Công điện 1686/TTg-NN của Thủ tướng Chính phủ về dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1)
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công điện 1686/TTg-NN
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 1686/TTg-NN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công điện |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 01/11/2005 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
tải Công điện 1686/TTg-NN
CÔNG ĐIỆN
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 1686/TTG-NN NGÀY 01 THÁNG 11 NĂM 2005
VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ CÚM A (H5N1)
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ điện:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm;
- Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp SARS và cúm ở người;
- Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam;
- Đài truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân.
Trong thời gian gần đây, tình hình dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) trên người đang diễn biến rất phức tạp ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Để tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 34/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện đồng bộ có hiệu quả kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống khi xảy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, nhằm ngăn chặn khống để dịch xảy ra và phòng chống dịch có hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cộng đổng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài chính, Thương mại, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các định thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Phải tập trung chỉ đạo kiên quyết thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, giám sát chặt chẽ tình hình dịch cúm đến hộ gia đình, cụm, tổ dân cư và xóm, thôn, ấp, bản. Tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, tổ chức giám sát chặt chẽ việc tiêm phòng gia cầm. Nếu phát hiện có gia cầm nhiễm bệnh hoặc có gia cầm chết chưa rõ nguyên nhân phải áp dụng ngay các biện pháp tiêu hủy gia cầm, tiêu độc khử trùng, khống chế bao vây ổ dịch, cấm vận chuyển gia cầm ra khỏi ổ dịch và các biện pháp phòng chống dịch khác theo quy định của pháp luật về thú y, không để dịch lây lan.
2. Phối hợp với Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội từ trung ương đến địa phương có hình thức tuyên truyền, vận động, giáo dục cụ thể, phù hợp với yêu cầu, nội dung phòng chống dịch đến tận cơ sở thôn, bản cụm, tổ dân cư, cơ quan, đơn vị và mọi người dân để có nhận thức đúng, đầy đủ về sự nguy hiểm của bệnh dịch, nguy cơ lây truyền dịch bệnh và sẽ xảy ra đại dịch nếu không chấp hành đúng quy định của cơ quan chuyên môn về thú y, y tế có biện pháp tự bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, không sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm trong thời gian tiêm phòng và khi đang có dịch; đồng thời chủ động tham gia tích cực các biện pháp phòng, chống không để dịch cúm gia cầm tái phát trong vụ đông xuân này.
3. Triển khai ngay các biện pháp cấm nuôi gia cầm trong nội thành, nội thị ở các thành phố, thị xã, thị trấn, trước hết là Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố trực thuộc Trung ương, các khu đô thị mới, khu công nghiệp; hạn chế nuôi gia cầm ở nơi có nguy cơ cao về dịch bệnh, có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi chuyển nghề khác. Quy hoạch lại và chỉ đạo thực hiện việc nuôi, giết mổ gia cầm tập trung; hướng dẫn hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, bảo đảm không để dịch xảy ra, giữ vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng.
4. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 30/2005/CT-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 về tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Không buôn bán và sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm bị nhiễm vi rút cúm. Không buôn bán, giết mổ gia cầm, gia súc sống, chỉ buôn bán gia cầm sau khi đã giết mổ, chế biến bảo đảm vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trong nội thành, nội thị.
Từ nay trở đi nghiêm cấm việc chế biến và bán các loại tiết canh gia súc, gia cầm. Tổ công tác liên ngành ban gồm: quản lý thị trường, y tế, thú y, công an phải thường xuyên kiểm tra giám sát, xử lý thật nghiêm trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
5. Dừng nhập khẩu gia cầm (bao gồm cả các loại chim cảnh), sản phẩm gia cầm chưa qua xử lý nhiệt hoặc hóa chất từ các nước có dịch. Ủy ban nhân dân các tỉnh có biên giới đường bộ chỉ đạo Ban chỉ đạo chống buôn lậu và gian lận thương mại của địa phương phối hợp với bộ đội biên phòng, hải quan và các cơ quan có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát biên giới, ngăn chặn, xử lý nghiêm việc nhập lậu và tiến hành việc tiêu hủy gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y.
6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống khi xảy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người trình Thủ tướng phê duyệt trước ngày 15 tháng II năm 2005. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương chủ động xây dựng kế hoạch hành động khẩn cấp phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người của Bộ, ngành địa phương mình./.
THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây