Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 65:2024/BTNMT Phế liệu thủy tinh nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Quy chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Quy chuẩn Việt Nam QCVN 65:2024/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 65:2024/BTNMT Phế liệu thủy tinh nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
Số hiệu:QCVN 65:2024/BTNMTLoại văn bản:Quy chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trườngLĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường
Ngày ban hành:30/12/2024Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Quy chuẩn Việt Nam QCVN 65:2024/BTNMT

Tải văn bản tiếng Việt (.pdf) QCVN 65_2024_BTNMT PDF
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tải văn bản tiếng Việt (.doc) QCVN 65_2024_BTNMT DOC (Bản Word)
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file.

Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

 

QCVN 65:2024/BTNMT

 

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHẾ LIỆU THỦY

TINH NHẬP KHẨU TỪ NƯỚC NGOÀI LÀM NGUYÊN

LIỆU SẢN XUẤT

 

National technical regulation on

imported glass scraps used as raw materials

 

 

 

 

HÀ NỘI – 2024

 

 

Lời nói đầu

QCVN 65:2024/BTNMT do Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường biên soạn và trình duyệt; Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Thông tư số 43/2024/TT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2024.

QCVN 65:2024/BTNMT thay thế QCVN 65:2018/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu thuỷ tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.

 

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ PHẾ LIỆU THỦY TINH

NHẬP KHẨU TỪ NƯỚC NGOÀI LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT

National technical regulation on

imported glass scraps used as raw materials

 

1. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.1.1. Quy chuẩn này quy định phế liệu thủy tinh có mã HS 7001.00.00 được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; các yêu cầu kỹ thuật, quản lý ban hành kèm theo Quy chuẩn này

1.1.2. Quy chuẩn này không điều chỉnh đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu từ các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan trên lãnh thổ Việt Nam.

1.2. Đối tượng áp dụng

1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu và sử dụng phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; các tổ chức đánh giá sự phù hợp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu thủy tinh từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

1.2.2. Quy chuẩn này không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu thủy tinh phát sinh từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan trên lãnh thổ Việt Nam.

1.3. Giải thích thuật ngữ

Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Tạp chất là các chất, vật liệu không phải là thủy tinh lẫn trong phế liệu thủy tinh nhập khẩu, bao gồm những vật liệu bám dính hoặc không bám dính vào phế liệu thủy tinh nhập khẩu. Tạp chất gồm hai loại: tạp chất là chất thải nguy hại và tạp chất không phải là chất thải nguy hại.

1.3.2. Mã HS phế liệu nhập khẩu là mã số phân loại hàng hoá xuất nhập khẩu ghi trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành và Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

1.3.3. Lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu là lượng phế liệu thủy tinh do một tổ chức, cá nhân nhập khẩu đăng ký thực hiện thủ tục hải quan cho một lần nhập khẩu vào Việt Nam.

1.3.4. Phế liệu thủy tinh nhập khẩu là phế liệu thủy tinh kèm theo mã HS được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất được quy định tại Quyết định số 13/2023/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

1.3.5. Tổ chức giám định được chỉ định là tổ chức giám định đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giám định theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (sau đây gọi tắt là Nghị định số 107/2016/NĐ-CP) và thuộc danh sách các tổ chức giám định được chỉ định thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 74/2018/NĐ-CP) và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Nghị định số 154/2018/NĐ-CP). Việc chỉ định, thừa nhận tổ chức giám định nước ngoài thực hiện giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường trên lãnh thổ Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật.

 

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

 

2.1. Quy định về phân loại, làm sạch phế liệu

Phế liệu thủy tinh nhập khẩu phải được loại bỏ các chất, dầu, mỡ, thực phẩm, hóa chất, vật liệu, hàng hóa cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu tại Mục 2.3 Quy chuẩn này.

2.2. Quy định về loại phế liệu thủy tinh được phép nhập khẩu

2.2.1. Phế liệu thủy tinh ở các hình dạng, kích thước khác nhau có mã HS thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

2.2.2. Phế liệu thủy tinh có nguồn gốc, xuất xứ sau đây: là các sản phẩm hỏng từ các quá trình nấu thủy tinh hoặc sản xuất các sản phẩm thủy tinh; được lựa chọn, thu hồi từ các sản phẩm thủy tinh đã qua sử dụng nhưng đã được làm sạch dầu, mỡ, hóa chất, thực phẩm.

2.2.3. Thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác, trừ thủy tinh từ màn hình ti vi, máy tính và các loại bóng đèn, mô-đun quang điện, tấm pin năng lượng mặt trời, màn hình điện thoại, máy tính bảng, ống thu nhiệt tại thiết bị bình nóng lạnh bằng năng lượng mặt trời, dụng cụ y tế hoặc thủy tinh hoạt tính khác thuộc nhóm 85.49 (Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

2.3. Tạp chất không được lẫn trong phế liệu thủy tinh nhập khẩu

2.3.1. Hoá chất, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất thải y tế nguy hại.

2.3.2. Vật liệu chứa hoặc nhiễm chất phóng xạ có nồng độ hoạt độ phóng xạ vượt quá mức quy định tại Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN ngày 25 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng (Phụ lục II - Mức thanh lý).

2.3.3. Tạp chất là chất thải nguy hại.

2.4. Tạp chất không mong muốn được phép bám dính trong phế liệu thủy tinh nhập khẩu

2.4.1. Tạp chất bám dính như: bụi, đất, cát.

2.4.2. Lớp sơn phủ trên bề mặt thủy tinh.

2.4.3. Tạp chất khác còn sót lại không phải là thủy tinh còn bám dính hoặc rời ra từ phế liệu thủy tinh nhập khẩu (trừ Mục 2.4.1 và Mục 2.4.2) đáp ứng yêu cầu tại Mục 2.3 Quy chuẩn này. Trong mỗi lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu, tổng khối lượng các loại tạp chất quy định tại Mục 2.4.3 này không vượt quá 2% khối lượng của lô hàng.

 

3. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, GIÁM ĐỊNH

 

3.1. Kiểm tra, giám định đối với phế liệu nhập khẩu

Việc kiểm tra, giám định đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu được thực hiện thông qua kiểm tra, giám định tại hiện trường (kiểm tra bằng mắt thường) hoặc kiểm tra, lấy mẫu phân tích. Tổ chức giám định được chỉ định kiểm tra theo quy định của pháp luật; tổ chức giám định nước ngoài được thừa nhận theo quy định của pháp luật giám định phế liệu thủy tinh nhập khẩu theo quy định tại Mục 3.1.1 và Mục 3.1.2 Quy chuẩn này. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản theo mẫu tại Phụ lục 1 Quy chuẩn này.

3.1.1. Kiểm tra, giám định tại hiện trường:

a) Hoạt động kiểm tra, giám định tại hiện trường được thực hiện bằng mắt thường đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu với tỷ lệ kiểm tra ngẫu nhiên theo mức độ quản lý rủi ro theo quy định của pháp luật; ước tính tỷ lệ tạp chất trong lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu.

b) Việc kiểm tra, giám định tại hiện trường phải bao gồm các công việc sau:

- Kiểm tra tổng quát lô hàng: chủng loại, khối lượng phế liệu, chất lượng phế liệu nhập khẩu;

- Chụp ảnh các vị trí kiểm tra;

- Kiểm tra tỷ lệ tạp chất: xác định loại tạp chất đi kèm, ước lượng tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng tạp chất đi kèm.

c) Căn cứ kết quả kiểm tra, giám định tại hiện trường, lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu được xử lý theo một trong các trường hợp sau đây:

- Trường hợp lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu được kiểm tra, đánh giá phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật; tổ chức giám định nước ngoài được thừa nhận theo quy định của pháp luật cung cấp Chứng thư giám định lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục 3 Quy chuẩn này cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục thông quan;

- Trường hợp lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu không phù hợp với Mục 2 của Quy chuẩn này, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật; tổ chức giám định nước ngoài được thừa nhận theo quy định của pháp luật cung cấp Chứng thư giám định lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục 3 Quy chuẩn này cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan Hải quan để xử lý theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp nghi ngờ, chưa xác định được lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu đáp ứng quy định tại Mục 2 Quy chuẩn này thì thực hiện theo Mục 3.1.2 dưới đây.

3.1.2. Kiểm tra, giám định thông qua lấy mẫu phân tích:

a) Việc lấy mẫu để phân tích, đánh giá chất lượng phế liệu thủy tinh nhập khẩu phù hợp với Mục 2 Quy chuẩn này phải bao gồm các công việc sau:

- Tiến hành lấy mẫu đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu theo phương pháp tại Mục 3.2.1 Quy chuẩn này, chụp ảnh tất cả các vị trí kiểm tra và các vị trí lấy mẫu; việc lấy mẫu, niêm phong, bàn giao mẫu phải được thể hiện trong Biên bản kiểm tra theo mẫu tại Phụ lục 1 Quy chuẩn này;

- Xác định, đánh giá các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Mục 2 Quy chuẩn này. Trường hợp có sử dụng kết quả phân tích của các tổ chức thử nghiệm, kết quả này phải được thực hiện bởi tổ chức quy định tại Mục 4.3 Quy chuẩn này;

- Đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu phải lấy từ 02 (hai) mẫu đại diện trở lên theo quy định tại Mục 3.2.1 Quy chuẩn này, kết quả giám định đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu là giá trị trung bình của các kết quả phân tích mẫu đại diện.

b) Căn cứ kết quả phân tích mẫu, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật; tổ chức giám định nước ngoài được thừa nhận theo quy định của pháp luật cung cấp Chứng thư giám định lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục 2 Quy chuẩn này cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục thông quan hoặc xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

3.2. Lấy mẫu và xác định các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật quy định tại Mục 2 Quy chuẩn này

3.2.1. Phương pháp lấy mẫu:

a) Đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu là hàng rời (không chứa trong công ten nơ):

01 (một) mẫu đại diện là mẫu được lấy ngẫu nhiên tại 05 (năm) vị trí bất kỳ ở các điểm khác nhau của lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu (với khoảng cách giữa các điểm lấy mẫu tương đối đồng đều bảo đảm tính đại diện, theo một trong các hình: hình chữ nhật, hình vuông, hình chóp tam giác, hình chữ Z,…). Tổng khối lượng mẫu đại diện tối thiểu 10 kg. Trường hợp nghi ngờ lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu không đảm bảo yêu cầu quy định tại Mục 2 Quy chuẩn này, tổ chức giám định được chỉ định thực hiện lấy bổ sung mẫu đại diện của lô hàng theo phương pháp lấy mẫu quy định tại mục này, nhưng không quá 03 (ba) mẫu đại diện.

b) Đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu chứa trong các công ten nơ:

- Việc giám định chất lượng phế liệu thủy tinh nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở lấy và phân tích mẫu đại diện. Một mẫu đại diện bao gồm một hoặc một số mẫu ngẫu nhiên được trộn đều với nhau, sau đó lấy ra tối thiểu 10 kg từ khối mẫu đã được trộn đều để làm mẫu đại diện (khối lượng mẫu đại diện tối thiểu 10 kg);

- Mẫu ngẫu nhiên là mẫu được lấy tại 05 (năm) vị trí bất kỳ ở các điểm khác nhau của một công ten nơ được lựa chọn (với khoảng cách giữa các vị trí lấy mẫu tương đối đồng đều bảo đảm tính đại diện, theo một trong các hình: hình chữ nhật, hình vuông, hình chóp tam giác, hình chữ Z,…). Khối lượng một mẫu ngẫu nhiên tối thiểu 10 kg;

- Đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu có dưới 05 công ten nơ, lựa chọn 01 công ten nơ để lấy mẫu ngẫu nhiên và được coi là mẫu đại diện cho lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu;

- Đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu có từ 05 đến dưới 20 công ten nơ, lựa chọn 02 công ten nơ để lấy mẫu ngẫu nhiên. Mẫu đại diện là mẫu trộn đều của 02 mẫu ngẫu nhiên;

- Đối với lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu có từ 20 công ten nơ trở lên, lựa chọn 10% số công ten nơ để lấy các mẫu ngẫu nhiên (số lượng mẫu ngẫu nhiên được làm tròn số). Trường hợp số mẫu ngẫu nhiên nhỏ hơn 10 mẫu, các mẫu này được trộn đều với nhau thành một mẫu đại diện. Trường hợp số mẫu ngẫu nhiên lớn hơn 10 mẫu, cứ mỗi 10 mẫu ngẫu nhiên được trộn đều thành một mẫu đại diện; số mẫu ngẫu nhiên lẻ còn lại (nếu có) được trộn đều thành một mẫu đại diện. Một lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu có thể có một hoặc một số mẫu đại diện.

3.2.2. Phương pháp xác định tỷ lệ tạp chất (từ mẫu đại diện):

Tiến hành tách, phân loại các tạp chất bằng các phương pháp cơ, lý để tách riêng tạp chất khỏi thủy tinh và cân khối lượng của các tạp chất này.

Tỷ lệ phần trăm (%) tạp chất là tỷ lệ khối lượng các tạp chất so với tổng khối lượng mẫu đại diện.

3.2.3. Phương pháp xác định thành phần tạp chất (từ mẫu đại diện):

a) Việc xác định nồng độ hoạt độ phóng xạ của lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu thực hiện theo TCVN 7469:2005 (ISO 11932:1996) - Tiêu chuẩn quốc gia về An toàn bức xạ - Đo hoạt độ vật liệu rắn được coi như chất thải không phóng xạ để tái chế, tái sử dụng hoặc chôn cất.

b) Việc xác định chất thải nguy hại, ngưỡng chất thải nguy hại trong lượng tạp chất tách ra từ phế liệu thủy tinh nhập khẩu thực hiện theo QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại được ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và Danh mục chất thải nguy hại, chất thải công nghiệp phải kiểm soát và chất thải rắn công nghiệp thông thường do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định.

 

4. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

 

4.1. Lô hàng phế liệu thủy tinh nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra, giám định, đánh giá sự phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Mục 2 Quy chuẩn này. Kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật; tổ chức giám định nước ngoài được thừa nhận theo quy định của pháp luật là cơ sở để Cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục thông quan hoặc xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

4.2. Việc giám định phế liệu thuỷ tinh nhập khẩu được thực hiện bởi tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật; tổ chức giám định nước ngoài được thừa nhận theo quy định của pháp luật.

4.3. Việc lấy mẫu để phân tích, thử nghiệm xác định tỷ lệ tạp chất được thực hiện bởi tổ chức giám định được chỉ định.

Việc lấy mẫu và phân tích để xác định ngưỡng chất thải nguy hại phải được thực hiện bởi các tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định.

Việc xác định các thông số khác (nếu có) được thực hiện bởi tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP và Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.

4.4. Tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật; tổ chức giám định nước ngoài được thừa nhận theo quy định của pháp luật cung cấp Chứng thư giám định lô hàng phế liệu nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định và Cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục thông quan hoặc xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. Tài liệu gửi kèm theo Chứng thư giám định bao gồm: Biên bản kiểm tra; Ảnh chụp các vị trí kiểm tra, vị trí lấy mẫu; Phiếu trả kết quả đo, phân tích, thử nghiệm của các mẫu đại diện (trường hợp phải lấy mẫu để phân tích, thử nghiệm) được cung cấp bởi tổ chức quy định tại Mục 4.3 Quy chuẩn này.

 

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

5.1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, Cơ quan Hải quan và tổ chức, cá nhân liên quan đến việc nhập khẩu phế liệu thủy tinh từ nước ngoài phải tuân thủ quy định tại Quy chuẩn này.

5.2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chuẩn này.

5.3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn tại Quy chuẩn này có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới. Trường hợp các tiêu chuẩn viện dẫn tại Quy chuẩn này có sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo văn bản mới./.

 

 

Phụ lục 1

Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu

làm nguyên liệu sản xuất

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

BIÊN BẢN

Kiểm tra, giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu

 

Căn cứ quy định tại QCVN 65:2024/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phế liệu thủy tinh nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

Hôm nay, vào hồi...., ngày ...., tại…… chúng tôi tiến hành kiểm tra, giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu, với các nội dung như sau:

1. Thành phần tham dự

1.1. Tổ chức giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu:

Ông/bà: ………………………, chức vụ: ……………….;

1.2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu:

Ông/bà: …………………….., chức vụ: ………………..;

2. Thông tin về tổ chức, cá nhân nhập khẩu và lô hàng phế liệu kiểm tra

- Tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………….

- Địa chỉ: ………………………………………………………………………..………

- Giấy phép môi trường số:……ngày…..do…….(cơ quan cấp).

- Văn bản xác nhận đã ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (Văn bản số… và kèm theo đầy đủ các thông tin ký quỹ đã được tổ chức tín dụng xác nhận).

- Thông tin về lô hàng phế liệu nhập khẩu: (Hợp đồng số…; Hóa đơn số…; Vận đơn số…; Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số…; Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) số… (nếu có); Chứng chỉ chất lượng của nước xuất khẩu số… (nếu có); Ảnh chụp thực tế; Danh mục phế liệu nhập khẩu (nêu rõ tên và mã HS); Số lượng hàng: số lượng container/ khối lượng phế liệu thuộc lô hàng rời,...).

3. Nội dung và kết quả kiểm tra, giám định (kiểm tra, giám định hiện trường hoặc kiểm tra, giám định thông qua lấy mẫu phân tích)

3.1. Kiểm tra, giám định tại hiện trường (bằng mắt thường):

3.1.1. Số công ten nơ/phương tiện vận chuyển (hàng rời) đăng ký kiểm tra, giám định: …………………………………………………………………………….;

3.1.2. Số công ten nơ/phương tiện vận chuyển (hàng rời) được kiểm tra, giám định: kiểm tra số lượng công ten nơ lô hàng phế liệu nhập khẩu theo quy định quản lý rủi ro theo hướng dẫn, giám sát của Cơ quan Hải quan hoặc kiểm tra, giám định các khối hàng rời tại các phương tiện vận chuyển (ghi cụ thể số hiệu từng công ten nơ/phương tiện vận chuyển được kiểm tra);

3.1.3. Kết quả kiểm tra, giám định hiện trường bằng mắt thường: kết luận chất lượng của lô hàng phế liệu nhập khẩu đáp ứng yêu cầu của QCVN 65:2024/BTNMT (ghi rõ đáp ứng, không đáp ứng hay cần phải lấy mẫu phân tích)

3.2. Kiểm tra, giám định thông qua lấy mẫu phân tích:

3.2.1. Phương pháp lấy mẫu: (ghi rõ phương pháp lấy mẫu);

3.2.2. Thông tin về mẫu đại diện đã lấy:

Ký hiệu mẫu đại diện

Mục đích lấy mẫu

Số lượng mẫu lấy

Khối lượng mẫu (kg)

công ten nơ/ phương tiện được lấy mẫu

Ghi chú

 

Xác định tỷ lệ khối lượng, thành phần tạp chất

 

 

 

 

 

Xác định ngưỡng chất thải nguy hại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………

 

 

 

 

- Mẫu đại diện được niêm phong có sự chứng kiến và có chữ ký của đại diện … (Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu) và … (Tổ chức giám định). Tem niêm phong mẫu phải bao gồm tối thiểu thông tin về: Ký hiệu mẫu đại diện; Đặc điểm mẫu (kích thước, khối lượng, bao bì chứa đựng mẫu); Thời gian lấy mẫu…

3.2.3. Thông tin về việc bàn giao, lưu giữ mẫu đại diện đã lấy:

- Mẫu đại diện được chia làm 02 đơn vị mẫu: một đơn vị mẫu được giao cho … (Tổ chức giám định); một đơn vị mẫu được giao cho … (Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu) để lưu giữ và bảo quản.

4. Nội dung khác (nếu có):

Biên bản kiểm tra được lập tại …….., kết thúc lúc …… ngày...., được lập thành ... bản có giá trị pháp lý như nhau, được đọc lại cho những người tham dự cùng nghe và thống nhất ký tên; mỗi bên tham gia giữ 01 bản để thực hiện./.

 

ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH

(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Phụ lục 2

Mẫu Chứng thư giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

TÊN TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH

(Ghi đầy đủ thông tin về địa chỉ, số điện thoại, fax, e-mail, website,...)

Số ……/…………

(Địa danh), ngày.... tháng....năm ……

 

CHỨNG THƯ GIÁM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU

 (Chứng thư giám định phải được thể hiện đầy đủ các thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân nhập khẩu, lô hàng phế liệu nhập khẩu và kết quả giám định lô hàng phế liệu nhập khẩu, bao gồm các thông tin chính dưới đây)

1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu và lô hàng phế liệu nhập khẩu:

- Tên tổ chức, cá nhân: ……………………….………………………………………

- Địa chỉ: ………………………………………….…………………………………….

- Giấy phép môi trường số: …. ngày …….. do …….. (cơ quan cấp).

- Giấy xác nhận ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất: ……………………………………..………………

- Địa điểm kiểm tra, giám định: ……………………………………………………...

- Thời gian kiểm tra, giám định: ……………………………………………………..

- Hợp đồng số: ……………………………………………………….………………..

- Danh mục hàng hóa (phế liệu) số: ………………………………..……………….

- Hóa đơn số: ………………………………………………………….………………

- Vận đơn số: …………………………………………………………..………………

- Tờ khai hàng hóa (phế liệu) nhập khẩu số: ……………………...……………….

- Chủng loại phế liệu nhập khẩu (nêu rõ tên và mã HS): …………………………

- Số lượng hàng: số công ten nơ/khối lượng phế liệu thuộc lô hàng rời.

2. Nội dung kiểm tra, giám định: giám định chất lượng phế liệu nhập khẩu phù hợp QCVN 65:2024/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phế liệu thuỷ tinh nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

3. Phương pháp kiểm tra, giám định: bằng mắt thường hoặc phải lấy mẫu phân tích để xác định (ghi cụ thể phương pháp kiểm tra, giám định từng lô hàng).

4. Kết quả kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu

4.1. Tạp chất không được lẫn trong phế liệu nhập khẩu (quy định tại Mục 2.4 QCVN 65:2024/BTNMT):

- Không: □

- Có: □

(Trường hợp phải lấy mẫu để phân tích, thử nghiệm, cần phải ghi cụ giá trị kết quả đo, phân tích, thử nghiệm)

4.2. Tỷ lệ khối lượng tạp chất được phép lẫn trong phế liệu nhập khẩu (quy định tại Mục 2.4.3 QCVN 65:2024/BTNMT):

- Không vượt quá 2%: □

- Vượt quá 2%: □

(Trường hợp phải lấy mẫu để phân tích, cần phải ghi giá trị cụ thể)

4.3. Nội dung khác theo quy định kỹ thuật tại Mục 2 QCVN 65:2024/BTNMT (nếu có): …………………………………………………….……………………….…

5. Kết luận về chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu: (phải đánh giá lô hàng phế liệu nhập khẩu có đáp ứng hay không đáp ứng yêu cầu QCVN 65:2024/BTNMT).

Tài liệu gửi kèm theo Chứng thư giám định bao gồm: (1) Biên bản kiểm tra; (2) Ảnh chụp các vị trí kiểm tra, vị trí lấy mẫu; (3) Phiếu trả kết quả đo, phân tích, thử nghiệm của các mẫu đại diện (trường hợp sử dụng thiết bị đo nhanh để kiểm tra hoạt độ phóng xạ hoặc phải lấy mẫu để phân tích, thử nghiệm).

... (Tên tổ chức giám định)... chịu trách nhiệm toàn bộ trước pháp luật về kết quả kiểm tra, giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu theo QCVN 65:2024/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phế liệu thủy tinh nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất. Tài liệu, mẫu lưu theo quy định của pháp luật được sử dụng để phân tích, đối chiếu với kết quả kiểm tra, giám định lại (nếu có) trong trường hợp có nghi ngờ kết quả giám định hoặc có khiếu nại, tố cáo, có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân./.

 

GIÁM ĐỊNH VIÊN
(Ký ghi rõ họ tên)

CƠ QUAN GIÁM ĐỊNH
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi