Công văn 79/BNN-HTQT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cho phép nhập khẩu trở lại nội tạng trắng đông lạnh

thuộc tính Công văn 79/BNN-HTQT

Công văn 79/BNN-HTQT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc cho phép nhập khẩu trở lại nội tạng trắng đông lạnh
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:79/BNN-HTQT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Vũ Văn Tám
Ngày ban hành:08/01/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
Số: 79/BNN-HTQT
V/v: Cho phép nhập khẩu trở lại nội tạng trắng đông lạnh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2013
 
 
Kính gửi: Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải
 
Ngày 16/7/2012 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Tờ trình số 2156/TTr-BNN-HTQT kèm theo Báo cáo 2157/BNN-HTQT về việc xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu trở lại đối với nội tạng trắng. Sau khi xem xét, ngày 30/8/2012 Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 1345/VPCP-KTTH nêu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, thống nhất với Bộ Công thương và Bộ Tài chính báo cáo rõ với Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý sản phẩm đông lạnh nhập khẩu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các công văn số 1152/TTg-KTTH ngày 7/7/2010 và 7080/VPCP-KTTH ngày 6/10/2010.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo nêu trên, sau khi rà soát tình hình nhập khẩu và kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm động vật đông lạnh, ngày 20/11/2012, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức cuộc họp với Bộ Công thương và Bộ Tài chính để thống nhất ý kiến báo cáo với Thủ tướng Chính phủ một số nội dung cụ thể dưới đây:
1. Tình hình quản lý nhập khẩu sản phẩm thịt đông lạnh:
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, số lượng thịt gia súc, gia cầm đông lạnh nhập khẩu vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Về chủng loại cũng rất đa dạng bao gồm thịt bò, thịt trâu, thịt lợn, thịt gia cầm, thịt dê, thịt cừu,... trong đó có cả móng giò, chân gà,...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu. Qua kiểm tra của cơ quan thú y và các ngành chức năng đã phát hiện khá nhiều vụ việc vi phạm như: Nhiều lô hàng thịt gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, nhãn hàng hóa không đúng quy định, hết hạn sử dụng vẫn đưa ra tiêu thụ trên thị trường; Nhiều lô hàng bị ô nhiễm vi sinh vật vượt quá giới hạn cho phép, có nhiều tạp chất, không đảm bảo vệ sinh thú y đã phải xử lý bằng cách buộc phải tiêu hủy, hoặc tái xuất.
Trước năm 2009, các lô hàng thực phẩm đông lạnh được phép thông quan trước, kiểm dịch sau. Nhiều trường hợp sau khi có kết quả kiểm dịch không đạt yêu cầu buộc phải xử lý hoặc tái xuất tuy nhiên chủ hàng đã tự ý tẩu tán hàng hóa ra thị trường.
Nhằm tăng cường quản lý sản phẩm đông lạnh nhập khẩu, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1152/TTg-KTTH ngày 7/7/2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Cục Thú y, các cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu phối hợp chặt chẽ với cơ quan hải quan tăng cường quản lý, giám sát đối với sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu, chỉ thực hiện thông quan hàng hóa đối với lô hàng sản phẩm động vật đông lạnh nhập khẩu sau khi được cơ quan kiểm dịch kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu.
Việc triển khai thực hiện Công văn số 1152 đã đạt được những kết quả tích cực, đảm bảo hàng hóa đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch, an toàn thực phẩm mới được phép nhập khẩu vào Việt Nam và thuận tiện cho việc xử lý các vi phạm hoặc tái xuất lô hàng không đủ điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.
2. Tình hình quản lý nhập khẩu nội tạng gia súc, gia cầm:
a. Nội tạng trắng:
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có Công văn 1152, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã áp dụng biện pháp dừng kiểm dịch nhập khẩu các loại nội tạng (bao gồm cả trắng và đỏ). Riêng đối với nội tạng trắng việc dừng nhập khẩu vẫn kéo dài cho đến nay.
Trên thực tế, ở giai đoạn trước khi dừng nhập khẩu, khối lượng nội tạng trắng nhập khẩu cũng không lớn và chỉ tập trung vào một số mặt hàng chính như dạ sách trâu bò, dạ dày, tràng, ngẩu pín, tinh hoàn, mề gà. Theo số liệu của Cục Thú y, tổng lượng nhập vào Việt Nam năm 2009 là 477,78 tấn và 2010 là 22,57 tấn, chủ yếu từ là từ Hoa Kỳ, Úc, Ba Lan.
Trong năm 2009 phát hiện 01 lô tràng lợn đông lạnh với số lượng 73 tấn do nhiễm Coliforms, E.coli vượt giới hạn cho phép đã buộc phải tái xuất.
b. Nội tạng đỏ:
Sau khi được sự đồng ý của Chính phủ tại Công văn số 7080/VPCP-KTTH ngày 6/10/2010, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành các hoạt động cho phép nhập khẩu trở lại. Số lượng nhập trong các năm 2011 là 915,49 tấn và 2012 là 986,99 tấn. Chủ yếu là tim gan gia súc gia cầm nhập từ Hoa Kỳ, Úc, Canada, Pháp, Tây Ban Nha và Ba Lan.
Việc kiểm dịch nhập khẩu đối với nội tạng đỏ nói riêng và thịt gia súc, gia cầm nói chung được tiến hành chặt chẽ từ nước xuất khẩu. Đáng lưu ý là việc Việt Nam đã triển khai thực hiện đánh giá các chương trình giám sát dịch bệnh, giám sát ô nhiễm vi sinh vật, tồn dư hóa chất độc hại,... và đi tới thỏa thuận với các nước xuất khẩu về yêu cầu vệ sinh thú y, mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu vào Việt Nam đã hạn chế tối đa các lô hàng nhập khẩu không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y. Bên cạnh đó, việc áp dụng quy định tại Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu đăng ký, kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến đủ điều kiện mới được xuất khẩu vào Việt Nam cũng góp phần tích cực việc đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.
Các chỉ tiêu kiểm tra và tiêu chuẩn đối với nội tạng đỏ nhập khẩu được áp dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam đối với thịt lạnh đông và các chỉ tiêu giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học, hóa học trong thực phẩm được quy đinh tại Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007, Thông tư số 05/2012/TT-BYT ngày 01/3/2012 của Bộ Y tế.
Nhìn chung, cho đến nay việc nhập khẩu các loại nội tạng đỏ đã được kiểm soát tốt và đảm bảo ATTP. Vướng mắc cần xử lý là việc duy trì lệnh ngừng nhập khẩu nội tạng trắng đang tạo ra những khó khăn nhất định trong quan hệ thương mại của ta với các đối tác lớn.
3. Một số lý do và điều kiện để cho phép nhập khẩu trở lại đối với nội tạng trắng:
Một là: Các nước thành viên WTO, đặc biệt là các đối tác thương mại lớn của Việt Nam cho rằng Việt Nam đã vi phạm quy định của Hiệp định SPS trong việc cấm nhập khẩu nội tạng trắng. Các nước đều cho rằng Việt Nam chưa đưa ra được bất kỳ chứng cứ khoa học nào cho biện pháp tạm thời này mà vẫn duy trì nó trong thời gian quá dài (tính đến nay đã trên 2 năm), điều đó là rất khó chấp nhận. Họ cũng ngày càng tạo sức ép và áp dụng các biện pháp tác động đến xuất khẩu của ta. Ví dụ như: Từ tháng 4/2012 Hoa Kỳ đã bắt đầu kiểm soát nghiêm ngặt hơn với tất cả các sản phẩm nông lâm thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam. Trong đó đáng kể nhất là các sản phẩm thủy sản và trái cây nhiệt đới vốn rất khó khăn trong đàm phán để mở cửa vào thị trường này. Việc xuất khẩu đang bị đình trệ, nhiều lô hàng vi phạm đã bị buộc tái xuất về nước đã gây thiệt hại đáng kể cho xuất khẩu của ta. Đối với mặt hàng mật ong xuất khẩu của Việt Nam, phía Hoa Kỳ đã áp dụng dư lượng cho phép đối với Carbendazim (thuốc trừ nấm cho cây trồng) ở mức quá nghiêm ngặt. Theo Hiệp hội nuôi ong, việc này đã làm thiệt hại doanh số mỗi năm trên 70 triệu đô la, đồng thời ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của khoảng 30 ngàn nông dân nuôi ong. Cùng với Hoa Kỳ, các nước EU cũng đã áp dụng kiểm soát chặt chẽ đối với rau và trái cây nhiệt đới xuất khẩu từ Việt Nam. Đáng lưu ý là EU tuyên bố sẽ cấm nhập khẩu nếu phát hiện nhiễm vi sinh vật trên rau gia vị hoặc ruồi đục quả trên trái cây với tần suất cao. Điều này là bất bình thường vì từ trước đến nay EU không áp dụng danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật và quy định ô nhiễm đối với rau gia vị. Úc cũng đang có những động thái cản trở trong việc mở cửa thị trường cho 8 loại trái cây của Việt Nam đang ở giai đoạn đánh giá rủi ro đã được triển khai từ nhiều năm nay. v.v...
Như vậy cho phép nhập khẩu trở lại nội tạng trắng sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam xử lý những vướng mắc trên đây.
Hai là: Trên thực tế lượng nhập khẩu nội tạng trắng nếu có cho phép cũng sẽ ở mức độ không lớn. Như vậy về giá trị thương mại là không đáng kể. Đánh giá khả năng về lượng nếu cho phép nhập khẩu trở lại, Bộ Nông nghiệp và PTNT cho rằng các loại sản phẩm nhập khẩu tập trung chủ yếu vẫn là tràng, dương vật, tinh hoàn gia súc và mề gà với số lượng sẽ không nhiều hơn đáng kể so với lượng đã nhập trong những năm trước đây như đã báo cáo ở trên. Đối với ruột, dạ dày của gia súc, các nhà nhập khẩu khó có khả năng nhập vì những mặt hàng này có độ rủi ro rất lớn, đặc biệt đối với ô nhiễm vi sinh vật có hại.
Ba là: Năng lực và biện pháp kiểm soát ATTP đối với các sản phẩm động vật nhập khẩu của Việt Nam đã được cải thiện hơn trước. Về biện pháp, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc động vật. Các cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y đã được tăng cường về năng lực cho các đơn vị trực tiếp kiểm soát nhập khẩu ở các cửa khẩu lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Tp.HCM, đảm bảo đủ khả năng và kinh nghiệm để kiểm soát tốt việc nhập khẩu mặt hàng này. Mặt khác, trong thời gian qua, các vi phạm về ATTP đối với các loại nội tạng nhập khẩu nói chung đều không phát sinh ở những lô hàng nhập chính ngạch tại các cửa khẩu lớn. Vấn đề mất ATTP chủ yếu xảy ra ở các hoạt động buôn lậu qua đường biên giới vốn thực chất là nằm ngoài vòng kiểm soát bằng các quy định pháp lý.
4. Các giải pháp và biện pháp kỹ thuật kiểm soát ATTP khi cho phép nhập khẩu trở lại đối với nội tạng trắng:
- Chỉ cho phép nhập khẩu từ các nước đã thỏa thuận và thống nhất với Việt Nam về yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch đối với nội tạng trắng xuất khẩu vào Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu của Việt Nam nêu trong Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT, các nhà sản xuất phải có tên trong danh mục các cơ sở sản xuất được phép xuất khẩu vào Việt Nam;
- Việc kiểm soát đối với nội tạng trắng nhập khẩu sẽ được tiến hành như đối với thịt, nội tạng đỏ. Các chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép đối với vi sinh vật có hại, tồn dư hóa chất hóa chất độc hại dựa trên thỏa thuận giữa Việt Nam với nước xuất khẩu hoặc áp dụng tương ứng với thịt, phụ tạng đỏ quy định tại Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT, Thông tư số 05/2012/TT-BYT của Bộ Y tế. về kiểm dịch và kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm nội tạng trắng thực hiện theo Quyết định 15/2006/QĐ-BNN ngày 03/8/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và các văn bản khác có liên quan;
- Tất cả các lô hàng nội tạng trắng nhập khẩu vào Việt Nam đều phải được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu nhập, có sự giám sát của cơ quan hải quan và kiểm dịch động vật; lấy mẫu 100% số lô hàng để kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan, lý hóa, vi sinh vật; lấy mẫu theo tần xuất để giám sát các chỉ tiêu tồn dư kháng sinh, hóa chất độc hại; áp dụng chế độ kiểm tra trước thông quan sau;
- Tất cả các lô hàng nhập khẩu không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm hoặc có nguồn gốc từ các nước chưa có thỏa thuận về yêu cầu vệ sinh thú y hoặc từ các cơ sở sản xuất chưa được phép xuất khẩu vào Việt Nam đều buộc phải tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
5. Đối với hiện tượng buôn lậu qua biên giới:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ Quốc phòng, Công an, Công thương, Tổng cục Hải quan và UBND các tỉnh biên giới quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành tại địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành thú y tăng cường quản lý, giám sát, ngăn chặn và xử lý triệt để việc nhập lậu, vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật bất hợp pháp; tăng cường điều tra nắm tình hình các đối tượng đầu nậu, các đường dây chuyên buôn bán nhập lậu các hàng hóa này để có biện pháp ngăn chặn có hiệu quả nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi trong nước, ngăn chặn dịch bệnh động vật và đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Với các nội dung trình bày trên đây, tại cuộc họp ngày 20/11/2012, các đại biểu dự họp đã nhất trí đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép nhập khẩu trở lại đối với nội tạng trắng từ Quý I năm 2013.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xin ý kiến chỉ đạo./.
 
 Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng Cao Đức Phát (để b/c);
- Bộ Công thương;
- Bộ Tài chính;
- Cục Thú y, Cục QLCLNLS&TS, Cục CB-TM NLTS&NM;
- Lưu: VT, Vụ HTQT(SPS-vvm).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Văn Tám
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT 

Official Dispatch No. 79/BNN-HTQT dated January 08, 2013 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on permission for re- import of frozen white organ

To: Deputy Prime Minister Hoang Trung Hai

On July 16, 2012, the Ministry of Agriculture and Rural Development submitted Proposal No. 2156/TTr-BNN-HTQT together with Report No.2157/BNN-HTQT on consulting the Prime Minister about the re-import of white organs. After consideration, on August 30, 2012 the Government Office had answer in Dispatch No. 1345/VPCP-KTTH stating the guiding opinion of the Deputy Prime Minister Hoang Trung Hai to assign the Ministry of Agriculture and Rural Development to assume the prime responsibility and agree with the Ministry Industry and Trade and the Ministry of Finance to make a clear report to the Prime Minister on the management of imported frozen products under the direction of the Prime Minister at the Dispatches 1152/TTg-KTTH dated July 07, 2010 and  7080/VPCP-KTTH  dated October 06, 2010.

Under the guidance above, after reviewing the situation of import and import control of frozen animal products, on November 20, 2012, the Ministry of Agriculture and Rural Development held a meeting with the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Finance to reach agreement in the report submitted to the Prime Minister with a number of specific contents as follows:

1. Situation of management of imported frozen flesh products:

After Vietnam has joined the World Trade Organization, the quantity of frozen cattle and poultry flesh imported into Vietnam has increased rapidly with variety of flesh including beef, buffalo, pork, poultry, goat, lamb, ... including nail rolls, chicken feet, ...

The Ministry of Agriculture and Rural Development has directed the implementation of measures to strictly manage the import. Through the examination of the veterinary authorities and other functional authorities, a lot of cases of violation have discovered such as: A lot of batches of cattle and poultry flesh of unknown origin, improper labeling, expired consumption but still consumed on the market; A lot of microbial contaminated batches in exceed of permissible limits, with many impurities, without veterinary hygiene had to be handled by destruction or re-production.

Before 2009, batches of frozen foods have been allowed the clearance in advance and then quarantine. A lot of cases after unsatisfactory quarantine results must be treated or re-exported but the owners have intentionally dispersed goods into market.

To strengthen the management of imported frozen products and ensure food safety for consumers, according to the direction of the Prime Minister at the Dispatch No. 1152/TTg-KTTH dated July 07, 2010, the Ministry of Agriculture and Rural Development has directed the Department of animal health, animal quarantine agencies at border gate to closely cooperate with customs authorities to strengthen the management and supervision over imported frozen animal products, only performing customs clearance for batches of imported frozen animal products after being issued certificate of import quarantine by the inspection and quarantine agencies.

The implementation of Dispatch No. 1152 has achieved positive results ensuring the goods meet the requirements for quarantine, food safety to be imported into Vietnam and convenient for handling of violation or re-export of batches ineligible for veterinary hygiene and food safety.

2. Situation of management of imported cattle organs:

a. White organs:

As soon as the Prime Minister has Dispatch No.1152, the Ministry of Agriculture and Rural Development has adopted measures to stop the quarantine of imported organs (including white and red). Particularly for white organ, the stopping of import has lasted so far.

In fact, in the period before stopping the import, the volume of imported white organ is not large and only focuses on some major goods items such as cattle maw, stomach, birth intestine, penis, testicle, chicken gizzard. According to data Department of Animal Health, the total amount imported into Vietnam in 2009 was 477.78 tons and 2010 was 22.57 tons, mainly from the United States, Australia and Poland.

In 2009, 01 batch of frozen pig birth intestine with a volume of 73 tons contaminated with coliforms, E. coli in excess of the permitted limit was forced to re-export.

b. Red organs:

After the consent of the Government at the Dispatch No. 7080/VPCP-KTTH dated October 06, 2010, the Ministry of Agriculture and Rural Development in collaboration with the relevant agencies to carry out activities to permit the re-import. The volume imported in 2011 was 915.49 tons and 2012 was 986.99 tons. Mainly liver, heart of cattle and poultry imported from the United States, Australia, Canada, France, Spain and Poland.

The import quarantine of red organ in particular and flesh of cattle and poultry in general be carried out strictly from exporting countries. It is noted that Vietnam has implemented the assessment of monitoring programs of diseases, microbial contamination, toxic chemical residues, etc and come to an agreement with other exporting countries about veterinary sanitary requirements, form of certificate of exporting quarantine into Vietnam to minimize the imported batches which have not guaranteed the veterinary sanitary requirements. In addition, the application of the provisions in Circular No.25/2010/TT-BNNPTNT of the Ministry of Agriculture and Rural Development requiring registration and inspection of eligible production and processing facilities to export into Vietnam also contributes actively to the assurance of food safety for imported frozen foods.

The inspection criteria and standards for imported red organ apply in accordance with Vietnamese Standards for frozen flesh and maximum limited norms of biological and chemical pollution in food specified in Decision No. 46/2007/QD-BYT dated December 19, 2007, Circular No. 05/2012/TT-BYT dated March 01, 2012 of the Ministry of Health.

In general, the import of red organs has been well controlled and guaranteed food safety. The problems to be handled are that the maintenance of the cease of white organ import is causing certain difficulties in our trade relations with major partners.

3. A number of reasons and conditions for permission of re-import of white organs:

One: The WTO member countries, especially the major trading partners of Viet Nam have said that Viet Nam had violated the provisions of the SPS Agreement in the ban white organ import. Those countries have said that Vietnam has not shown any scientific evidence for this temporary measure but still maintained it in long period of time (over 2 years to the present time). This is so hard to accept. They are also increasing more and more pressure and apply measures to affect our export. For example: Since April 2012, the United States has begun their strict control over all agricultural, forestry and fishery products exported from Vietnam. Particularly the aquatic products and tropical fruit which are very difficult in negotiations in the opening into this market. The export has been stagnant; a lot of violating batches have been required for re-export back to our country, causing significant damage to our export. For the exported honey from Vietnam, the United States has adopted permissible residues for Carbendazim (fungicide for plants) at a very strict level. According to Beekeeping Association, this has caused damage of sales of over 70 million dollars per annum, and affected the lives and incomes of about 30 thousands of beekeeping farmers. Along with the U.S., the EU countries have adopted strict control over export of tropical fruits and vegetables exported from Vietnam. It is noted that the EU announced it would ban import if found contaminated with microorganisms on herbs or fruit flies on fruits with high frequency. This is unusual because so far the EU has not applied the list of plant quarantine objects and pollution scale for herbs. Australia also has moves to hinder the opening of market for 8 Vietnamese kinds of fruit which are under the stage of risk assessment implemented for many years. etc. ..

Therefore, the permission for re-import of white organs shall create conditions for Vietnam to handle the above difficulties.

Second: In fact, the volume of imported white organ if allowed shall not be significant. Thus, the commercial value is negligible. Assessing the possibility of quantity if re-import is permitted, the Ministry of Agriculture and Rural Development said that the imported products are mostly birth intestines, penis, testicles of cattle and chicken gizzard with a quantity not greater than that imported in the previous years as reported above. For the intestine and stomach of cattle, the importers are unlikely to import them as these items have huge risks, especially for harmful microbiological contamination.

Third: The capacity and food safety control measures for the imported animal products of Vietnam have been improved than before. For measures, the Ministry of Agriculture and Rural Development has issued Circular No. 25/2010/TT-BNNPTNT stipulating the food safety inspection of goods of animal origin. The animal quarantine agencies of the Department of Animal Health have been enhanced the capacity for direct import control unit at the major border gates such as Hai Phong, Hanoi, Ho Chi Minh City, to ensure sufficient capacity and experience to control the import of these items. On the other hand, in recent years, violations of food safety for imported organs in general are not incurred for the batches imported officially at major border gate. The issue of food safety loss mainly occurs in the cross border smuggling activities which in fact are out of control with the legal provisions.

4. Technical solutions and measures to control food safety while allowing re-import of white organs:

- Only allowing import from countries which have agreed and reached agreement with Vietnam about the veterinary hygiene requirements, food safety and form of certificate of quarantine for white organ imported into Vietnam and has met the Vietnam s requirements specified in the Circular No. 25/2010/TT-BNNPTNT concerning the manufacturers who must be named in the list of production facilities allowed for export into Vietnam;

- The control of imported white organs shall be carried out as for flesh and red organs, The targets and permissible limit for harmful microorganisms, harmful chemical residues based on an agreement between Vietnam and the exporting country or application corresponding to flesh and red organs as specified in Decision No. 46/2007/QD-BYT and Circular No. 05/2012/TT-BYT of the Ministry of Health concerning the quarantine and veterinary hygiene inspection for white organ products shall comply with Decision No.15/2006/QD-BNN dated August 03, 2006 of the Ministry of Agriculture and Rural Development and other relevant documents;

- All white organ batches imported into Vietnam must be kept at the entry gate area, under the supervision of the customs and animal quarantine agencies; sampling 100% of the batch for inspection organoleptic, physiochemical and micro-organic criteria; sampling under frequency for monitoring antibiotic residue targets, toxic chemicals; applying the pre-inspection and post-clearance;

- All imported batches not guaranteeing veterinary hygiene requirements, food safety or originating from countries that do not have agreements on veterinary hygiene requirements from production facilities not allowed for import into Vietnam are required to be re-exported out of the territory of Vietnam.

5. For the phenomenon of cross-border smuggling:

The Ministry of Agriculture and Rural Development has requested the Prime Minister to direct the Ministry of Defense, Public Security, Industry and Trade, General Department of Customs and People’s Committees of border provinces direct all local levels and sectors to closely coordinate with the veterinary industry to strengthen the management, monitoring, prevention and thorough handling of the smuggling, transportation and consumption of animals and animal products illegally; enhance investigation and grasp the situation of the distributing subjects and the lines selling and illegally importing these goods to have effective preventive measures in order to facilitate the development of domestic livestock, animal disease prevention and ensure food safety and hygiene for consumers.

With the content presented above, at the meeting on November 20, 2012, the deputies attending the meeting have agreed to propose the Prime Minister to permit the re-import of white organs from the first quarter of 2013.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall gather opinions and make report to the Prime Minister to ask for guidance./.

For the Minister

Deputy Minister

Vu Van Tam

 

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Official Dispatch 79/BNN-HTQT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất