Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Công văn 570/BCT-XNK 2021 xuất khẩu gạo trong năm 2021
- Thuộc tính
- Nội dung
- VB gốc
- Tiếng Anh
- Hiệu lực
- VB liên quan
- Lược đồ
- Nội dung MIX
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
- Báo lỗi
- Gửi liên kết tới Email
- In tài liệu
- Chia sẻ:
- Chế độ xem: Sáng | Tối
- Thay đổi cỡ chữ:17
- Chú thích màu chỉ dẫn
thuộc tính Công văn 570/BCT-XNK
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 570/BCT-XNK | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn | Người ký: | Trần Quốc Khánh |
Ngày ban hành: | 30/01/2021 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
tải Công văn 570/BCT-XNK
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 570/BCT-XNK | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2021 |
Kính gửi: | - Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; |
Trong năm 2020, mặc dù dịch Covid-19 tác động mạnh đến nền kinh tế, hoạt động thương mại toàn cầu, hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực. Xuất khẩu gạo năm 2020 đạt 6,25 triệu tấn với trị giá đạt 3,12 tỷ USD, tuy giảm 1,9% về lượng nhưng tăng 11,2% về trị giá so với năm 2019; giá xuất khẩu bình quân đạt 499 USD/tấn, tăng 13,3% tương đương; mức tăng 58 USD/tấn so với năm 2019.
Bước sang năm 2021, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang tiếp tục chịu tác động từ sự lây lan của biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Triển khai thực hiện các quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo và để kịp thời cập nhật, theo dõi sát tình hình, chuẩn bị tốt cho Tết Nguyên Đán Tân Sửu sắp tới, Bộ Công Thương trân trọng đề nghị quý Cơ quan phối hợp, triển khai một số nội dung như sau:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Theo dõi, thống kê sát thực về tình hình sản xuất, cơ cấu, sản lượng, nguồn thóc, gạo hàng hóa theo từng chủng loại, từng mùa vụ trong năm và thường xuyên cập nhật định kỳ hàng tháng với Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hiệp hội Lương thực Việt Nam để cân đối nguồn thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu.
b) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích, hỗ trợ triển khai xây dựng vùng nguyên liệu, thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ thóc, gạo.
2. Bộ Tài chính
Tiếp tục chỉ đạo Tổng cục Hải quan phối hợp, cung cấp kịp thời số liệu xuất khẩu, nhập khẩu gạo định kỳ hàng tháng và đột xuất để phục vụ công tác theo dõi, điều hành.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch sản xuất lúa, chỉ đạo việc cung ứng vật tư, cơ cấu giống, thực hiện kỹ thuật canh tác, nâng cao chất lượng gạo đáp ứng nhu cầu thị trường; chỉ đạo việc mua thóc, gạo trực tiếp từ người sản xuất và mua thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ thóc, gạo ký với người sản xuất theo chính sách hiện hành của Nhà nước trên địa bàn.
b) Chỉ đạo các Sở: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và cơ quan liên quan theo dõi sát diễn biến tình hình giá thóc, gạo nội địa; giám sát thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn trong việc chấp hành quy định và tuân thủ chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP (nhất là các quy định về dự trữ lưu thông, bình ổn giá thóc, gạo trong nước, duy trì điều kiện kinh doanh) và kịp thời báo cáo các Bộ, ngành khi có biến động bất thường.
4. Hiệp hội Lương thực Việt Nam
a) Tiếp tục cung cấp thông tin về tình hình cung - cầu gạo, thị trường trong và ngoài nước, khách hàng nhập khẩu, giá cả và dự báo thương mại gạo, thông tin về xuất khẩu và tiêu thụ thóc, gạo trên trang thông tin điện tử để thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo có cơ sở tham khảo, định hướng sản xuất, kinh doanh.
b) Tiếp tục báo cáo cập nhật tình hình giá thóc, gạo trong nước; giá thóc, gạo xuất khẩu; lượng gạo tồn kho của hội viên Hiệp hội và kịp thời đề xuất các giải pháp khi có diễn biến bất thường xảy ra.
c) Tăng cường nắm sát tình hình thị trường, kịp thời báo cáo, kiến nghị rõ các biện pháp cần thiết trong công tác điều hành để thúc đẩy xuất khẩu, giữ thị trường; chủ động đề xuất giải pháp củng cố, mở rộng thị trường xuất khẩu gạo.
5. Các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
a) Nghiêm túc thực hiện quy định và tuân thủ chỉ đạo, điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP, nhất là các quy định về dự trữ lưu thông, bình ổn giá thóc, gạo trong nước, duy trì điều kiện kinh doanh.
b) Nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo, trách nhiệm và nghĩa vụ được quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP và Thông tư số 30/2018/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2018 của Bộ Công Thương để các Bộ, ngành liên quan có cơ sở theo dõi, điều hành.
Bộ Công Thương xin trân trọng cảm ơn sự phối hợp của quý Cơ quan./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |