Báo cáo 386/BC-BYT của Bộ Y tế về kết quả cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia Phòng chống đại dịch cúm ở người ngày 01/5/2009, tại Bộ Y tế
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Báo cáo 386/BC-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 386/BC-BYT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Báo cáo |
Người ký: | Nguyễn Quốc Triệu |
Ngày ban hành: | 02/05/2009 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Y tế-Sức khỏe |
tải Báo cáo 386/BC-BYT
BỘ Y TẾ ----------- Số: 386/BC-BYT
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------------- Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2009 |
BÁO CÁO
Kết quả cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia Phòng chống đại dịch cúm ở người
ngày 01/5/2009, tại Bộ Y tế
--------------------
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Trước tình hình dịch cúm A(H1N1) diễn biến phức tạp tại Mexico, Mỹ và tiếp tục ghi nhận tại một số nước khác thuộc Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á, ngày 01/5/2009, Bộ Y tế - Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người tổ chức cuộc họp khẩn cấp chỉ đạo về công tác phòng chống đại dịch cúm. Bộ Y tế xin báo cáo Thủ tướng kết quả cuộc họp như sau:
Cuộc họp Ban chỉ đạo do Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu - Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người chủ trì. Tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Cao Đức Phát - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người và các đơn vị liên quan.
Theo báo cáo của các Tiểu ban,tình hình dịch cúm A(H1N1) diễn biến như sau:
I. Tình hình dịch cúm A(H1N1)
Tính đến ngày 01 ngày 5 năm 2009, theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới đã có 11 nước chính thức thông báo ghi nhận 331 trường hợp mắc, dương tính với cúm A(H1N1): tại Mỹ 109 trường hợp mắc, trong đó 1 trường hợp tử vong; Mexico 156 trường hợp mắc, trong đó 9 trường hợp tử vong; Canada (34); Tây Ban Nha (13); Anh (8); Đức (3); New Zealand (3); Israel (2); Áo (1); Hà Lan (01), Thụy sỹ (01).
Theo các nguồn tin từ Đại sứ quán, Bộ Y tế các nước và các nguồn tin khác, đến 01/5/2009, 16 nước khác tiếp tục ghi nhận các trường hợp nghi ngờ cúm A(H1N1): Australia (91), Colombia (42), Chile (24), Pháp (20), Costa rica (18), Hàn Quốc (17), Đan Mạch (5), Hồng Kông - Trung Quốc (4), Ireland (3), Czech (3), Ba Lan (3), Italia (1), Brasil (2), Scotland (2), Peru (1), Thái Lan (01), Phần Lan (1). Tại Mexico có khoảng 2.547 trường hợp mắc, ít nhất 159 trường hợp tử vong.
Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục cảnh báo đại dịch ở mức độ 5 (tức là dịch đã xảy ra trong phạm vi cộng đồng từ 2 nước trở lên của một khu vực) và vi rút lây lan rất nhanh, có thể tới mọi quốc gia trên thế giới, đại dịch đã cận kề và khuyến cáo tất cả các quốc gia trên thế giới ngay lập tức hoạt hóa các hành động phòng chống đại dịch và cảnh giác với các ổ dịch cúm và viêm phổi nặng.
Từ ngày 30/4/2009, Tổ chức Y tế thế giới thống nhất sử dụng thuật ngữ cúm A(H1N1) thay “cúm lợn A(H1N1)” để mô tả dịch hiện nay.
Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Nông lương thế giới và Tổ chức động vật quốc tế cùng ra thông báo thịt lợn đã được nấu chín ở nhiệt độ trên 70oC không là nguồn truyền bệnh. Tuy nhiên, lợn bị ốm hoặc chết không được chế biến sử dụng cho người với bất kỳ lý do nào.
Tại Việt Nam đến nay chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân cúm A(H1N1).
II. Dự báo tình hình dịch
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới, hiện dịch đã chính thức ghi nhận tại 11 nước và 16 nước khác đang tiếp tục ghi nhận các trường hợp nghi ngờ. Phần lớn các trường hợp mắc có liên quan đến việc nhập cảnh từ Mexico, trong điều kiện giao lưu rộng rãi giữa các nước, các khu vực, thì nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam và lây lan là rất lớn.
III. Các hoạt động phòng chống dịch đã được triển khai
1.Ngày 29/4/2009, Thủ tướng có Công điện số 639/CĐ-TTg chỉ đạo Chủ tịch UBND các tỉnh/thành phố, Bộ trưởng các Bộ/ngành liên quan chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm A(H1N1).
2.Bộ Y tế đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ, công văn chỉ đạo các UBND tỉnh/thành phố, các đơn vị y tế từ trung ương đến địa phương, tại các cửa khẩu, biên giới tăng cường các biện pháp kiểm dịch y tế biên giới, chủ động giám sát phát hiện sớm ca bệnh đầu tiên và xử lý triệt không để dịch lây lan; sẵn sàng máy thở, thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác điều trị khi có bệnh nhân.
3.Theo dõi tình hình sức khỏe của các đoàn công tác của Việt Nam về từ Mexico, 01 đoàn công tác về từ ngày 15/4/2009 đã qua 7 ngày cần theo dõi; đoàn 06 người của hội đồng lý luận Trung ương Đảng về từ ngày 22/4/2009, hiện tình trạng sức khỏe bình thường; 01 trường hợp tại Đồng Nai đã có Công điện yêu cầu Sở Y tế tỉnh Đồng Nai xác minh và báo cáo về Bộ Y tế.
4.Tổ chức họp Ban chỉ đạo quốc gia thường kỳ, đột xuất để kịp thời thống nhất triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch trên phạm vi toàn quốc.
5.Công văn đề nghị Bộ Công an phối hợp cung cấp thông tin hành khách nhập cảnh từ các nước có dịch để thực hiện kiểm tra y tế.
6.Triển khai kiểm tra y tế đối với tất cả các hành khách nhập cảnh từ vùng có dịch. Ngày 28/4/2009, cử 03 đoàn công tác do lãnh đạo Cục làm trưởng đoàn trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra công tác sẵn sàng phòng chống dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng. Ngày 01/5/2009, Bộ trưởng Bộ Y tế cùng các đơn vị liên quan trực tiếp kiểm tra và chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại sân bay Nội Bài.
7.Hàng ngày, ban hành Thông báo của người phát ngôn về tình hình dịch và các biện pháp phòng chống dịch.
8.Ban hành 04 khuyến cáo cho cộng đồng phòng chống bệnh cúm A(H1N1).
9.Ban hành hướng dẫn điều trị bệnh nhân cúm A(H1N1).
10.Xây dựng quy trình giám sát và xử lý ổ dịch cúm A(H1N1).
11.Xây dựng nhu cầu kinh phí vật tư, trang thiết bị chống dịch cúm A(H1N1). Đề nghị WHO hỗ trợ 625.000 bộ phòng hộ cá nhân PPE và 15.000 hộp nước rửa tay Virkon.
12.Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với WHO nắm tình hình dịch và trao đổi về các biện pháp phòng chóng đại dịch.
IV. Chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu - Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người:
Sau khi nghe các Trưởng Tiểu Ban và đại diện các Bộ/ngành - thành viên Ban chỉ đạo báo cáo, phát biểu ý kiến, đồng chí Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Bộ Y tế - Trưởng Ban chỉ đạo thay mặt Ban chỉ đạo quốc gia đó có ý kiến chỉ đạo như sau:
1.Tăng cường các hoạt động truyền thông trên hệ thống thông tin đại chúng về các biện pháp phòng chống bệnh cúm A(H1N1), nâng tầm nhận thức của cộng đồng, chính quyền các cấp, để tất cả mọi người dân hiểu đúng và phối hợp thực hiện các biện pháp chống dịch một các đồng bộ. Tuyên truyền đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời không gây hoang mang trong cộng đồng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
2.Các Bộ/ngành thành viên Ban chỉ đạo, UBND các tỉnh/thành phố xây dựng kế hoạch phòng chống đại dịch cho Bộ/ngành và địa phương để sẵn sàng phòng chống đại dịch.
3.Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người họp hàng ngày vào lúc 17h00 để kịp thời nắm bắt tình hình và chỉ đạo các biện pháp chống dịch.
4.Các tỉnh có đường biên giới, cửa khẩu quốc tế phải tăng cường kiểm tra công tác kiểm dịch quốc tế, yêu cầu theo dõi chặt chẽ các cửa khẩu đường không, đường bộ, đường thủy, không để bệnh nhân cúm A(H1N1) xâm nhập vào trong nội địa.
5.Tổ chức tập huấn cho các cán bộ y tế về điều trị, giám sát và xử lý ổ dịch cúm A(H1N1); tiếp tục thực hiện diễn tập phòng chống đại dịch theo các tình huống phù hợp với tình hình dịch trên thế giới và các tình huống đại dịch có thể xảy ra tại Việt Nam.
6.Các bệnh viện và phòng khám công lập và tư nhân tăng cường giám sát các trường hợp nghi ngờ cúm A(H1N1) nhằm phát hiện sớm trường hợp mắc đầu tiên. Có hình thức khen thưởng đối với các đơn vị làm tốt công tác giám sát, đặc biệt là đơn vị phát hiện trường hợp bệnh nhân đầu tiên thông qua công tác giám sát chủ động.
7.Ngành y tế phải phối hợp chặt chẽ với các Bộ/ngành liên quan trong công tác phòng chống dịch, đảm bảo tính liên thông trong các hoạt động chống dịch. Kết hợp quân dân y, sẵn sàng thiết lập các bệnh viện dã chiến trong tình huống dịch lớn xảy ra. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, vật tư y tế đảm bảo đủ phục vụ công tác chống dịch.
8.Bộ Giao thông vận tải tổ chức giám sát hành khách tại các nơi đông người, vệ sinh môi trường tại các bến tàu, bến xe, thiết lập các điểm rửa tay công cộng, quản lý tốt chất thải của hành khách trên tàu. Các phi công, tiếp viên và những người tiếp xúc nhiều với hành khách thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng các dung dịch sát khuẩn.
Bộ trưởng Bộ Y tế - Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người xin báo cáo Thủ tướng kết quả cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người. Bộ Y tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch cúm A(H1N1) và thường xuyên báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
| BỘ TRƯỞNG TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG ĐẠI DỊCH CÚM Ở NGƯỜI (đã ký)
Nguyễn Quốc Triệu |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây