Báo cáo 45/BC-CP của Chính phủ về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Báo cáo 45/BC-CP

Báo cáo 45/BC-CP của Chính phủ về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Cơ quan ban hành: Chính phủSố công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:45/BC-CPNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Báo cáoNgười ký:Nguyễn Quốc Triệu
Ngày ban hành:07/04/2009Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Y tế-Sức khỏe
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

---------

Số: 45/BC-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------------

Hà Nội, ngày 07 tháng 4 năm 2009

 

 

BÁO CÁO

Về việc thực hiện chính sách pháp luật

về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
----------------------

 

Kính gửi:Uỷ ban thường vụ Quốc hội

 

 

A. TÌNH HÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM (VSATTP) TỪ 2004 - 2008

1. VIỆC BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT THEO THẨM QUYỀN; BAN HÀNH, ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT.

1. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL )(Biểu số 1 và số 2)

Trong giai đoạn 5 năm từ 2004 đến 2008, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP theo thẩm quyền đã thực hiện tương đối tốt, với tổng số 134 văn bản, cụ thể:

- Luật:                                                                                                     8

- Pháp lệnh:                                                                                2

- Nghị định của Chính phủ:                                                         35

- Quyết định của Chính phủ:                                                       12

- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ:                                               7

- Thông tư hướng dẫn của các Bộ:                                            28

- Thông tư liên tịch:                                                                   15

- Quyết định của các Bộ:                                                           27

Nổi bật nhất trong năm 2008 là việc Chính phủ ban hành Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2009 quy định hệ thống tổ chức, quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm VSATTP. Và liên Bộ Y tế - Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 12/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 30/12/2008 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục ATVSTP trực thuộc Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Bộ Công thương chủ trì và phối hợp với các Bộ ngành liên quan để xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu và Thông tư số 10/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2008 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP.

Năm 2008 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Chỉ thị số 56/CT-BNN-KHCN ngày 08/01/2008 về việc tổ chức năm chất lượng nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp và đảm bảo ATVSTP nhằm mục đích nâng cao nhận thức cho các tổ chức và cá nhân trong sản xuất kinh doanh vật tư, nông sản thực phẩm; ngăn chặn và xử lý kịp thời vi phạm, góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản và thủy sản an toàn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Nhìn chung trong quá trình xây dựng dự thảo các văn bản QPPL các Bộ đều tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của mọi tổ  chức, cá nhân và các chuyên gia quốc tế và có tham khảo các Luật, tiêu chuẩn của cơ quan thẩm quyền nước ngoài.

Hệ thống VBQPPL về VSATTP ban hành giải quyết được những vấn đề bức xúc, nhưng chưa quản lý được nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm. Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về VSATTP còn chưa đồng bộ, chưa phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương.

Một số quy định về chỉ tiêu ATVSTP cần  được tiếp tục xây dựng hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, ví dụ đối với thịt và sản phẩm thịt trong quy định số 46/2007/QĐ-BYT còn đưa ra quá nhiều gây khó khăn trong việc kiểm soát và  quy định về giới hạn ô nhiễm vi sinh vật nhưClostridium perfingenchưa hài hòa với tiêu chuẩn Codex.

2. Việc xây dựng, ban hành, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật vềVSATTP

- Việc xây dựng, ban hành, áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật:

Hiện nay Bộ Y tế đang xây dựng 14 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Năm 2008 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức chuyển đổi 168 tiêu chuẩn ngành (trong đó chuyển đổi 155 tiêu chuẩn ngành sang tiêu chuẩn quốc gia; 14 tiêu chuẩn ngành chuyển đổi sang Quy chuẩn quốc gia và xây dựng mới 01 tiêu chuẩn quốc gia; 30 Quy chuẩn quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, nhu cầu sản xuất, bảo đảm chất lượng trong sản xuất và vệ sinh an toàn thực phẩm).

Từ năm 2002-2008 Bộ Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với Bộ Y tế xây dựng được 42 TCVN. Tính đến  tháng 2/2009 đã có tổng số 406 TCVN liên quan đến an toàn thực phẩm trên tổng số 684 TCVN (chiếm 60%). Trong đó có 139 TCVN chấp nhận ISO, 45 TCVN chấp nhận Codex, 72 TCVN chấp nhận tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn quốc tế khác. Tỷ lệ hài hoà đạt 63%.

Năm 2006, Bộ Công thương đã chủ trì và ban hành 8 quy định kỹ thuật và các sổ tay hướng dẫn thực hành liên quan đến VSATTP đối với 5 nhóm ngành thực phẩm do Bộ quản lý.

- Tuy nhiên, thủ tục chuyển đổi/xây dựng ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật gồm nhiều công đoạn qua lại giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ chuyên ngành, nặng về thù tục hành chính. Số tiêu chuẩn cần chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật còn nhiều. Thiếu quy định giới hạn tối đa cho phép (MRL) đối với tồn dư một số hoá chất, kháng sinh. Môt số quy định về giới hạn ô nhiễm vi sinh vật chưa hài hoà với tiêu chuẩn Codex.

- Quá trình thực hiện chậm vì hiện chưa có Thông tư hướng dẫn mức chi xây dựng QCKTQG giữa Bộ Tài chính và Bộ Khoa học Công nghệ, đồng thời nguồn kinh phí đầu tư cho việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia rất hạn chế.

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VSATTP

1.. Tình hình ngộ độc thực phẩm, thực trạng ô nhiễm thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm(xem biểu số 3 và số 4)

 

Bảng 1.Số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm toàn quốc từ  năm 2004 - 2008

 

Năm

Tình hình ngộ độc thực phẩm trong cả nước

Vụ ngộ độc(vụ)

Số mắc(người)

Chết(người)

2004

145

3.584

41

2005

144

4.304

53

2006

165

7.135

57

2007

247

7.329

55

2008

205

7.828

61

Tổng cộng

906

30.180

267

Trung bình/năm

181,2

(247 - 144)

6.036

(7.828 - 3.584)

53,4

(71 - 41)

 

Bảng 2.Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm được thống kê

theo từng nhóm nguyên nhân

 

Năm

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm

Vi sinh vật

Hoá chất

Độc tố tự nhiên

Không rõ
nguyên nhân

2004

82

(56,5%)

18

(12,4%)

33

(22,7%)

12

(8,3%)

2005

74

(51,4%)

12

(8,3%)

39

(27,1%)

19

(13,2%)

2006

64

(38,8%)

18

(10,9%)

42

(25,5%)

41

(24,8%)

2007

15

(6,1%)

2

(0,8%)

54

(21,9%)

176

(71,3%)

2008

16

(7,8%)

1

(0,5%)

52

(25,4%)

136

(66,3%)

 

Trong 12 tháng năm 2008, cả nước đã xảy ra 205 vụ ngộ độc thực phẩm lớn nhỏ làm 7.828 người mắc, số vụ ngộ độc thực phẩm có trên 30 người mắc là 55 vụ với số người mắc là 5.940 người và số người chết là 61 người. Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm trung bình là 9,1/100.000 dân, tỷ lệ chết là 0,07/100.000 dân/năm. Số người mắc tập trung trong các vụ ngộ độc xảy ra tại các bếp ăn tập thể, đám cưới/đám giỗ; số người chết tập trung ở các vụ ngộ độc tại các bếp ăn gia đình.

 

Bảng 3.So sánh số vụ ngộ độc thực phẩm trong khoảng thời gian từ 1/1-15/2

của 2 năm 2008 và 2009

 

TT

Chỉ số

Từ 01/01 -15/02/2008

Từ 01/01 - 15/02/2009

So sánh

(%)

1

Tổng số vụ

9

7

- 22,2

2

Tổng số mắc

247

194

-21,5

3

Tổng số tử vong

3

2

-33.3

4

Số vụ ≥ 30 người mắc

5

2

-60,0

5

Số vụ < 30 người mắc

4

5

+25,0

 

Trong khoảng thời gian từ 1/1 đến 15/2 của 2 năm 2008 và 2009 cho thấy: số vụ ngộ độc giảm 22,2%, số mắc giảm 21,5%, số vụ mắc trên 30 người giảm 60%.

Thống kê với 5 bệnh truyền qua thực phẩm (Tả, lỵ trực trùng, lỵ amip, tiêu chảy, thương hàn) từ năm 2000 - 2006, trong toàn quốc đã có 6.091.039 người mắc và 115 người chết (Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm, 2000 - 2006).

Tỷ lệ mắc bệnh giun sán trong cộng đồng rất cao, có hơn 60.000.000 người đang mang giun sán trong người. Bệnh sán lá gan lớn có ở 18 tỉnh, tỷ lệ nhiễm mầm bệnh trong cộng đồng dân cư có nơi tới 37% như Nam Định, Phú Yên. Bệnh sán lá gan nhỏ có ở 24 tỉnh, tỷ lệ nhiễm rất cao như Hà Tây (40%), Thanh Hóa (38%), Nam Định (37%), Ninh Bình (30%), Phú Yên (37%), Bình Định (30%). Bênh sán lá phổi có ở 8 tỉnh phía Bắc là Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn và Nghệ An với tỷ lệ tới 15%. Bệnh sán lá ruột có ở 11 tỉnh với khoảng 4.000 người mắc. Các bệnh giun đũa, giun xoắn, giun kim, bệnh ấu trùng sán, giun... còn phổ biến trong nhân dân (Báo cáo của Viện Sốt rét Ký sinh trùng và Côn trùng trung ương, 2006).

2.. Thực trạng quản lý VSATTP trong quá trình sản xuất lương thực, rau quả; trong nuôi trồng, khai thác thuỷ sản, trong chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm:

- Xây dựng các chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm:

Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương xây dựng và phát triển các Chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm, các mô hình vùng sản xuất an toàn (rau, chè); mô hình chăn nuôi an toàn. Đến hết năm 2008, đã có 43 tỉnh, thành phố trong cả nước tiến hành quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn (RAT). Diện tích RAT đạt khoảng 60 nghìn ha (bằng 8,5%) tổng diện tích rau cả nước (705 nghìn ha).Trong đó có 92 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT với diện tích 2.476 ha. Sản xuất chè an toàn đạt 1377 ha trên tổng số 41.751 ha, có 02 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chè an toàn với diện tích 75 ha. Diện tích sản xuất quả an toàn đạt 15.648 ha trên tổng số 74.942 ha. Một số mô hình sản xuất quả an toàn theo hướng GAP đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn EuropGAP như HTX Thanh Long - Hàm Thuận Nam, Bình Thuận; HTX Vú Sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang).

Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo việc giám sát ô nhiễm sinh học và tồn dư hóa chất trong nông sản thực phẩm trong khuôn khổDự án đảm bảo ATVSTP trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm và Dự án xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm do Canada tài trợđối với một số nông sản chủ lực: rau, quả, chè, thịt lợn, thịt gà.Bước đầu các hoạt động này đã được triển khai. Từ năm 2009 sẽ trở thành hoạt động thường xuyên để kịp thời phát hiện, cảnh báo và xử lý các trường hợp mất ATVSTP.

Hàng năm Bộ đều thực hiện giám sát có hiệu quả chất lượng, ATVSTP thủy sản (thông qua các Chương trình kiểm soát ATVS vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ, Chương trình kiểm soát dư lượng hoá chất độc hại trong thủy sản và sản phẩm thủy sản nuôi, Chương trình kiểm soát sản phẩm thủy sản sau thu hoạch). Phối hợp với Cơ quan vùng, Cơ quan địa phương kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo quy định những trường hợp vi phạm.

- Kiểm tra, thanh tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trên  rau, quả, chè:

+ Theo kết quả điều tra VSATTP trên rau, quả tại 04 tỉnh và thành phố (Hà Nội, Tiền Giang, Vĩnh Phúc, thành phố Hồ Chí Minh) trong Quý 3-4/2008 của Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (Bộ NN&PTNT): trong 154 mẫu rau cải, rau muống có 20 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt quá giới hạn cho phép (MRLs), chiếm 13%  tổng số mẫu; trong 60 mẫu nho, cam, táo có 3 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt quá  giới hạn cho phép và không phát hiện dư lượng thuốc BVTV cấm sử dụng edosulfan trong rau, quả.

Kết quả phân tích vi sinh vật trên 76 mẫu rau cho thấy: về ô nhiễm vi sinh vật chỉ điểm vệ sinh: 72 mẫu rau nhiễm Coliform vượt mức giới hạn cho phép (chiếm 94,7%) và 40 mẫu rau nhiễm E.Colivượt quá giới hạn cho phép (chiếm 52,63%); về ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh: 6 mẫu rau nhiễm Salmonella (chiếm 7,89% tổng số mẫu). Tất cả các mẫu đều không phát hiện Vibrio Cholera.

Về ô nhiễm nitrat: phát hiện dư lượng nitrat trên 100% mẫu rau lấy phân tích nhưng không vượt quá giới hạn cho phép.

Về dư lượng kim loại nặng:100% mẫu kiểm tra (trên tổng số 17 mẫu) có dư lượng đồng (Cu), 02 mẫu có dư lượng chì (Pb), 03 mẫu có dư lượng Asen (As). Không có mẫu nào có dư lượng kim loại nặng vượt quá giới hạn cho phép.

- Kiểm tra, thanh tra tình hình giết mổ, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật:

Hàng năm, Bộ NN&PTNT (Cục Thú y) đã chỉ đạo các Chi cục Thú y tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong vận chuyển, giết mổ, buôn bán, tiêu thụ động vật và sản phẩm động vật; quản lý và sử dụng thuốc thú y tại địa phương. Hướng dẫn các cơ sở thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại những khu vực có nguy cơ cao, chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, chế biến, các chợ, nơi tập trung buôn bán động vật và sản phẩm động vật; xử lý kiên quyết những trường hợp vi phạm về sử dụng kháng sinh, hoá chất cấm sử dụng, các loại thuốc kém chất lượng, thuốc giả, thuốc ngoài danh mục, các trường hợp vi phạm về nhãn hàng hoá.Riêng năm 2008, Chi Cục thú y vùng Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lao Cai phối hợp với hải quan, bộ đội Biên phòng và các Chi cục Kiểm dịch động vật cửa khẩu đã bắt giữ và xử lý 624 vụ buôn lậu qua biên giới, tiêu huỷ hơn 72 tấn sản phẩm động vật các loại, 75 ngàn quả trứng gia cầm, trên 82 ngàn gia cầm con.

Năm 2008, kiểm tra, phân tích 677 mẫu thuốc thú y tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong đó 623 mẫu thuốc thú y chiếm 92%, 24 lô vaccine, chiếm 8%. Kết quả phân tích chất lượng thuốc cho thấy: 100% mẫu vaccine đạt tiêu chuẩn nhưng chỉ có 89,9 - 91% số mẫu thuốc thú y đạt tiêu chuẩn, nhiều mẫu hoá được có hàm lượng thuốc âm tính. Bộ đã ra quyết định thu hồi thuốc thú y kém chất lượng và thông báo công khai trên mạng. Tỷ lệ thuốc thú y không đạt tiêu chuẩn chiếm 14,95% có giảm so  với năm 2007.

Về công tác quản lý giết mổ tập trung: một số tỉnh, thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã trở thành những điển hình trong quy hoạch, xây dựng cơ sở giết mổ tập trung để các địa phương học tập (Bình Phước, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình dương, bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Thừa Thiên Huế. Đặc biệt, TP.Hồ Chí Minh).Tuy nhiên vẫn còn nhiều tỉnh, thành phố đã xây dựng được các cơ sở giết mổ tập trung nhưng không duy trì hoạt động (Hà Nội, Hà Nam, Nam Định…) Công tác quy hoạch và duy trì các cơ sở giết mổ tập trung tại một số địa phương hoàn toàn bỏ ngỏ, nhiều chợ nội thành, nội thị vẫn bán gia cầm sống và giết mổ gia súc, gia cầm lậu làm lây lan dịch bệnh và không đảm bảo VSATTP. Số cơ sở giết mổ tập trung các tỉnh miền Bắc có chiều hướng giảm so với năm 2006 do dịch cúm gia cầm bùng phát. Tổng số cơ sở giết mổ lợn xuất khẩu là 20 cơ sở, chủ yếu xuất sang thị trường Hồng Kông và Malaysia. Theo đánh giá số lượng gia súc, gia cầm giết mổ trong năm 2008 được kiểm soát giết mổ chỉ chiếm tỷ lệ là 58,1%.

Theo kết quả điều tra của Dự án Xây dựng và kiểm soát chất lượng nông sản thực phẩm (Bộ NN&PTNT) tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh như sau:

- Tại Hà Nội:

Kết quả phân tích vi sinh vật cho thấy:

+ Về ô nhiễm vi sinh vật chỉ điểm vệ sinh (đánh giá mức độ đảm bảo vệ sinh của thực phẩm): trong số 72 mẫu thịt lợn có 28 mẫu có E.Colivượt quá giới hạn cho phép (chiếm 38,89%); trong số 72 mẫu thịt gà có 26 mẫu cóE.Colivượt quá giới hạn cho phép (chiếm 36,11%).

+ Về ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh: trong số 72 mẫu thịt lợn có 3 mẫu nhiễm Salmonella (chiếm 4,1%) và 4 mẫu nhiễm S.aureus vượt quá giới hạn cho phép (chiếm 5,5%); trong số 72 mẫu thịt gà có 6 mẫu nhiễm Salmonella (chiếm 8,3%) và 7 mẫu nhiễm S.aureus vượt quá giới hạn cho phép (chiếm 9,7%).

Kết quả phân tích hóa chất, kháng sinh cho thấy:

Trong số 72 mẫu thịt lợn phát hiện 1 mẫu có dư lượng chất cấm sử dụng Salbutamol (chiếm 1,38%), 8 mẫu phát hiện dư lượng chất cấm sử dụng Clenbuterol (chiếm 11,11%); trong số 72 mẫu thịt gà có 4 mẫu phát hiện dư lượng chất cấm sử dụng Salbutamol (chiếm 5,5%), 10 mẫu phát hiện dư lượng chất cấm sử dụng Clenbuterol (chiếm 13,89%).

- Tại thành phố Hồ Chí Minh:

Kết quả phân tích vi sinh vật cho thấy:

+ Về ô nhiễm vi sinh vật chỉ điểm vệ sinh (đánh giá mức độ đảm bảo vệ sinh của thực phẩm): trong số 69 mẫu thịt lợn có 54 mẫu có E.Colivượt quá giới hạn cho phép (chiếm 78,3%); trong số 69 mẫu thịt gà có 66 mẫu cóE.Colivượt quá giới hạn cho phép (chiếm 95,65%).

+ Về ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh: trong số 69 mẫu thịt lợn có 4 mẫu nhiễm Salmonella (chiếm 5,8%) và 37 mẫu nhiễm S.aureus vượt quá giới hạn cho phép (chiếm 53,6%); trong số 69 mẫu thịt gà có 6 mẫu nhiễm Salmonella (chiếm 8,69%) và 41 mẫu nhiễm S.aureus vượt quá giới hạn cho phép (chiếm 59,42%).

Kết quả phân tích hóa chất, kháng sinh cho thấy:

Trong số 69 mẫu thịt lợn phát hiện 10 mẫu có dư lượng chất cấm sử dụng Salbutamol (chiếm 14,5%), 1 mẫu phát hiện dư lượng chất cấm sử dụng Clenbuterol (chiếm 1,45%); trong số 69 mẫu thịt gà có 2 mẫu phát hiện dư lượng chất cấm sử dụng Salbutamol (chiếm 2,89%), 3 mẫu phát hiện dư lượng chất cấm sử dụng Clenbuterol (chiếm 4,3%).

3.. Thực trạng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong xuất, nhập khẩu:

Đối với thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu kiểm tra an toàn thực phẩm rất phức tạp. Hiện nay mới chỉ kiểm soát được đối với thực phẩm xuất nhập khẩu theo đường chính ngạch. Nhưng việc kiểm tra tại thực tế mới chỉ đạt được đối vớithực phẩm tập kết về địa bàn tỉnh, thành phố, không kiểm tra được khi kho tập kết hàng quá xa.Vấn đề thực phẩm qua biên giới, thực phẩm nhập lậu chưa kiểm soát được còn khá phổ biến như: rau quả, gia cầm, trứng, thủy sản, thịt và phủ tạng gia súc... Tại cửa khẩu Tân Thanh (tỉnh Lạng Sơn), mỗi ngày có tới trên 100 tấn hoa quả vào Việt Nam nhưng kiểm tra an toàn thực phẩm các loại hoa quả này hầu như không có.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ từ các đơn vị kiểm tra nhà nước về chất lượng VSATTP (8/12 đơn vị):

+ Tổng số lượng/lô thực phẩm đã qua kiểm tra nhà nước: 165.672.936,33 kg và 13.684 lô.

+ Số lượng/lô thực phẩm chức năng: 7.887.000,2432 kg và 106 lô.

+ Số lượng/lô phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nguyên liệu thực phẩm: 27.587.658,58 kg và 298 lô.

+ Số lượng/lô thực phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu: 116.963,46 kg và 32 lô.

Đối với hàng hóa thực phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu: Hàng hóa thực phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu chủ yếu là thủy sản, ngũ cốc, cà phê, thịt và một số loại rau quả được thực hiện kiểm tra chứng nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu theo quy định Việt Nam và yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Trong vòng 5 năm từ2004-2008, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thuộc Bộ NN&PTNT đã thực hiện kiểm tra, chứng nhận chất lượng, ATVS cho hơn 3.040 nghìn tấn thuỷ sản, trong đó, tập trung kiểm tra chứng nhận dư lượng kháng sinh cầm và hạn chế sử dụng, các vi sinh vật gây bệnh… theo yêu cầu các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật. Năm 2008 Cục Quản lý CL NLTSđã thực hiện kiểm tra, chứng nhận chất lượng, ATVS sản phẩm thủy sản theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu hoặc của khách hàng. Kết quả số lô hàng không đạt yêu cầu chiếm 2,6% tổng số lô hàng xuất khẩu, tăng so với năm 2007 (1%) do lượng hàng qua Cục kiểm tra, chứng nhận chất lượng đã tăng đáng kể (44%) so với năm 2007.Nhìn chung, chất lượng hàng hoá xuất khẩu qua kiểm tra được duy trì ổn định. Ngoài ra, Cục thường xuyên có sự trao đổi, hợp tác với các cơ quan thẩm quyền về VSATTP thủy sản các nước nhập khẩu thủy sản Việt Nam, cập nhật các quy định thị trường nhập khẩu cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, tích cực khai thông rào cản kỹ thuật của các thị trường.

Đối với hàng hóa thực phẩm nông lâm thủy sản nhập khẩu để chế biến làm thực phẩm:

Hàng năm 100% nguyên liệu thủy sản nhập khẩu để chế biến được Cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản kiểm tra theo quy định.Năm 2008, Cục Quản lý CL NLTS đã kiểm tra 3967 lô/ 102 503 tấn nguyên liệu thủy sản, phát hiện 14 lô/294 tấn không đạt yêu cầu về vi sinh và hóa chất kháng sinh và được xử lý theo quy định.Đối tượng nhập khẩu chủ yếu là nhóm cá và tôm đông lạnh phục vụ gia công, sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng và tái xuất (cá ngừ, cá kiếm, cá nhám, tôm sú, thẻ), chiếm 77,49%. Nguồn nhập từ nhiều vùng lãnh thổ, khu vực (Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN…).

Về kiểm dịch sản phẩm động vật tươi sống nhập khẩu, Bộ NN&PTNT (Cục Thú y) đã và đang duy trì theo quy định của Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm và thông lệ quốc tế.

4.. Thực trạng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến, kinh doanh thực phẩm:

- Việc cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm tại Cục ATVSTP:

 

Bảng 4.Số lượng Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm được cấp

 

Năm

Tổng số sản phẩm thực phẩm

Sản phẩm thực phẩm chức năng

2006

6.502

1.259

2007

9.364

778

2008

9.358

1.328

Tổng

25.224

3.365

 

Đây chỉ là con số thống kê tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Trên thực tế, số lượng sản phẩm thực phẩm lưu hành trên thị trường còn cao hơn do các doanh nghiệp chưa biết hoặc cố tình không thực hiện công bố tiêu chuẩn sản phẩm của mình, đặc biệt là một số doanh nghiệp chỉ nhập khẩu thực phẩm một lần.

Đối với thực phẩm chức năng, đây là một lĩnh vực rất khó khăn do chưa có sự thống nhất của quốc tế, khu vực và quốc gia về chính sách, quan niệm, tiêu chí, phương thức quản lý, cấp phép trong khi trách nhiệm hội nhập, thừa nhận lẫn nhau là bắt buộc. Vì thế nhiều sản phẩm rất khó xác định là thực phẩm hay dược phẩm để áp phương thức quản lý. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm nghiệm chưa đủ năng lực để xét nghiệm các hoạt chất sinh học của thực phẩm chức năng và hệ thống thanh tra chuyên ngành thực phẩm mỏng, chưa có đủ khả năng thanh tra sau công bố (hậu kiểm) vì thế tình trạng tuyên truyền, quảng cáo về thực phẩm chức năng còn chưa được thực hiện tốt, đặc biệt việc quảng cáo quá mức công dụng của thực phẩm chức năng và hoạt động bán hàng đa cấp, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

- Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm:

 

Bảng 5.Số lượng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP

 

Năm

Tổng số cơ sở

(Trung ương)

Tổng số cơ sở
(địa phương)

Ghi chú

2006

43 cơ sở

1.063 cơ sở

Số liệu của 8 tỉnh, thành phố b/c

2007

117 cơ sở

21.174 cơ sở

Số liệu của 58 tỉnh thành b/c

2008

172 cơ sở

17. 520 cơ sở

Số liệu của 41 tỉnh thành b/c

Tổng

332 cơ sở

49.757 cơ sở

 

 

Việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm mới được thực hiện bắt đầu từ năm 2006, do trước đó không có quy định về việc cấp giấy này. Bảng số liệu trên cho thấy, số lượng cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chưa cao 11,21% (50.089 cơ sở được cấp giấy chứng nhận trên tổng số 446.731 cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm trong cả nước) và chế độ báo của các địa phương chưa được thực hiện tốt.

5. Thực trạng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến và sử dụng thực phẩm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Tổ chức dịch vụ ăn uống giữa ca cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất có các hình thức sau: Công nhân tự mang thức ăn sẵn đến; Ra cơ sở ăn uống bên ngoài khu công nghiệp để ăn uống; ăn uống ngay tại căng tin bên trong khu công nghiệp để ăn uống (Chiếm số ít). Các doanh nghiệp trực tiếp hợp đồng với cơ sở chế biến thức ăn, cơ sở cung cấp dịch vụ thức ăn vào bán cho công nhân (Chiếm đa số).

Tại các khu công nghiệp, chế xuất: Lãnh đạo các nhà máy, xí nghiệp đã tổ chức bữa ăn cho công nhân ngay tại cơ sở (ăn chính, ăn phụ, ăn tăng ca) để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Một số chủ doanh nghiệp đã chỉ đạo một bộ phận có chức năng theo dõi, giám sát hoạt động cung cấp suất ăn ngay tại đơn vị nhằm đảm bảo cho bữa ăn của công nhân đủ cả chất và lượng. Các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đã được tăng cường thực hiện nhưng đang xuất hiện nhiều bất cập và trở thành một trong những vấn đề bức xúc của dư luận hiện nay.

 

Bảng 6.Ngộ độc thực phẩm tại Khu công nghiệp, khu chế xuất

 

Năm

Số vụ ngộ độc

Số vụ ngộ độc

Số người mắc

Số người chết

2004

7

905

0

2005

11

1.050

0

2006

22

3.252

0

2007

21

1.722

0

2008

32

3.589

1

Tổng

93

10.518

1

 

Ngộ độc thực phẩm tại khu công nghiệp, khu chế xuất thường xảy ra với số lượng người mắc rất lớn tuy nhiên hầu như không có tử vong. Chỉ riêng năm 2008 có 1 ca tử vong trên tổng số 3.589 người mắc.

6. Thực trạng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến và sử dụng thực phẩm tại các khu du lịch

Thực tế công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu du lịch còn nhiều bất cập và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm như:  Địa điểm, môi trường không đảm bảo yêu cầu; Nguồn gốc, chất lượng nguyên liệu thực phẩm không được kiểm soát; Thiếu nguồn nước sạch; Thiếu bàn chế biến; Thực phẩm sống chín để lẫn lộn, thiếu phương tiện bảo quản; Vệ sinh dụng cụ sử dụng cho khách không sạch; Thiếu dụng cụ thu gom rác. Nhiều cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đã được tăng cường như:

- Trung tâm y tế dự phòng hoặc Đội Y tế dự phòng đã xây dựng kế hoạch và phối hợp với Phòng Y tế, Trạm y tế xã/phường, Ban quản lý các khu du lịch triển khai các hoạt động: Tuyên truyền, giáo dục cho những người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm; Kiểm tra, giám sát định kỳ và thường xuyên trong mùa du lịch.

- Tại khu du lịch, dịch vụ ăn uống triển khai tương đối tốt trong các nhà hàng, khách sạn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ; nguồn gốc và bảo quản thực phẩm; chế biến và sử dụng.

7. Thực trạng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến và sử dụng thực phẩm tại các nhà hàng, khách sạn

Do có ý thức trong hoạt động kinh doanh nên ngay từ ban đầu nên các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đã được tăng cường triển khai và có nhiều kết quả khả quan. Trên cả hệ thống các nhà hàng, khách sạn đã có sự đầu tư cơ bản về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến. Hầu hết nhân viên phục vụ được đào tạo từ các trường lớp chuyên ngành. Vì vậy hoạt động chế biến, kinh doanh phục vụ ăn uống tại phần lớn các khách sạn, nhà hàng đã đảm bảo được các tiêu chí cơ bản theo yêu cầu; nguyên liệu mua có nguồn gốc; có sổ theo dõi, giám sát hàng ngày; sản phẩm chế biến ăn ngay; thức ăn lưu giữ, bảo quản đảm bảo nhiệt độ, hợp vệ sinh. Trong nhiều năm qua ít có các vụ ngộ độc thực phẩm tại các cơ sở khách sạn, nhà hàng. Tuy nhiên công tác chế biến, sử dụng thực phẩm tại khách sạn, nhà hàng còn một số tồn tại sau: Thực phẩm là đồ hộp lưu giữ lâu ngày đã hết hạn sử dụng nhưng vẫn sử dụng; sử dụng nhiều loại phụ gia thực phẩm, có loại không trong danh mục cho phép để chế biến thức ăn; sử dụng thực phẩm nhập khẩu mua trôi nổi trên thị trường, thiếu nhãn mác đảm bảo tính pháp lý.

8. Thực trạng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến và sử dụng thực phẩm tại các chợ đầu mối, siêu thị:

Công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đã được đẩy mạnh:

- Đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại cho người tiêu dùng. Tại các chợ xây dựng kiên cố, chợ trung tâm, các siêu thị đã có sự vào cuộc của Ban quản lý chợ, siêu thị. Có quy hoạch bố trí riêng các khu vực kinh doanh và dịch vụ ăn uống. Thực phẩm bày bán trên giá kệ, cách ly khỏi mặt đất, có khu vực giết mổ gia súc, gia cầm riêng.

- Tại các siêu thị: Nguồn cung cấp thực phẩm đảm bảo có địa chỉ và độ tin cậy về chất lượng; Thực phẩm các loại có đủ nhãn mác theo quy định và được luân chuyển thường xuyên để đảm bảo không quá hạn sử dụng, không bị hư hỏng biến chất; Có đủ các thiết bị bảo quản và thực hiện đúng chế độ bảo quản thực phẩm; Nhân viên hàng năm được tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và có ý thức trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ thực phẩm. Phần lớn các siêu thị đã được chứng nhận cở sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

9. Thực trạng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến và sử dụng thực phẩm tại các bếp ăn tập thể của cơ quan, trường học, bệnh viện.

Công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể của cơ quan, trường học, bệnh viện đã được đẩy mạnh:

- Đã có sự quan tâm, đầu tư trang thiết bị, dụng cụ, định mức suất ăn, định kỳ có kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở để đảm bảo bữa ăn an toàn cho người lao động, học sinh, sinh viên, bệnh nhân…

- Tại các trường học: Đã có sự phối, kết hợp của phòng Giáo dục, nhà trường và phụ huynh nên công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn tại các trường học đã được quan tâm. Trang thiết bị dụng cụ luôn được đầu tư, nâng cấp đảm bảo yêu cầu, nguồn thực phẩm được kiểm soát đến mức tối thiểu, bữa ăn được cải thiện thường xuyên, người tham gia chế biến thức ăn được tập huấn kiến thức hàng năm và luôn có ý thức trong quá trình chế biến. Đặc biệt khối bếp ăn tại các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học là mô hình bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tương đối hoàn thiện hơn so với khối doanh nghiệp, bệnh viện.

- Tại các bệnh viện: Căng tin, bếp ăn tại các bệnh viện là nơi cung cấp thực phẩm cho cán bộ công nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và người nhà liên tục trong ngày. Tuy nhiên công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại hầu hết các nhà ăn, căng tin đều chưa được các bệnh viện quan tâm. Các cơ sở phục vụ ăn uống tại đây thường không đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện dụng cụ chế biến và nhân viên phục vụ. Nhiều cơ sở nấu ăn tại bếp ăn, căng tin của bệnh viện chưa được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

10. Thực trạng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến và sử dụng thực phẩm tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố.

Công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố đã được quan tâm và triển khai mạnh mẽ đã có kết quả bước đầu:

- Đã triển khai mô hình phường điểm thức ăn đường phố ở các cấp độ khác nhau tại các tỉnh, thành phố trọng điểm và trên diện rộng trên toàn quốc 63 tỉnh.

+ Đã triển khai tại 9 tỉnh,thành phố trọng điểm năm 2008: Hà Nội, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hải Dương, Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà, Cần Thơ. Trung tâm y tế tỉnh, thành phố và các phường điểm đã xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động điều tra ban đầu, tập huấn, kiểm tra, giám sát và cấp Giấy chứng nhận cơ sở thức ăn đường phố đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Kết quả đã cấp Giấy chứng nhận được 543/2.189 cơ sở (24,8%).

+ Tính đến ngày 31/12/2008, toàn quốc có 48 tỉnh có báo cáo xây dựng phường điểm vệ sinh an toàn thực phẩm thức ăn đường phố với 665 phường, trong đó có 9.566/57.894 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (16,5%).

Kết quả giám sát thức ăn đường phố 2005 - 2008 :

- Vệ sinh dụng cụ (Tinh bột): 8.652 mẫu, tỷ lệ đạt yêu cầu: 77,1%

- Chất lượng nước sôi (Độ sôi): 2.822 mẫu, tỷ lệ đạt yêu cầu: 89,0%

- Hoá chất thực phẩm:

+ Hàn the: 1.232 mẫu, tỷ lệ đạt yêu cầu: 75,4%

+ Phocmol: 130 mẫu, tỷ lệ đạt yêu cầu: 94,7%

+ A xít vô cơ trong dấm: 1.533 mẫu, tỷ lệ đạt yêu cầu: 92,3%

Không có giám sát về ô nhiễm vi sinh vật tại các mô hình điểm thức ăn đường phố.

 

Bảng 7.Tình hình ngộ độc thực phẩm thức ăn đường phố

 

Năm

Số vụ ngộ độc

Số vụ ngộ độc

Số người mắc

Số người chết

2004

36

732

2

2005

28

332

0

2006

21

722

3

2007

17

257

0

2008

11

218

2

Tổng số

113

2.261

7

 

III. VIỆC CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH CỦA CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, UBND CẤP TỈNH, ĐẦU TƯ KINH PHÍ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VSATTP

1. Việc chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các bộ, UBND cấp tỉnh.

a) Tổ chức thực hiện Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh An toàn thực phẩm:

- Chính phủ đã tích cực chỉ đạo các Bộ ngành thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm và trách nhiệm trong phòng ngừa, khắc phục Ngộ độc thực phẩm

- Nhận thấy sự bất cập về mặt tổ chức và trước tình hình cấp bách về thực trạng ATTP ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2008/NĐ-CPngày 18/7/2008 quy định hệ thống tổ chức, quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm VSATTP và Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg về triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm VSATTP.

b) Tổ chức thực hiện Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm VSATTP

- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao với tư cách là thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành; tăng cường kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Văn phòng Chính phủ tổ chức thành công 2 Hội nghị toàn quốc về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã chủ trì Hội nghị và chỉ đạo Ban Chỉ đạo liên ngành trong thời gian tới cần tập trung giải quyết 3 nhóm vấn đề: (1) Đảm bảo chất lượng hàng hóa; (2) Công tác quản lý nhà nước; (3) Tuyên truyền, giáo dục, vận động nhằm nâng cao nhận thức về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã hoàn thiện Quyết định kiện toàn và Quy chế hoạt động Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm, trình Thủ tướng Chính phủ sau khi xin ý kiến góp ý của các Bộ liên quan.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tăng cường kiểm soát việc trồng trọt và chăn nuôi: sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y... và chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương phát triển chăn nuôi tập trung và chăn nuôi có kiểm soát. Bên cạnh đó, tăng cường kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm; thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về VSATTP để kiểm tra việc buôn bán các sản phẩm động vật qua biên giới; năm 2008 đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành tổ chức “Năm chất lượng nông, lâm, thủy sản vật tư nông nghiệp và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm” theo Chỉ thị 56/CT-BNN-KHCN.

- Bộ NN và PTNT phối hợp với Bộ Y tế triển khai công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó trọng tâm là hoàn thiện cơ chế kiểm soát chất lượng, ATVSTP; tổ chức các chương trình truyền thông và phối hợp tổ chức Chương trình hành động “Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội”.

- Bộ Công thương phối hợp với Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm, đôn đốc, chỉ đạo các cơ sở có quy mô 30 suất/bữa trở lên chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo không để xảy ra ngộ độc tập thể tại các bếp ăn công nghiệp. Chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, Trường học trực thuộc Bộ có bếp ăn tập thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn chặn triệt để ngộ độc thực phẩm. Lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty và Công ty đã  thực hiện tốt công tác điều hành các đơn vị thành viên tuân thủ VSATTP như: thành lập các Ban/ Tổ kiểm soát CLVSATTP bếp ăn công nghiệp, ban hành văn bản qui định định mức suất ăn công nghiệp, đầu tư trang thiết bị hiện đại chế biến thực phẩm (máy ozon, máy lọc nước, nồi cơm dùng hơi, lò nướng bánh tự động…), đào tạo kiến thức và khám sức khoẻ định kỳ cho người chế biến. Nhờ vậy, hầu hết bếp ăn tập thể ngành khai thác than-khoáng sản, đóng tàu, dệt may, sản xuất phân bón, da giày…phục vụ hàng ngàn công nhân một ngày đã không để xảy ra ngộ độc tập thể.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục về công tác đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Liên ngành và của ngành giáo dục, các kiến thức khoa học, các hoạt động của ngành giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Bộ Tài chính đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông, và các cơ quan liên quan triển khai các biện pháp tăng cường quản lý, kiểm soát việc nhập khẩu thực phẩm, vật tư phục vụ chăn nuôi, trồng trọt, chế biến, bảo quản thực phẩm.

- Lực lượng điều tra chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) phối hợp với các lực lượng thuộc Ban 127 của Chính phủ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm minh các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới các loại thực phẩm.

- Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan bắt đầu xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn quốc gia và các Quy chuẩn quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; tăng cường công tác đào tạo, công nhận và chứng nhận ISO, HACCP cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm ở quy mô công nghiệp. Nhưng hiện nay mới có dưới 100 doanh nghiệp trong tổng số gần 4000 doanh nghiệp ở Việt Nam được cấp các chứng chỉ ISO, HACCP.

- UBND các cấp đã nhanh chóng triển khai Nghị định số 79 của Chính phủ. Đến nay đã có 9 tỉnh thành lập Chi cục ATVSTP thuộc Sở Y tế, các tỉnh còn lại đều đã có kế hoạch và sẽ có quyết định thành lập trong quý I/2009. Tất cả các địa phương đều tổ chức các đoàn liên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra các cơ sở chế biến thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

c)Tổ chức thực hiện Quyết định 43/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm an toàn thực phẩm cho đến năm 2010

- Hng năm, Bộ Y tế phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2008, nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường sự phối hợp liên ngành để làm tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thức ăn đường phố; triển khai Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2008.

- Thực hiện Quyết định 149/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đã chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình và các Ban Điều hành Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn đến năm 2010. Trên cơ sở đó,Ban Chủ nhiệmChương trình đã phê duyệt các dự án thuộc Chương trình để triển khai thực hiện theo các nội dung đã được phê duyệt.

2. Đầu tư và sử dụng ngân sách cho công tác quản lý chất lượng VSATTP:

Bắt đầu từ năm 2001, Dự án bảo đảm chất lượng VSATTP là một trong số các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS. Tuy nhiên, do tầm quan trọng của công tác quản lý VSATTP, từ năm 2007 Dự án đã được nâng lên thành một Chương trình mục tiêu quốc gia độc lập gồm 6 dự án với mức đầu tư lớn hơn, đáp ứng nhu cầu quản lý. Mỗi dự án được triển khai với nhiều hoạt động mang tính đặc thù nhằm đạt được mục tiêu cụ thể của từng dự án và mục tiêu chung của Chương trình, đó là bảo đảm VSATTP phục vụ tiêu dùng, góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Kinh phí cho công tác quản lý VSATTP từ năm 2004- 2008 (Biểu số 5): Kinh phí đầu tư cho ATVSTP còn quá hạn hẹp. Tổng kinh phí đầu tư cho giai đoạn 5 năm là: 329 tỷ đồng, trong đó trung ương là 142.589 triệu đồng và địa phương là 186.411 triệu đồng. Tính đến năm 2008, mức đầu tư mới đạt 1.100đ/người dân/năm, chỉ bằng 1/15 mức đầu tư của Thái Lan cho công tác ATVSTP.

3. Tổ chức bộ máy, năng lực thực thi pháp luật về quản lý chất lượng VSATTP hiện nay của hệ thống cơ quan quản lý(Biểu số 6 và Biểu số 7)

a) Giai đoạn trước khiban hành Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008 của Chính phủ quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm

Về tổ chức:

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP còn nhiều bất cập, chưa có hệ thống quản lý chuyên ngành thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

+) Trung ương:

Tại Bộ Y tế:

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm được thành lập theo Quyết định số 14/1999/QĐ-TTg ngày 04/02/1999 của Thủ tướng Chính phủ, là tổ chức trực thuộc Bộ Y tế, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chỉ đạo, điều hành các hoạt động chuyên môn về VSATTP trong phạm vi cả nước với biên chế là 60 người.

Tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản được giao là đầu mối quản lý ATVSTP của Bộ.

Tại các Bộ khác:

Công tác quản lý VSATTP giao cho một Vụ hoặc Cục (Vụ Khoa học công nghệ, Cục Quản lý thị trường) làm đầu mối giúp lãnh đạo Bộ triển khai các hoạt động đảm bảo VSATTP trong phạm vi được phân công trong Bộ.

+) Địa phương:

Tuyến tỉnh: Công tác quản lý VSATTP được thực hiện theo Quyết định 12/2006/QĐ-BYT ngày 09/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Quy chế phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham gia quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Phòng Nghiệp vụ Y (thuộc Sở Y tế) được giao nhiệm vụ làm đầu mối giúp Giám đốc Sở Y tế quản lý VSATTP, nhưng trên thực tế trung bình mỗi tỉnh chỉ có 0,5 người cho hoạt động này. Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm (thuộc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh, thành phố) là cơ quan chuyên môn kỹ thuật giúp Giám đốc Sở Y tế quản lý nhà nước về lĩnh vực VSATTP trên địa bàn tỉnh, với biên chế từ 4-5 người(Theo Báo cáo Hội nghị toàn quốc về công tác bảo đảm VSATTP ngày 10/01/2007).

Tuyến quận/huyện:Chưa có cơ quan nào được giao chức năng quản lý về VSATTP, trung bình mỗi quận/huyện có 0,9 người được phân công triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn về VSATTP trên địa bàn.

Tuyến xã/phường: Không được giao chức năngquản lý về VSATTP. Trạm y tế xã/phường chỉ có từ 0,5-1 người được phân công giúp UBND xã và phòng Y tế tham gia quản lý nhà nước về lĩnh vực VSATTP trên địa bànxã, phường, thị trấn.

Về biên chế:

 

Bảng 8.Nhân lực làm công tác VSATTP ở các tuyến

(Theo Báo cáo Hội nghị toàn quốc về công tác bảo đảm VSATTP ngày 10/01/2007)

 

Tuyến

Tổng biên chế trung bình (người)

Biên chế cho quản lý VSATTP (người)

TUYẾN TỈNH:

- Phòng nghiệp vụ y

- Thanh tra

- Khoa VSATTP

- Khoa xét nghiệm

 

3,9

2,8

4,3

6,4

 

0,5

0,5

2,9

3,2

TUYẾN HUYỆN

- Phòng y tế

- Trung tâm y tế dự phòng

(Đội y tế dự phòng)

 

2,6

8,9

 

0,3

0,9

TUYẾN XÃ:

- Trạm y tế

 

4,1

 

0,5

 

Không chỉ thiếu về hệ thống tổ chức, mà biên chế cán bộ làm chuyên trách về VSATTP ở các tuyến vẫn còn rất thiếu về số lượng. Kết quả điều tra năm 2006 cho thấy, nhân lực trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quản lý VSATTP ở các tuyến còn quá ít ỏi, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ: Phòng nghiệp vụ y của Sở Y tế được giao nhiệm vụ kiêm nhiệm quản lý VSATTP trung bình chỉ có 0,5 người ở 1 tỉnh có từ 1 đến 5 triệu dân với khoảng 1.000 đến 20.000 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm. Khoa VSATTP trung bình có 2,9 người, Khoa xét nghiệm có 3,2 người. Ở các tuyến huyện và tuyến xã, nhân lực càng ít hơn nhiều: Phòng Y tế huyện có 0,3 người; Trung tâm YTDP huyện có 0,9 người; Trạm y tế xã có 0,5 người. Chưa có tổ chức hệ thống thanh tra chuyên ngành VSATTP, thanh tra y tế làm kiêm nhiệm thanh tra chuyên ngành ATTP mới có 0,5 người trên mỗi tỉnh là quá ít ỏi. Trong khi đó, thanh tra chuyên ngành ATTP ở các nước rất được chú trọng phát triển: Trung quốc có 50.000 thanh tra chuyên ngành ATTP, Băng cốc - Thái Lan có 5.000 thanh tra chuyên ngành ATTP.

Mặc dù trong các năm qua, hệ thống kiểm nghiệm ATTP đã được quan tâm đầu tư, song so với yêu cầu còn quá hạn chế. Ở các nước trong khu vực, mỗi tỉnh có 1 Viện kiểm nghiệm thực phẩm. Song ở nước ta, tổng số 64 Trung tâm Y tế dự phòng có 64 labô xét nghiệm phục vụ cho công tác ATTP, mới chỉ có 16 labô có máy sắc ký lỏng. Năng lực xét nghiệm các chỉ tiêu về hoá chất, kháng sinh, hocmôn, độc tố còn rất hạn chế.

b) Từ khiban hành Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008 của Chính phủ quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm đến nay

Hiện nay, các Bộ cũng như các địa phương đã và đang triển khai Nghị định  theo mô hình như sau:

- Hệ thống cơ quan quản lý:

+ Tại Trung ương:

Mô hình quản lý tại Trung ương hầu như không có nhiều thay đổi so với trước khi có Nghị định 79, chỉ có số lượng cán bộ được tăng lên.

+ Tại địa phương:

Tuyến tỉnh: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế được thành lập để phối hợp với các Sở chuyên ngành Nông nghiệp, công thương, Tài nguyên và Môi trường đảm nhiệm công tác quản lý ATVSTTP ở địa phương.

Tuyến quận/huyện: không có thay đổi so với thời gian trước khi có Nghị định 79

- Hệ thống thanh tra:

+ Tại Trung ương:

Thanh tra VSATTP trong ngành y tế: Thanh tra thuộc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Thanh tra VSATTP trong ngành nông nghiệp và PTNT: Thanh tra thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản

+ Tại địa phương:

Thanh tra VSATTP thuộc Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và  Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản

- Hệ thống kiểm nghiệm:

+ Bộ Y tế: Viện kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia, các trung tâm kiểm nghiệm ATVSTP khu vực và Trung tâm YTDP 63 tỉnh/thành phố.

+ Bộ Nông nghiệp và PTNT: có 6 Trung tâm Chất lượng Nông lâm thuỷ sản, 2 trung tâm Kiểm định thuốc BVTV, 2 trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y, 2 trung tâm kiểm tra vệ sinh thú y, các cơ quan thú y vùng, hệ thống 17 trạm kiểm dịch động vật xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu, cảng, sân bay quốc tế va 3 viện và phân viện chăn nuôi.

IV.CÔNG TÁC GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG, PHỔ BIẾN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VSATTP; QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO:

1. Công tác giáo dục, tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và phổ biến kiến thức cho cộng đồng:

Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về VSATTP luôn được đặt ở vị trí quan tọng trong công tác quản lý nhà nước về VSATTP và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Những hoạt động truyền thông được ghi nhận có nội dung và hình thức phong phú, đa dạng và có hiệu quả cao:

- Xây dựng chủ đề khác nhau cho từng năm để tuyên truyền VSATTP dựa trên những vấn đề bức xúc, nội cộm và nhạy cảm trong công tác bảo đảm chất lượng VSATTP (Phụ lục 1) và từ đó xuất bản các ấn phẩm truyền thông theo các chủ đề (xem phụ lục 2)

- Huy động các kênh truyền thông và các lực lượng truyền thông: hướng dẫn, định hướng các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, đài Tiếng Nói Việt Nam, các báo viết tăng cường truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm với các phóng sự, chuyên đề, tin bài có nội dung chất lượng cao, đặc biệt là đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền trong các dịp cao điểm như “Tháng hành động”, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh dịch lây qua đường tiêu hoá trong mùa hè, mùa bão lụt, tết Trung thu, tết Nguyên đán: Đài truyền hình Trung ương đã phát tổng số 543 tin bài với số lần phát là 1.238 lần và 1.043 lần phát thông điệp về VSATTP; Đài phát thanh và truyền hình địa phương đã phát 99.633 lần các tin liên quan đến ATTP; Báo viết Trung ương (48 báo) đã đăng 32.005 tin, bài và báo viết địa phương (29 báo) đã đăng 2.411 tin bài về ATTP trong giai đoạn 5 năm từ 2004-2008 (xem phụ lục 3).

- Ngoài ra còn phối hợp với các hội, các tổ chức như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Trung ương đoàn thanh niên tổ chức các buổi nói chuyện, thi tìm hiểu kiến thức VSATTP, thi viết bài về VSATTP thi vẽ tranh, thi các đội tuyên truyền ATTP, các chương trình giao lưu về VSATTP (xem phụ lục 4) ; phối hợp với các Trường đại học tổ chức các lớp đào tạo chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm, các lớp tập huấn, hội thảo khác  (xem phụ lục 4)

- Kể từ năm 2006 đã xây dựng trang web của Cục ATVSTP: www.vfa.gov.vn nhằm giới thiệu về Cục, đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về VSATTP, các thông tin về ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm thực phẩm và các nghiên cứu khoa học về VSATTP của Việt Nam và thế giới.

-Bộ NN và PTNT cũng đã ký kết chương trình hợp tác với đài truyền hình Việt Nam và thành lập Ban biên tập chương trình “Từ trang trại đến mâm cơm” nhằm phổ biến giáo dục thường xuyên kiến thức đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trên kênh O2 TV của Đài truyền hình Việt Nam với dung lượng phát sóng hàng ngày và hàng tuần.

Ngoài ra Bộ đã tổ chức 2304 lớp tập huấn về sản xuất rau, chè an toàn, kiểm soát giống cây trồng, thuốc BVTV, phân bón cho 90 760 lượt cán bộ, người sản xuất, kinh doanh và nông dân; tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ cho 797 người về kiểm định chất lượng giống cây trồng, phân bón; tổ chức 17 lớp tập huấn về các yêu cầu vệ sinh thú y trong buôn bán động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ cho 650 cán bộ, kiểm dịch viên; tổ chức 515 lớp về nuôi trồng thuỷ sản cho 25.750 học viên; 33 lớp tập huấn cho cơ quan địa phương về HACCP, nghiệp vụ kiểm tra điều kiện đảm bảo ATVS cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản trước chế biến cho 1500 lượt người; 02 khóa về kỹ thuật phân tích kháng sinh cấm trên ELISA cho 45 học viên; 02 lớp về kỹ thuật xét nghiệm bệnh cho hơn 400 học viên là cán bộ quản lý chất lượng, thú y thủy sản của các Trung tâm CL, ATVS&TYTS vùng, cơ quan địa phương, doanh nghiệp.Tổ chức Phiên chợ giống cây trồng, vật nuôi và vật tư thiết bị nông nghiệp năm 2008,Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Agroviet 2008.

Các Sở NN&PTNT đã phối hợp với Đài phát thanh, truyền hình địa phương tuyên truyền khá thường xuyên về công tác đảm bảo ATVSTP, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, các mô hình sản xuất rau, quả, chè, quy trình chăn nuôi an toàn.

- Bộ KH&CN đã tổ chức phổ biến, triển khai thực hiện và hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các quy định Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá tới các đối tuợng áp dụng của Luật;

2. Công tác quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng:

- Hiện nay việc quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT-BYT-BVHTT, Nghị định 21/2006/NĐ-CP ngày 27/02/2006 về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo.

- Đa số việc thực hiện quảng cáo trên Truyền hình Trung ương và một số báo chính đã quản lý và giám sát được, tuy nhiên vẫn có hiện tượng doanh nghiệp đăng quảng cáo trên các báo khi chưa có giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo của cơ quan y tế.

- Việc in và phân phát tờ rơi, thực hiện quảng cáo trên đài Truyền hình địa phương vẫn còn rất nhiều trường hợp doanh nghiệp tự in tài liệu, tự phát tán mà không có sự thẩm định nội dung của cơ quan y tế.

- Việc quy định về tổ chức hội thảo, giới thiệu sản phẩm hội chợ chuyên về thực phẩm, đào tạo nhân viên bán hàng đa cấp kết hợp với hướng dẫn sản phẩm: hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn quản lý dẫn đến một số doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp bán hàng đa cấp hay lợi dụng tổ chức để quảng bá không đúng về tác dụng của sản phẩm.

- Tổng số Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thực phẩm đã cấp 3.033 cho 1.867 hồ sơ, trong đó 845 giấy được cấp cho thực phẩm chức năng: (Xem phụ lục 5)

c) Đánh giá về nhận thức, nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm, hàng 3.a và dịch vụ trong lĩnh vực VSATTP.

Nhận thức của các nhóm đối tượng về VSATTP qua các năm đã tăng lên đáng kể từ năm 2001 đến 2008, tuy nhiên đến năm 2008 hầu hết các nhóm đối tượng trừ người quản lý, lãnh đạo vẫn có nhận thức đúng về an toàn thực phẩm tương đối thấp xấp xỉ 50%.

 

Bảng 8.Nhận thức của các nhóm đối tượng về VSATTP qua các năm

 

TT

Nhóm đối tượng

2001

(%)

2005

(%)

2007

(%)

2008

(%)

1

Người sản xuất thực phẩm

31,1

47,8

53,8

55,7

2

Người kinh doanh thực phẩm

31,8

38,6

46,2

49,4

3

Người quản lý, lãnh đạo

 

 

 

87,6%

4

Người tiêu dùng

22,6

38,3

45,9

48,6

 

V. VIỆC KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VSATTP:

1. Số đoàn kiểm tra hằng tháng, hằng năm(Biểu số 8)

2. Số vụ việc vi phạm, số vụ việc đã xử lý(Biểu số 8)

Qua thanh, kiểm tra năm 2008, các cơ sở chủ yếu vi phạm các nội dung sau:

- Vệ sinh cơ sở, vệ sinh dụng cụ không đảm bảo, tỷ lệ cơ sở không đạt chiếm khoảng 30%

- Vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn sản phẩm khoảng 30%

- Vi phạm về không tổ chức học tập kiến thức VSATTP cho người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chiếm từ 30%-35%

- Chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP chiếm khoảng 90%

- Ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định từ 10-30%

- Vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm, nhất là thực phẩm chức năng còn khá phổ biến.

- Sử dụng hàn the, phẩm màu ngoài danh mục cho phép trong chế biến thực phẩm

Ngoài ra còn có một số hành vi vi phạm khác cũng tương đối phổ biến như sau:

+ Kinh doanh thực phẩm quá hạn, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa

+ Sử dụng phương tiện bị ô nhiễm để vận chuyển thực phẩm

+ Kinh doanh thực phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh (vi sinh vật, hóa chất, nấm mốc)

+ Nhập khẩu hoa quả không đạt tiêu chuẩn

+ Nhập lậu gia súc, sản phẩm gia súc, thuốc thú y, phụ gia thực phẩm qua biên giới.

3. Chế tài xử lý vi phạm:

Qua báo cáo của các địa phương cho thấy, hầu hết các đoàn thanh tra, kiểm tra đã kịp thời phát hiện, nhắc nhở và kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, đồng thời kiến nghị các biện pháp khắc phục nhằm duy trì tốt việc thực hiện những quy định của nhà nước về đảm bảo chất lượng VSATTP, thu hồi và  tiêu hủy nhiều mặt hàng không đảm bảo chất lượng VSATTP: bánh kẹo, hạt dưa, sữa, giò, nước giải khát.

VI. XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VSATTP

Muốn có thực phẩm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn cần phải tác động đến toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”. Xã hội hóa công tác quản lý chất lượng VSATTP là một trong những phương châm chủ yếu bảo đảm chất lượng VSATTP, trong đó Lãnh đạo và Chính quyền các cấp, các đơn vị phải là người chủ trì. Xã hội hóa bao gồm sự phối hợp hoạt động liên ngành và sự tham gia của cả cộng đồng vì CLVSATTP. Đây là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các ngành, các cơ quan, đoàn thể quần chúng.

1. Hiện trạng việc xã hội hóa trong quản lý chất lượng VSATTP:

Trong những năm vừa qua, thực hiện khoản 2 Điều 43 Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm và Điều 21 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh VSATTP, Bộ Y tế đã chủ trì, phối hợp triển khai tốt các hoạt động liên ngành:

- Đã phân công, phân nhiệm cụ thể giữa các Bộ ngành thông qua 05  Thông tư liên tịch với các Bộ: Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Văn hoá-Thông tin. Sự phân công này phù hợp nguyên tắc quản lý và thông lệ quốc tế: Khi một sản phẩm chưa là thực phẩm thì do các Bộ quản lý chuyên ngành thực hiện, khi là thực phẩm thì do Bộ Y tế quản lý và sự “bàn giao” của 2 giai đoạn này là Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm hoặc bản chứng nhận sản phẩm.

- Thành lập Ban chỉ đạo liên ngành và Tổ công tác liên ngành bao gồm 8 cơ quan, bao gồm 7 Vụ/Cục liên quan của các Bộ nhằm duy trì các hoạt động thường xuyên, liên tục. Tổ công tác liên ngành duy trì giao ban định kỳ 03 tháng/lần cùng với các cuộc họp đột xuất… Hoạt động này thực sự đã tạo sức mạnh tổng hợp và có kết quả rất tốt trong các việc sau:

- Thống nhất thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành đã khắc phục được tình trạng chồng chéo trong thanh, kiểm tra trong nhiều năm qua.

- Tăng cường công tác trao đổi thông tin giữa các Bộ

- Thống nhất kế hoạch hành động, cũng như tổ chức các chiến dịch cao điểm về tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra ATTP.

- Huy động được các tổ chức đoàn thể, chính trị-xã hội tham gia công tác tuyên truyền, giám sát ATTP, như là: Hội Phụ nữ, Thanh niên, Mặt trận tổ quốc, Hội Nông dân, Cựu chiến binh, Chữ thập đỏ… Các hoạt động này đã tạo thành phong trào và đi vào nề nếp, hàng năm có kế hoạch tổ chức triển khai và đánh giá tổng kết. Các hoạt động liên ngành đã tạo thành hệ thống quản lý toàn bộ từ “trang trại đến bàn ăn” và đặc biệt tạo thành phong trào và thực hiện xã hội hoá công tác bảo đảm ATTP.

Trong 5 năm (2001-2006), đã tổ chức được 438 mô hình điểm thức ăn đường phố, 140 mô hình điểm truyền thông cộng đồng thay đổi tập quán lạc hậu phòng ngừa NĐTP, 93 mô hình làng văn hoá sức khoẻ phòng ngừa NĐTP, 28 mô hình trường học bảo đảm ATTP, 25 mô hình trồng rau an toàn, 2 mô hình chăn nuôi an toàn.

2. Vai trò, trách nhiệm của các Hội, Hiệp hội sản xuất, kinh doanh thực phẩm

- Nghiên cứu, phát triển, áp dụng công nghệ mới nhằm sản xuất ra những sản phẩm đảm bảo chất lượng VSATP.

- Tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các quy định của pháp luật liên quan đến VSATTP

- Phổ biến các VBQPPL về VSATTP cho các doanh nghiệp thành viên

- Là cầu nối để truyền đạt những kiến nghị của thành viên đến các cơ quan quản lý nhà nước.

3. Vai trò, trách nhiệm của các hội, hiệp hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm:

- Chủ động giám sát và cung cấp các thông tin phản ánh của người tiêu dùng cho các cơ quan chức năng liên quan đến VSATTP.

- Tham gia tuyên truyền, phổ biến các VBQPPL về VSATTP cho người tiêu dùng

4. Vai trò của khu vực tư nhân trong quản lý chất lượng VSATTP:

- Xây dựng các phòng kiểm nghiệm và tham gia kiểm soát chất lượng VSATTP.

B. ĐÁNH GIÁ

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Công tác quản lý từ 2004 - 2008:

-  Có thể nói, cho đến nay Việt Nam đã hình thành được hành lang pháp lý để kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm từ “trang trại đến bàn ăn” và bước đầu đã xây dựng được hệ thống pháp luật cho công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm  hài hòa với khu vực và thế giới:

+ Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành năm 2003 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên điều chỉnh tổng thể các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta, là cơ sở để các Bộ, ngành cùng phối hợp xây dựng các thông tư liên tịch nhằm tăng cường việc chỉ đạo thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm một cách thống nhất trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm, xây dựng các qui trình kỹ thuật kiểm nghiệm, xây dựng và ban hành một số tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Ngành để các địa phương áp dụng.

+ Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, sửa đổi, bổ sung thường xuyên và liên tục cho phù hợp với các văn bản qui phạm pháp luật khác. Văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm ban hành bước đầu phù hợp sự phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp quy luật khách quan trong hội nhập khu vực và quốc tế.

- Đã hình thành tổ chức quản lý chuyên ngành về ATTP ở Việt Nam, đặc biệt thành lập được hệ thống thanh tra chuyên ngành VSATTP tại Trung ương và tuyến tỉnh và hệ thống kiểm nghiệm CLVSATTP ở trung ương và khu vực.

- Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về VSATTP Trung ương do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Điều này sẽ giúp cho Ban Chỉ đạo liên ngành TW làm việc có hiệu lực và hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.

- Có sự phân công cụ thể, rõ ràng về nhiệm vụ giữa các Bộ, ngành. Sự phân công này phù hợp với nguyên tắc quản lý và thông lệ quốc tế.

- Từ năm 2007, Dự án ATTP được nâng lên thành một Chương trình mục tiêu quốc gia độc lập với 06 dự án và ngân sách trung bình khoảng 100 tỷ đồng/năm để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và mục tiêu của chương trình trong giai đoạn 2006 đến 2010.

- Công tác hợp tác quốc tế đã được đẩy mạnh: kết hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế như FAO, WHO trong giải quyết các vụ việc mới phát sinh về VSATTP.

2. Công tác giáo dục truyền thông:

- Với chức năng là Bộ quản lý nhà nước về ATTP, Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan thông tin báo chí... tổ chức giáo dục, tuyên truyền với nhiều hình thức và nội dung khác nhau. Nhờ đó, các cán bộ làm công tác y tế, khoa học công nghệ, nông nghiệp, giáo dục, công an, quân đội, thương mại, các tổ chức quần chúng như phụ nữ, nông dân, thanh niên, cựu chiến binh... có thêm hiểu biết về ATTP để tiếp tục tuyên truyền vận động trong ngành, trong tổ chức của mình ngày càng sâu rộng và có hiệu quả hơn.

- Duy trì họp công tác viên báo chí đều đặn 3 tháng một lần để định hướng nội dung tuyên truyền trong 3 tháng tới. Tại trung ương có 48 báo trung ương và Bộ, ngành tham gia tuyên truyền VSATTP với 32.005 tin bài và 64 tờ báo địa phương với 2.411 tin bài trong giai đoạn 5 năm từ 2004-2008.

- Nhờ đẩy mạnh các hoạt động giáo dục truyền thông, nhận thức của cộng đồng về vấn đề ATTP đã có sự chuyển biến tích cực từ năm 2005 đến 2008 như sau

+ Người sản xuất thực phẩm:  tăng từ  47,8%  lên 55,7%

+ Người kinh doanh thực phẩm: tăng từ 38,6% lên 49,4%

+ Người tiêu dùng: tăng từ 38,3% lên 48,6%

3. Công tác thanh kiểm tra:

- Công tác kiểm tra, giám sát ATTP đã được tăng cường và đi vào hoạt động nề nếp từ Trung ương đến địa phương. Các địa phương đã có kế hoạch chủ động từ đầu năm và có tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện được.

- Từ năm 2004-2008 đã tiến hành được 1.494.411 lượt thanh, kiểm tra các cơ sở trên toàn quốc, trung bình mỗi năm tiến hành được 298.882,2 lượt thanh, kiểm tra.

4. Công tác kiểm nghiệm:

- Dựa trên điều kiện hệ thống và cơ sở vật chất sẵn có, Bộ Y tế đang tích cực xây dựng hệ thống kiểm nghiệm VSATTP từ Trung ương đến địa phương dựa trên cơ sở vật chất và con người sẵn có, trong đó đặc biệt lưu ý công tác đào tạo và chuẩn hóa kỹ thuật kiểm nghiệm ATTP:

+ Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia

+ Các trung tâm kiểm nghiệm ATVSTP khu vực

+ Các labo thuộc Trung tâm YTDP các tỉnh/thành phố.

- Thủ tướng Chính phủ  đã ký quyết định thành lập Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia và Bộ Y tế đã ban hành quyết định thành lập các Viện kiểm nghiệm ATVSTP khu vực.

II. TỒN TẠI, YẾU KÉM

- Các văn bản QPPL về VSATTP đã tương đối đầy đủ, tuy nhiên việc đưa các quy định này vào thực tế sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn chậm chễ và thiếu kiên quyết. Các quy định về điều kiện sản xuất thực phẩm, quy định về ATTP của các bếp ăn tập thể, nhà hàng, quán ăn, về phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm... đều đã được ban hành đầy đủ, song các cơ quan có trách nhiệm thực thi pháp luật như UBND các cấp, Ban quản lý, Ban giám đốc các khu công nghiệp, khu chế xuất... chưa thật sự kiên quyết chỉ đạo thực hiện đầy đủ các quy định này.

-                     Việc quản lý ATVSTP được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Mỗi cơ quan chỉ nhận trách nhiệm về phạm vi quản lý được giao mà chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm quản lý nhà nước tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến đến khi đến tay người tiêu dùng. Do đó, khi xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm không có cơ quan nhà nước nào đứng ra chịu trách nhiệm đến tận cùng của vấn đề (theo Báo cáo đánh giá văn bản QPPL về chất lượng vệ sinh an tòan thực phẩm của Bộ Nội vụ ngày 04/02/2008)

- Hệ thống tiêu chuẩn thực phẩm làm căn cứ để thực hiện các văn bản quản lý thiếu quá nhiều và nhiều tiêu chuẩn đã rất lạc hậu nhưng chưa được sửa đổi, Thực tế đòi hỏi có tới vài ngàn tiêu chuẩn về thực phẩm, song đến đến  hết 2006, Việt Nam mới ban hành được có 861 tiêu chuẩn sản phẩm trong đó 673 tiêu chuẩn liên quan thực phẩm. Số tiêu chuẩn đã lạc hậu là 42,5%, số tiêu chuẩn còn phù hợp 57,5% (theo Báo cáođánh giá văn bản QPPL về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩmcủa Bộ Khoa học và Công nghệ tháng 12/2007). Tiêu chuẩn cho hàng truyền thống địa phương còn thiếu rất nhiều nên không có căn cứ để xử lý vi phạm như: các loại mắm, nem chua, tương... Việc chuyển đổi và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về VSATTP hầu như chưa được thực hiện.

- Công tác hoạt động liên ngành trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn hạn chế: các thành viên Ban chỉ đạo liên ngành đều là Lãnh đạo đương nhiệm của các Bộ, ngành, chỉ hoạt động kiêm nhiệm nên chưa thực sự quan tâm đến công tác này.

- Mặc dù công tác giáo dục truyền thông đã rất tích cực nhung vẫn chưa thay đổi được những thói quen, tập quán lạc hậu vốn đã có từ lâu đời của một đất nước có nền kinh tế chưa phát triển.

- Sự đầu tư trang thiết bị cho labo còn hạn chế và không đồng bộ. Do đó, rất khó triển khai và chuẩn hóa một số kỹ thuật đòi hỏi kỹ năng và trang thiết bị hiện đại.

- Nhân lực còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo còn rất hạn chế, hầu hết các cán bộ kiểm nghiệm ATTP chưa được đào tạo chính quy, bài bản. Cho đến nay chưa có cơ sở nào trong nước chuyên đào tạo về kiểm nghiệm ATTP.

C. NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI, HẠN CHẾ

I. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN

- Hệ thống tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm còn chưa hoàn thiện: lực lượng thiếu, năng lực chuyên môn và năng lực quản lý còn hạn chế, hệ thống văn bản điều chỉnh các quan hệ xã hội trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm còn thiếu chưa nói tới việc khi xây dựng văn bản qui phạm pháp luật không đủ cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm là chính, năng lực pháp lý còn hạn chế nên không mang tính tổng thể, dẫn đến khó khăn trong công tác xây dựng luật pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Việc xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn chậm do hiện chưa có Thông tư hướng dẫn mức chi xây quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giữa Bộ Tài chính và Bộ Khoa học Công nghệ. Đồng thời, kinh phí đầu tư cho việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia rất hạn chế.

- Trách nhiệm của các cơ quan và của cán bộ lãnh đạo, quản lý ATTP chưa cao, nhận thức chưa đầy đủ về ATTP nên thiếu sự chỉ đạo mạnh mẽ, không tham gia đầy đủ các cuộc họp của Ban chỉ đạo liên ngành cũng như hội nghị triển khai công tác nên chưa nắm được các vấn đề về ATTP. Vì phải kiểm nhiệm và quá nhiều việc nên thiếu sự đầu tư cho các hoạt động đảm bảo ATTP.

- Mặc dù 5 năm qua, công tác giáo dục tuyên truyền đã có nhiều cố gắng, tỷ lệ các nhóm đối tượng có nhận thức đúng về ATTP đã tăng đáng kể, song thực tế về nhận thức chung của tất cả các nhóm đối tượng đạt yêu cầu chưa cao (50%), còn quá nửa đang thiếu hụt kiến thức về VSATTP. Đó là nguyên nhân dẫn đến gần 20% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phậm hiện nay còn vi phạm các quy định về ATTP.

- Kinh phí đầu tư cho ATTP còn rất hạn chế. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia ATTP từ 2006-2010 với tổng kinh phí là 1.300 tỷ đồng. Nhưng trên thực tế, năm 2008 tổng ngân sách được cấp cho Chương trình chỉ là 110 tỷ đồng, chưa được 10% tổng ngân sách cho giai đoạn 5 năm.

II. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN

-  Ngành sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, trình độ sản xuất lạc hậu. Công nghệ chế biến thực phẩm còn thủ công, lạc hậu, mang tính hộ gia đình, cá thể với điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế, đặc biệt điều kiện về cơ sở nhà xưởng, môi trường và điều kiện về con người (Trên 70% cơ sở chế biến thực phẩm là thủ công, hộ gia đình và cá thể). Cơ sở hạ tầng liên quan chưa bảo đảm điều kiện về vệ sinh môi trường (Hệ thống cống rãnh, thu gom, xử lý chất thải, diện tích mặt bằng chật hẹp, kết cấu nhà xưởng tạm…) nên gây khó khăn trong đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Sự gia tăng số lượng các khu công nghiệp lớn, tập trung người lao động sinh hoạt tập trung tác động trực tiếp tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển trên phương hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ cơ sở thủ công nhỏ lên nên có tác động trực tiếp tới vấn đề ATTP, không thể tránh khỏi các nguy cơ theo quy luật của các nước tương tự. Đặc biệt, khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, việc giao lưu thương mại hàng hóa quốc tế nói chung và thực phẩm nói riêng sẽ tăng lên đột biến vì thế nguy cơ mất an toàn thực phẩm cũng tăng theo.

- Ngành ATTP Việt Nam là một ngành mới, còn non trẻ với chương trình mục tiêu ATTP mới được thực hiện từ năm 2001, còn quá nhiều thách thức để có thể kiểm soát được một vấn đề lớn: ATTP

D. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

I. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp cho việc ban hành văn bản QPPL về VSATTP

-  Xây dựng Luật an toàn thực phẩm thay thế Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành ngày 26/7/2003:

+ Một số điều, khoản của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm và Nghị định 163/2004/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Pháp lệnh, Việt Nam đã cam kết sửa đổi trước khi là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO. Vì vậy, phải thực hiện cam kết này.

+ Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành lần đầu tiên, chưa có sửa đổi, bổ sung. Vì vậy, một số nội dung còn thiếu phải được điều chỉnh thêm như: quy định thành phần thực phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm, thông tin quảng cáo, phát ngôn kết quả kiểm nghiệm, phát ngôn vệ sinh an toàn thực phẩm, phát ngôn ngộ độc thực phẩm...

Từ những lý do nêu trên, việc thay thế Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm bằng Luật an toàn vệ sinh thực phẩm là vô cùng quan trọng. Luật đó phải phù hợp với cuộc sống, phù hợp với hệ thống pháp luật Việt Nam có liên quan, đảm bảo hiệu lực pháp luật và hiệu lực thực thi, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng.

- Nghị định hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh thực phẩm phải được ban hành cùng với Luật, trên cơ sở đó hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành cũng phải sửa đổi cho phù hợp.

2. Tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật về an toàn thực phẩm:

- Đi đôi với việc ban hành Luật an toàn thực phẩm cần sớm hoàn thiện bộ máy tổ chức, thanh tra chuyên ngành, hệ thống kiểm nghiệm thực phẩm từ Trung ương đến địa phương đủ điều kiện đáp ứng việc thực thi pháp luật.

- Tổ chức tốt công tác phối hợp liên ngành từ Trung ương đến địa phương và phối hợp với các Hội, đoàn thể.

- Công tác xã hội hóa phải được tăng cường, đặc biệt trong các hoạt động truyền thông, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm và công tác xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về VSATTP.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, kiểm nghiệm và phát sinh sự kiện cho cơ quan quản lý cấp trên để giải quyết kịp thời những vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện pháp luật an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm

-Phân cấp để triển khai chủ động, tích cực và đồng bộ các biện pháp phòng chống ngộ độc cho mọi đối tượng; điều tra phát hiện sớm ca ngộ độc, xác định được bữa ăn nguyên nhân, thức ăn nguyên nhân và căn nguyên để khắc phục kịp thời và hiệu quả giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng và hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm.

- Nghiên cứu và áp dụng triển khai những mô hình giám sát, phòng chống ngộ độc có hiệu quả trong cộng đồng; phát hiện những công nghệ sản xuất, chế biến, sử dụng thực phẩm cổ truyền không bảo đảm vệ sinh để đề xuất những biện pháp khắc phục bảo đảm an toàn vệ sinh cho người tiêu dùng và phát triển bền vững các ngành nghề cổ truyền của dân tộc.

3. Tăng cường nguồn lực và kinh phí:

- Xây dựng mạng lưới chi cục ATVSTP ở các cấp.

- Tăng cường kinh phí, trang thiết bị, kỹ thuật và sự phối hợp có hiệu quả giữa hệ thống tổ chức quản lý nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng trong việc triển khai các hoạt động đảm bảo ATVSTTP.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về VSATP thông qua việc trao đổi chuyên gia, hỗ trợ kinh phí và trang thiết bị cho công tác ATTP.

- Đưa ATTP vào chương trình đào tạo chính quy của các trường đại học, đặc biệt thanh tra và kiểm nghiệm ATTP để có được đội ngũ cán bộ làm công tác ATTP được đào tạo chính quy và chuyên nghiệp.

II. KIẾN NGHỊ

1. Với Quốc hội:

-Ủng hộ và thông qua dự thảo Luật ATTP để công tác quản lý ATTP ở Việt Nam đi vào nề nếp và phù hợp với các nước trong khu vực và quốc tế.

- Tăng kinh phí chi thường xuyên đảm bảo đủ cho hoạt động ATTP trong khoản ngân sách hàng năm.

- Tăng cường giám sát, hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách pháp luật về VSATTP.

2. Với Chính phủ:

- Sớm trình Quốc hội dự thảo Luật ATTP và ban hành Nghị định hướng dẫn Luật khi dự thảo Luật được thông qua.

- Sửa đổi Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ để phù hợp với tình hình thực tế và có tác dụng răn đe cao hơn.

- Tăng cường kinh phí đầu tư cho ATTP ngang bằng với các nước trong khu vực. Phấn đấu đến 2010 đạt trung bình 10.000đ/người/năm.

- Tăng cường chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Với các Bộ, cơ quan khác:

- Tích cực, chủ động phối hợp với ngành y tế trong công tác bảo đảm VSATTP.

- Rà soát, sửa đổi, ban hành văn bản theo thẩm quyền, lĩnh vực được phân công quản lý.

- Ban hành đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý của mình.

- Liên Bộ Tài chính và Khoa học công nghệ cần sớm Ban hành thông tư hướng dẫn mức chi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

- Bộ NN&PTNT nhanh chóng quy hoạch và phát triển vùng sản xuất nông sản, thuỷ sản an toàn để việc kiểm soát ATTP từ khâu sản xuất ban đầu được bài bản và nề nếp hơn.

- Bộ Khoa học công nghệ cần hướng dẫn cho gia hạn thời gian hoàn thanh việc chuyển đổi Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

- Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan): tăng cường sự phối hợp với các bộ liên quan trong kiểm soát thực phẩm nhập khẩu. Thông tin kịp thời cho các Bộ chuyên ngành về những vấn đề mới phát sinh trong quá trình thông quan hàng hoá tại cảng.

- Bộ Công thương, Ban chỉ đạo 127/TW: phối hợp tích cực với Bộ Y tế trong việc thanh kiểm tra phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường.

- Các hội, hiệp hội tích cực phối hợp với cơ quan quản lý trong việc giám sát thực phẩm lưu thông trên thị trường và tiếp thu ý kiến của các doanh nghiệp,người tiêu dùng liên quan đến VSATTP.

- Cơ quan thông tin đại chúng cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý để kịp thời phản ánh đúng các sự kiện, vụ việc về ATTP, đặc biệt lưu ý bên cạnh việc phản ánh những “mảng xám” về ATTP cần nêu những tấm gương điển hình thực hiện tốt các quy định của pháp luật về ATTP giúp người dân hiểu đúng, nhận thức đúng về các vấn đề có liên quan đến ATTP.

4. Với UBND cấp tỉnh:

- Chỉ đạo sát sao các ban ngành liên quan và có trách nhiệm toàn diện trong hoạt động bảo đảm VSATTP. Định kỳ giao ban, đánh giá hiệu quả của các hoạt động. Tham gia kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

- Đưa chỉ tiêu cải thiện VSATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương và nghị quyết của các cấp uỷ đảng.

- Xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của địa phương về đảm bảo VSATTP.

- Sớm quy hoạch, xét duyệt quy hoạch vùng sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; chỉ đạo xây dựng và phê duyệt các chương trình, dự án về sản xuất, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ nông sản thực phẩm, thủy sản an toàn.

- Ban hành các biện pháp đủ mạnh trong thực hiện các quy định của pháp luật về VSATTP. Có chế độ khen thưởng, kỷ luật và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các doanh nghiệp được khen thưởng và kỷ luật.

- Huy động kinh phí địa phương đóng góp cho công tác bảo đảm VSATTP./.

 

 

Nơi nhận:

-Như trên;

- Thủ tướng;

- Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP;

- Lưu VT, TH (3).

TM. CHÍNH PHỦ

TUQ. THỦ TƯỚNG

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

(đã ký)

 

 

 

Nguyễn Quốc Triệu


KẾ HOẠCH

Xây dựng và dự kiến ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt

về vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2009

TT

Hình thức VB

Trích yếu tên văn bản

Căn cứ pháp lý

Cấp ban hành

Thời gian trình

1

Luật

Luật ATTP

Chỉ thị 06/2007/CT-CP ngày 28/3/2008

Quốc hội

Tháng 6/2009

2

Quyết định của Thủ tướng CP

Hướng dẫn thi hành Luật ATTP

Chỉ thị 06/2007/CT-CP ngày 28/3/2008P

Chính phủ

Tháng 12/2009

3

Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế

Quy chế quản lý nội dung thông tin, quảng cáo thực phẩm và phụ gia thực phẩm

Quyết định số 1106/QĐ-BYT ngày 28/3/2008 (Quý II/2008 chưa hoàn thành)

Bộ Y tế

Tháng 9/2009

4

Thông tư liên tịch

Hướng dẫn quản lý nhà nước về VSATTP

Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008

Bộ Y tế và Bộ Công thương

 

Tháng 12/2009

5

Thông tư liên tịch

Soát xét, chỉnh sửa Thông tư liên tịch số 01/2004/TTLT/BVHTT-BYT-BNN-BXD

Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008

Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông

Tháng 12/2009

6

Thông tư liên tịch

Soát xét, chỉnh sửa Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-BNN-BXD

Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008

Bộ Y tế và Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Xây dựng

Tháng 12/2009

7

Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế

Kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành TW về VSATTP (thay thế Quyết định số 48/2005/QĐ-TTg ngày 08/3/2005)

Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008 (Quý IV/2008 chưa hoàn thành)

Thủ tướng Chính phủ

Tháng 3/2009

8

Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế

Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo liên ngành TW về VSATTP

Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008 (Quý IV/2008 chưa hoàn thành)

Thủ tướng Chính phủ

Tháng 3/2009

9

Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế

Quy định cơ chế tài chính cho các hoạt động quản lý, kiểm tra, thanh tra, kiểm nghiệm VSATTP

Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008

Bộ Tài chính

Tháng 12/2009

10

Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế

Chứng nhận lưu hành tự do

(Sửa đổi Quyết định 42/2005/QĐ-BYT và Thông tư 08/2004/TT-BYT)

Quyết định số 1106/QĐ-BYT ngày 28/3/2008

(Quý III/2008 chưa hoàn thành)

Bộ Y tế

Tháng 6/2009

11

Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế

Quy chế thu hồi sản phẩm

Quyết định số 1106/QĐ-BYT ngày 28/3/2008

(Quý II/2008 chưa hoàn thành)

Bộ Y tế

Tháng 3/2009

12

Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế

Thông tư thay thế Thông tư

số 15/2000/TT-BYT hướng dẫn ghi nhãn hàng thực phẩm

Quyết định số 1106/QĐ-BYT ngày 28/3/2008

(chưa hoàn thành)

Bộ Y tế

Tháng 3/2009

13

Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế

Quy chế bảo quản thực phẩm

Quyết định số 1106/QĐ-BYT ngày 28/3/2008

(Quý IV/2008 chưa hoàn)

Bộ Y tế

Tháng 6/2009

14

Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế

Thông tư thay thế Thông tư 01/2000/TT-BYT ngày 10/01/2000

Quyết định số 1106/QĐ-BYT ngày 28/3/2008

(Quý III/2008 chưa hoàn thành)

Bộ Y tế

Tháng 12/2009

15

Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế

Quy chuẩn kỹ thuật về phụ gia thực phẩm

Quyết định số 1106/QĐ-BYT ngày 28/3/2008

(Quý II/2008 chưa hoàn thành)

Bộ Y tế

Tháng 4/2009

16

Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế

Chuyển đổi 04 quy định kỹ thuật thành quy chuẩn kỹ thuật

Quyết định số 1106/QĐ-BYT ngày 28/3/2008

(chưa hoàn thành)

Bộ Y tế

Tháng 12/2009

17

Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế

Quy định về quản lý về VSATTP đối với sản phẩm biến đổi gen

Quyết định số 1106/QĐ-BYT ngày 28/3/2008

(chưa hoàn thành)

Bộ Y tế

Tháng 12/2009

18

Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế

Quy chế lấy mẫu thực phẩm

Quyết định số 1106/QĐ-BYT ngày 28/3/2008

(chưa hoàn thành)

Chính phủ

Tháng 9/2009

19

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Thành lập Viện Kiểm nghiệm VSATTP Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế

Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008

(Quý IV/2008 chưa hoàn thành)

Thủ tướng Chính phủ

Tháng 3/2009

20

Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế

Quy định điều kiện cơ sở vật chất; trang thiết bị; tiêu chuẩn về năng lực cán bộ, viên chức của các tổ chức được hoạt động dịch vụ kiểm nghiệm, xét nghiệm VSATTP

Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008

Bộ Y tế

Tháng 10/2009

21

Thông tư liên tịch

Hướng dẫn quản lý nhà nước về VSATTP

Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008

 

Bộ Y tế và Bộ NN& PTNT

Tháng 9/2009

22

Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế

Xây dựng dự thảo TCVN về: Kiểm nghiệm Selen trong thực phẩm; Kiểm nghiệm Streptomycin trong thực phẩm; Kiểm nghiệm Titan dioxide trong thực phẩm; Kiểm nghiệm Shigella trong thực phẩm.

Quyết định số 1106/QĐ-BYT ngày 28/3/2008

Bộ Y tế

Tháng 9/2009

23

Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế

Quy định tiêu chuẩn thanh tra viên, cộng tác viên VSATTP

Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008

 

Bộ Y tế

Tháng 6/2009

24

Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế

Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và mối quan hệ công tác của thanh tra Cục ATVSTP

Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008

Bộ Y tế

Tháng 3/2009

25

Thông tư liên tịch

Hướng dẫn về trang phục, phù hiệu, biển hiệu, cấp hiệu, thẻ thanh tra viên và quy trình, thủ tục bổ nhiệm thanh tra viên ATVSTP

Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008

Bộ Y tế và Thanh tra Chính phủ

Tháng 6/2009

26

Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế

Thông tư hướng dẫn kiểm tra chất lượng hàng hóa thực phẩm

Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008

 

Bộ Y tế

Tháng 12/2009

27

Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế

Quy định mẫu văn bản thanh tra chất lượng VSATTP

Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008

Bộ Y tế

Tháng 6/2009

28

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Thí điểm thành lập thanh tra VSATTP cấp huyện, cấp xã tại Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh/thành phố trực thuộc TW

Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008

Thủ tướng Chính phủ

Tháng 12/2009

29

Thông tư liên tịch

Hướng dẫn quản lý nhà nước về VSATTP

Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008

Bộ Y tế và Bộ TNMT

Tháng 12/2009

30

Quyết định

Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 01/2006/QĐ-BYT ngày 09/01/2006 về Quy định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về VSATTP

Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008

 

Bộ Y tế

Tháng 12/2009

31

Quyết định

Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09/3/2006 về Ban hành về Quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao.

Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008

 

 

Bộ Y tế

Tháng 12/2009

32

Quyết định

Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 12/2006/QĐ-BYT ngày 09/3/2006 về ban hành quy chế phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham gia quản lý nhà nước về VSATTP

Nghị định 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008

 

Bộ Y tế

Tháng 12/2009

 


Phụ lục 1

 

Năm

Chủ đề THĐ

Đối tượng

2004

Sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm theo Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm

- Người sản xuất TP

- Người kinh doanh TP

- Người tiêu dùng TP.

2005

Bếp ăn tập thể, bếp ăn an toàn

- Người quản lý, lãnh đạo các nhà máy, xí nghiệp, công ty, khu công nghiệp, trường học, các đơn vị có bếp ăn tập thể.

- Người chế biến, phục vụ

- Người ăn tại các bếp ăn tập thể.

2006

Phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm

- Người sản xuất, CB TP

- Người kinh doanh TP

- Người tiêu dùng TP

- Các nhà quản lý, lãnh đạo các cấp, Bộ, ban, ngành đoàn thể.

2007

“Tăng cường bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và kinh doanh thực phẩm

- Người sản xuất, CB TP

- Người kinh doanh TP

- Người tiêu dùng TP

- Các nhà quản lý, lãnh đạo các cấp, Bộ, ban, ngành đoàn thể.

2008

- Bảo đảm ATVSTP và vấn đề phòng chống các dịch bệnh đ­ường tiêu hoá;

- Thực phẩm chức năng: Hiểu đúng, làm đúng và dùng đúng

-Các nhà quản, lãnh đạo các cấp, các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể.

- Người tiêu dùng thực phẩm.

- Người kinh doanh thực phẩm

- Người SX, CB thực phẩm.

 


Phụ lục  2

+Truyền hình

Tại Trung ương:

Năm

Tiêu chí

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng

Tin bài

107

131

78

98

129

543

Số lần phát

241

286

150

226

335

1.238

Lần phát thông điệp

170

190

100

240

343

1.043

 

Tại địa phương(đài tỉnh):

Năm

Tiêu chí

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng

Số lần phát

1443*

1.554*

1.624*

2353*

92.659*

99.633

Ghi chú:* : bao gồm phát thanh và truyền hình.

+Phát thanh:

Tại Trung ương:

Năm

 

Tiêu chí

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng

Tin bài, phóng sự

420

391

1.270

1.036

588

2.562

Số lần phát

840

782

2.340

2.072

1.032

4.960

Lần phát thông điệp

300

450

300

618

860

2.528

 

Tại địa phương:

Năm

Tiêu chí

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng

Loa phường, xã (số lần phát)

365

47.333

62.064

77.409

-

187.171

- : do quy định của mẫu báo cáo không có dữ liệu này.

+Báo viết:

Năm

Tiêu chí

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng

Trung ương từ 48 báo (Số tin, bài)

7.242

8.017

11.281

2.633*

2832*

32.005

Tại địa phương (số tin, bài)

531

293

459

753

824

2.411

 

Ghi chú: * : theo dõi trên 29 đầu báo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 3

 

+Tại Trung ương:

Năm

Loại ấn phẩm

2004

2005

2006

2007

2008

Tờ gấp:

Chủng loại

10

11

15

11

15

Số lượng

180.000

430.000

303.300

450.000

450.000

Poster:

Chủng loại

1

3

3

3

3

Số lượng

40.000

90.000

100.000

100.000

100.000

Băng video; DVD

Thông điệp

74

80

80

240

320

Phổ biến kiến thức

74

0

0

0

2240*

Băng catsette; CD

Thông điệp

74

80

80

240

440

Phổ biến kiến thức

74

0

0

0

0

Bản tin ATVSTP

Số lượng in

120.000

120.000

120.000

120.000

120.000

Số tin bài

126

240

242

224

229

 

Tại địa phư­ơng:

 

 

2004

2005

2006

2007

2008

Khẩu hiệu,

băng-rôn

34.211

14.875

37.273

71.663

20.014

Ap-phích

91.339

57.615

150.294

403.109

90.236

Tờ gấp

835.466

963.986

883.684

3.166.237

1.589.957

Tài liệu khác

58.411

1.264

10.257

16.721

9.130

 


Phụ lục 4

 

* Đào tạo chứng chỉ  VSATTP

(Phối hợp với Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Thái Bình)

Năm

2004

2005

2006

2007

2008

Cộng

Số lớp

1

9

9

-

10

29

Số học viên

24

439

487

-

527

1.477

* Ghi chú: năm 2007 do không được phê duyệt đề án nên không có kinh phí để triển khai.

* Nói chuyện:

 

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng

Số buổi
tổ chức

2.373

3.057

8.511

17.528

12.829

44.298

Số người tham dự

188.759

253.539

9.310.066

941.650

576.714

11.270.728

 

* Tập huấn:

 

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng

Số buổi tổ chức

2.103

2.161

2.107

2.232

1.782

10.385

Số ng­ười tham dự

221.665

121.944

84.078

372.771

173.906

974.364

 

* Hội thảo:

Năm

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng

Số buổi tổ chức

337

351

331

657

504

2.180

Số ngư­ời tham dự

14.491

12.285

11.811

27.247

124.483

190.317

 


Phụ lục 5

 

Tổng số Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thực phẩm đã cấp:

STT

Năm

Hồ sơ

Số giấy cấp

Ghi chú

1

2004

76

76

 

2

2005

191

249

Bỏ không làm tiếp

3

2006

474

742

 

4

2007

501

938

 

5

2008

625

1.028

 

Tổng

 

1.867

3.033

 

 

Trong đó cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thực phẩm chức năng:

 

STT

Năm

Số giấy cấp

Trả lời bằng công văn

Ghi chú

1

2004

28

0

 

2

2005

57

0

Bỏ không làm tiếp

3

2006

154

5

Doanh nghiệp bỏ không làm tiếp

4

2007

306

20

Doanh nghiệp bỏ không làm tiếp

5

2008

309

20

Đang chờ hoàn thiện hồ sơ và tài liệu bổ sung.

Tổng

 

854

45

 


Biểu số 1

Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn  thực phẩm theo thẩm quyền

 

Nội dung

Số lượng văn bản
đã được ban hành

TT

Ký hiệu văn bản

Ngày ban hành

Trích yếu nội dung

2004

2005

2006

2007

2008

I. Luật:

 

 

2

4

1

1

0

1

22/2004/QH11

15/06/2004

Luật Thanh tra

 

 

 

 

 

2

27/2004/QH11

3/12/2004

Luật Cạnh tranh

 

 

 

 

 

3

36/2005/QH11

27/06/2005

Luật Thương mại

 

 

 

 

 

4

58/2005/QH11

29/11/2005

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo

 

 

 

 

 

5

52/2005/QH11

29/11/2005

Luật Bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

6

60/2005/QH11

29/11/2005

Luật Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

7

68/2006/QH11

29/6/2006

Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

 

 

 

 

 

8

05/2007/QH12

21/11/2007

Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá

 

 

 

 

 

 

II. Pháp lệnh:

 

 

1

0

0

0

1

1

18/2004/PL-UBTVQH11

29/04/2004

Pháp lệnh thú y

 

 

 

 

 

2

04/2008/UBTVQH12

12/4/2008

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính

 

 

 

 

 

 

III. Nghị định:

 

 

3

12

5

5

5

1

163/2004/NĐ-CP

7/9/2004

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm

 

 

 

 

 

2

175/2004/NĐ-CP

10/10/2004

Về xử phạt vi phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại

 

 

 

 

 

3

179/2004/NĐ-CP

21/10/2004

Quy định quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá

 

 

 

 

 

4

27/2005/NĐ-CP

8/3/2005

Quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật thuỷ sản

 

 

 

 

 

5

33/2005/NĐ-CP

15/3/2005

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y

 

 

 

 

 

6

41/2005/NĐ-CP

25/3/2005

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra

 

 

 

 

 

7

45/2005/NĐ-CP

6/4/2005

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

 

 

 

 

 

8

33/2005/NĐ-CP

24/8/2005

Quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

 

 

 

 

 

9

116/2005/NĐ-CP

15/9/2005

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh

 

 

 

 

 

10

120/2005/NĐ-CP

30/9/2005

Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

 

 

 

 

 

11

126/2005/NĐ-CP

10/10/2005

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa

 

 

 

 

 

12

128/2005/NĐ-CP

11/10/2005

Quy định về xử lý phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản

 

 

 

 

 

13

129/2005/NĐ-CP

17/10/2005

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y

 

 

 

 

 

14

154/2005/NĐ-CP

15/12/2005

Quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan

 

 

 

 

 

15

163/2005/NĐ-CP

29/12/2005

Về sản xuất và cung ứng muối iot cho người ăn

 

 

 

 

 

16

12/2006/NĐ-CP

23/01/2006

Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài

 

 

 

 

 

17

19/2006/NĐ-CP

20/02/2006

Quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa

 

 

 

 

 

18

21/2006/NĐ-CP

27/02/2006

Về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ

 

 

 

 

 

19

56/2006/NĐ-CP

6/6/2006

Về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa – thông tin

 

 

 

 

 

20

59/2006/NĐ-CP

12/6/2006

Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

 

 

 

 

 

21

77/2006/NĐ-CP

3/8/2006

Tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế

 

 

 

 

 

22

80/2006/NĐ-CP

9/8/2006

Quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

23

89/2006/NĐ-CP

30/8/2006

Quy định về nhãn hàng hoá

 

 

 

 

 

24

136/2006/NĐ-CP

14/11/2006

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo

 

 

 

 

 

25

154/2006/NĐ-CP

25/12/2006

Sửa đổi, bổ sung Điều 17 Nghị định số 128/2005/NĐ-CP ngày 11/10/2005 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản

 

 

 

 

 

26

02/2007/NĐ-CP

5/1/2007

Quy định về kiểm dịch thực vật

 

 

 

 

 

27

95/207/NĐ-CP

4/6/2007

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2005/NĐ-CP ngày 10/10/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa

 

 

 

 

 

28

119/2007/NĐ-CP

18/7/2007

Về sản xuất kinh doanh thuốc lá

 

 

 

 

 

29

127/2007/NĐ-CP

1/8/2007

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

 

 

 

 

 

30

161/2007/NĐ-CP

31/10/2007

Sửa đổi, bổ sung Điều 48 của Nghị định số 41/2005/NĐ-CP ngày 25/03/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra

 

 

 

 

 

31

06/2008/NĐ-CP

16/01/2008

Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

 

 

 

 

 

32

28/2008/NĐ-CP

28/2/2008

Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 Quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

 

 

 

 

 

33

40/2008/NĐ-CP

7/4/2008

Về sản xuất, kinh doanh rượu

 

 

 

 

 

34

55/2008/NĐ-CP

24/4/2008

Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

 

 

 

 

 

35

79/2008/NĐ-CP

18/7/2008

Quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm

 

 

 

 

 

IV. Quyết định:

 

 

0

3

5

3

1

1

48/2005/QĐ-TTg

8/3/2005

Về việc thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm

 

 

 

 

 

2

212/2005/QĐ-TTg

26/08/2005

Quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen

 

 

 

 

 

3

243/2005/QĐ-TTg

5/10/2005

Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới

 

 

 

 

 

4

43/2006/QĐ-TTg

20/02/2006

Phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2010

 

 

 

 

 

5

50/2006/QĐ-TTg

7/3/2006

Về việc ban hành danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng

 

 

 

 

 

6

153/2006/QĐ-TTG

30/6/2006

Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

 

 

 

 

 

7

154/2006/QĐ-TTg

30/6/2006

Về việc phê duyệt đề án “Quản lý Nhà nước về dược phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, mỹ phẩm giai đoạn 2006-2015”

 

 

 

 

 

8

254/2006/QĐ-TTg

7/11/2006

Quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới

 

 

 

 

 

9

77/2007/QĐ-TTg

28/5/2007

Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

 

 

 

 

 

10

102/2007/QĐ-TTg

10/7/2007

Về việc phê duyệt “Đề án tổng thể tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen từ nay đến 2010 thực hiện Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”

 

 

 

 

 

11

149/2007/QĐ-TTg

10/9/2007

Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006-2010

 

 

 

 

 

12

14/2008/QĐ-TTg

22/01/2008

Phê duyệt “Kế hoạch tổng thể phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam đến năm 2020”.

 

 

 

 

 

 

V. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ

 

0

2

3

2

0

1

30/2005/CT-TTg

26/9/2005

Tăng cường công tác quản lý giết mổ gia súc, gia cầm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

 

 

 

 

 

2

37/2005/CT-TTg

28/10/2005

Một số biện pháp tăng cường quản lý hoá chất, kháng sinh dùng cho sản xuất, kinh doanh thực phẩm

 

 

 

 

 

3

23/2006/CT-TTg

12/7/2006

Về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học

 

 

 

 

 

4

29/2006/CT-TTg

8/8/2006

Về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm và cúm A (H5N1) ở người

 

 

 

 

 

5

37/2006/CT-TTg

29/11/2006

Thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí

 

 

 

 

 

6

06/2007/CT-TTg

28/3/2007

Triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

 

 

 

 

 

7

12/2007/CT-TTg

10/5/2007

Tăng cường các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá

 

 

 

 

 

VI. Thông tư hướng dẫn của Bộ

 

1

6

11

8

0

Bộ Y tế

 

 

 

 

 

 

 

1

08/2004/TT-BYT

23/08/2004

Hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng

 

 

 

 

 

2

15/2006/TT-BYT

30/11/2006

Hướng dẫn việc kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình

 

 

 

 

 

3

05/2007/TT-BYT

7/3/2007

Hướng dẫn về điều kiện và thủ tục chỉ định tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về CL,VSATTP nhập khẩu

 

 

 

 

 

Bộ Nông nghiệp và PTNT

 

 

 

 

 

 

 

1

69/2005/TT-BNN

6/9/2005

Hướng dẫn thực hiện một số biện pháp cấp bách phòng chống dịch cúm (H5N1) gia cầm

 

 

 

 

 

2

42/2006/TT-BNN

6/1/2006

Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 394/QĐ-TTg ngày 13/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích đầu tư xây dựng mới, mở rộng cơ sở giết mổ, bảo quản, chế biến gia súc, gia cầm và cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp

 

 

 

 

 

3

02/2006/TT-BTS

20/3/2006

Hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2005 về việc điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản

 

 

 

 

 

4

32/2006/TT-BNN

8/5/2006

Hướng dẫn việc thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài

 

 

 

 

 

5

37/2006/TT-BNN

16/5/2006

Hướng dẫn đăng ký, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề thú y, kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở hành nghề thú y

 

 

 

 

 

Bộ Công thương

 

 

 

 

 

 

 

1

19/2005/TT-BTM

8/11/2005

Hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 10/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 08 năm 2005 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

 

 

 

 

 

2

04/2006/TT-BTM

6/4/2006

Hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán, hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài

 

 

 

 

 

3

07/2006/TT-BTM

17/4/2006

Hướng dẫn việc thủ tục cấp và quản lý việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ theo Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá

 

 

 

 

 

4

08/2006/TT-BTM

17/4/2006

Hướng dẫn xác định xuất xứ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần tuý theo Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá

 

 

 

 

 

5

10/2006/TT-BTM

1/6/2006

Sửa đổi, bổ sung Thông tư 08/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006 về hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không thuần tuý theo Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006

 

 

 

 

 

6

01/2007/TT-BCT

30/8/2007

Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 07 năm 2005 của Chính phủ về sản xuất kinh doanh thuốc lá

 

 

 

 

 

Bộ Khoa học Công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

1

02/2006/TT-BKHCN

10/1/2006

Hướng dẫn về điều kiện và thủ tục chỉ định tổ chức thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá

 

 

 

 

 

2

09/2007/TT-BKHCN

6/4/2007

Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ

 

 

 

 

 

3

14/2007/TT-BKHCN

25/7/2007

Bổ sung Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ

 

 

 

 

 

4

21/2007/TT-BKHCN

28/9/2007

Hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn

 

 

 

 

 

5

23/2007/TT-BKHCN

28/9/2007

Hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật

 

 

 

 

 

Bộ Tài chính

 

 

 

 

 

 

 

1

114/2005/TT-BTC

15/12/2005

Hướng dẫn về kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

 

 

 

 

 

2

112/2005/TT-BTC

15/12/2005

Hướng dẫn về thủ tục hải quan kiểm tra, giám sát hải quan

 

 

 

 

 

3

62/2007/TT-BTC

14/6/2007

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007của Chính phủ quy định về việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan

 

 

 

 

 

4

124/2007/TT-BTC

26/10/2007

Hướng dẫn về in, phát hành, sử dụng, quản lý thuốc lá điếu tem thuốc lá điếu nhập khẩu, tem xì gà nhập khẩu

 

 

 

 

 

Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch

 

 

 

 

 

 

 

1

19/2005/TT-BVHTT

12/5/2005

Hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Quảng cáo và Nghị quyết 12/2000/NQ-CP của Chính phủ về cấm quảng cáo thuốc lá

 

 

 

 

 

2

79/2005/TT-BVHTT

8/12/2005

Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 43/2003/TT-BVHTT ngày 16 tháng 7 năm 2003 của Bộ Văn hoá - Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo

 

 

 

 

 

3

12/2007/TT-BVHTT

29/5/2007

Hướng dẫn thực hiện Nghị định 56/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá-thông tin

 

 

 

 

 

VII. Thông tư liên tịch

 

 

1

3

2

4

5

Bộ Y tế

 

 

 

 

 

 

 

1

01/2004/TTLT/YT-VHTT

12/1/2004

Hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế

 

 

 

 

 

2

16/2005/TTLT-BYT-BCN

20/05/2005

Hướng dẫn phân công, phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

 

 

 

 

 

3

18/2005/TTLT/BYT-BTM

12/7/2005

Quan hệ phối hợp trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

 

 

 

 

 

4

24/2005/TTLT/BYT-BTS

8/12/2005

Hướng dẫn phân công, phối hợp quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm thuỷ sản

 

 

 

 

 

5

01/2006/TTLT/BYT-BNN

4/1/2006

Hướng dẫn phân công, phối hợp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm

 

 

 

 

 

6

10/2006/TTLT/YT-TM-VHTT-UBDSGDTE

25/8/2006

Hướng dẫn thi hành Nghị định số 21/2006/NĐ-CP ngày 27/02/2006 của Chính phủ về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ

 

 

 

 

 

7

12/2008/TTLT-BTC-BYT

31/01/2008

Về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006-2010.

 

 

 

 

 

8

08/2008/TTLT/BYT-BGD&ĐT

8/7/2008

Hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.

 

 

 

 

 

9

12/2008/TTLT-BYT-BNV

30/12/2008

Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức và biên chế của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế

 

 

 

 

 

Bộ Tài chính

 

 

 

 

 

 

 

1

12/2008/TTLT-BTC-BYT

31/01/2008

Về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006-2010

 

 

 

 

 

Bộ Văn hoá - Thông tin

 

 

 

 

 

 

 

1

06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-NN-BXD

28/2/2007

Hướng dẫn thủ tục xây dựng cấp giấy phép thực hiện quảng cáo một cửa liên thông

 

 

 

 

 

Bộ Công thương

 

 

 

 

 

 

 

1

01/2007/TTLT/BTM-BCN

10/1/2007

Hướng dẫn việc nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà quy định tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài

 

 

 

 

 

2

07/2007/TTLT/BTM-BTC

6/7/2007

Hướng dẫn thực hiện một số điều về khuyến mại và hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại

 

 

 

 

 

1

01/2008/TTLT-BCT-BTC-BGTVT-BNN&PTNT-BYT-NHNN

31/01/2008

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới

 

 

 

 

 

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

 

 

 

 

 

 

 

1

06/2007/TTLT/BVHTT-BYT-NN-BXD

28/2/2007

Hướng dẫn thủ tục xây dựng cấp giấy phép thực hiện quảng cáo một cửa liên thông

 

 

 

 

 

VIII. Quyết định của Bộ

 

 

9

19

35

38

3

Bộ Y tế

 

 

 

 

 

 

 

1

3616/2004/QĐ-BYT

14/10/2004

Quy định vệ sinh an toàn đối với thực phẩm bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ

 

 

 

 

 

2

4282/2004/QĐ-BYT

1/12/2004

Quy định điều kiện bảo đảm vệ sinh, an toàn đối với cơ sở sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa

 

 

 

 

 

3

01/2005/QĐ-BYT

7/1/2005

Quy định điều kiện vệ sinh an toàn đối với cơ sở sản xuất, chế biến nước giải khát

 

 

 

 

 

4

02/2005/QĐ-BYT

7/1/2005

Quy định về quản lý chất lượng vệ sinh an toàn nước khoáng thiên nhiên đóng chai

 

 

 

 

 

5

11/2005/QĐ-BYT

25/03/2005

Quy định về hàm lượng 3-MCPD trong nước tương, xì dầu, dầu hào

 

 

 

 

 

6

39/2005/QĐ-BYT

28/11/2005

Ban hành quy định về các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm

 

 

 

 

 

7

41/2005/QĐ-BYT

8/12/2005

Ban hành quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống

 

 

 

 

 

8

42/2005/QĐ-BYT

8/12/2005

Ban hành quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm

 

 

 

 

 

9

43/2005/QĐ-BYT

20/12/2005

Ban hành quy định yêu cầu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm

 

 

 

 

 

10

44/2005/QĐ-BYT

20/12/2005

Ban hành quy định về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực y tế

 

 

 

 

 

11

45/2005/QĐ-BYT

22/12/2005

Về việc giao Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị trách nhiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu

 

 

 

 

 

12

01/2006/QĐ-BYT

9/1/2006

Về việc ban hành quy định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm

 

 

 

 

 

13

05/2006/QĐ-BYT

17/01/2006

Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm YTDP tỉnh, TP trực thuộc Trung ương

 

 

 

 

 

14

11/2006/QĐ-BYT

9/3/2006

Ban hành “Quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao”

 

 

 

 

 

15

12/2006/QĐ-BYT

9/3/2006

Ban hành “Quy chế phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham gia quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế”

 

 

 

 

 

16

39/2006/QĐ-BYT

13/12/2006

Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm.

 

 

 

 

 

17

02/2007/QĐ-BYT

15/01/2007

Quy định về vệ sinh an toàn đối với sản phẩm thuốc lá

 

 

 

 

 

18

18/2007/QĐ-BYT

27/2/2007

Quy chế quản lý xét nghiệm nhanh vệ sinh an toàn thực phẩm

 

 

 

 

 

19

19/2007/QĐ-BYT

8/3/2007

Chỉ định tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về CL,VSATTP nhập khẩu (Trung tâm YTDP Đà Nẵng)

 

 

 

 

 

20

20/2007/QĐ-BYT

8/3/2007

Chỉ định tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về CL,VSATTP nhập khẩu (Trung tâm YTDP tỉnh Tây Ninh)

 

 

 

 

 

21

21/2007/QĐ-BYT

12/3/2007

Quy định về điều kiện sức khoẻ đối với người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm bao gói sẵn và kinh doanh thực phẩm ăn ngay

 

 

 

 

 

22

22/2007/QĐ-BYT

20/3/2007

Chỉ định tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về CL,VSATTP nhập khẩu (chi nhánh Công ty Vinacontrol tại TP Hồ Chí Minh).

 

 

 

 

 

23

23/2007/QĐ-BYT

29/3/2007

Quy chế kiểm tra nhà nước về CL,VSAT đối với thực phẩm nhập khẩu

 

 

 

 

 

24

46/2007/QĐ-BYT

19/12/2007

Quy định giới hạn tối đa vi sinh vật và tồn dư các chất ô nhiễm trong thực phẩm (thay thế Quyết định số 867/1998/QĐ-BYT ngày 4/4/1998 về việc ban hành “Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm”).

 

 

 

 

 

25

14/2008/QĐ-BYT

2/4/2008

Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Y tế

 

 

 

 

 

26

38/2008/QĐ-BYT

11/12/2008

Quy định mức giới hạn tối đa của melamine nhiễm chéo trong thực phẩm

 

 

 

 

 

27

48/2008/QĐ-BYT

30/12/2008

Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức của Cục ATVSTP

 

 

 

 

 

THƯỜNG QUY KỸ THUẬT

 

 

 

 

 

 

 

TT

Ký hiệu văn bản

Ngày ban hành

Trích yếu nội dung

 

 

 

 

 

1

1283/2004/QĐ-BYT

12/4/2004

Ban hành Tiêu chuẩn ngành y tế:

 

 

 

 

 

2

 

 

52 TCN - TQTP 0006: 2004 - Thường quy kỹ thuật xác định metanol trong rượu, cồn

 

 

 

 

 

3

 

 

52 TCN - TQTP 0007 : 2004 - Thường quy kỹ thuật xác định furfurol trong rượu, cồn

 

 

 

 

 

4

3235/2004/QĐ-BYT

16/09/2004

Cho phép áp dụng trên thực địa 5 thử nghiệm kiểm tra nhanh chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

 

 

 

 

 

5

3072/2004/QĐ-BYT

6/9/2004

Cho phép áp dụng 12 thử nghiệm phát nhanh ô nhiễm hoá học trong thực phẩm

 

 

 

 

 

6

4871/2004/QĐ-BYT

31/12/2004

Ban hành Tiêu chuẩn ngành y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

52 TCN-TQTP 0008 : 2004 - Thường quy kỹ thuật xác địnhE.coli0157 trong thực phẩm

 

 

 

 

 

 

 

 

52 TCN-TQTP 0009 : 2004 - Thường quy kỹ thuật định danh nấm mốcAspergillus parasiticus, Aspergillus versicolortrong thực phẩm.

 

 

 

 

 

7

09/2005/QĐ-BYT

11/3/2005

Về việc ban hành tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch

 

 

 

 

 

Bộ Thuỷ sản

 

 

 

 

 

 

 

1

22/2004/QĐ-BTS

15/9/2004

Ban hành tiêu chuẩn ngành về quy trình sản xuất giống và nuôi thâm canh cá tra và cá ba sa

 

 

 

 

 

2

48/2004/QĐ-BNN

11/10/2004

Ban hành tiêu chuẩn về thịt lợn đông lạnh xuất khẩu

 

 

 

 

 

3

74/2004/QĐ-BNN

16/12/2004

Ban hành danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh

 

 

 

 

 

4

07/2005/QĐ-BNN

31/01/2005

Ban hành quy định về quản lý và sử dụng lợn đực giống

 

 

 

 

 

5

07/2005/QĐ-BTS

24/02/2005

Về việc ban hành danh mục hoá chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản

 

 

 

 

 

6

47/2005/QĐ-BNN

25/7/2005

Quy định số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện và miễn kiểm dịch

 

 

 

 

 

7

45/2005/QĐ-BNN

25/07/2005

Ban hành danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch

 

 

 

 

 

8

26/2005/QĐ-BTS

18/8/2005

Về việc bổ sung danh mục kháng sinh nhóm Fluroquinolones cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ

 

 

 

 

 

9

66/2005/QĐ-BNN

31/10/2005

Banh hành quy định về quản lý và sử dụng bò giống

 

 

 

 

 

10

81/2005/QĐ-BNN

13/12/2005

Về việc áp dụng bắt buộc các tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành đối với sản xuất, chế biến chè

 

 

 

 

 

11

87/2005/QĐ-BNN

26/12/2005

Về việc ban hành quy trình kiểm soát, giết mổ động vật

 

 

 

 

 

12

10/2006/ QĐ-BNN

10/2/2006

Quy định thủ tục đăng ký sản xuất, nhập khẩu, lưu hành thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y

 

 

 

 

 

13

15/2006/QĐ-BNN

8/3/2006

Quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y

 

 

 

 

 

14

02/2006/ QĐ-BTS

20/03/2006

Thông tư hướng dẫn thi hành Quyết định số 59/2005/QĐ-TTg ngày 4/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đăng ký sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản

 

 

 

 

 

15

19/2006/QĐ-BNN

21/3/2006

Quy định về việc khảo nghiệm, sản xuất thử, công nhận, đặt tên giống cây trồng công nghiệp

 

 

 

 

 

16

25/2006/QĐ-BNN

10/4/2006

Đăng ký đặc cách một số loại thuốc bảo vệ thực vật vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam

 

 

 

 

 

17

06/QĐ-BTS

10/4/2006

Quy chế quản lý rừng và cơ sở nuôi tôm an toàn

 

 

 

 

 

18

31/2006 QĐ-BNN

27/4/2006

Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam

 

 

 

 

 

19

38/2006/ QĐ-BNN

16/5/2006

Quy định phòng chống bệnh lở mồm long móng

 

 

 

 

 

20

40/2006/QĐ-BNN

22/5/2006

Về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 74/2004/QĐ-BNN ngày 16/12/2004 ban hành Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh

 

 

 

 

 

21

46/2006/ QĐ-BNN

6/6/2006

Công bố danh mục bổ sung thuốc thú ý được phép lưu hành tại Việt Nam năm 2006

 

 

 

 

 

22

49/2006/ QĐ-BNN

13/6/2006

Quy định việc đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu

 

 

 

 

 

23

53/2006/QĐ-BNN

26/6/2006

Về việc quy định về quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống lúa cấp siêu chủng, nguyên chngr, xác nhận hạt lai F1

 

 

 

 

 

24

59/2006/QĐ-BNN

2/8/2006

Bổ sung một số loại thuốc bảo vệ thực vật vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam

 

 

 

 

 

25

15/2006/ QĐ-BTS

8/9/2006

Quy chế quản lý nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá chuyên ngành thuỷ sản

 

 

 

 

 

26

67/2006/ QĐ-BNN

12/9/2006

Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 38/2006/QĐ-BNN ngày 16/5/2006 về việc ban hành quy định phòng chống bệnh lở mồm long móng gia súc

 

 

 

 

 

27

70/2006/QĐ-BNN

14/9/2006

Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 49/2006/QĐ-BNN ngày 13/6/2006 về việc ban hành quy định đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu

 

 

 

 

 

28

89/2006/ QĐ-BNN

2/10/2006

Quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật

 

 

 

 

 

29

90/2006/QĐ-BNN

2/10/2006

Về danh mục thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi được phép nhập khẩu vào Việt Nam

 

 

 

 

 

30

03/2006/QĐ-BNN

14/11/2006

Về việc ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh

 

 

 

 

 

31

20/ QĐ-BTS

1/12/2006

Quy chế quản lý cảng cá, bến cá, khu neo đậu trú bão của tàu cá

 

 

 

 

 

32

108/2006/QĐ-BNN

8/12/2006

Đăng ký đặc cách một số loại thuốc bảo vệ thực vật vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam

 

 

 

 

 

33

03/2007/QĐ-BNN

19/01/2007

Quy định công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá đặc thù chuyên ngành nông nghiệp

 

 

 

 

 

34

04/2007/ QĐ-BNN

19/01/2007

Quy định về quản lý sản xuất và chứng nhận rau an toàn

 

 

 

 

 

35

05/2007/QĐ-BNN

22/01/2007

Sửa đổi Quyết định 38/2006/QĐ-BNN vvề việc ban hành quy định phòng chống bệnh lở mồm long móng gia súc

 

 

 

 

 

36

13/2007/QĐ-BNN

9/2/2007

Ban hành quy định về quản lý và sử dụng trâu đực giống

 

 

 

 

 

37

01/2007/QĐ-BTS

13/02/2007

Quyết định về kiểm tra hàng thuỷ sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ và Canada

 

 

 

 

 

38

17/2007/QĐ-BNN

27/02/2007

Ban hành quy định về điều kiện ấp trứng và chăn nuôi thuỷ cầm

 

 

 

 

 

39

23/2007/QĐ-BNN

28/3/2007

Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam

 

 

 

 

 

40

03/ QĐ-BTS

3/4/2007

Quy chế đăng ký lưu hành thuốc thú y thuỷ sản, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản

 

 

 

 

 

41

34/2007/QĐ-BNN

23/4/2007

Công bố danh mục vật thể kiểm dịch thực vật phi phân tích nguy cơ dịch hại trước khi vào Việt Nam

 

 

 

 

 

42

35/2007/QĐ-BNN

23/4/2007

Công bố bảng mã HS của danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của nước CHXHCN Việt Nam

 

 

 

 

 

43

36/2007/QĐ-BNN

24/4/2007

Ban hành quy định về sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón

 

 

 

 

 

44

37/2007/QĐ-BNN

24/4/2007

Banh hành quy định khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới

 

 

 

 

 

45

47/2007/QĐ-BNN

15/5/2007

Ban hành quy định chứng nhận chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn

 

 

 

 

 

46

43/2007/QĐ-BNN

16/5/2007

Quy định quản lý sản xuất, chế biến và chứng nhận chè an toàn

 

 

 

 

 

47

47/2007/QĐ-BNN

29/5/2007

Ban hành Danh mục bổ sung giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh

 

 

 

 

 

48

48/2007/QĐ-BNN

29/5/2007

Quy định về thủ tục cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với các vật thể phi phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam

 

 

 

 

 

49

50/2007/QĐ-BNN

31/5/2007

Công bố danh mục bổ sung vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam đợt 1 năm 2007

 

 

 

 

 

50

51/2007/QĐ-BNN

31/5/2007

Công bố danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam đợt 1 năm 2007

 

 

 

 

 

51

06/ QĐ-BTS

11/7/2007

Áp dụng những biện pháp cấp bách kiểm soát dư lượng hoá chất, kháng sinh cấm trong thuỷ sản xuất khẩu vào Nhật Bản

 

 

 

 

 

52

07/2007/QĐ-BTS

27/7/2007

Ban hành danh mục chỉ tiêu cần kiểm tra mức giới hạn tối đa cho phép đối với các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu vào Liên bang Nga

 

 

 

 

 

53

10/2007/QĐ-BTS

31/7/2007

Ban hành danh mục thuốc thú y thuỷ sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam

 

 

 

 

 

54

71/2007/QĐ-BNN

6/8/2007

Quy định trình tự, thủ tục thử nghiệm, khảo nghiệm thuốc thú y

 

 

 

 

 

55

72/2007/QĐ-BNN

6/8/2007

Quy định kiểm tra chất lượng thuốc thú y

 

 

 

 

 

Bộ Công thương

 

 

 

 

 

 

 

1

06/2006/QĐ-BCN

10/6/2006

Công bố danh mục hàng cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006

 

 

 

 

 

Bộ Khoa học và Công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

1

03/2006/QĐ-BKHCN

10/1/2006

Ban hành quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hoá

 

 

 

 

 

2

04/2006/QĐ-BKHCN

10/1/2006

Quy định về nội dung, thủ tục công bố sản phẩm hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn, phù hợp kỹ thuật

 

 

 

 

 

3

26/2006/QĐ-BKHCN

18/12/2006

Quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu

 

 

 

 

 

4

09/2006/QĐ-BKHCN

4/5/2006

Quy định về quy trình thông báo và hỏi đáp của mạng lưới cơ quan thông báo và điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại

 

 

 

 

 

5

22/2007/QĐ-BKHCN

28/9/2007

Quy chế tổ chức và hoạt động của ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia

 

 

 

 

 

6

24/2007/QĐ-BKHCN

28/9/2007

Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy

 

 

 

 

 

7

26/2007/QĐ-BKHCN

31/10/2007

Quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức công nhận

 

 

 

 

 

Bộ Tài chính

 

 

 

 

 

 

 

1

80/2005/QĐ-BTC

17/11/2005

Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

 

 

 

 

 

2

621/QĐ-TCHQ

29/3/2006

Quy trình phúc tập hồ sơ hải quan và quy trình kiểm tra sau thông quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu

 

 

 

 

 

3

874/QĐ-TCHQ

15/5/2006

Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.

 

 

 

 

 

4

928/QĐ-TCHQ

25/5/2006

Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

 

 

 

 

 

5

57/2006/QĐ-BTC

19/10/2006

Sửa đổi mức thu phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

 

 

 

 

 

6

62/2007/QĐ-BTC

17/07/2007

Quy chế nhập, xuất lương thực dữ trữ quốc gia

 

 

 

 

 

IX. Chỉ thị của Bộ

 

 

0

1

0

7

0

Bộ Y tế

 

 

 

 

 

 

 

1

05/2005/CT-BYT

8/6/2005

Về việc tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thức ăn đường phố

 

 

 

 

 

Bộ Giáo dục và ĐT

 

 

 

 

 

 

 

1

56/2007/CT-BGĐT

2/10/2007

Tăng cường công tác phòng, chống tác hại thuốc lá trong ngành giáo dục

 

 

 

 

 

 


Biểu số 2

Những văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng VSATTP

không còn phù hợp, còn thiếu hoặc cần sửa đổi, bổ sung

 

TT

Những nội dung quy định còn chồng chéo

Những nội dung quy định không còn phù hợp

Những nội dung cần
sửa đổi, bổ sung

Tên văn bản không còn
phù hợp còn thiếu hoặc
cần sửa đổi, bổ sung

1

 

Khoản 1, Điều 20 quy định “Thực phẩm có gen đã bị biến đổi hoặc nguyên liệu thực phẩm có gen đã bị biến đổi phải ghi trên nhãn bằng tiếng Việt là “thực phẩm có gen đã bị biến đổi” không phù hợp khi Việt Nam gia nhập WTO.

 

Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/Pl-UBTVQH ngày 7/3/2003

2

 

 

Khoản 2, Điều 6 quy định: “Đối với nguyên liệu thực phẩm và phụ gia thực phẩm thời hạn sử dụng ít nhất phải còn trên hai phần ba thời gian sử dụng ghi trên nhãn kể từ thời điểm lô hàng được nhập khẩu vào Việt Nam” không có cơ sở khoa học chứng minh về thời hạn đối với nguyên liệu thực phẩm và phụ gia thực phẩm khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm

3

 

 

Mức thu phí trong kiểm tra chặt (nhiều chỉ tiêu), đối tượng kiểm tra chặt đối với sản phẩm trốn kiểm tra và công bố sau khi giải toả hàng nhập khẩu lần đầu.

Quyết định số 23/2007/QĐ-BYT ngày 29/3/2007 của Bộ Y tế về Quy chế kiểm tra chất lượng VSAT đối với thực phẩm nhập khẩu.

4

 

 

1. Tên của Quy chế công bố hiện tại không còn phù hợp với Luật Quy chuẩn, tiêu chuẩn nên phải đổi tên khác cho phù hợp

2. Thủ tục hồ sơ công bố phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh cơ sở hoặc đơn đã nộp hồ sơ xin thẩm định cấp giấy chứng nhận của cơ sở.

Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 của Bộ Y tế về Quy chế công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm.

5

 

 

Trạng thái cảm quan và các chỉ tiêu lý hoá đối với một số mặt hàng lương thực, thực phẩm chính.

Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 quy định giới hạn tối đa vi sinh vật và tồn dư các chất ô nhiễm trong thực phẩm.

6

 

 

Chuyển đổi khoảng 500 sản phẩm nhóm sản phẩm từ TCVN, TCN sang quy chuẩn kỹ thuật.

 

7

 

 

Một số quy định về quản lý thực phẩm chức năng không phù hợp với những văn bản han hành sau.

Thông tư số 08/2004/TT-BYT ngày 23/08/2004 hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng.

8

Phân cấp nhiệm vụ quản lý tham gia quản lý nhà nước về VSATTP

 

Tổ chức y tế địa phương thay đổi theo Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008 quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Quyết định số 12/2006/QĐ-BYT ngày 9/03/2006 Quy chế phân cấp nhiệm vụ quản lý và tham gia qủan lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế.

9

 

 

Hiện nay đã có Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 quy định về nhãn hàng hoá có nhiều quy định mới do vậy đề nghị có Thông tư hướng dẫn (sửa đổi Thông tư số 15)

Thông tư số 15/2000/TT-BYT ngày 30/06/2000 thông tư hướng dẫn ghi nhãn thực phẩm.

10

 

 

Mức phạt không phù hợp, hành vi vi phạm chưa nêu hết

Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

11

 

 

Hiện nay trong chức năng, nhiệm vụ của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã có Thanh tra Cục được giao nhiệm vụ thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm

Quyết định số 2087/QĐ-BYT ngày 12/6/2007 về việc ban hành “Quy chế phối hợp trong kiểm tra, thanh tra vệ sinh an toàn thực phảm giữa Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Thanh tra Bộ Y tế”.

12

 

Mẫu báo cáo

Mẫu báo cáo thời gian

Quyết định số 01/2006/QĐ-BYT ngày 09/01/2006 quy định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm

13

Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố

 

 

Quyết định số 05/2006/QĐ-BYT ngày 17/01/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm YTDP tỉnh, TP trực thuộc Trung ương

14

 

Mẫu biên bản kiểm tra, thời hạn giá trị giấy chứng nhận

Mẫu biên bản kiểm tra, thời hạn giá trị giấy chứng nhận

Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09/03/2006 ban hành “Quy chế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao”

15

Mức thu phí, lệ phí điều kiện VSATTP

 

Mức thu phí, lệ phí điều kiện VSATTP

Thông tư liên tịch số 12/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 31/01/2008 về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006-2010

 


Biểu số 3:

Tình hình ngộ độc thực phẩm từ năm 2004 - 2008

 

Năm

Số vụ ngộ độc

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm

Số vụ ngộ độc

Số người mắc

Số người chết

Vi sinh vật

Thực phẩmbị biến chất

Hóa chất tồn dư trong thực phẩm

Độc tố tự nhiên

Nguyên nhân khác(*)

2004

145

3.584

41

82 (56,5%)

-

18 (12,4%)

33 (22,7%)

12 (8,3%)

2005

144

4.304

53

74 (51,4%)

-

12 (8,3%)

39 (27,1%)

19 (13,2%)

2006

165

7.135

57

64 (38,8%)

-

18 (10,9%)

42 (25,5%)

41 (24,8%)

2007

247

7.329

55

15 (6,1%)

-

2 (0,8%)

54 (21,9%)

176 (71,3%)

2008

205

7.828

61

16 (7,8%)

-

1 (0,5%)

52 (25,4%)

136 (66,3%)

Tổng số

906

30.180

267

251

-

51

220

384

 

(*) Ghi chú: Đề nghị ghi rõ nguyên nhân khác

 

 

 


Biểu số 4:

Ô nhiễm thực phẩm do hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất tồn dư trong thịt,

hóa chất bảo quản thực phẩm, dụng cụ chế biến, bao gói thực phẩm từ năm 2004 - 2008

 

 

 

STT

 

 

Loại mẫu

 

 

 

 

2004

2005

2006

2007

2008

Tổng số mẫu

Số mẫu đạt tiêu chuẩn

 

Số mẫu ô nhiễm (*)

Tống số mẫu

Số mẫu đạt tiêu chuẩn

Số mẫu nhiễm (*)

Tổng số mẫu

Số mẫu đạt tiêu chuẩn

 

Số mẫu ô nhiễm (*)

Tổng số mẫu

Số mẫu đạt tiêu chuẩn

Số mẫu ô nhiễm (*)

Tổng số mẫu

Số mẫu đạt tiêu chuẩn

 

Số mẫu ô nhiễm (*)

HCBVTV

HCTD

HCBQTP

DCCBBG

HCBVTV

HCTD

HCBQTP

DCCBBG

HCBVTV

HCTD

HCBQTP

DCCBBG

HCBVTV

HCTD

HCBQTP

DCCBBG

HCBVTV

HCTD

HCBQTP

DCCBBG

1

Rau, quả tươi

148

119

64

0

0

0

160

138

116

0

0

0

181

175

6

0

0

0

411

406

96

0

0

0

337

310

168

0

0

0

2

Thịt, sản phẩm từ động vật tươi sống

0

0

0

0

0

0

52

8

1

3

0

0

120

23

2

8

0

0

270

126

2

11

0

0

210(**)

 

0

0

 

0

3

Thực phẩm chế biến công nghiệp

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

30

30

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

4

Thực phẩm chế biến thủ công

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

75

49

26

0

26

0

0

0

0

0

0

0

5

Thủy sản nuôi và nhuyễn thể hai mảnh vỏ

1678

1639

0

39

0

0

2125

2094

0

31

0

0

2442

2420

0

22

0

0

2960

2940

0

20

0

0

3415

3388

0

27

0

0

Tổng số

1826

1758

64

39

0

0

2337

2240

117

34

0

0

2743

2618

8

30

0

0

3746

3551

124

31

26

0

3962

3689

168

27

0

0

 

(*) Ghi chú:  HCBVTV: Ô nhiễm thực phẩm do hóa chất bảo vệ thực vật; HCTD: hóa chất tồn dư trong thịt và sản phẩm động vật; HCBQTP: hóa chất bảo quản thực phẩm;  DCCBBG : dụng cụ chế biến, bao gói thực phẩm.

 


Biểu số 5:

Kinh phí cho công tác quản lý VSATTP

 

 

 

 

 

Năm

 

 

 

Nguồn kinh phí (triệu VNĐ)

Nội dung chi

Ngân sách TW*

Ngân sách địa phương **

Hỗ trợ của DN, khu vựctư nhân

Nguồn khác

Ban hành văn bản

 

 

 

Tổ chức bộ máy quản lý, Ban chỉ đạo VSATTP

Kiểm tra, thanh tra

Mua trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất, định

Xét ngiệm, thử nghiệm, giám định

Điều tra ngộ độc thực phẩm

 

 

Xây dựng mô hình điểm

Tuyên truyền, giáo dục về VSATTP

Chi khác

2004

17.843,392

28.168

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2005

17.206,981

30.801

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2006

24.074,884

30.933

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2007

35.672,857

44.334

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2008

47.864,762

52.175

 

10147,735

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

142.662,876

186.411

 

10147,735

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(*): ngân sách của BYT và BNN & PTNT

(**): ngân sách của riêng BYT


Biểu số 6:

Tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng VSATTP ở các Bộ

 

Tên Bộ

Năm

Số lượng cơ quan, đơn vị

Số người

Loại hình tổ chức cơ quan, đơn vị

Cơ chế tài chính

Biên chế

Hợp đồng

Hành chính

Sự nghiệp

Kinh phí nhà nước cấp toàn bộ

Tự chủ một phần kinh phí

Tự chủ toàn bộ kinh phí

Bộ Yế

2004

01

40

9

x

 

x

 

 

2005

01

42

6

x

 

x

 

 

2006

01

44

9

x

 

x

 

 

2007

01

60

19

x

 

x

 

 

2008

01

80

14

x

 

x

 

 

Bộ NN&PTNT

2004

07

58

164

01

06

 

 

X

2005

07

56

195

01

06

 

 

X

2006

07

55

219

01

06

 

 

X

2007

07

61

280

01

06

 

 

X

2008

09

60

298

03

06

 

 

X

Bộ Công thương

 

 

 

 

2004

 

 

 

 

 

 

 

 

2005

 

 

 

 

 

 

 

 

2006

 

 

 

 

 

 

 

 

2007

 

 

 

 

 

 

 

 

2008

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ Khoa học và Công nghệ

2004

 

 

 

 

 

 

 

 

2005

 

 

 

 

 

 

 

 

2006

 

 

 

 

 

 

 

 

2007

 

 

 

 

 

 

 

 

2008

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2004

 

 

 

 

 

 

 

 

2005

 

 

 

 

 

 

 

 

2006

 

 

 

 

 

 

 

 

2007

 

 

 

 

 

 

 

 

2008

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số (2008)

 

10

140

312

 

6

 

 

 

 


Biểu số 7:

Tổ chức bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý chất lượng VSATTP ở các địa phương

Tổ chức bộ máy

Năm

Số lượng cơ quan, đơn vị

Số người

Loại hình tổ chức cơ quan, đơn vị

Cơ chế tài chính

Biên chế

Hợp đồng

Hành chính

Sự nghiệp

Kinh phí nhà nước cấp toàn bộ

Tự chủ một phần kinh phí

Tự chủ toàn bộ kinh phí

 

Cấp tỉnh

2004

128

 

 

 

x

 

 

 

2005

128

 

 

 

x

 

 

 

2006

128

 

 

 

x

 

 

 

2007

128

 

 

 

x

 

 

 

2008

128

 

 

 

x

 

 

 

 

Cấp huyện

2004

671

 

 

 

x

 

 

 

2005

671

 

 

 

x

 

 

 

2006

1342

 

 

 

x

 

 

 

2007

1342

 

 

 

x

 

 

 

2008

1342

 

 

 

x

 

 

 

Cấp xã

2004

10.876

 

 

 

x

 

 

 

2005

10.876

 

 

 

x

 

 

 

2006

10.876

 

 

 

x

 

 

 

2007

10.876

 

 

 

x

 

 

 

2008

10.876

 

 

 

x

 

 

 

Biểu số 8:

Kết quả xử lý vi phạm chất lượng VSATTP năm 2004-2008

 

STT

Loại cơ sở SX, KD thực phẩm

Năm

Kiểm tra

Thanh tra

Hình thức xử lý đã áp dụng

Số lần kiểm tra

Số cơ sở đạt yêu cầu

Số đoàn thanh tra

Số cơ sở đạt yêu cầu

Số cơ sở bị cảnh cáo

Phạt tiền

Số cơ sở bị hủy sản phẩm

Số cơ sở bị đình chỉ sản xuất

Số cơ sở bị phạt tiền

Số tiền bị phạt

(triệu đ)

1

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

2004

11.159

9.502

 

 

607

762

618,85

 

 

2005

13.674

11.377

 

 

1.304

906

1.227,04

 

 

2006

14.762

12.376

 

 

1.539

762

949,4

 

 

2007

16.024

13.686

 

 

1.169

742

1.048,112

 

 

2008

14.624

12.475

 

 

835

949

1.188,0

 

 

Tổng

70.243

59.416

0

0

1446.01

4121

0

0

0

2

Cơ sở sản xuất rau quả hàng hóa (kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV của nông dân)

2004

4.721

772

 

 

 

 

 

 

 

2005

4.152

948

 

 

 

 

 

 

 

2006

4.61

1.151

 

 

 

 

 

 

 

2007

14.104

4.173

 

 

 

 

 

 

 

2008

8.200

1.458

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

35.787

1726.78

0

0

0

0

0

0

0

3

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y

2004

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2005

50

47

1

43

4

 

 

7

 

2006

65

60

2

60

3

 

 

8

 

2007

120

112

3

112

8

 

 

8

 

2008

170

164

5

164

6

 

 

8

 

Tổng

35.787

1726.78

0

0

0

0

0

0

0

4

Cơ sở sản, xuất, kinh doanh thuốc thú y thủy sản

2004

105

 

 

 

 

 

 

 

 

2005

1812

 

 

 

 

 

 

 

15

2006

2761

 

 

 

 

 

 

 

 

2007

2716

 

 

 

 

 

 

 

 

2008

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

7394

0

0

0

0

0

0

0

15

5

Cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi

2004

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2005

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2006

114

111

2

 

 

3

30

 

 

2007

73

73

2

 

 

 

 

 

 

2008

41

41

2

 

 

 

 

 

 

Tổng

228

225

6

0

0

3

30

0

0

6

Cơ sở sản xuất rau an toàn (có đăng ký)

2004

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2005

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2006

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2007

2

 

 

 

 

 

 

 

 

2008(*)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

2

0

0

0

0

0

0

0

0

7

Cơ sở sản xuất chè

2004

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2005

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2006

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2007

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2008

53

44

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

53

44

0

0

0

0

0

0

0

8

Cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung

2004

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2005

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2006

2700

 

 

 

 

 

 

 

 

2007

1251

 

 

 

 

 

 

 

 

2008

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

3951

0

0

0

0

0

0

0

0

9

Cơ sở chế biến, bảo quản nông sản

2004

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2005

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2006

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2007

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2008

110

110

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

110

110

0

0

0

0

0

0

0

10

Cơ sở chế biến, bảo quản thủy sản

2004

800

219

 

 

 

 

 

 

15 (**)

2005

1192

279

 

 

 

 

 

 

35 (**)

2006

1581

319

 

 

 

 

 

 

27 (**)

2007

2074

370

 

 

 

 

 

 

21 (**)

2008

2118

432

 

 

 

 

 

 

21 (**)

Tổng

7765

1619

0

0

0

0

0

0

69

11

Cơ sở chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm

2004

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2005

50

31

1

31

19

0

 

0

0

2006

75

45

2

45

30

0

 

0

0

2007

100

68

3

68

32

0

 

0

0

2008

172

111

5

91

61

0

 

0

0

Tổng

397

255

11

235

142

0

0

0

0

12

Tàu cá, cảng cá

2004

0

 

 

 

 

 

 

 

 

2005

0

 

 

 

 

 

 

 

 

2006

2413

 

 

 

 

 

 

 

 

2007

3176

 

 

 

 

 

 

 

 

2008

2678

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

8267

0

0

0

0

0

0

0

0

13

Cơ sở thu gom, sơ chế nguyên liệu thủy sản trước chế biến

2004

0

 

 

 

 

 

 

 

 

2005

0

 

 

 

 

 

 

 

 

2006

1008

 

 

 

 

 

 

 

 

2007

1112

 

 

 

 

 

 

 

 

2008

1436

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

3556

0

0

0

0

0

0

0

0

14

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (sữa, bánh kẹo, rượu bia, nước uống…), Cơ sở ăn uống (nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể, quán ăn đường phố…)

2004

150.118

116.522

 

 

3.066

1.950

1.396

 

117

2005

447.523

367.414

 

 

23.830

6.926

3.482,553

 

349

2006

540.316

432.947

 

 

27.023

8.719

5.347,734

 

473

2007

318.041

267.134

 

 

32.627

4.638

5.906,584

 

162

2008

59.575

41.295

 

 

619

3.121

3.126,287

 

18

Tổng

1.515.573

1.225.312

 

 

87.165

25.354

19.259,158

 

1.119

 

(*) Không thực hiện kiểm tra do không có kinh phí cấp

(**) Là trường hợp Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản yêu cầu công ty tạm ngừng sản xuất để xuất khẩu các lô hàng cho đến khi công ty khắc phục được các sai lỗi về điều kiện sản xuất cũng như chất lượng các lô hàng sản xuất để xuất khẩu.

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông báo 110/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp đánh giá kết quả thực hiện Đề án “Phát triển công nghiệp Dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” và “Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020”

Thông báo 110/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp đánh giá kết quả thực hiện Đề án “Phát triển công nghiệp Dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” và “Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020”

Y tế-Sức khỏe, Công nghiệp

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi