Công văn 151/SYT-NVY HCM 2021 cập nhật Hướng dẫn gói thuốc Chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0 (phiên bản 1.7)
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 151/SYT-NVY
Cơ quan ban hành: | Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 151/SYT-NVY |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Tăng Chí Thượng |
Ngày ban hành: | 06/01/2022 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, COVID-19 |
tải Công văn 151/SYT-NVY
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 151/SYT-NVY | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 01 năm 2022 |
Kính gửi: | - Bệnh viện công lập và ngoài công lập; |
Ngày 23/11/2021, Sở Y tế ban hành công văn số 8728/SYT-NVY về việc cập nhật “Hướng dẫn gói thuốc Chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0” (phiên bản 1.6).
Căn cứ Quyết định 5525/QĐ-BYT ngày 01/12/2021 của Bộ Y tế về ban hành Hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị; công văn số 10815/BYT-DP ngày 21/12/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19; công văn 11011/BYT-KCB ngày 28/12/2021 của Bộ Y tế về xét nghiệm để phát hiện người mắc COVID-19 và cho người bệnh ra viện, Sở Y tế cập nhật “Hướng dẫn gói thuốc Chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0” phiên bản 1.7 áp dụng cho các Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà (cơ sở được phân công quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà như: Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức; Trạm y tế phường, xã, thị trấn: Trạm y tế lưu động; Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng...). Theo đó, Sở Y tế điều chỉnh đối tượng cách ly tại nhà, rút ngắn thời gian cách ly tại nhà, bổ sung thuốc kháng vi rút đường uống Favipiravir vào toa thuốc điều trị COVID-19 tại nhà.
Sở Y tế đề nghị Thủ trưởng các đơn vị được phân công chăm sóc quản lý F0 tại nhà tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả cho người mắc COVID-19.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị liên hệ Sở Y tế (Phòng Nghiệp vụ Y - Điện thoại: 028.3930.9981) để được hướng dẫn./.
Nơi nhận: | GIÁM ĐỐC |
PHỤ LỤC 1.
HƯỚNG DẪN GÓI THUỐC CHĂM SÓC SỨC KHỎE TẠI NHÀ CHO NGƯỜI F0 (PHIÊN BẢN 1.7)
(Kèm theo công văn số 151/SYT-NVY ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Sở Y tế)
1. Đối tượng quản lý tại nhà
a) Người mắc COVID-19 (F0) mới là người có kết quả xét nghiệm RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn 11042/BYT-DP ngày 29/12/2021, đủ điều kiện cách ly tại nhà.
b) Điều kiện cách ly tại nhà:
- Hội đủ 02 tiêu chí lâm sàng:
(1) Không triệu chứng hoặc triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không có suy hô hấp: SpO2 ≥ 97% khi thở khí trời, nhịp thở ≤ 20 lần/phút).
(2) Độ tuổi từ 3 tháng đến 64 tuổi, không có bệnh nền, không mang thai, không béo phì, đã tiêm đủ liều vắc xin. Đối với những trường hợp không thỏa điều kiện này có thể xem xét cách ly tại nhà nếu có bệnh nền ổn định, sức khỏe chưa có dấu hiệu bất thường, bảo đảm tiêm đủ liều vắc xin hoặc sau 14 ngày kể từ ngày tiêm mũi vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên và F0 có nguyện vọng cách ly tại nhà.
- Có khả năng tự chăm sóc: người F0 có thể tự chăm sóc bản thân (như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh...); biết cách đo thân nhiệt; có khả năng tự dùng thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ; có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu. Trường hợp F0 là trẻ em hoặc người không tự chăm sóc được thì cần phải có người hỗ trợ chăm sóc.
Lưu ý: Nếu F0 hội đủ 2 tiêu chí trên nhưng nếu hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ (người có bệnh nền có nguy cơ cao theo danh mục bệnh nền của Bộ Y tế, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai, người trên 18 tuổi chưa tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19), khuyến khích F0 cách ly nơi khác (không có người thuộc nhóm nguy cơ hoặc cách ly tập trung) để giảm nguy cơ lây lan cho các thành viên khác trong hộ gia đình, nhất là người thuộc nhóm nguy cơ.
c) Việc xem xét cho người F0 thuộc nhóm nguy cơ cách ly, theo dõi tại nhà hay tại cơ sở điều trị có thể được xem xét dựa trên cơ sở: tình trạng, mức độ bệnh; điều kiện chăm sóc, điều trị tại nhà; sự hỗ trợ của cán bộ y tế; nguyện vọng của F0 hay gia đình.
2. Các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người F0 cách ly tại nhà
Hoạt động 1. Xác định, lập danh sách người F0 cách ly tại nhà trên địa bàn
1. Trạm y tế phường, xã, thị trấn chịu trách nhiệm tiếp nhận, cập nhật danh sách người F0 trên địa bàn từ nhiều nguồn khác nhau: phần mềm “Hệ thống thông tin bệnh truyền nhiễm” (CDS); phần mềm “Hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh COVID-19”; Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn; Tổ COVID cộng đồng; Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và do người dân khai báo (do tự làm xét nghiệm).
Trong trường hợp chưa đủ chứng cứ để xác định là F0, Trạm y tế phường, xã, thị trấn, Trạm y tế lưu động thực hiện lại xét nghiệm cho người bệnh bằng test nhanh do Bộ Y tế cấp phép (nhân viên y tế trực tiếp thực hiện hoặc yêu cầu người bệnh thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa).
2. Nhập thông tin người F0 trên phần mềm “Hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh COVID-19” kể từ khi tiếp nhận thông tin F0. Chuyển thông tin F0 cho các Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà được phân công trên phần mềm hoặc file excel trong vòng 4-6 giờ.
3. Chuyển danh sách người thuộc nhóm nguy cơ (kèm số điện thoại liên lạc) đến “Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành” để thực hiện tư vấn, thăm hỏi sức khỏe định kỳ, hướng dẫn chăm sóc bệnh nền (nếu có).
Hoạt động 2. Hướng dẫn F0 tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà
1. Khi tiếp nhận danh sách F0, người tiếp nhận đánh giá nhanh các điều kiện cách ly tại nhà (tiêu chí lâm sàng và khả năng tự chăm sóc), đánh giá, phân loại nguy cơ theo Quyết định 5525/QĐ-BYT của Bộ Y tế bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa. Trong trường hợp F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà, hướng dẫn những điều cần tuân thủ, tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe tại nhà, cụ thể như sau:
a) Chuẩn bị các vật dụng cần thiết khi cách ly tại nhà gồm: Nhiệt kế; thiết bị đo SpO2, máy đo huyết áp (nếu có); khẩu trang y tế; phương tiện vệ sinh tay; dung dịch nước muối sinh lý để súc họng, rửa mũi; vật dụng cá nhân; thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.
b) Chuẩn bị thuốc điều trị tại nhà gồm: Thuốc điều trị COVID-19 được cấp phát; thuốc đang điều trị bệnh nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch, hen phế quản...) đủ sử dụng trong 01 tháng.
c) Những điều F0 cần làm khi cách ly tại nhà
- Không bi quan, giữ tâm lý luôn thoải mái. Khi gặp khó khăn, liên hệ nhân viên y tế để được tư vấn từ xa.
- Tự theo dõi sức khỏe: Đo thân nhiệt, đếm nhịp thở, đo SpO2 (nếu có thiết bị) ít nhất hai lần một ngày, hoặc khi cảm thấy mệt, khó thở.
- Tiếp tục sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo toa của bác sĩ.
- Mang khẩu trang liên tục, rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên.
- Rửa mũi, súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Thường xuyên tập thở, vận động nâng cao sức khỏe.
- Uống đủ nước hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy. Không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường trái cây tươi, rau xanh.
- Khai báo y tế mỗi ngày ít nhất 01 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng “Y tế HCM” hoặc qua phiếu tự theo dõi sức khỏe.
- Nơi cách ly phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh trung tâm; thường xuyên làm vệ sinh các bề mặt, vật dụng, nhà vệ sinh.
- Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo... Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.
- Có số điện thoại của nhân viên y tế Cơ sở đang quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để liên hệ khi cần tư vấn, hỗ trợ; tổng đài “1022”, “Mạng lưới thầy thuốc đồng hành” hoặc Tổ phản ứng nhanh phường, xã, thị trấn, quận, huyện.
d) Những điều không nên làm
- Không tự ý rời khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly.
- Không sử dụng chung vật dụng với người khác.
- Không ăn uống cùng với người khác.
- Không tiếp xúc gần với người khác hoặc vật nuôi.
Trường hợp cần có người chăm sóc, người chăm sóc phải đeo khẩu trang, kính chắn giọt bắn, vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc.
e) Người F0 hoặc người chăm sóc báo ngay cho Cơ sở đang quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà nếu người F0 có MỘT trong các dấu hiệu sau đây.
- Khó thở, thở hụt hơi hoặc nhịp thở tăng (>21 lần/phút đối với người lớn; ≥ 40 lần/phút đối với trẻ từ 01 đến dưới 05 tuổi; ≥ 30 lần/phút đối với trẻ từ 05 đến dưới 12 tuổi).
- Độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (SpO2) < 97% (nếu đo được).
- Mạch nhanh > 120 lần/phút hoặc dưới 50 lần/phút. Huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thiết bị).
- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
- Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.
- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
- Không thể uống.
- Trẻ có biểu hiện: Sốt trên 38°C, đau rát họng, ho, tiêu chảy, trẻ mệt, không chịu chơi, tức ngực, cảm giác khó thở, SpO2 < 97% (nếu có thiết bị), ăn/bú kém ...
2. Trong vòng 24 giờ sau khi nhận được danh sách F0, Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà được phân công quản lý F0 phải cấp phát thuốc điều trị COVID-19 theo quy định (cấp ngay gói thuốc A nếu F0 không có triệu chứng; cấp ngay gói thuốc A-C nếu F0 có triệu chứng nhẹ).
a) Đối với F0 thuộc nhóm nguy cơ: Ưu tiên cấp ngay gói thuốc C khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính (bao gồm người không có triệu chứng và có triệu chứng nhẹ), hướng dẫn người bệnh uống ngay thuốc kháng vi rút trước khi xem xét cho người bệnh cách ly tại nhà hay cơ sở điều trị. Trong trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở điều trị, hướng dẫn người bệnh tiếp tục sử dụng thuốc kháng vi rút đã được cấp phát; ghi rõ thông tin sử dụng thuốc vào phiếu chuyển viện hoặc thông báo cho cơ sở tiếp nhận biết để tiếp tục theo dõi.
b) Việc cấp phát thuốc điều trị COVID-19 có thể cấp tại nhà hoặc người nhà F0 liên hệ Trạm y tế, Trạm y tế lưu động để nhận thuốc.
Hoạt động 3. Theo dõi sức khỏe F0 và khám chữa bệnh tại nhà
1. Theo dõi sức khỏe F0
a) Theo dõi sức khỏe F0 mỗi ngày, cập nhật diễn tiến vào phần mềm “Hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh COVID-19”.
b) Luôn sẵn sàng tiếp nhận điện thoại của người F0 để tư vấn hoặc khám chữa bệnh tại nhà trong trường hợp cần can thiệp y tế hoặc không liên hệ được.
2. Khám chữa bệnh, kê đơn điều trị tại nhà (phụ lục 2, 3)
a) Các thuốc điều trị COVID-19 tại nhà gồm 03 gói (A, B, C): Gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng; Gói thuốc B là thuốc chống viêm và thuốc chống đông; Gói thuốc C là thuốc kháng vi rút được sử dụng theo Chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 triệu chứng nhẹ của Bộ Y tế.
Trong đó, các thuốc chống đông dạng uống (Rivaroxaban, Apixaban, Dabigatran) và thuốc kháng vi rút (Molnupiravir, Favipiravir) đã được đưa vào hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 mới nhất, phiên bản 7 do Bộ Y tế ban hành ngày 06/10/2021.
b) Khi F0 có triệu chứng nhẹ hoặc F0 thuộc nhóm nguy cơ, bác sĩ của Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà phải đánh giá tình trạng sức khỏe của F0. Trong trường hợp F0 có chỉ định dùng thuốc kháng vi rút, Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà cấp phát gói thuốc C. Đối với thuốc Molnupiravir, khi cấp phát, F0 phải ký cam kết theo quy định của Chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 triệu chứng nhẹ của Bộ Y tế.
c) Khi F0 cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 < 97%) phải liên hệ ngay với Cơ sở đang quản lý F0 để được tư vấn, hỗ trợ. Bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng 01 liều duy nhất (gói thuốc B) trước khi chuyển viện.
Hoạt động 4. Xét nghiệm cho người F0 cách ly tại nhà
1. F0 cách ly, điều trị tại nhà sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi: cách ly, điều trị đủ 10 ngày và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính với vi rút SARS-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép).
2. Cơ sở được phân công quản lý F0 lập danh sách xác nhận F0 khỏi bệnh, báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 phường, xã, thị trấn để cấp giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly theo quy định; đồng thời cấp giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo hướng dẫn của Sở Y tế tại công văn số 9000/SYT-NVY ngày 02/12/2021 (đối với người lao động là F0).
3. Làm xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với F0 khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19.
Hoạt động 5. Xử trí cấp cứu, chuyển viện cho người F0 cách ly tại nhà
1. Khi F0 cách ly tại nhà có dấu hiệu chuyển nặng. Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà hướng dẫn, xử trí cấp cứu, đồng thời liên hệ Tổ phản ứng nhanh phường, xã, thị trấn, quận, huyện, thành phố Thủ Đức để được hỗ trợ xử trí cấp cứu và chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất.
2. Dấu hiệu chuyển nặng:
- Đối với người lớn: Khó thở biểu hiện bằng thở hụt hơi, thở nhanh trên 25 lần/phút, li bì, lừ đừ, tím tái môi, đầu chi, SpO2 < 94%.
- Đối với trẻ em: Thở nhanh theo tuổi (1-5 tuổi: ≥ 40 lần/phút, 5-12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, > 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút), cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống, tím tái môi đầu chi, SpO2 < 95% (nếu có đo).
| SỞ Y TẾ TP.HCM |
PHỤ LỤC 2.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ COVID-19 TẠI NHÀ CHO NGƯỜI TRÊN 18 TUỔI
(Kèm theo công văn số 151/SYT-NVY ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Sở Y tế)
Thuốc điều trị COVID-19 tại nhà gồm 03 gói (A, B, C): Gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng; Gói thuốc B là thuốc chống viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt; Gói thuốc C là thuốc kháng vi rút với liều dùng theo thuyết minh đề cương thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt.
GÓI THUỐC A (dùng trong 07 ngày) cấp ngay cho F0 khi tiếp nhận thông tin.
1. Paracetamol 500mg
Uống 01 viên khi sốt trên 38,5°C, có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt.
2. Các loại vitamin (vitamin tổng hợp hoặc vitamin C)
Vitamin tổng hợp: uống ngày 01 lần, 01 viên.
HOẶC
Vitamin C 500mg: uống ngày 02 lần, sáng 01 viên, trưa 01 viên.
GÓI THUỐC B (chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 tại Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06/10/2021 của Bộ Y tế)
Hướng dẫn người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 < 97%) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ. Bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng 01 liều duy nhất (gói thuốc B) trước khi chuyển viện.
3. Dexamethasone 0,5mg | x 12 viên |
Uống 01 lần, 12 viên (tương đương 06 mg)
HOẶC
Methylprednisolone 16mg | x 01 viên |
Uống 01 lần, 01 viên. |
|
4. Rivaroxaban 10mg | x 01 viên |
Uống 01 lần, 01 viên. |
|
HOẶC |
|
Apixaban 2,5 mg | x 01 viên |
Uống 01 lần, 01 viên. |
|
HOẶC |
|
Dabigatran 220mg | x 01 viên |
Uống 01 lần, 01 viên. |
|
Lưu ý: Thuốc số 3 và thuốc số 4 KHÔNG sử dụng trong các trường hợp sau: Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh (viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu và các bệnh lý dễ gây chảy máu khác).
GÓI THUỐC C (dùng trong 05 ngày)
Đây là thuốc kháng vi rút được chỉ định đối với trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ, thuốc này được Bộ Y tế cung cấp trong Chương trình can thiệp cộng đồng có kiểm soát sử dụng cho người từ 18 tuổi. Đối với người thuộc nhóm nguy cơ thì cấp ngay khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính (bao gồm người không có triệu chứng và có triệu chứng nhẹ).
5. Molnupiravir viên 200mg hoặc viên 400mg
Uống ngày 02 lần: sáng 800mg, chiều 800mg, uống 05 ngày liên tục.
HOẶC
Favipiravir viên 200mg
Uống ngày đầu tiên: sáng 1.600mg, chiều 1.600mg.
Uống ngày 2 đến ngày 7: sáng 600mg, chiều 600mg.
Lưu ý:
- Khi chỉ định thuốc Molnupiravir cho F0: Các cơ sở y tế hướng dẫn cho người F0 ký phiếu chấp thuận tham gia Chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 triệu chứng nhẹ trước khi cấp phát.
- Thuốc Molnupiravir KHÔNG sử dụng trong trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc có kế hoạch có thai, đang cho con bú. Người suy gan, viêm gan siêu vi cấp, suy thận, viêm tụy cấp hoặc mạn cần có ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Thuốc Favipiravir KHÔNG sử dụng trong trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc có kế hoạch có thai, đang cho con bú, suy gan nặng, suy thận nặng.
PHỤ LỤC 3.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GÓI THUỐC ĐIỀU TRỊ COVID-19 TẠI NHÀ CHO TRẺ EM TRÊN 1 TUỔI
(Kèm theo công văn số 151/SYT-NVY ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Sở Y tế)
v Hướng dẫn điều trị trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà
- Nằm phòng riêng.
- Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi.
- Điều trị triệu chứng:
+ Hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,5°C: Paracetamol liều 10-15mg/kg/lần mỗi 6 giờ.
+ Thuốc điều trị ho: Ưu tiên dùng thuốc ho thảo dược.
- Uống nhiều nước.
- Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ.
- Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng.
- Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).
- Theo dõi:
+ Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt.
+ Đo SpO2 (nếu có thiết bị) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.
- Khai báo y tế hàng ngày qua ứng dụng “Y tế HCM” hoặc qua phiếu tự theo dõi sức khỏe, báo nhân viên y tế khi có dấu hiệu cảnh báo.
❖ Hướng dẫn sử dụng gói thuốc điều trị COVID-19 tại nhà cho trẻ em (dùng trong 07 ngày):
Độ tuổi trẻ em | Dạng thuốc | Liều thuốc mỗi lần |
< 1 tuổi | Paracetamol bột 80mg | 1 gói x 4 lần/ ngày |
Từ 1 đến dưới 2 tuổi | Paracetamol bột 150mg | 1 gói x 4 lần/ ngày |
Từ 2 đến dưới 5 tuổi | Paracetamol bột 250mg | 1 gói x 4 lần/ ngày |
Từ 5 đến 12 tuổi | Paracetamol viên 325mg | 1 viên x 4 lần/ ngày |
Trên 12 tuổi | Paracetamol viên 500mg | 1 viên x 4 lần/ ngày |
* Ghi chú: Uống Paracetamol khi sốt trên 38,5°C, có thể lặp lại mỗi 04 giờ đến 06 giờ nếu vẫn còn sốt.
❖ Dấu hiệu cảnh báo:
■ Triệu chứng bất thường cần báo nhân viên y tế của Trạm y tế, Trạm y tế lưu động:
- Sốt > 38°C. - Đau rát họng, ho. - Tiêu chảy. - Trẻ mệt, không chịu chơi. | - Tức ngực. - Cảm giác khó thở. - SpO2 < 97% (nếu có thiết bị). - Ăn/bú kém. |
■ Dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc Tổ phản ứng nhanh phường, xã, thị trấn để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay:
- Thở nhanh theo tuổi*. - Cánh mũi phập phồng. - Rút lõm lồng ngực. | - Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống. - Tím tái môi đầu chi. - SpO2 < 95% (nếu có thiết bị). |
* Ghi chú: Thở nhanh theo tuổi: Trẻ 1-5 tuổi: ≥ 40 lần/phút, 5-12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, > 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút.
PHỤ LỤC 4.
PHIẾU CHẤP THUẬN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH SỬ DỤNG THUỐC MOLNUPIRAVIR CÓ KIỂM SOÁT TẠI CỘNG ĐỒNG CHO NGƯỜI MẮC COVID-19 TRIỆU CHỨNG NHẸ
Kèm theo công văn số /SYT-NVY ngày tháng năm của Sở Y tế)
Họ tên người F0: ……………………………………..Số điện thoại: ……………………..
Hiện ngụ tại: ………………………………………………………………………………….
Họ tên người thân (nếu có): …………………………SĐT người thân: …………………
Tôi đồng ý tham gia vào Chương trình sử dụng thuốc Molnupiravir có kiểm soát tại cộng đồng cho người mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ” và CAM KẾT thực hiện đúng tất cả những nội dung sau đây:
• Sử dụng thuốc đúng mục đích của chương trình và không chia sẻ cho người khác (kể cả người thân). Trong trường hợp không sử dụng hết thuốc của chương trình, phải hoàn trả lại cho nhân viên Y tế địa phương (có xác nhận bên giao - bên nhận).
• Kiểm tra đúng tên thuốc Molnupiravir trước khi nhận và Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế.
• Không mang thai, không cho con bú trong thời gian sử dụng thuốc hoặc có kế hoạch có thai trong vòng 100 ngày kể từ ngày cuối cùng sử dụng thuốc.
• Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có tác dụng phụ không mong muốn sẽ báo ngay với Trạm y tế phường, xã, thị trấn, Trạm y tế lưu động. Không tự ý dùng sai liều.
• Chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc sử dụng thuốc không đúng mục đích, không đúng hướng dẫn và cam kết khi tham gia Chương trình.
• Không tham gia đồng thời với bất kỳ Chương trình/Nghiên cứu nào khác có sử dụng Molnupiravir.
| Thành phố Hồ Chí Minh, ngày…tháng .... năm 2021
……………………………….. | |
|
| |
|
| Mã bệnh nhân: …………………………………….. |
HO CHI MINH CITY No. 151/SYT-NVY | THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Ho Chi Minh City, January 06, 2022 |
To: | - Public and non-public hospitals; |
On November 23, 2021, the Department of Health issued the Official Dispatch No. 8728/SYT-NVY, on updating the “Guidance on medical bags for COVID-19 patients undergoing treatment at home” (Version 1.6).
Pursuant to the Ministry of Health's Decision No. 5525/QD-BYT dated December 01, 2021, promulgating the Guidance on classification the risk of infection with SARS-CoV-2 and orientation for handling, isolation and treatment; the Ministry of Health's Official Dispatch No. 10815/BYT-DP dated December 21, 2021, providing guidance on management and protection of people at risk of infection with COVID-19; the Ministry of Health's Official Dispatch No. 11011/BYT-KCB dated December 28, 2021, regarding tests for detection of COVID-19 cases and tests for patients discharged from hospitals, the Department of Health updates the “Guidance on medical bags for COVID-19 patients undergoing treatment at home” (Version 1.7) applicable to establishments managing COVID-19 patients undergoing treatment at home (establishments that are assigned to manage COVID-19 patients at home such as medical centers of Thu Duc City and other districts, medical stations of wards, communes and townships; mobile medical stations; community-based COVID-19 patient care teams, etc.). Accordingly, the Department of Health changes conditions for eligibility for home quarantine, adds Favipiravir - an oral antiviral drug to the prescription for COVID-19 treatment at home.
The Department of Health hereby requests units assigned to provide healthcare and manage F0 cases undergoing treatment at home to implement in a safe and effective manner.
Any difficulties arising in the course of implementation should be reported to the Department of Health (the Medical and Professional Division - telephone: 028.3930.9981) for guidance./.
| THE DIRECTOR |
APPENDIX 1.
GUIDANCE ON MEDICAL BAGS FOR COVID-19 PATIENTS UNDERGOING TREATMENT AT HOME (VERSION 1.7)
(Attached to the Department of Health's Official Dispatch No. 151/SYT-NVY dated January 06, 2022)
1. People to be managed at home
a) People infected with COVID-19 (F0 cases) who have a positive test result for SARS-CoV-2 (by RT-PCR or rapid antigen test) under the Ministry of Health’s instructions given in the Official Dispatch No. 11042/BYT-DP dated December 29, 2021, and are eligible for home quarantine.
b) Conditions for eligibility for home quarantine:
- Fully meeting 2 clinical criteria:
(1) Asymptomatic or mild symptoms (without respiratory distress: SpO2 ≥ 97% when breathing air, respiratory rate ≤ 20 breaths per minute).
(2) From 3 months to 64 years old, without underlying medical conditions, pregnancy, or obesity, having received full doses of vaccines. Those who do not fully satisfy the above-mentioned conditions may be quarantined at home, provided that they have a stable underlying medical condition, don't have any abnormal symptoms, have received full doses of COVID-19 vaccines or have received the first dose of COVID-19 vaccine for 14 days and wish to be quarantined at home.
- Ability to self-care of F0 cases: F0 cases may take care of themselves (such as eating, taking a bath, washing clothes, etc.); check their body temperature by themselves; be able to take medicines according to the doctors’ prescription; be able to contact medical staff for monitoring and in emergency cases. For F0 cases are children or persons who cannot take care of themselves, the caregivers are required.
Attention: If an F0 case fully meets the above-mentioned criteria but there is a person classified in the risk group (including persons with high-risk underlying medical conditions as provided in the Ministry of Health's list of underlying medical conditions, people over the age of 50, pregnant women, and people over the age of 18 who have not received full doses of COVID-19 vaccines) in his/her household, he/she is encouraged to quarantine at another place (at a place where there is no one in the list of at-risk people or at a concentrated establishment) to minimize the risk of transmission to other members in the family, especially the ones in the risk group.
c) The permission for F0 cases who are in the risk group to be quarantined and monitored at home or the treatment establishments shall be considered on the basis of their status, disease; conditions for taking care and treatment at home; support from medical staff; and wishes of F0 cases or their families.
2. Healthcare activities for F0 cases who are quarantined at home
Activity 1. Identification and making of the list of F0 cases subject to home quarantine in localities
1. Medical stations of wards, communes and townships shall take responsibility for receiving and updating the list of F0 cases in localities from different sources, such as “Communicable disease system” and “Quarantined people and COVID-19 patient management system” software; People’s Committees of wards, communes and townships; community-based COVID-19 prevention teams; community-based COVID-19 patient care teams and information provided by citizens (who conduct tests by themselves).
In case there is no evidence proving that a person is infected with COVID-19, medical stations of wards, communes and townships, mobile medical stations shall re-conduct test for such person by a rapid test kit licensed by the Ministry of Health (such test must be conducted directly by medical staff or the patient under the medical staff's direct supervision or indirect supervision through remote devices).
2. Upon receiving information about F0 cases, such information shall be updated on the “Quarantined people and COVID-19 patient management system” software. Information about F0 cases shall be transmitted to establishments managing COVID-19 patients undergoing treatment at home as assigned on the software or excel file within 4 - 6 hours.
3. The list of people in the risk group (with telephone number) shall be transmitted to the “accompanying physician network” for consultancy, periodic medical examination and guidance on taking care of underlying medical diseases (if any).
Activity 2. Guidance on self-care and home monitoring for F0 cases
1. Upon receiving the list of F0 cases, the recipient shall make a quick assessment of the conditions for home quarantine (clinical criteria and the ability to self-care of F0 cases); evaluate and classify risks in accordance with the Ministry of Health's Decision No. 5525/QD-BYT directly or indirectly through remote devices. If an F0 case is eligible for home quarantine, he/she shall be provided with guidance on requirements, self-care and home monitoring. To be specific:
a) Preparation of necessary equipment for home quarantine, including: Thermometer, pulse oximeter, sphygmomanometer (if any), medical mask; hand sanitizer; physiological saline solution for nasal irrigation or throat gargling; personal items, infectious waste containers with lids.
b) Preparation of drugs for treatment at home, including: Drugs for COVID-19 treatment that are provided; drugs for underlying medical diseases (hypertension, diabetes, heart disease, asthma, etc.) for use in one month.
c) Things F0 cases should do when being quarantined at home
- Avoiding pessimism, keep the mind at ease. Contacting medical staff for remote consultation when facing troubles.
- Self-monitoring of health: Checking body temperature, counting breaths, measuring SpO2 (if a pulse oximeter is available) at least twice a day, or when feeling tired or short of breath.
- Continuing to use drugs for underlying medical diseases under the doctors’ prescription.
- Always wearing masks, washing hands or disinfecting hands regularly.
- Rinsing sinuses or gargling throat on a daily basis with physiological saline solution.
- Regularly practicing breathing exercises, exercising to improve the health.
- Drinking enough water or more in case of fever or diarrhoea.
- Avoiding skipping meals, increasing nutrition, eating enough nutrients, increasing fresh fruits and vegetables.
- Making health declarations at least once a day or when showing any abnormal symptoms via the “Y te HCM” app or the self-monitoring information sheet.
- The place for quarantine must be well ventilated; no central air conditioners are allowed; surfaces, utensils and toilets must be regularly cleaned.
- Disinfecting utensils and touched surfaces such as table surfaces, doorknobs, toilets, sinks, etc. Classifying and collecting infectious waste in accordance with regulations.
- Having telephone number of medical staff working at establishments managing COVID-19 patients undergoing treatment at home in case of necessity; “1022” switchboard; “accompanying physician network” or rapid response teams of wards, communes, townships or districts.
d) Things to avoid
- Avoiding arbitrarily leaving quarantine rooms during the quarantine period.
- Avoiding sharing utensils with others.
- Avoiding eating and drinking with others.
- Avoiding close contact with others or pets.
In case where a caregiver is required, the caregiver must wear a mask, face shield and wash hands before and after taking care of the patient.
e) F0 cases or F0 cases’ caregivers must immediately report the establishments managing COVID-19 patients undergoing treatment at home if F0 cases show any of the following symptoms:
- Dyspnoea or rapid breathing (> 21 breaths per minute for adults; ≥ 40 breaths per minute for children from 1 to under 5 years old; ≥ 30 breaths per minute for children from 5 to under 12 years old).
Peripheral oxygen saturation (SpO2) < 97% (if measure is taken).
- Tachycardia: Heart rate > 120 beats per minute or < 50 beats per minute. Systolic blood pressure < 90 mmHg, diastolic blood pressure < 60 mmHg (if equipment is available).
- Constant pain in the chest, feeling of tightness in the chest, pain increases when taking a deep breath.
+ Altered mental status: Confusion, narcolepsy, vague, extreme fatigue/exhaustion; fussiness, lethargy difficult to wake, convulsion in children.
- Lips, fingernails, toenails and skin turn blue, pale lips, cold fingertips and toes.
- Unable to drink.
- Children with the following symptoms: Fever over 38°C, sore throat, cough, diarrhea, fatigue, refusal to play, chest tightness, feeling dyspnoea, SpO2 < 97% (if equipment is available), poor feeding, etc.
2. Within 24 hours after receiving the list of F0 cases, establishments managing COVID-19 patients undergoing treatment at home that are assigned to manage F0 cases must distribute drugs for the treatment of COVID-19 according to regulations (immediately provide the bag A to asymptomatic F0 cases; immediately provide the bag A-C for F0 cases with mild symptoms).
a) For F0 cases in the risk group: Giving priority to immediately provide the bag of medicines C when there is a positive SARS-CoV-2 test result (including asymptomatic F0 cases and F0 cases with mild symptoms), instructing patients to immediately take antiviral drugs before considering and allowing the patient to be isolated at home or in a treatment establishment. In case the patient is transferred to the treatment establishment, he/she shall be instructed to continue using provided antiviral drugs; clearly record the drug use information on the hospital transfer letter or notify the receiving establishment for further monitoring.
b) Drugs for the treatment of COVID-19 may be provided and distributed at home, or the F0 cases’ relatives shall contact the medical stations or mobile medical stations for drug distribution.
Activity 3. Monitoring of F0 cases’ health and medical examination at home
1. Monitoring of F0 cases’ health
a) F0 cases’ health shall be monitored on a daily basis, and updated on the “Quarantined people and COVID-19 patient management system” software.
b) Always be ready to receive phone calls from F0 cases for consultation or home treatment in case medical intervention is required or F0 cases cannot be contacted.
2. Home treatment and prescription (Appendices 2 and 3)
a) Drugs for COVID-19 treatment at home include 3 bags (A, B, C): The bag A includes common drugs such as antipyretics drugs and supplements; The bag B includes anti-inflammatories and anticoagulant; The bag C includes an antiviral drug used under the Ministry of Health's Program on the controlled use of Molnupiravir in the community for COVID-19 patients with mild symptoms.
In which, oral anticoagulants (Rivaroxaban, Apixaban, Dabigatran) and antiviral drugs (Molnupiravir, Favipiravir) have been included in the latest COVID-19 diagnosis and treatment guidelines, version 7 issued by the Ministry of Health on October 06, 2021.
b) When an F0 case has mild symptoms or is classified in the risk group, the doctor of the establishment managing COVID-19 patients undergoing treatment at home must assess his/her health. In case an F0 case is indicated to use antiviral drugs, such establishment shall provide him/her the bag C. When receiving Molnupiravir, F0 case must sign a commitment according to the Ministry of Health’s Program on the controlled use of Molnupiravir in the community for COVID-19 patients with mild symptoms.
c) When feeling dyspnoea (shortness of breath or dyspnoea increases during exercise, resting breathing rate > 20 breaths/minute or measuring SpO2 < 97%), F0 cases must immediately contact their managing establishments for consultation and support. Doctors shall assess the patients’ condition, if hospitalization is indicated, the doctors shall give the patients a single dose (bag B) before transferring such patients to the hospital.
Activity 4. Testing for F0 cases undergoing home quarantine
1. F0 cases who are quarantined and treated at home shall be lifted from home quarantine and treatment if they have been quarantined and treated for full 10 days, and have a positive SARS-CoV-2 antigen test result, in which, rapid test kits must be licensed by the Ministry of Health, such tests must be conducted by medical staff or by the patients under the supervision of medical staff directly or indirectly through remote devices.
2. Establishments assigned to manage F0 cases shall make a list of F0 cases who have recovered from COVID-19 for certification, and report it to the Steering Committee for COVID-19 Prevention and Control of wards, communes and townships to issue a certificate of completion of the prescribed quarantine period; and at the same time issue a certificate of leave of absence enjoying social insurance to employees according to the Department of Health’s instructions provided in the Official Dispatch No. 9000/SYT-NVY dated December 02, 2021 (in case F0 cases are employees).
3. Conducting tests for SARS-CoV-2 for F0 cases’ caregivers or persons living in the same house as F0 cases who showing suspected symptoms.
Activity 5. First aid treatment and transfer of F0 cases to hospital
1. When there are signs of severe symptoms in F0 cases who are undergoing home quarantine. The establishment managing COVID-19 patients undergoing home quarantine shall provide instructions and first aid treatment, and at the same time, contact the rapid response teams of wards, communes, townships, districts, Thu Duc City for assistance in emergency treatment and transfer the patients to the nearest hospital.
2. Signs of severe symptoms:
- For adults: Dyspnoea manifested by shortness of breath, tachypnea over 25 breaths per minute, lethargy, languor, lips, fingertips and toes turn blue, SpO2 < 94%.
- For children: Tachypnea by age (children aged 1 to 5 years: ≥ 40 breaths per minute, children aged 5 to 12 years: ≥ 30 breaths per minute, children over 12 years old: ≥ 20 breaths per minute), nasal flaring, chest indrawing, lethargy, languor, refusal to feed/eat, fingertips and toes turn blue, SpO2 < 95% (if measure is taken).
| HO CHI MINH CITY'S DEPARTMENT OF HEALTH |
APPENDIX 2.
INSTRUCTIONS FOR USE OF DRUGS FOR COVID-19 TREATMENT AT HOME FOR PERSONS AGED ABOVE 18 YEARS
(Attached to the Department of Health's Official Dispatch No. 151/SYT-NVY dated January 06, 2022)
Medical bags for COVID-19 treatment at home include 3 bags A, B and C. To be specific: The medical bag A includes common drugs such as antipyretics and supplements; the medical bag B includes anti-inflammatory drugs and anticoagulants for special use only; the medical bag C contains antiviral drugs with the dosage according to the approved clinical trial protocol description.
MEDICAL BAG A (used within 07 days) immediately given to a F0 case upon receiving the information about such F0 case.
1. Paracetamol 500mg
Take 01 tablet when the body temperature rises above 38.5°C, take 01 tablet every 4 to 6 hours if fever is still present.
2. Vitamins (multivitamins or vitamin C)
Multivitamins: Take 01 tablet once a day.
OR
Vitamin C 500mg: Take twice a day, one tablet in the morning and the other by noon.
MEDICAL BAG B (Only use such medical bag upon a doctor’s order in accordance with Guidance on COVID-19 diagnosis and treatment in the Ministry of Health’s Decision No. 4689/QD-BYT dated October 06, 2021)
Instruct the patients that when they feel shortness of breath (shortness of breath, shortness of breath increased upon exercise, the respiration rate > 20 breaths/minute for the patients at rest or SpO2 < 97%), they must contact a doctor immediately for advice and support. Doctors shall assess the patients’ conditions, if hospitalization is indicated, the doctors will give the patients a single dose (the medical bag B) before the patients are transferred to the hospital.
3. Dexamethasone 0.5mg | x 12 tablets |
Take once, 12 tablets (equivalent to 06 mg)
OR
Methylprednisolone 16mg | x 01 tablet |
Take once, 01 tablet. |
|
4. Rivaroxaban 10mg | x 01 tablet |
Take once, 01 tablet. |
|
OR |
|
Apixaban 2.5 mg | x 01 tablet |
Take once, 01 tablet. |
|
OR |
|
Dabigatran 220mg | x 01 tablet |
Take once, 01 tablet. |
|
Attention: The drugs No. 3 and No. 4 should NOT be used in the following cases: Pregnant women and breastfeeding women, people with one of the diseases (Peptic ulcers, liver failure, kidney failure, diseases that easily cause gastrointestinal bleeding, bleeding in the urinary tract and other diseases causing bleeding).
MEDICAL BAG C (Used for 5 days)
The bag includes an antiviral drug indicated for F0 cases with mild symptoms that is provided by the Ministry of Health in the Controlled Community Intervention Program for people aged 18 years or more. People in the risk group should be given it as soon as there is a positive SARS-CoV-2 test result (including asymptomatic persons and persons with mild symptoms).
5. Molnupiravir capsules 200mg or Molnupiravir capsules 400mg
Take twice a day: 800mg in the morning, 800mg in the afternoon for 5 consecutive days.
OR
Favipiravir tablets 200mg
Take in the first day: 1,600mg in the morning, 1,600mg in the afternoon.
From the second to seventh day: Take 600mg in the morning, 600mg in the afternoon.
Attention:
- When indicating Molnupiravir for F0 cases: Medical establishments guide F0 cases to sign the form of consent to participation in the Program on the controlled use of Molnupiravir in the community for COVID-19 patients with mild symptoms before distributing the drug.
- Molnupiravir should NOT be used for women who are pregnant or trying to get pregnant or breastfeeding. People with liver failure, acute viral hepatitis, kidney failure, acute or chronic pancreatitis should consult a doctor before use.
- Favipiravir should NOT be used for women who are pregnant or trying to get pregnant, breastfeeding, have severe liver or kidney failure.
APPENDIX 3.
INSTRUCTIONS FOR USE OF MEDICAL BAGS FOR COVID-19 TREATMENT AT HOME FOR CHILDREN AGED ABOVE 1 YEAR
(Attached to the Department of Health's Official Dispatch No. 151/SYT-NVY dated January 06, 2022)
❖ Guidance on treatment for children with mild COVID-19 at home
- Stay in a private room.
- Apply standard precautions, wear masks with children aged 2 years or more.
- Symptomatic treatment:
+ Reduce fever when the body temperature of children is 38.5°C or above: Paracetamol with the dosage of 10-15mg/kg/time every 6 hours.
+ Cough medicine: Prefer herbal cough medicine.
- Drink a lot of water.
- Ensure nutrition: The children are breastfed and eat sufficiently.
- Hygiene of body, mouth, nose and throat.
- Exercise on the spot and practice breathing for at least 15 minutes/day (for older children).
- Monitoring:
+ Measure the children’s body temperature at least twice a day or when feeling that the children are feverish.
+ Measure SpO2 (if the device for SpO2 measurement is available) at least twice a day or when feeling that the children are tired, have the symptom of tachypnea/shortness of breath.
- Make daily health declaration via the application “Y te HCM” or by fill in the health self-monitoring sheet, notify the medical staff when there are warning symptoms.
❖ Instructions for use of medical bags for COVID-19 treatment at home for children (used for 7 days):
Age of children | Dosage form | Dosage |
< 1 year old | Paracetamol powder 80mg | 1 sachet x 4 times/day |
Between 1 and under 2 years old | Paracetamol powder 150mg | 1 sachet x 4 times/day |
Between 2 and under 5 years old | Paracetamol powder 250mg | 1 sachet x 4 times/day |
Between 5 and 12 years old | Paracetamol tablets 325mg | 1 tablet x 4 times/day |
Above 12 years old | Paracetamol tablets 500mg | 1 tablet x 4 times/day |
* Note: Take Paracetamol when the body temperature rises above 38.5°C, take it every 4 to 6 hours if fever is still present.
❖ Warning symptoms:
■ Abnormal symptoms should be reported to the medical staff of a medical station or mobile medical station:
- Fever > 38°C. - Sore throat, cough. - Diarrhea. - Children are tired, do not play. | - Pressure in the chest. - Feeling shortness of breath. - SpO2 < 97% (if the device for SpO2 measurement is available). - Poor feeding/eating. |
■ If the children show signs of severe symptoms, call 115 or contact rapid response teams of wards, communes or townships to receive first aid at home or take the children to the hospital right away:
- Tachypnea by age*: - Nasal flaring. - Chest indrawing. | - Lethargy, languor, refusal to feed/eat. - Fingertips and toes turn blue. - SpO2 < 95% (if the device for SpO2 measurement is available). |
* Note: Tachypnea by age: For children aged from 1 to 5 years: ≥ 40 breaths/minutes, for children aged from 5 to 12 years: ≥ 30 breaths/minutes, for children aged above 12 years: ≥ 20 breaths/minutes.
APPENDIX 4.
FORM OF CONSENT TO PARTICIPATION IN THE PROGRAM ON THE CONTROLLED USE OF MOLNUPIRAVIR IN THE COMMUNITY FOR COVID-19 PATIENTS WITH MILD SYMPTOMS
(Attached to the Department of Health's Official Dispatch No. .../SYT-NVY dated....)
Full name of F0 case: …………………….Telephone number: …………
Place of residence: ………………………………………………………
Full name of a relative (if any): …………………………Telephone number of the relative: …………………
I agree to participate in the “Program on the controlled use of Molnupiravir in the community for COVID-19 patients with mild symptoms” and COMMIT to comply with all of the following contents:
• Use drugs for the right purposes of the program and do not share them with others (including relatives). In the event that the drug are not used up, they must be returned to the local medical staff (a confirmation between the two parties is required).
• Check the name of the drug Molnupiravir before receiving it and Use it in accordance with the instructions by medical staff.
• Do not become pregnant, do not breastfeed while using the drug or plan to become pregnant within 100 days from the last day of taking the drug.
• In the process of using the drug, if there are any unwanted side effects, immediately report them to the medical stations of wards, communes, townships, mobile medical stations. Do not arbitrarily use the wrong dosage.
• Take full responsibility for using drugs for improper purposes, failing to comply with instructions and commitments when participating in the Program.
• Do not participate concurrently with any other Program/Study using Molnupiravir.
| Ho Chi Minh City,.....[date], 2021 ……………………………….. | |
|
| Patient code: …………………………………….. |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây