Công văn 8282/TC/TCT của Bộ Tài chính về việc chứng từ thanh toán đối với hàng hoá dịch vụ xuất khẩu
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 8282/TC/TCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 8282/TC/TCT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Trương Chí Trung |
Ngày ban hành: | 12/08/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu |
tải Công văn 8282/TC/TCT
CÔNG VĂN
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 8282 TC/TCT NGÀY 12 THÁNG 8 NĂM 2003
VỀ VIỆC CHỨNG TỪ THANH TOÁN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ
DỊCH VỤ XUẤT KHẨU
Kính gửi: - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Căn cứ Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật thuế Giá trị gia tăng và Nghị định số 76/2002/NĐ-CP ngày 13/9/2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 nêu trên; Căn cứ Điểm 1.1 mục III Thông tư số 82/2002/TT-BTC ngày 18/9/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 hướng dẫn về thuế GTGT; Công văn số 1186/NHNN-QLNH ngày 01/11/2002 của Ngân hàng Nhà nước; Sau khi thống nhất ý kiến với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về chứng từ thanh toán đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% như sau:
1. Việc thực hiện thanh toán tiền bán hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng giữa các cơ sở kinh doanh Việt Nam với các tổ chức, cá nhân nước ngoài là việc chuyển tiền từ ngân hàng của Bên nhập khẩu sang Ngân hàng của bên xuất khẩu để thanh toán tiền háng hoá, dịch vụ cho bên xuất khẩu theo các hình thức thanh toán phù hợp với hợp đồng và quy định của ngân hàng. Chứng từ thanh toán cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là Giấy báo có của Ngân hàng bên xuất khẩu.
Trường hợp thanh toán qua tài khoản tiền gửi vãng lai của phía nước ngoài mở tại Ngân hàng ở Việt Nam thì chứng từ thanh toán cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là Giấy báo có của Ngân hàng bên xuất khẩu (đối với trường hợp xuất khẩu), trong đó ghi rõ số tài khoản và tên chủ tài khoản vãng lai của phía nước ngoài.
2. Trường hợp hàng hoá bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng cho các cơ sở kinh doanh khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất, gia công hàng xuất khẩu thì việc thanh toán thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 90/2002/TT-BTC ngày 10/10/2002 của Bộ Tài chính.
3. Trường hợp xuất khẩu hàng hoá (kể cả gia công hàng hoá xuất khẩu), dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài nhưng việc thanh toán giữa các cơ sở kinh doanh Việt Nam và phía nước ngoài được thực hiện bằng hình thức bù trừ giữa giá trị hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, tiền công gia công hàng hoá xuất khẩu với giá trị hàng hoá, dịch vụ mua của phía nước ngoài, thì: chứng từ thanh toán thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 5957 TC/TCT ngày 09/6/2003 của Bộ Tài chính.
4. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được thanh toán cấn trừ vào khoản tiền vay nợ nước ngoài của cơ sở kinh doanh thì chứng từ thanh toán gồm:
- Chứng từ chuyển tiền vào Việt Nam qua ngân hàng và hợp đồng vay nợ (đối với những khoản vay tài chính có thời hạn dưới 01 năm).
- Chứng từ chuyển tiền vào Việt Nam qua ngân hàng và Giấy xác nhận đăng ký khoản vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (đối với những khoản vay trên 01 năm).
- Hợp đồng xuất khẩu hàng hoá trong đó có điều khoản thanh toán ghi rõ là hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được thanh toán cấn trừ vào khoản nợ vay nước ngoài.
- Bản xác nhận của phía nước ngoài về cấn trừ khoản nợ vay.
5. Trường hợp hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu để trả nợ vay của Chính phủ thì phải có xác nhận của Ngân hàng Ngoại thương về lô hàng xuất khẩu đã được phía nước ngoài chấp nhận trừ nợ hoặc xác nhận bộ chứng từ đã được gửi cho phía nước ngoài để trừ nợ.
6. Trường hợp thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu với doanh nghiệp chế xuất: Việc thanh toán tiền hàng xuất khẩu giữa doanh nghiệp chế xuất với doanh nghiệp ngoài khu chế xuất được thực hiện bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc bằng đồng Việt Nam thông qua các tài khoản mở tại Ngân hàng. Chứng từ thanh toán cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu là Giấy báo có của Ngân hàng bên xuất khẩu
7. Trường hợp bên mua hoặc bên bán uỷ quyền cho bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thực hiện thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ cho cơ sở kinh doanh ở Việt Nam (Cơ sở xuất khẩu) thì việc thanh toán theo uỷ quyền phải được quy định trong hợp đồng xuất khẩu (hoặc Phụ lục hợp đồng nếu có); Chứng từ thanh toán cho hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu trong trường hợp này là Giấy báo có của ngân hàng bên xuất khẩu.
8. Những quy định về chứng từ thanh toán nêu trên cũng được áp dụng cho việc xét hoàn thuế nhập khẩu (hoặc thanh khoản thuế nhập khẩu) đối với nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.
Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tập hợp chứng từ thanh toán theo qui định, cơ quan hải quan chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp còn nợ thuế nhập khẩu của nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tương ứng với số lượng hàng hoá đã xuất khẩu trước ngày ban hành công văn này. Thời hạn không áp dụng biện pháp cưỡng chế thực hiện đến hết ngày 31/10/2003. Trong khoảng thời gian này doanh nghiệp phải có trách nhiệm xuất trình đầy đủ hồ sơ xin hoàn thuế nhập khẩu (hoặc thanh khoản thuế nhập khẩu) với cơ quan Hải quan; Cơ quan Hải quan thông báo cho doanh nghiệp được biết và phải xử lý xong việc xét hoàn thuế (hoặc thanh khoản thuế) nhập khẩu trong khoảng thời gian nêu trên. Đối với các lô hàng nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu nhưng sản phẩm không xuất khẩu thì phải nộp thuế và bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các lô hàng nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu tiếp theo nếu có đủ điều kiện theo quy định tại điểm 2, mục III phần C Thông tư số 172/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 của Bộ Tài chính (trừ khoản nợ tiền thuế do tập hợp chứng từ thanh toán nêu trên) vẫn được áp dụng thời hạn nộp thuế là 9 tháng (tính tròn và 275 ngày theo lịch) kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo thuế chính thức của cơ quan hải quan về số thuế phải nộp.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính để phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu giải quyết.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây