Công văn 01/CV-HĐPHPBGDPL đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật phòng, chống dịch Covid-19

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 01/CV-HĐPHPBGDPL

Công văn 01/CV-HĐPHPBGDPL của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố về việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19
Cơ quan ban hành: Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phốSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:01/CV-HĐPHPBGDPLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Lê Hồng Sơn
Ngày ban hành:04/08/2020Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe, COVID-19
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI

HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÀNH PHỐ
__________

Số: 01/CV-HĐPHPBGDPL
V/v: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2020

Kính gửi:

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức chính trị-xã hội;

- Các Sở, ban, ngành Thành phố;

- UBND các quận, huyện, thị xã;

- Hội đồng phối hợp PBGDPL các quận, huyện, thị xã;

- Các cơ quan Báo, Đài của Thành phố.

Trước tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến rất phức tạp, ca mắc mới tăng cao cứ 100 giờ thì có 1 triệu ca mắc, dịch bệnh không phụ thuộc vào thời gian và thời tiết, nguyên nhân phát tán lây lan dịch bệnh có thể trong không khí. Mỗi nước có một chủng khác nhau, có thể bị đột biến gen cho nên ngày càng nguy hiểm và rất dễ lây nhiễm nhanh trong cộng đồng.

Tại Việt Nam, hiện đã xuất hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng tại một số tỉnh, thành phố (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, TP. Hồ Chí Minh...) chưa xác định được nguồn lây nhiễm.

Hà Nội cũng đã xuất hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng, là địa phương có nguy cơ lây nhiễm cao do nhiều người đã đi du lịch, công tác... tại thành phố Đà Nẵng.

Nhằm tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Trung ương và Thành phố trong công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên địa bàn Thành phố, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) Thành phố đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị Thành phố, Hội đồng phối hợp PBGDPL các quận, huyện thị xã tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung sau:

1. Tập trung tuyên truyền kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, chú trọng tuyên truyền đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân thông tin chính xác, kịp thời diễn biến tình hình, tính chất nguy hiểm, nguy cơ, tác hại và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các hành vi, nhóm hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử phạt 13 hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống COVID-19 (có Phụ lục kèm theo) bằng các hình thức phù hợp trên báo, đài, hệ thống truyền thanh cơ sở, chạy chữ trên truyền hình, trên hệ thống Hanoi Smart City, infographic...

3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong đó tập trung vào các hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử phạt như che giấu, không khai báo y tế hoặc khai báo gian dối y tế, thông tin sai sự thật, từ chối hoặc trốn tránh biện pháp hoặc không thực hiện biện pháp cách ly theo quy định, không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh...

4. Đẩy mạnh tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh cơ sở “Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm” được đăng tải trên Trang thông tin, tuyên truyền phổ biến pháp luật của Thành phố tại địa chỉ https://pbgdpl.hanoi.gov.vn/tai-lieu-phat-thanh.

5. Kết hợp tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật với tuyên truyền kỹ năng, biện pháp phòng, chống dịch, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Thực hiện nghiêm quy định các biện pháp phòng, chống dịch như rửa tay sát khuẩn thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, khi tham gia giao thông...

6. Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên địa bàn Thành phố phải triển khai bằng các hình thức phù hợp đảm bảo điều kiện phòng, chống dịch.

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm và báo cáo kết quả về Sở Tư pháp - Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL (lồng ghép trong báo cáo kết quả công tác PBGDPL năm 2020) để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố./.

Nơi nhận:

- Như trên;

- Bộ Tư pháp;

- Chủ tịch UBND Thành phố;

- PCT UBND TP Lê Hồng Sơn;

- VPUB: CVP, PCVP V.T.Anh, NC, TKBT;

- Sở Tư pháp;

- Lưu: VT, HĐPHPBGDPL.

TM. HỘI ĐỒNG

CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ

Lê Hồng Sơn

 

PHỤ LỤC

NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN MỘT SỐ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ

(Ban hành kèm theo Công văn số: 01/CV-HĐ ngày 04 tháng 8 năm 2020 của Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố Hà Nội)

 

Stt

Nội dung tuyên truyền

Căn cứ pháp lý

1

Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 300.000đ.

Áp dụng theo điểm khoản 1 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế

2

Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng, nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền tối đa đến 7.000.000 đồng.

Áp dụng theo điểm c, d khoản 1 Điều 20 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/201 6 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường

3

Người che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh Covid-19 bị phạt tiền tối đa đến 2.000.000 đồng.

Áp dụng theo điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế

4.

Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch thì bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức.

Áp dụng theo điểm a, khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế

5

Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19 thì bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân, 20.000.000 đồng đối với tổ chức.

Áp dụng theo điểm c, khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế

6

Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bị phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng.

Áp dụng theo điểm a khoản 5 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế

7

Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly để phòng, chống dịch Covid-19 có thể bị xử phạt hành chính tối đa đến 10.000.000 đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác

Áp dụng theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế và điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

8

Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự

Áp dụng điểm 1.2 mục 1 mục Công n 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao)

9

Người nào khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự

Áp dụng điểm 1.1 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

10

Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể bị tiền tối đa đến 15.000.000 đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự.

Áp dụng điểm a khoản 3 Điều 99 và điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và điểm 1.4 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

11

Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự.

Áp dụng điểm 1.9 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

12

Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự

Áp dụng điểm 1.3 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

13

Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh Covid-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự.

Áp dụng điểm 1.8 mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

 

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

tin liên quan

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi