Công văn 1375/YT-QLD của Bộ Y tế về việc phối hợp triển khai các chỉ thị về việc ổn định giá thuốc năm 2005
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 1375/YT-QLD
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1375/YT-QLD |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Trần Thị Trung Chiến |
Ngày ban hành: | 01/03/2005 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe, Chính sách |
tải Công văn 1375/YT-QLD
CÔNG VĂN
CỦA BỘ Y TẾ SỐ 1375/YT-QLD NGÀY 01 THÁNG 3 NĂM 2005 VỀ VIỆC
PHỐI HỢP TRIỂN KHAI CÁC CHỈ THỊ CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC ỔN ĐỊNH GIÁ THUỐC
TRONG NĂM 2005
Kính gửi: Chủ tịch Uỷ Ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Nhằm bình ổn giá cả của các loại hàng hoá tiêu dùng trong năm 2005, tại công văn số 177/VPCP-KTTH ngày 12/01/2005, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, Ngành, địa phương phải triển khai các biện pháp cụ thể để kiểm soát chặt chẽ tình hình giá cả trên thị trường, nhất thiết không để tăng giá, đặc biệt làcác mặt hàng quan trọng, có tính nhạy cảm cao, có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống nhân dân như: xăng dầu, dược phẩm, lương thực, thực phẩm,...
Ngày 21/02/2005, tại cuộc họp do Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm chủ trì gồm đại diện của các Bộ: Tài Chính, Thương mại, Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ Ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ban Khoa giáo Trung ương, Văn phòng Chính phủ và Sở Y tế thành phố Hà Nội để nghe Bộ Y tế báo cáo về "Tiến độ thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ về Biện pháp bình ổn giá thuốc chữa bệnh và nhận định về tình hình thị trường Dược phẩm trong năm 2005". Tại văn bản số 34/TB-VPCP ngày 1 tháng 3 năm 2005, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã chỉ đạo Bộ Y tế triển khai các giải pháp kiềm chế việc tăng giá thuốc trong năm 2005 như sau:
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Thương mại, Tài chính, và Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là các thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các cơ sở kinh doanh thuốc, chống đầu cơ tích trữ, nâng giá thuốc bất hợp lý.
2. Quản lý chặt chẽ việc cung ứng thuốc tại các bệnh viện. Có quy định việc áp dụng công nghệ quản lý kinh doanh tiên tiến (ghi mã số , mã vạch,...) đối với sản phẩm thuốc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc.
3. Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Thương mại, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liên quan chỉ đạo và tổ chức bình ổn thị trường thuốc theo quy định hiện hành, đáp ứng nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân, không để xảy ra biến động bất thường về giá thuốc.
4. Trong năm 2004, giá thuốc nói chung đã tăng cao so với năm 2003 (9,1%) chỉ đứng sau các nhóm mặt hàng thực phẩm và lưng thực, vì vậy trong năm 2005 các Bộ Ngành liên quan phải phối hợp để bình ổn việc tăng giá thuốc bằng mọi biện pháp quản lý nhưvới giá bán điện vừa qua. Trong trưng hợp cần thiết Chính phủ sẽ xem xét và hỗ trợ bằng nhiều giải pháp như Giảm thuế, bù giá...
Trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản gửi các công ty sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu dược phẩm trong nưc và nước ngoài thông báo các chủ trương, chính sách và một số giải pháp của Bộ Y tế về quản lý giá thuốc năm 2005 và đề nghị các công ty hạn chế tối đa việc tăng giá thuốc để đảm bảo sự ổn định của thị trường dược phẩm, đảm bảo đủ thuốc cho nhân dân. Tuy nhiên, thực tế ngoài thị trường đã bắt đầu có dấu hiệu đầu cơ, tích trữ một số mặt hàng thuốc gây ra các hiện tượng khan hiếm thuốc giả tạo, nhằm lũng đoạn và góp phần đẩy giá thuốc trên thị trường lên cao nhằm trục lợi bất chính của một số nhà phân phối dược phẩm và một số điểm bán lẻ. Hiện nay chưa có một công ty nước ngoài nào tăng giá thuốc vì đang chờ ý kiến của Bộ Y tế phổ biến chủ trương chính sách về quản lý giá sau khi có ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, tuy nhiên, một số Công ty nhập khẩu và phân phối thuốc của Việt Nam đã lợi dụng cơ hội này tăng giá một cách tuỳ tiện gây ra sự biến động về giá đối với một số chủng loại thuốc trên thị trường.
Để thực hiện nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ và tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, Ngành, địa phương trong việc kiềm chế tăng giá thuốc trong năm 2005 và chặn đứng các hiện tượng đầu cơ tích trữ bất hợp pháp nhằm nâng giá bất chính, Bộ Y tế đề nghị Uỷ Ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai các giải pháp sau đây:
1. Chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố:
- Thực hiện mọi biện pháp để kiềm chế việc tăng giá thuốc nhằm ổn định thị trường thuốc và đáp ứng nhu cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
- Nghiên cứu cải tiến và áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất nhằm hạ giá thành sản xuất thuốc.
- Trường hợp nhất thiết phải điều chỉnh giá thuốc, các cơ sở phải hết sức thận trọng và cân nhắc cho phù hợp với quy luật chung của cơ chế thị trường.
2. Có những chính sách ưu đãi, tăng cường đầu tư và tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm của tỉnh, thành phố trong việc sản xuất dược phẩm để hạ giá thành sản phẩm nhằm ổn định giá thuốc.
3. Phối hợp với Bộ Y tế theo dõi và giám sát chặt chẽ tình hình biến động về giá thuốc trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố phụ trách để đề xuất những biện pháp thích hợp nhằm kiềm chế và bình ổn giá thuốc trên thị trường chung cả nước.
4. Chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các Ban, Ngành chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn diện các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố và xử lý nghiêm các trường hợp:
- Vi phạm chủ trương chính sách và các quy định của Chính phủ về quản lý giá thuốc.
- Đầu cơ, tích trữ để gây ra các hiện tượng khan hiếm thuốc giả tạo, gây lũng đoạn và góp phần đẩy giá thuốc trên thị trường lên cao.
- Tăng giá thuốc bất hợp lý gây các biến động về giá thuốc trên thị trường.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra khi phát hiện các trường hợp tăng giá thuốc bất hợp lý, ngoài việc xử lý vi phạm theo các quy định của Chính phủ về quản lý giá thuốc như: Nghị định số 120/2004/NĐ-CP ngày 12/5/2004, Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004....kiên quyết xử lý và yêu cầu cơ sở vi phạm bồi hoàn lại số tiền chênh lệch cho khách hàng như đối với việc bồi hoàn giá điện vừa qua theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.
5. Phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, Ngành chức năng khác như: Tổng Cục Hải quan, Tổng Cục thuế, Thanh tra Y tế, Cục Quản lý thị trường, Công An kinh tế..., triển khai ngay các đợt thanh kiểm tra toàn diện các công ty sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu dược phẩm trong nước và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để ngăn chặn việc đầu cơ hoặc tăng giá thuốc bất hợp lý. Các biện pháp chế tài cần thiết sẽ được áp dụng triệt để xử lý những trường hợp vi phạm, không chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Chính phủ và các quy định cụ thể của Bộ Y tế về quản lý giá thuốc.
Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ổn định giá thuốc, góp phần bình ổn thị trường thuốc. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phản ánh về Bộ Y tế để kịp thời phối hợp giải quyết./.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây