Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 6250/BTC-CST 2019 chính sách thuế đối với hàng tạm nhập tái xuất
- Tóm tắt
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 6250/BTC-CST
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 6250/BTC-CST | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phạm Đình Thi |
Ngày ban hành: | 31/05/2019 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu |
tải Công văn 6250/BTC-CST
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ TÀI CHÍNH Số: 6250/BTC-CST | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2019 |
Kính gửi: Đại sứ quán Nhật Bản
Ngày 29/03/2019, Bộ Tài chính nhận được công hàm số No.J.F: 476/2019 ngày 10/5/2019 của Đại sứ quán Nhật Bản hỏi về chính sách thuế đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1. Về chính sách thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất:
- Tại điểm a khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định miễn thuế đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định đối với: “Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ; triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;”
- Tại điểm đ khoản 1 Điều 19 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định các trường hợp được hoàn thuế như sau: “Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại xác định trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam. Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.
Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ”.
Như vậy, máy móc xây dựng, máy ủi, tàu.... của nhà thầu Nhật Bản tạm nhập khẩu - tái xuất khẩu để thực hiện dự án vay ODA tại Việt Nam không thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu nên phải nộp thuế nhập khẩu khi tạm nhập khẩu, khi tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa khi tái xuất khẩu.
- Về điều kiện áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CP-TTP):
Tại điểm b khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định về nguyên tắc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với hàng hóa nhập khẩu như sau: “Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam”.
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 nêu trên và căn cứ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là Hiệp định CP-TTP) mà Việt Nam và Nhật Bản là thành viên đã tham gia ký kết, Nhà thầu Nhật Bản tạm nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản đáp ứng quy định về xuất xứ hàng hóa và các điều kiện khác quy định tại Hiệp định CP-TTP thì được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định CP-TTP, khi tái xuất khẩu sẽ được hoàn lại khoản thuế nhập khẩu tương ứng trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa.
2. Về chính thuế giá trị gia tăng đối với máy móc vật tư tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu
Tại khoản 20 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 quy định đối tượng không chịu thuế bao gồm: "Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau”.
Căn cứ quy định nêu trên, máy móc, vật tư của nhà thầu Nhật Bản tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
3. Về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với máy móc vật tư tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu
- Tại điểm c khoản 2 Điều 3 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 quy định đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm: “Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”.
- Tại khoản 1 Điều 2 của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 quy định đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm: “Hàng hóa: Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; Rượu; Bia; Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng; Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3; Tàu bay, du thuyền; Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng; Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; Bài lá; Vàng mã, hàng mã”.
- Tại khoản 1 Điều 8 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 quy định các trường hợp được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:
a) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu.
…
Việc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này chỉ thực hiện đối với hàng hóa thực tế xuất khẩu.
Căn cứ quy định về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt nêu trên và căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 thì:
(i) Trường hợp máy móc, vật tư không phải là xe ô tô, mô tô, tàu bay, du thuyền, điều hòa nhiệt độ, xăng các loại quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt được tạm nhập - tái xuất để thực hiện dự án thì không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
(ii) Trường hợp máy móc, vật tư tạm nhập - tái xuất để thực hiện dự án là các mặt hàng thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuộc diện phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu thì thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi tạm nhập khẩu và được xử lý hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp khi tái xuất khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bộ Tài chính có ý kiến trả lời để Đại sứ quán Nhật Bản được biết./.
Nơi nhận: | TL. BỘ TRƯỞNG |