Công văn 125/ATTP-NĐTT 2019 về khám sức khỏe với người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Tìm từ trong trang
Tải văn bản
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM
-------

Số: 125/ATTP-NĐTT
V/v: Khám sức khỏe đối với những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2019

Kính gửi: Công ty cổ phần Elovi Việt Nam

Cục An toàn thực phẩm nhận được công văn số 12747/VPCP-ĐMDN của Văn phòng chính phủ về kiến nghị liên quan đến việc khám sức khỏe đối với những người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm của Công ty cổ phần Elovi Việt Nam. Theo đó, Cục An toàn thực phẩm có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm, người sản xuất, kinh doanh phải đủ sức khỏe để tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Thực tế trong Luật lao động cũng đã có quy định về khám sức khỏe khi tuyển dụng và khám sức khỏe định kỳ đối với người lao động theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06/5/2013 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe.

Theo Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 quy định “Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh”. Đối với người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, yêu cầu quan trọng nhất là không truyền bệnh qua thực phẩm do đó quy định không mắc các bệnh truyền nhiễm. Việc quy định này không có nghĩa là trước khi vào làm ở cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm người lao động và chủ cơ sở phải khám sức khỏe xác định không mắc các bệnh này mà trong quá trình sản xuất, kinh doanh nếu người lao động phát hiện mắc các bệnh này thì phải được đưa ra khỏi khu vực sản xuất và điều trị cho đến khi khỏi bệnh mới được trở lại sản xuất, kinh doanh. Trách nhiệm thuộc về chủ cơ sở, nếu để người mắc các bệnh trên mà gây ra hậu quả truyền bệnh cho người tiêu dùng thì chủ cơ sở sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Trân trọng./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
- Thứ trưởng Trương Quốc Cường (để báo cáo);
- CT. Nguyễn Thanh Phong (để báo cáo);
- VPCP: Cổng TTĐT; ĐMDN (để tổng hợp);
- Phòng Thương mại và CNVN (để tổng hợp);
- Lưu: VT
, NĐTT.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Hùng Long

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
×
×
Vui lòng đợi