Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 5881/BNN-TY của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phối hợp chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị định thư về việc xuất khẩu các sản phẩm sữa sang Trung Quốc
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 5881/BNN-TY
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 5881/BNN-TY | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 13/08/2019 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu |
tải Công văn 5881/BNN-TY
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5881/BNN-TY | Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2019 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Tuyên Quang, Sơn La, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Gia Lai, Lâm Đồng, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành chăn nuôi bò sữa và ngành sữa của Việt Nam phát triển mạnh và bền vững, ngày 26/4/2019 (sau gần 6 năm đàm phán quyết liệt và tích cực trên cơ sở quy định của quốc tế và của các nước), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông (Bộ NN&PTNT) và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư “Các yêu cầu về thú y và sức khỏe cộng đồng đối với các sản phẩm sữa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc”; trong đó có nội dung quy định về các sản phẩm sữa xuất khẩu sang Trung Quốc có xuất xứ từ các trang trại chăn nuôi bò sữa: (i) Không bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh Lở mồm long móng 01 tháng trước thời điểm thu sữa; (ii) Không có dấu hiệu lâm sàng của bệnh Nhiệt thán trong thời gian thu sữa; (iii) Không bị nhiễm bệnh Lao bò; (iv) Chịu sự giám sát của Bộ NN&PTNT (Cục Thú y); (v) Các trang trại và các khu vực xung quanh không nằm trong khu vực cách ly vì lý do dịch bệnh động vật theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và của Việt Nam.
Để việc xuất khẩu các sản phẩm sữa của Việt Nam sang Trung Quốc tuân thủ theo đúng các nội dung của Nghị định thư nêu trên, Bộ NN&PTNT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình thực tế của địa phương chủ động phối hợp, chỉ đạo tổ chức thực hiện những nội dung sau:
1. Chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các cấp có liên quan của địa phương khẩn trương thực hiện:
a) Tổ chức nghiên cứu kỹ các quy định của Luật thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thú y về phòng, chống dịch bệnh; về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh; các quy định của OIE về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh đối với bò sữa và các loài động vật mẫn cảm (trâu, dê, cừu, lợn,...) có liên quan; Nghị định thư nêu trên (được gửi kèm).
b) Xây dựng, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt “Kế hoạch tổng thể xây dựng vùng (cấp huyện) chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh” theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ NN&PTNT quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Mục đích để tạo được vùng an toàn dịch bệnh, từng bước phát triển vùng chăn nuôi bò cung cấp sữa nguyên liệu phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
c) Tham mưu để UBND cấp tỉnh xem xét, thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo xây dựng vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh để xuất khẩu. Đề nghị bố trí Lãnh đạo UBND tỉnh làm Trưởng ban Chỉ đạo; Lãnh đạo Sở NN&PTNT làm Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo.
d) Tham mưu để UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và chính quyền các cấp tổ chức tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc; tiêm phòng các bệnh theo quy định; tổ chức giám sát chủ động đối với các bệnh trên đàn gia súc trong phạm vi bán kính 10 km xung quanh cơ sở chăn nuôi bò sữa xuất khẩu.
đ) Khi đã hình thành được vùng chăn nuôi bò sữa an toàn dịch bệnh, tham mưu để UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định việc thành lập và duy trì hoạt động của các trạm, chốt kiểm dịch, tổ kiểm soát lưu động để kiểm soát vận chuyển các loài động vật, sản phẩm động vật mẫn cảm ra vào vùng an toàn dịch bệnh.
e) Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi gia súc trong vùng đạt an toàn dịch bệnh áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động phòng, chống dịch bệnh và tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn gia súc theo quy định.
2. Hằng năm, UBND cấp tỉnh bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn gia súc và giám sát dịch bệnh; tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm phòng cho đàn gia súc và giám sát dịch bệnh.
3. Chỉ đạo Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT và chính quyền liên quan thực hiện việc duy trì, kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống các cơ quan thú y của địa phương theo quy định của Luật thú y, theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị 34-CT/TW ngày 20/5/2019, chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18/6/2019, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/2/2019 và Công điện số 667/CĐ-TTg ngày 04/6/2019.
Bộ NN&PTNT giao Cục Thú y chủ trì, hướng dẫn các cơ quan chuyên môn của địa phương tổ chức thực hiện các nội dung nêu trên; trực tiếp tổ chức thực hiện việc giám sát và xét nghiệm dịch bệnh; giám sát và xét nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo đúng quy định của OIE, yêu cầu của Trung Quốc và quy định của pháp luật Việt Nam.
Để có thêm thông tin đề nghị liên hệ với Cục Thú y theo địa chỉ email: [email protected]; điện thoại: 024.38685104./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |