Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 7802/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc phân loại và thuế nhập khẩu trứng Artemia
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 7802/TCHQ-TXNK
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 7802/TCHQ-TXNK | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Nguyễn Dương Thái |
Ngày ban hành: | 12/08/2016 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu |
tải Công văn 7802/TCHQ-TXNK
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7802/TCHQ-TXNK | Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2016 |
Kính gửi: Hiệp hội Tôm Bình Thuận.
(xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 10/T.Tr-HHTBT ngày 26/7/2016 của Hiệp hội Tôm Bình Thuận về việc áp mã hàng hóa nhập khẩu thức ăn cho tôm giống là Artemia. Về việc này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về phân loại:
Căn cứ Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Chú giải chi tiết HS 2012 Chương 5, nhóm 05.11 và các Quy tắc 1 và 6 (Quy tắc chung để giải thích Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới nhằm phân loại hàng hóa vào một nhóm, phân nhóm nhất định) thì:
Mặt hàng trứng Artemia phân loại vào nhóm 05.11 là chính xác. Việc phân loại mặt hàng trứng Artemia vào nhóm 23.09 là không chính xác vì:
- Theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam thì:
Nhóm 05.11: “Các sản phẩm động vật khác chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; động vật chết thuộc Chương 1 hoặc Chương 3, không thích hợp sử dụng cho người”
- Chú giải chi tiết HS 2012, phần Chú giải Tổng quát của Chương 5:
“Chương này bao gồm một tập hợp đa dạng những chất liệu khác nhau có nguồn gốc từ động vật chưa gia công hoặc đã qua quá trình xử lý đơn giản, thường không dùng làm thực phẩm (ngoại trừ một số loại tiết, ruột, bong bóng và dạ dày của động vật) và chưa được nêu trong các Chương khác của Danh mục.”
- Chú giải chi tiết HS 2012, nhóm 05.11:
“Nhóm này bao gồm:
(5) Trứng và bọc trứng cá, không dùng làm thực phẩm.
Bao gồm:
(i) Trứng sống để sinh sản, chúng được nhận biết bằng các chấm đen là mắt của phôi
(ii) Trứng muối (ví dụ, của cá tuyết hoặc cá nục hoa) dùng làm mồi câu. Chúng có thể phân biệt với những chế phẩm thay thế trứng cá tầm muối (nhóm 16.04) bởi mùi khó chịu và vì chúng thường được đóng ở dạng rời ”
- Chú giải pháp lý Chương 23:
“Nhóm 23.09 kể cả các sản phẩm dùng trong chăn nuôi động vật, chưa được ghi hoặc chi tiết ở nơi khác, thu được từ quá trình chế biến nguyên liệu gốc thực vật hoặc động vật đến mức các nguyên liệu đó mất hết tính chất cơ bản của nguyên liệu ban đầu, trừ các phế liệu thực vật, phế thải thực vật và các sản phẩm phụ từ quá trình chế biến đó.”
- Chú giải chi tiết nhóm 23.09:
“Nhóm này bao gồm các sản phẩm dùng trong chăn nuôi động vật, thu được từ quá trình chế biến các nguyên liệu thực vật hoặc động vật đến một mức độ mà chúng mất đi các đặc trưng cơ bản của các nguyên liệu ban đầu, ví dụ, trong trường hợp các sản phẩm thu được từ các nguyên liệu thực vật, các sản phẩm này đã được xử lý đến mức mà cấu trúc tế bào đặc trưng của nguyên liệu thực vật ban đầu không còn được nhận ra dưới kính hiển vi.”
Từ các căn cứ trên, mặt hàng trứng Artemia sấy khô, dùng làm thức ăn cho tôm thuộc nhóm 05.11 “Các sản phẩm động vật khác chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; động vật chết thuộc Chương 1 hoặc Chương 3, không thích hợp sử dụng cho người”, mã số 0511.91.00 “- - Sản phẩm từ cá hoặc động vật giáp xác, động vật thân mềm hoặc động vật thủy sinh không xương sống khác; động vật đã chết thuộc Chương 3” (Qui tắc 1 và 6).
Biểu thuế của một số nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Brunei, Mexico, Indonesia cũng phân loại mặt hàng trứng Artemia dùng làm thức ăn cho tôm vào phân nhóm 0511.91.
2. Về thực tế khai báo:
Đa số các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng này đã khai báo đúng theo mã số 0511.91.00. Theo số liệu báo cáo của Cục Hải quan các tỉnh thành phố thì từ năm 2009-2015, có khoảng hơn 30 Doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng trứng Artemia, trong đó, khoảng hơn 20 Doanh nghiệp nhập khẩu với kim ngạch chiếm 84% tổng số kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này khai báo mã số 0511.91.00 (thuế suất 5%); chưa đến 10 Doanh nghiệp nhập khẩu với lượng kim ngạch chiếm 15% tổng số kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này khai báo vào nhóm 23.09 (thuế suất 0%). Như vậy, việc cơ quan Hải quan truy thu các doanh nghiệp khai báo mã số chưa đúng là đúng quy định của pháp luật và đảm bảo công bằng đối với các Doanh nghiệp đã nhập khẩu mặt hàng này.
Do vậy, đề nghị các doanh nghiệp trong Hiệp hội thực hiện nộp thuế theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế.
3. Về chính sách thuế
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 98/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/8/2016. Theo đó, mặt hàng trứng Artemia (Artemia cysts) dùng làm thức ăn thủy sản được chi tiết tại Chương 98 nhóm 98.43 với mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 3%, áp dụng cho các tờ khai nhập khẩu đăng ký từ ngày 13/8/2016.
4. Ngoài ra, ngày 10/8/2016, Bộ Tài chính đã thông tin về mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng trứng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính.
Tổng cục Hải quan thông báo để Hiệp hội Tôm Bình Thuận biết./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |