y tế (công lập, tư nhân) để tổ chức thực hiện và giám sát sự tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch trong hoạt động tại cơ sở, doanh nghiệp:

1. Đối với người lao động, phải đảm bảo 01 trong các điều kiện sau (trừ trường hợp đặc biệt)

- Người lao động đã tiêm vắc xin đủ liều.

- Người lao động đã được tiêm vắc xin nhưng chưa đủ liều đang chờ tiêm đủ liều.

- Người lao động nhiễm SARS-CoV-2 khỏi bệnh, đã hoàn thành thời gian cách ly, giám sát y tế theo quy định.

2. Đối với việc di chuyển

- Phương tiện vận chuyển người lao động:

+ Phương tiện phải được khử khuẩn sau mỗi lần đưa đón người lao động;

+ Lái xe và phụ xe phải tiêm đủ liều vắc xin và phải ghi nhật ký tiếp xúc hàng ngày;

+ Tổ chức kiểm tra thân nhiệt và yêu cầu người lao động rửa tay trước khi lên xe;

+ Số người trên xe thực hiện theo yêu cầu cụ thể về giãn cách phòng chống dịch của từng giai đoạn dịch bệnh; nếu người lao động đã tiêm đủ 2 mũi thì được chở theo công suất của xe;

- Người lao động tự di chuyển: cam kết nghiêm túc tuân thủ 5K theo quy định.

3. Đối với nơi làm việc

3.1. Kiểm soát nguồn lây từ bên ngoài xâm nhập

- Tổ chức khai báo y tế trung thực (bắt buộc thực hiện đối với người lao động, đối tác, nhà thầu cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho doanh nghiệp) trước khi vào trong cơ sở, doanh nghiệp làm việc;

- Đo thân nhiệt trước khi vào làm việc;

- Đối với người đến liên hệ công việc: quy định rõ ràng phạm vi di chuyển bên trong trụ sở làm việc;

- Khi phát hiện người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm COVID-19 hoặc có yếu tố dịch tễ, bộ phận đang thực hiện giao dịch/làm việc của doanh nghiệp đó cần phải sàng lọc và thông tin ngay cho Tổ y tế hoặc báo cáo lãnh đạo doanh nghiệp liên hệ với đơn vị y tế để tổ chức xét nghiệm kiểm tra SARS-CoV-2 theo quy định.

3.2. Kiểm soát nguồn lây tại nơi làm việc

- Tổ chức nơi làm việc thông thoáng, bố trí các phương tiện đảm bảo thông khí cho môi trường làm việc;

- Người lao động tuân thủ 5K và giữ khoảng cách tối thiểu 01 mét trong suốt quá trình làm việc;

- Bố trí đủ xà phòng/dung dịch sát khuẩn tay tại các khu vực thuận lợi cho người lao động rửa tay thường xuyên;

- Tổ chức cho người lao động ăn theo ca; sắp xếp cho người ăn ngồi theo vị trí cố định, giữ khoảng cách 01 mét, không hoặc hạn chế ngồi đối diện, bàn ăn có vách ngăn, phân luồng ra vào nhà ăn;

- Thực hiện vệ sinh khử khuẩn định kỳ:

+ Tại khu vực công cộng: 1 lần/ngày;

+ Khu vực sản xuất: sau mỗi ca làm việc;

+ Khu vực nhà vệ sinh: 3 - 4 lần/ngày, sau giờ nghỉ giải lao của công nhân.

- Trang bị camera giám sát việc chấp hành quy định phòng chống dịch tại các khu vực công cộng, khu vực sản xuất;

- Bố trí quy trình làm việc theo hướng giảm giao lưu tiếp xúc giữa các bộ phận trong doanh nghiệp;

- Trong cơ sở làm việc, phải phân ra các vùng hoặc khu vực từ nguy cơ đến an toàn đề phòng khi có xuất hiện hoặc nghi ngờ ca F0 thì chỉ tạm dừng hoặc dừng một bộ phận, các khu vực khác vẫn tiếp tục hoạt động và hạn chế gián đoạn dây chuyền sản xuất, làm việc;

- Tổ chức giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ bệnh thông qua khai báo y tế, tìm hiểu nguyên nhân người lao động vắng mặt, theo dõi sức khỏe của người lao động trong thời gian làm việc tại cơ sở;

- Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên, có trọng điểm và chọn lọc cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao theo các hướng dẫn cụ thể của ngành y tế;

- Khi phát hiện người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 tại cơ sở, doanh nghiệp, Tổ y tế thuộc cơ sở, doanh nghiệp hoặc liên hệ đơn vị y tế đã hợp đồng hỗ trợ chuyên môn để triển khai nhanh quy trình cách ly tạm thời trước khi xử lý F0 theo hướng dẫn của ngành y tế.

4. Đối với nơi lưu trú

- Bản thân người lao động và gia đình thực hiện đầy đủ hướng dẫn 5K của Bộ Y tế; khi bản thân hoặc người trong gia đình có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh phải chủ động khai báo y tế trung thực ngay, tuyệt đối không được dấu bệnh;

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp, hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 tại nơi cư trú theo quy định chung và yêu cầu của chính quyền địa phương;

- Không đến thăm người ốm tại các cơ sở y tế trừ trường hợp phải vào chăm nuôi người bệnh và phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch;

- Không đi đến vùng có dịch; không đến những nơi có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh (khu cách ly, bệnh viện điều trị F0), nếu trường hợp bất khả kháng thì sau khi quay về phải khai báo y tế ngay cho y tế cơ sở nơi cư trú, tạm trú. Hạn chế tối đa tiếp xúc với người đến từ vùng dịch, người có nguy cơ lây nhiễm cao.

III. TỔ Y TẾ CỦA DOANH NGHIỆP

1. Vị trí của Tổ y tế trong bộ máy phòng, chống dịch tại doanh nghiệp

- Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tại doanh nghiệp theo quy định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 như sau:

- Phòng Tổ chức nhân sự phải nắm đầy đủ và cụ thể danh sách người lao động của cơ sở làm việc (đầy đủ thông tin về nhân thân, nơi ở/lưu trú...) để khi xuất hiện ca F0 thuận tiện, nhanh chóng phục vụ cho công tác khoanh vùng dập dịch, truy vết và xét nghiệm.

- Số lượng nhân viên y tế theo quy mô lao động: thực hiện theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động. Cụ thể:

“…

Điều 37. Tổ chức bộ phận y tế

Việc tổ chức bộ phận y tế quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:

1. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 300 người lao động phải có ít nhất 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 300 đến dưới 500 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ/y sĩ và 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động phải có ít nhất 01 bác sĩ và mỗi ca làm việc phải có 01 người làm công tác y tế có trình độ trung cấp;

d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 1.000 lao động trở lên phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

2. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề khác với lĩnh vực, ngành nghề quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:

a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng dưới 500 người lao động ít nhất phải có 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;

b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 500 đến dưới 1.000 người lao động ít nhất phải có 01 y sỹ và 01 người làm công tác y tế trình độ trung cấp;

c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng trên 1.000 người lao động phải có 01 bác sỹ và 1 người làm công tác y tế khác.

3. Người làm công tác y tế ở cơ sở quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:

a) Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân Điều dưỡng, y sỹ, Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;

b) Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động.

4. Người sử dụng lao động phải thông báo thông tin của người làm công tác y tế cơ sở theo mẫu tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.

5. Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau đây:

a) Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định sau đây: cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa;

b) Thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.

…”

2. Nhiệm vụ của Tổ y tế

- Liên hệ với Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố để được hướng dẫn, phối hợp xây dựng kế hoạch và hỗ trợ triển khai công tác phòng, chống dịch;

- Tham mưu lãnh đạo doanh nghiệp ban hành kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19, phân công và công khai thông tin liên lạc (tên, số điện thoại) của cán bộ đầu mối phụ trách về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc;

- Tham mưu lãnh đạo doanh nghiệp thông báo, hướng dẫn các nhà thầu, nhà thầu phụ, đối tác và đơn vị cung cấp nguyên vật liệu sản xuất, dịch vụ (thực phẩm, suất ăn, vệ sinh môi trường, khử khuẩn,..) ký cam kết đảm bảo thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 và cơ chế thực hiện giám sát;

- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền các biện pháp vệ sinh cá nhân và phòng, chống dịch cho người lao động và khách hàng;

- Đề xuất việc bố trí và bổ sung trang thiết bị, khẩu trang, xà phòng, dung dịch sát khuẩn tay, dung dịch khử khuẩn bề mặt, vật tư và trang thiết bị y tế... cho bộ phận y tế tại cơ sở lao động; bố trí khu vực riêng và bố trí phân luồng chăm sóc để xử lý khi có trường hợp có biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở;

- Phối hợp với công đoàn/tổ chức đại diện người lao động, tổ trưởng, người phụ trách các phòng ban, phân xưởng để theo dõi sức khỏe người lao động, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở. Tiến hành lập danh sách và theo dõi sức khỏe của các trường hợp tiếp xúc gần với người có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở;

- Khi phát hiện người lao động có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau, rát họng, khó thở tại nơi làm việc hoặc là ca bệnh hoặc người tiếp xúc gần thì thực hiện xử lý theo quy định. Đối với cơ sở lao động có phòng, trạm y tế tại nơi làm việc cần rà soát sắp xếp và thông báo lối đi riêng dành cho người lao động có một trong các biểu hiện mệt mỏi, ho, sốt, đau rát họng, khó thở đến khám và tư vấn;

- Đề xuất lãnh đạo doanh nghiệp phân công/thành lập tổ kiểm tra, giám sát việc triển khai các nội dung phòng, chống dịch của người lao động và các bộ phận tại cơ sở lao động;

- Thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19, tổng hợp báo cáo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại nơi làm việc hằng ngày, tuần, tháng cho người sử dụng lao động/Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của cơ sở lao động;

- Tổ chức xét nghiệm tầm soát định kỳ theo quy định cho người lao động;

- Thực hiện sàng lọc, cách ly, chăm sóc sức khỏe F0, F1;

- Tổ chức vệ sinh khử khuẩn;

- Tuyên truyền, phổ biến thông tin về vệ sinh lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc; kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, tổ chức phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho người lao động tại cơ sở;

- Lập và quản lý thông tin hồ sơ sức khỏe người lao động;

- Phối hợp với bộ phận an toàn, vệ sinh lao động thực hiện các nhiệm vụ có liên quan quy định tại khoản 2 Điều 72 của Luật An toàn, vệ sinh lao động.

IV. QUY TRÌNH XỬ LÝ KHI CÓ NGƯỜI NHIỄM COVID-19

Người có kết quả xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên dương tính được xem là người nhiễm COVID-19 (gọi tắt là F0).

Bước 1:

- Kích hoạt ngay phương án phòng, chống dịch khi có trường hợp mắc COVID-19 tại đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tạm thời cách ly F0 ở buồng cách ly hoặc khu vực cách ly tạm thời của đơn vị, thực hiện nghiêm ngặt khuyến cáo 5K, không được để tự do đi lại, tuyệt đối không cho tiếp xúc với những người khác, đồng thời thông báo đến 2 nơi: Trung tâm y tế cấp huyện và Trạm y tế cấp xã hoặc Trạm y tế lưu động trong Khu Công nghiệp nơi doanh nghiệp có trụ sở hoạt động; cụ thể như sau:

+ Đối với khu, cụm công nghiệp: liên hệ Trạm y tế lưu động đặt tại khu, cụm công nghiệp hoặc Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố nơi đơn vị hoạt động.

+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh khác: liên hệ trạm y tế phường, xã, thị trấn nơi đơn vị hoạt động.

- Phân công thực hiện:

+ Tổ y tế của đơn vị thực hiện cách ly tạm thời F0, cung cấp khẩu trang y tế, đồ bảo hộ, găng tay, dung dịch sát khuẩn...

+ Trạm Y tế, Trung tâm Y tế báo cáo Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã, cấp huyện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Tổ công tác theo Quyết định 3084/QĐ-UBND khi nhận thông báo có F0 tại doanh nghiệp.

Bước 2:

- Thông báo cho người lao động đang có mặt tại cơ sở sản xuất, kinh doanh biết; ai ở đâu ở yên đó, không để xảy ra hoang mang, lo lắng.

- Rà soát toàn bộ người lao động theo danh sách quản lý trong cơ sở sản xuất, kinh doanh.

- Khẩn trương truy vết tất cả trường hợp tiếp xúc gần F1, F2 theo hướng dẫn tại Quyết định 3638/QĐ-BYT ngày 30/7/2021.

- Lập danh sách các trường hợp F1, F2 không có mặt tại thời điểm phát sinh ổ dịch và thông báo cho các đối tượng này ở yên tại nhà/nơi lưu trú; thông báo cho Trạm Y tế, trung tâm Y tế nơi F1, F2 lưu trú/tạm trú.

- Phân công thực hiện: Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của doanh nghiệp đáp ứng khẩn cấp.

Bước 3:

- Đánh giá tình trạng sức khỏe của F0:

+ Nếu phát hiện F0 có dấu hiệu suy hô hấp (thở nhanh hoặc khó thở hoặc SpO2 dưới 96%): cho thở oxy và liên hệ chuyển F0 đến bệnh viện có khoa/đơn vị điều trị COVID-19 trên cùng địa bàn, hoặc chuyển đến bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 gần nhất bằng xe cấp cứu.

+ Nếu F0 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ: liên hệ và chuyển F0 đến bệnh viện điều trị tầng một theo hướng dẫn của Sở Y tế.

- Phân công thực hiện: Tổ y tế của đơn vị phối hợp với Trạm y tế lưu động tại khu, cụm công nghiệp hoặc Trạm Y tế phường, xã, thị trấn nơi đơn vị hoạt động.

Bước 4:

- Tạm ngưng hoạt động khu vực xảy ra F0 để vệ sinh khử khuẩn, xét nghiệm cho tất cả F1 (tùy theo quy mô ổ dịch), điều tra xác định quy mô, tính chất ổ dịch:

+ F0 ở 1 dây chuyền sản xuất: xử lý trên quy mô dây chuyền.

+ F0 ở từ 2 dây chuyền sản xuất trở lên trong cùng 1 phân xưởng: xử lý trên quy mô toàn phân xưởng.

+ F0 ở từ 2 dây chuyền trở lên nhưng ở các phân xưởng khác nhau và không có mối liên quan dịch tễ với nhau: chỉ xử lý trên quy mô từng dây chuyền.

+ F0 ở từ 2 dây chuyền trở lên ở các phân xưởng khác nhau và có mối liên hệ dịch tễ về chuỗi lây nhiễm: xử lý trên quy mô toàn cơ sở sản xuất.

- Phải điều tra dịch tễ đầy đủ, xác định rõ quy mô, phạm vi ổ dịch đến đâu mới quyết định phong tỏa, dừng hoạt động một hay nhiều dây chuyền sản xuất, phân xưởng hay toàn nhà máy. Công tác điều tra dịch tễ phải tiến hành nhanh, cần lưu ý vào yếu tố như vị trí và các mối quan hệ của F0 trong doanh nghiệp và dựa vào thông tin quản lý nhân sự của doanh nghiệp.

- Xác định F1 (tiếp xúc gần với F0 ở khoảng cách dưới 2 mét như làm việc cạnh F0 trong dây chuyền sản xuất, ngồi cùng bàn ăn, ngồi cùng bàn trong cùng phòng làm việc...) và tiến hành xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên.

- Theo dõi F1:

+ Trường hợp cơ sở sản xuất có > 80% người lao động tiêm vắc xin đầy đủ: tất cả F1 được cách ly tại nhà theo hướng dẫn tại văn bản số 16859/UBND-VP ngày 08/11/2021 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; nếu không đảm bảo đủ điều kiện thì cách ly tập trung.

+ Trường hợp cơ sở sản xuất có < 80% người lao động tiêm vắc xin đầy đủ:

* Đối với F1 chưa được tiêm vắc xin đầy đủ: cách ly 14 ngày tại nhà (nếu có đủ điều kiện) hoặc tại cơ sở cách ly tập trung;

* Đối với F1 đã tiêm vắc xin đầy đủ: xử lý như trường hợp F1 của cơ sở sản xuất có > 80% người lao động đã tiêm đủ vắc xin.

+ Trường hợp cơ sở sản xuất có > 95% người lao động tiêm vắc xin đầy đủ: xem xét thí điểm (theo điều kiện, khả năng của từng doanh nghiệp) tất cả F1 được cách ly tại cơ sở sản xuất và tiếp tục lao động, xét nghiệm lại vào ngày 3, 7 và tiếp tục mỗi 7 ngày cho đến khi không còn phát hiện F0; khai báo sức khỏe mỗi ngày và xét nghiệm ngay khi có triệu chứng nghi ngờ COVID-19; thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho người lao động cùng dây chuyền sản xuất; hạn chế tối đa giao tiếp với người lao động trong cùng dây chuyền sản xuất cho đến khi kết thúc thời gian theo dõi.

- Đối với F2:

+ Trường hợp cơ sở sản xuất có > 80% người lao động tiêm vắc xin đầy đủ: tất cả F2 được tiếp tục lao động, khai báo sức khỏe mỗi ngày và xét nghiệm ngay khi có triệu chứng.

+ Trường hợp cơ sở sản xuất có < 80% người lao động tiêm chủng đầy đủ:

* Đối với F2 chưa được tiêm vắc xin đầy đủ: cách ly y tế theo quy định;

* Đối với F2 đã tiêm vắc xin đầy đủ: xử lý như trường hợp F2 của cơ sở sản xuất có > 80% người lao động đã tiêm đủ vắc xin.

- Phân công thực hiện:

+ Tổ y tế, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của cơ sở, doanh nghiệp chủ động tổ chức xử lý.

+ Trạm Y tế, Trung tâm Y tế hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện; khi cần thiết do ổ dịch phức tạp thì doanh nghiệp đề nghị sự hỗ trợ của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Quản lý các Khu Công nghiệp; các Sở: Công thương, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Giao thông Vận tải, Du lịch...; UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm triển khai văn bản này đến từng cơ sở sản xuất, kinh doanh chậm nhất trong ngày 15/11/2021. Đồng thời theo dõi, đôn đốc các cơ sở sản xuất, kinh doanh xây dựng phương án phòng chống dịch của đơn vị và phương án xử lý tình huống khi có trường hợp mắc COVID-19; thẩm định, phê duyệt phương án của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh;

- Chủ động làm việc với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quản lý khai thác hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cảng biển rà soát các điều kiện cơ sở vật chất tại chỗ của doanh nghiệp để triển khai các Khu cách ly tập trung F1;

- Tổ chức tiêm vắc xin cho người lao động chưa được tiêm đầy đủ;

- Giám sát, hỗ trợ việc xử lý phòng chống dịch của các doanh nghiệp theo quy định.

2. Ban Chỉ đạo và các Tổ công tác theo Quyết định số 3084/QĐ-UBND ngày 07/10/2021 của UBND tỉnh

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Quyết định số 3084/QĐ-UBND ngày 07/10/2021;

- Thường xuyên liên hệ, nắm bắt thông tin, kịp thời phối hợp với các đơn vị có liên quan để nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp khi có phát sinh ổ dịch tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

3. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức nơi lưu trú an toàn cho người lao động trên địa bàn quản lý;

- Tổ chức kiểm soát tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn, đảm bảo điều kiện sản xuất an toàn;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về phòng chống dịch của doanh nghiệp; theo dõi sát tình hình dịch bệnh trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp đóng trên địa bàn để can thiệp phòng chống bệnh kịp thời hoặc rút kinh nghiệm;

- Chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn triển khai thực hiện Phương án đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 và Quy trình xử lý khi phát hiện người nhiễm COVID-19 tại cơ sở, doanh nghiệp; hỗ trợ xử lý các ca F0, F1 phát sinh trong doanh nghiệp theo quy định trong thời gian ngắn nhất có thể.

4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh

- Xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp tình hình dịch bệnh, điều kiện tài chính và đặc thù sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phải đáp ứng các yêu cầu của phòng chống dịch COVID-19, theo nguyên tắc “an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”;

- Xây dựng Kế hoạch, phương án phòng chống dịch COVID-19 tại doanh nghiệp theo các quy định, hướng dẫn hiện hành và thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm;

- Trên cơ sở điều kiện thực tế của doanh nghiệp, xây dựng phương án cụ thể xử lý tình huống phát hiện người nhiễm COVID-19 tại doanh nghiệp đúng theo quy trình hướng dẫn; phổ biến cho toàn doanh nghiệp nắm vững để áp dụng khi xảy ra trên thực tế; tổ chức diễn tập phòng chống dịch COVID-19 tại doanh nghiệp;

- Chịu trách nhiệm xử lý ổ dịch khi có phát sinh tại doanh nghiệp;

- Chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp nghiên cứu thiết lập các trạm y tế lưu động theo hướng dẫn của Bộ Y tế để kịp thời xử lý các ca F0, F1 tại Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp.

- Tổ chức bộ phận chịu trách nhiệm phòng chống dịch là Tổ y tế của đơn vị hoặc hợp đồng với cơ sở y tế để tư vấn về các giải pháp phòng chống dịch, cung cấp các dịch vụ xét nghiệm, vệ sinh môi trường... theo nhu cầu của đơn vị; Bố trí khu vực cách ly tạm thời đảm bảo theo quy định của Bộ Y tế. Nếu doanh nghiệp có hợp đồng với cơ sở y tế thì quy mô khu cách ly tạm thời không cần giường bệnh mà chỉ là khu vực chờ đưa đi cách ly;

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động, và tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại doanh nghiệp theo quy định tại Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của BCĐQG ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động”. Doanh nghiệp phải dừng hoạt động nếu kết quả đánh giá là nguy cơ cao hoặc nguy cơ rất cao;

- Rà soát các điều kiện cơ sở vật chất tại chỗ của doanh nghiệp để triển khai Khu cách ly tập trung F1, có thể lựa chọn các ký túc xá của người lao động, hoặc thuê nhà nghỉ, khách sạn. Không ỷ lại, trông chờ vào các khu cách ly tập trung do Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh thành lập;

- Thực hiện xét nghiệm tại doanh nghiệp:

+ Xây dựng kế hoạch tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ, có trọng tâm và chọn lọc cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao theo hướng dẫn chuyên môn cụ thể của ngành y tế. Cụ thể: (i) xét nghiệm khi có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... hoặc có yếu tố dịch tễ; (ii) xét nghiệm khi bắt đầu tổ chức lại sản xuất; (iii) xét nghiệm ngẫu nhiên người lao động có nguy cơ cao lây nhiễm COVID-19;

+ Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, thông báo kế hoạch xét nghiệm cho Ban Quản lý khu Công nghiệp, các Sở: Công thương, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Giao thông Vận tải, Du lịch..., Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố để các đơn vị giám sát; tổ chức xét nghiệm cho người lao động theo kế hoạch;

+ Trong quá trình xét nghiệm, nếu phát hiện trường hợp có kết quả dương tính thì xử lý theo quy trình đã được đơn vị ban hành;

+ Doanh nghiệp gửi báo cáo kết quả xét nghiệm về Ban Quản lý khu công nghiệp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố (trong vòng 02 giờ sau khi kết thúc ngày xét nghiệm);

+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên, quy trình và kết quả xét nghiệm;

5. Người lao động

- Khai báo y tế trung thực, đầy đủ;

- Có bản cam kết thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định với cơ sở, doanh nghiệp mình làm việc;

- Tiêm chủng vắc xin COVID-19 đầy đủ theo lịch;

- Chấp hành các quy định về phòng chống dịch tại nơi làm việc và nơi lưu trú.

6. Sở Y tế

- Chủ trì cập nhật các quy định, hướng dẫn mới của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, của Bộ Y tế và tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh, UBND tỉnh văn bản triển khai thực hiện;

- Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng phương án cụ thể về xử lý tình huống phát hiện người nhiễm COVID-19 tại doanh nghiệp; hỗ trợ chuyên môn y tế khi có yêu cầu;

- Chỉ đạo Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố bố trí các Tổ công tác để tiếp cận nhanh các doanh nghiệp có F0 khi nhận được thông tin từ doanh nghiệp. Đối với các ổ dịch lớn, phức tạp chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh hỗ trợ để xử lý ổ dịch trong thời gian ngắn nhất có thể.

- Chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Công thương và các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp thành lập Trạm Y tế lưu động tại các khu công nghiệp và cụm công nghiệp trước ngày 15/11/2021;

- Nghiên cứu, hướng dẫn các điều kiện để thí điểm cho phép F1 cách ly tại cơ sở sản xuất, kinh doanh và được tiếp tục lao động; thời hạn thực hiện trước 20/11/2021;

- Trên cơ sở tình hình thực tế của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế tham mưu cho UBND tỉnh quyết định cụ thể theo từng cấp độ dịch về: tần suất, tỷ lệ xét nghiệm ngẫu nhiên cho người lao động có nguy cơ lây nhiễm cao; phương án tổ chức lưu trú tập trung, cách ly và tổ chức sản xuất, kinh doanh khi có dịch tại cơ sở; ban hành văn bản dừng áp dụng các nội dung có liên quan đến tần suất, tỷ lệ xét nghiệm, phương án lưu trú tập trung, cách ly, tổ chức sản xuất, kinh doanh khi có dịch tại cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các văn bản số: 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021, 6565/BYT-MT ngày 12/8/2021, 6666/BYT-MT ngày 16/8/2021, 8228/BYT-MT ngày 30/9/2021 của Bộ Y tế;

- Hướng dẫn, chỉ đạo các Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố thực hiện xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ có trọng tâm, trọng điểm và chọn lọc tại các khu vực cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp có nguy cơ cao nhằm giám sát thường xuyên nguy cơ dịch bệnh, phát hiện kịp thời ổ dịch tiềm ẩn để sớm kiểm soát, hạn chế lây lan.

Trong quá trình thực hiện, các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp báo cáo, đề xuất, thường xuyên cập nhật quy định từ các Bộ, ngành Trung ương có liên quan, UBND tỉnh sẽ xem xét điều chỉnh, bổ sung, hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp cho phù hợp với quy định và tình hình thực tế./.

 

 Nơi nhận:

- Như trên;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy (b/c);
- TTr. TU; TTr HĐND tỉnh (b/c);
- BCĐ PCD Covid-19 tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh và các Tổ chức CT-XH tỉnh;
- CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Văn Tuấn

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PEOPLE’S COMMITTEE OF BA RIA-VUNG TAU PROVINCE

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

No. 17115/UBND-VP

On the interim guidance for COVID-19 prevention and control plan at production and business establishments in the province.

Ba Ria - Vung Tau, November 11, 2021

 

To:

- The Heads of the Departments, agencies, and sectors;

- The Chairpersons of districts, towns, and cities;

- The enterprises in the province.

 

Pursuant to the Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021 of the Government on the Interim Regulation on “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic”; the Decision No. 4800/QD-BYT dated October 12, 2021 of the Ministry of Health;

To implement the Official Telegram No. 8149/CD-VPCP of the Government Office on conveying the Prime Minister’s direction on continuing to strengthen the implementation of measures to prevent and control the COVID-19 pandemic; the Official Dispatch No. 9472/BYT-MT dated November 08, 2021 of the Ministry of Health.

To implement the Government’s directions in the Resolution No. 128/NQ-CP dated October 11, 2021 that: “In the prevention and control of the pandemic, pandemic prevention shall be considered as the basis and long-term target; health staff, army and police shall be considered as the core force, with the participation of all forces and social levels. To promote the central role of citizens and enterprises in pandemic prevention and control, safe production, business and living”; and the directions that “Direct the implementation of measures to prevent and control the COVID-19 pandemic and restore economic development with the spirit of initiative, creativity, firmly grasping the situation, not being subjective; ensure the “four-on-the-spot” motto”.

The Provincial People’s Committee hereby promulgates the interim guidance for COVID-19 prevention and control plan at production, business, service establishments, industrial parks, industrial clusters, construction sites, etc. (hereinafter referred to as production and business establishments) as follows:

I. OBJECTIVES AND REQUIREMENTS

1. Proactively conduct pandemic prevention and control at production and business establishments according to the following principles: control the risk of infection, early detection of infections, timely quarantine, mapping and carry tests quickly to prevent the pandemic from spreading in the establishments;

2. Implement the goal of pandemic prevention and control, ensuring a safe working environment for employees, while ensuring production and business activities of enterprises;

3. Pursuant to the guidance and general regulations of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control, the Provincial Steering Committee’s guiding documents on COVID-19 prevention and control measures corresponding to each level of pandemic, enterprises shall proactively take action to develop a plan for production and business organization suitable to the pandemic situation, financial conditions and production and business characteristics of the enterprise;

4. The production and business plan must meet the requirements of pandemic prevention and control, according to the principle of “safety and production go hand in hand”;

5. Require production and business establishments and employees to strictly and fully comply with instructions on COVID-19 prevention and control.

 

II. SAFETY MEASURES FOR COVID-19 PREVENTION AND CONTROL

Production and business establishments shall assign their own Health teams or sign contracts with (public and private) medical units to organize the implementation and monitor the compliance with measures to ensure safety prevention and control of the pandemic at production and business establishments:

1. For employees, one of the following conditions must be satisfied (except for special cases)

-  Employees have been fully vaccinated.

- Employees have been vaccinated but have not yet got full doses and waiting to get full vaccination.

- Employees infected with SARS-CoV-2 recovered and completed the period of quarantine and medical supervision as prescribed.

2. For commuting

- For means of transporting employees:

+ Vehicles must be disinfected after each time shuttle employees;

+ Drivers and vehicle assistants must be fully vaccinated and must keep a daily contact log;

+ Conduct body temperature checks and require employees to wash their hands before getting on the vehicle;

+ The number of people on the vehicle shall comply with specific requirements on distance for pandemic prevention and control in each period; if employees has had 2 injections of vaccine, the vehicle shall be allowed to operate according to its capacity;

- For self-commuting employees: must committed to complying with 5K rules as regulated.

3. For working places

3.1 Control the source of outside infection

- Organize honest health declarations (mandatory for employees, partners, contractors providing services and goods for enterprises) before entering the establishment or enterprise to work;

- Check body temperature before entering the workplace;

- For persons coming to make business contact: clearly define the scope of movement within the workplace;

- When detecting people with suspected symptoms of being infected with COVID-19 or having epidemiological factors, the operating department of the enterprises needs to screen such case and immediately inform the Health Team or report it to the enterprises leaders to contact the health units to conduct testing for SARS-CoV-2 as regulated.

3.2 Control the source of infection inside the working place

- Organize a well-ventilated workplace, arrange means of ensuring ventilation for the working environment;

- Employees must committed to complying with 5K rules and keep the minimum distance of 01 meter during the working time.

- Provide sufficient hand wash soap/liquid at convenient areas so that employees can wash their hands frequently;

- Arrange meal in shift for employees; organize fixed position for dinners and keep the distance of 01 meter, limit or not to arrange opposite sits, the dining table must have partition, channel in and out of the canteen;

- Conduct periodic cleaning and disinfection:

+ At public areas: 01 time/day;

+ At production area: after each shift;

+ Toilet area: 03-04 times/day, after the employees’ break time.

- Equip cameras to monitor the observance of pandemic prevention and control regulations in public areas and production areas;

- Organize the working process in the direction of reducing contact between departments of the enterprise;

- In the workplace, separate zones or areas from danger to safety level, so that when a case of F0 appears or is suspected, only one department will be paused or stopped, other departments will continue to operate, limiting interruptions to production and working process.

- Monitor to early detect suspected cases through medical declaration, find out the reason for the employee’s absence, monitor the health of the employees during the working time at the establishments;

- Organize random, focus and selective SARS-CoV-2 testing for people at high risk of COVID-19 infection according to specific guidelines of the health sector;

- When detecting a person having a positive SARS-CoV-2 test result at the establishment, enterprise, the health team of the establishment/enterprise or contact the medical unit that has signed contract for professional assistance to quickly deploy the temporary quarantine procedures before handling F0 cases according to the guidelines of the health sector.

4. For accommodations

- The employees and their families must fully comply with the 5K rules of the Ministry of Health; when the employees or their family members have suspected symptoms of infection, they must take the initiative to make truthful medical declarations immediately, hiding state of illness is strictly forbidden;

- Fully comply with COVID-19 prevention and control measures and guidance at the place of residence in accordance with general regulations and local administration’s requirements;

- Not to visit patients in health establishments except for the case which he/she have to take care of the patient and must strictly comply with pandemic prevention and control measures;

- Not to go to pandemic areas and/or areas at high risk of infection (quarantine areas, hospitals for F0 treatment), in case of force majeure, after returning to the place of residence or temporarily reside, he/she must immediately conduct medical declaration to the local health agency whereof. Minimize contact with people from pandemic areas, people with high risk of infection.

 

III. HEALTH TEAM OF ENTERPRISES

1. Role of the Health team in the pandemic prevention and control apparatus of the enterprises

The Steering Committees for COVID-19 prevention and control of enterprises as specified in the Regulation No. 2194/QD-BCDQG dated May 27, 2020 shall be as follows:

 


 


 

- The Human Resource Department must fully and specifically set the list of employees of the establishment (with full information on personal identification, residence/accommodation place...) to quickly and conveniently serve the conduction mapping, tracing and test upon F0 appearance.

- The number of health staffs according to production scale: in compliance with the Decree No. 39/2016/ND-CP dated May 15, 2016 of the Government on detailing a number of articles of the Law on Occupational Safety and Health. To be specific:

“…

Article 37. Organization of health units

The organization of health units under Clause 1, Article 73 of the Law on Occupational Safety and Health is prescribed as follows:

1. For production and business establishments operating in processing and preservation of aquatic products and aquatic product based products, mining, production of textile, garment, leather and footwear products, production of coke, chemicals, and rubber- and plastic-based products, scrap recycling, environmental sanitation, metal production, building and repair of seagoing ships, production of building materials, employers shall organize health units meeting the following minimum requirements:

a) A production and business establishment employing under 300 employees must have at least 1 health worker holding professional secondary degree;

b) A production and business establishment employing between 300 and under 500 employees must have at least 1 medical doctor/physician and 01 health worker holding professional secondary degree;

c) A production and business establishment employing between 500 and under 1,000 employees must have at least 01 medical doctor and for each work shift must have 01 health worker holding professional secondary degree;

d) A production and business establishment employing 1,000 employees or more shall establish a health establishment organized in a form compliant with the law on medical examination and treatment.

2. For production and business establishments operating in the fields, sectors and trades other than those prescribed in Clause 1 of this Article, employers shall organize health units at the establishments meeting the following minimum requirements:

a) A production and business establishment employing under 500 employees must have at least 1 health worker holding professional secondary degree;

b) A production and business establishment employing between 500 and under 1,000 employees must have at least 1 physician and 1 health worker holding professional secondary degree;

c) A production and business establishment employing over 1,000 employees must have 1 medical doctor and another health worker.

3. A health worker at an establishment prescribed in Clause 1 or 2 of this Article must fully satisfy the following conditions:

a) Holding a professional degree in health, including medical doctor, preventive health doctor, bachelor of science in nursing, physician, professional secondary nurse, midwife;

b) Possessing a professional certificate of occupational health.

4. An employer shall notify information on its grassroots health workers according to the form provided in Appendix XXI to this Decree to the provincial-level Health Department of the locality where its head office is based.

5. A production and business establishments that fails to assign health workers or establish a health unit under Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall:

a) Sign a contract with a qualified medical examination and treatment establishment to provide sufficient health workers as prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article who must be present on time at the production and business establishment in cases of emergency within 30 minutes for plain areas, towns and cities, and 60 minutes for mountainous, deep-lying and remote areas; 

b) Notify information on the medical examination and treatment establishment according to the form provided in Appendix XXII to this Decree to the provincial-level Health Department of the locality where its head office is based.

…”

2. Tasks of the Health team

- To make contact with the Health centers of districts, towns and cities for guidance and coordination in formulating plans and supporting the implementation of the pandemic prevention and control;

- To advise enterprise’s leaders to issue COVID-19 prevention and control plans, assign and publicize contact information (name, phone number) of the focal point staff in charge of COVID-19 prevention and control at the workplace;

- To advise enterprise’s leaders to notice and give instruction to contractors, sub-contractors, partners and suppliers of production materials and services (foods, meals, environmental sanitation, disinfection...) to sign commitment to ensure the implementation of regulations on COVID-19 prevention and control and implementation monitor mechanism;

- To organize training, propagate personal hygiene and pandemic prevention and control measures for employees and customers;

- To propose the arrangement and supplement of equipment, masks, soap, hand sanitizer, surface disinfectant, medical supplies and equipment, etc. for the health department at the working establishments; to arrange the separate area and caring channel to handle when there are cases with symptoms of fatigue, fever, cough, sore throat, shortness of breath;

- To coordinate with the trade unions/representative organizations of employees, team leaders and people in charge of departments and workshops to monitor employees’ health, detect and promptly handle cases with one of symptoms such as fatigue, fever, cough, sore throat, shortness of breath; To make a list and monitor the health of cases who had close contact with people who have one of the symptoms of fever, cough, shortness of breath;

- When detecting that an employee has one of the symptoms of fatigue, fever, cough, pain and/or sore throat, shortness of breath at work or is an infected case or close contact case, such cases shall be handled according to regulations. For establishments with rooms and medical stations at the workplace, it is necessary to review, arrange and notify a separate path for employees with one of the symptoms of fatigue, cough, fever, sore throat, shortness of breath to be checked and get consultation;

- To propose enterprise leaders to assign/establish a team to inspect and supervise the implementation of pandemic prevention and control contents by employees and departments at establishments;

- To regularly update the situation of COVID-19, summarize and report on implementation of the pandemic prevention and control at the workplace on a daily, weekly and monthly basis for employers/pandemic prevention and control Steering Committee of the establishment;

- To organize periodic screening tests for employees in accordance with regulations;

- To implement screening, quarantine and take care for F0 and F1 cases’ health;

- To conduct cleaning and disinfection;

- To conduct propagation and dissemination on information about occupational hygiene, prevention and control of occupational diseases, and health promotion at the workplace; inspect the observance of hygiene regulations, to conduct pandemic prevention and control, ensure food safety and hygiene for employees at the establishments;

- To make and manage employee health records information;

- To cooperate with the occupational safety and health department in performing the relevant tasks as specified in Clause 2, Article 72 of the Law on Occupational Safety and Health.

 

IV. PROCEDURES FOR HANDLING CASES OF COVID-19 INFECTION

A person with a positive real time RT-PCR test result or by a positive antigen rapid test is considered a person infected with COVID-19 (referred to as F0 case).

Step 1:

- Immediately activate the pandemic prevention and control plan that has been approved by the competent authority when there is a case of COVID-19 at the unit.

- Temporarily quarantine F0 cases in an isolation room or temporary quarantine area of the unit, strictly follow the 5K rules, F0 cases are not be allowed to move freely, absolutely do not let contact with other people, and at the same time, send notification to: The district-level health stations and commune-level health stations or mobile health stations in the Industrial Park where the enterprise is headquartered as follows:

+ For industrial parks, industrial clusters: contact the mobile health stations located in the industrial zone or cluster or the health stations of the district, town or city where the unit operates.

+ For other production and business establishments: contact the health stations of the ward, commune or town where the unit operates.

- Implementation assignment:

+ The Health team of the unit shall temporary quarantine F0 cases, provide medical masks, protective gear, gloves, sanitizer...

+ Health stations and health centers shall report to the Steering Committees for Pandemic Prevention and Control at commune and district levels, the Provincial Centers for Disease Control and the Working Group according to Decision 3084/QD-UBND when receiving notices of F0 cases at the enterprises.

Step 2:

- Notify employees who are present at production and business establishments; request the employees to stay where they are and not to panic, worry.

- Research all employees according to the management list of the production and business establishments.

- Urgently trace all cases of close contact with F1, F2 cases according to the guidance in the Decision 3638/QD-BYT dated July 30, 2021.

- Make the list of F1, F2 cases who are absent at the time the outbreak occurs and notify these subjects to stay at home/place of residence; notify the Health Station, the Medical Center where F1, F2 cases reside/temporarily reside.

- Implementation assignment: the enterprise’s Steering Committee for COVID-19 prevention and control responds urgently.

Step 3:

- Assess the health status of F0 cases: 

+ If F0 case is detected with signs of respiratory failure (rapid or difficult breathing or Sp02 below 96%): provide oxygen breathing equipment and contact to transfer F0 case to a hospital/unit with COVID-19 treatment unit in the same area, or transfer to the nearest field hospital for COVID-19 treatment by ambulance.

+ If F0 case is asymptomatic or has mild symptoms: contact and transfer F0 case to the hospital for treatment on the first floor according to the instructions of the Department of Health.

- Implementation assignment: the Health team of the unit coordinates with the mobile Health Station at the industrial zone/cluster or health stations of the ward, commune or town where the unit operates.

Step 4:

Temporarily suspend operations in the area where F0 case is detected for cleaning and disinfection, testing for all F1 cases (depending on the scale of the outbreak), investigate to determine the scale and nature of the outbreak:

+ F0 case is detected in 01 production line: handle on the scale of production line.

+ F0 case is detected in 02 production lines or more in the same department: handle on the scale of the whole department.

+ F0 case is detected in 02 production lines or more in different departments and have no epidemiological relationship with each other: handle on the scale of each production line.

+ F0 case is detected in 02 production lines or more in different departments and have the epidemiological relationship related to the chain of infection: handle on the scale of the whole establishment.

- Must conduct a complete epidemiological investigation to clearly determining the scale and scope of the outbreak before deciding to blockade or stop operating one or more production lines, workshops or the whole factory. Epidemiological investigation must be carried out quickly, taking into account factors such as the position and relationships of F0 cases in the enterprise and based on the enterprise’s human resource management information.

- Identify F1 cases (close contact with F0 case at a distance of less than 2 meters such as working next to F0 case in the production line, sitting at the same dining table, sitting at the same table in the same office...) and conduct quick test to detect antigen.

- Monitoring F1 cases:

+ In case the production establishment has over 80% of employees fully vaccinated: all F1 cases are allowed to quarantine at home according to the instructions in the document No. 16859/UBND-VP dated November 08, 2021 of the People’s Committee of Ba Ria - Vung Tau province; if these conditions are not met, concentrated quarantine shall be conducted.

+ In case the production establishment has less than 80% of employees fully vaccinated:

* For F1 cases who have not fully vaccinated yet: quarantine for 14 days at home (if eligible) or at a concentrated quarantine establishment;

* For F1 cases who have fully vaccinated: be handled as in case of F1 cases of the production establishment having over 80% of employees fully vaccinated.

+ In case the production establishment has over 95% of employees fully vaccinated: consider to piloting (according to the conditions and capabilities of each enterprise) to allow all F1 cases to quarantine at the production establishment and continue to work, conduct re-test at the 3rd, 7th day and continue to conduct test every 7 days until there is no new infected case; request employees to make health declaration every day and immediately carry out test upon detecting suspected symptoms; carry out measures to prevent infection for workers within the production line; minimize contact among employees in the same production line until the end of the monitoring time.

- For F2 cases:

+ In case the production establishment has over 80% of employees fully vaccinated: All F2 cases are allowed to continue working, they have to make health declaration every day and shall be tested immediately if they have symptoms.

+ In case the production establishment has less than 80% of employees fully vaccinated:

* For F2 cases who have not fully vaccinated yet: conduct medical quarantine as regulated;

* For F2 cases who have fully vaccinated: be handled as in case of F2 cases of the production establishment having over 80% of employees fully vaccinated.

- Implementation assignment:

+ The Health team, the Steering Committee for COVID-19 prevention and control of establishments and enterprises shall proactively implement.

+ Health stations and medical centers shall support enterprises in implementation; in case of necessary due to complicated outbreaks, enterprises shall request for support from the Steering Committees for Disease Prevention and Control of districts, towns, cities, and provincial Center for Disease Control.

 

V. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. The Management Board of industrial parks; the Departments of: Industry and Trade, Construction, Agriculture and Rural Development, Transport, Tourism, etc.; the People's Committee of districts, towns, cities shall

- Base on their assigned functions and tasks, be responsible for deploying this document to each production and business establishment by November 15, 2021. Simultaneously, monitor and urge production and business establishments to develop their own pandemic prevention and control plans and handling plans when there is a case of COVID-19; appraise and approve the plan of each production and business establishment;

- Proactively work with enterprises, especially those that manage and exploit the infrastructure of industrial parks, industrial clusters, and ports. Review the conditions of on-site facilities of enterprises to deploy concentrated quarantine areas for F1 cases;

- Organize vaccination for employees who have not been fully vaccinated;

- Monitor and support the handling of pandemic prevention and control of enterprises according to regulations.

2. The Steering Committee and Working group according to the Decision No. 3084/QD-UBND date October 07, 2021 of the provincial People’s Committee shall

- Perform tasks and powers as regulated in the Decision No. 3084/QD-UBND date October 07, 2021;

- Regularly contact, collect information, promptly coordinate with relevant units to quickly support businesses when there are outbreaks at production and business establishments.

3. The Steering Committees for COVID-19 Prevention and Control in districts, towns and cities shall

 

- Coordinate and support enterprises to organize safe accommodations for employees in the area under their management;

- Control of the COVID-19 pandemic situation in the area, ensuring safe production conditions;

- Organize inspection and supervision on enterprises’ observance of regulations on pandemic prevention and control; closely monitor the pandemic situation in production and business establishments, industrial parks located in the area to timely intervene for disease prevention or learn from experience;

- Direct the Health Centers of districts, towns and cities to guide production and business establishments in the area to implement the Plan to ensure safety against COVID-19 and the Process of handling when detected people infected with COVID-19 at establishments and enterprises; support the handling of F0 and F1 cases arising in the enterprises according to regulations in the shortest time.

4. Production and business establishments shall

- Develop a plan to organize production and business in accordance with the pandemic situation, financial conditions and production and business characteristics of the enterprise, and at the same time must meet the requirements of COVID-19 prevention and control according to the principle of  “safety and production go hand in hand”;

- Develop Plan and scheme for COVID-19 prevention and control at the enterprise in accordance with current regulations and guidelines and take measures to prevent infection;

- On the basis of the actual conditions of the enterprise, develop a specific plan to handle the situation of detecting people infected with COVID-19 at the enterprise in accordance with the guiding process; disseminate for the whole enterprise to grasp well to apply when the scenario happens; organize COVID-19 prevention and control drills at enterprises;

- Take responsibility for handling outbreaks when it arise at the enterprise;

- The investors of the infrastructure of the industrial parks and industrial clusters will research and set up mobile medical stations according to the guidance of the Ministry of Health to promptly handle F0 and F1 cases in industrial parks and industrial clusters.

- Organize the department responsible for pandemic prevention which is the unit’s Health team or sign contracts with medical facilities to get advises on pandemic prevention solutions, be provided testing and environmental sanitation services... according to the needs of the unit; Arrange temporary quarantine areas in compliance with regulations of the Ministry of Health. If the enterprise has a contract with a medical facility, the size of the temporary quarantine area does not need hospital beds, but only a waiting area for quarantine;

- Implement COVID-19 prevention and control measures at the workplaces and dormitories for employees, and self-assess the risk of COVID-19 infection at the enterprise according to regulations of the Decision No. 2194/QD-BCDQG dated May 17, 2020 of the National Steering Committee for Covid-19 Prevention and Control on promulgating “the Guidance on prevention, control, and assessment of the risk of COVID-19 infection at the workplaces and dormitories for workers”. Enterprises must stop operating if the assessment results are high risk or very high risk;

- Review the conditions of facilities at the workplace of the enterprise to deploy the concentrated quarantine areas for F1 cases, the dormitories of employees may be chosen, or rent a motel or hotel. Do not depend on, rely on concentrated quarantine areas established by the Provincial Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control;

- Conduct testing at the enterprise:

+ Develop a plan to self-organize periodic, focus and selective SARS-CoV-2 testing for people at high risk of COVID-19 infection according to specific professional guidance of the health sector. To be specific: (i) Conduct the test when having one of the symptoms of fever, cough, fatigue, sore throat, loss of taste and smell, difficulty breathing, etc. or there are epidemiological factors; (ii) testing at the beginning of reorganizing production; (iii) random testing of employees at high risk for COVID-19 infection;

+ Depending on the type of enterprise, notify the test plan to the Management Board of the Industrial Park and the Departments of: Industry and Trade, Construction, Agriculture and Rural Development, Transport, Tourism, etc; the Health centers of districts, towns and cities for monitoring; organize testing for employees according to the plan;

+ In the course of testing, if positive results are detected, such cases will be handled according to the procedure promulgated by the unit;

+ Enterprises shall send the test results to the Management Board of Industrial Parks, Provincial Center for Disease Control, Medical Centers of districts, towns and cities (within 02 hours after the end of the testing day);

+ Take legal responsibility for the quality of the quick test for antigen detection, testing procedures and results;

5. Employees shall

- Carry out honest and sufficient medical declaration;

- Have a commitment to carry out COVID-19 prevention and control measures according to regulations of the establishment or enterprise they work for;

- Get full COVID-19 vaccinations according to the schedule;

- Comply with regulations on pandemic prevention and control at work and accommodation.

6. The Department of Health shall

- Take the prime charge in updating new regulations and guidelines of the National Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control, the Ministry of Health and advising the Provincial Steering Committee and the Provincial People’s Committee on implementation documents;

- Guide and support enterprises to develop specific plans on handling cases of detecting people infected with COVID-19 at enterprises; provide professional medical assistance when required;

- Direct Health station of districts, towns and cities to arrange Working teams to quickly approach enterprises with F0 cases when receiving information from enterprises. For large and complex outbreaks, direct the Provincial Center for Disease Control to assist in handling the outbreak in the shortest time possible. 

- Assume the prime responsibility for and coordinate with the Management Board of Industrial Parks, the Department of Industry and Trade and infrastructure enterprises of industrial parks and industrial clusters to establish mobile medical stations in industrial parks and industrial clusters before November 15, 2021;

-Research and guide the conditions for pilot to allow F1 cases to be quarantined at production and business establishments and continue working; the deadline for implementation is before November 20, 2021;

- On the basis of the actual situation of production and business establishments in the province, the Department of Health shall advise the Provincial Peoples Committee to decide specifically for each level of pandemic on: frequency and rate of random testing for employees at high risk of infection; the plan for organizing concentrated accommodation, quarantine and production and business organization when there is an outbreak at the establishment; promulgate a document to cease the application of contents related to frequency and rate of random testing for employees at high risk of infection; the plan for organizing concentrated accommodation, quarantine and production and business organization when there is an outbreak at the establishment at the documents No: 2787/QD-BYT dated June 05, 2021, 6565/BYT-MT dated August 12, 2021, 6666/BYT-MT dated August 16, 2021, 8228/BYT-MT dated September 30, 2021 of the Ministry of Health;

- Guide and direct the Health centers of districts, towns and cities to conduct random, periodical screening tests with focus, selective at high-risk production and business establishments, industrial parks to regularly monitor disease risks, promptly detect potential outbreaks to control early and limit the spread.

During the course of implementation, departments, branches, localities and enterprises shall report, propose and regularly update regulations from relevant central Ministries and branches, the Provincial People’s Committee shall consider adjusting, supplementing, guiding measures for COVID-19 prevention and control at production and business establishments, and industrial facilities in accordance with regulations and the practical situation./.

 

For the Chairpn

The Vice Chairman

Tran Van Tuan

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Official Dispatch 17115/UBND-VP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Official Dispatch 17115/UBND-VP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất