Công văn 5575/BTC-TCHQ của Bộ Tài chính về xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển cửa khẩu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 5575/BTC-TCHQ

Công văn 5575/BTC-TCHQ của Bộ Tài chính về xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển cửa khẩu
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chínhSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:5575/BTC-TCHQNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành:27/04/2015Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________

Số: 5575/BTC-TCHQ
Về việc xử lý hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển, cửa khẩu.

Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2015

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải tại công văn số 1604/VPCP-KTTH ngày 09/3/2015 về việc xử hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển, cửa khẩu và công văn số 1950/VPCP-KGVX ngày 23/3/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc kiểm tra, báo cáo về thông tin nhập khẩu rác phế thải, bỏ lại tại cảng Hải Phòng, Bộ Tài chính xin báo cáo và đề xuất với Thủ tướng Chính phủ như sau:

I. Thực trạng hàng hóa tồn đọng:

Tổng hợp thông tin hàng hóa tồn đọng trong địa bàn giám sát hải quan tại một số khu vực cảng biển, Bộ Tài chính xin báo cáo như sau:

1. Tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh:

Tính đến ngày 01/3/2015, số lượng hàng hóa tồn là 459 container. Mặt hàng tồn rất đa dạng, một số mặt hàng chủ yếu là hóa chất, thiết bị máy móc, phân urê, nhựa vụn, trong đó có 28 container hàng phế liệu là lốp xe ô tô các loại đã qua sử dụng. Nguồn hàng tồn chủ yếu là hàng nhập khẩu. Lý do tồn phần lớn chủ hàng không đến làm thủ tục nhận hàng và không xác định được nguyên nhân, số doanh nghiệp có văn bản từ chối nhận hàng rất ít (chiếm 5% các lô hàng tồn đọng). Thời gian hàng hóa tồn đọng tại cảng đều quá 90 ngày trở lên không đến làm thủ tục hải quan.

2. Tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng:

2.1. Thống kê phân loại hàng hóa (tính đến ngày 01/3/2015):

a. Hàng tồn đọng trước tháng 8/2014:

Theo báo cáo của Cục Hải quan TP Hải Phòng thì lượng hàng tồn đọng quá thời hạn làm thủ tục hải quan tại cảng Hải Phòng là 5.060 Container. Đến nay, đã xử lý và các doanh nghiệp làm thủ tục lấy hàng ra khỏi cảng theo quy định là 1.385 containers, còn lại 3.675 containers.

b. Hàng tồn đọng sau tháng 8/2014 đến ngày 01/3/2015:

Theo số liệu báo cáo của các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi cảng được các Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng tập hợp có 1.143 containers quá thời hạn làm thủ tục hải quan (quá từ 90 ngày trở lên).

c. Như vậy, tính đến ngày 01/3/2015, tại cảng Hải Phòng có tổng số 4.818 containers hàng quá thời hạn làm thủ tục hải quan tồn đọng. Căn cứ tên hàng thể hiện trên chứng từ vận tải có thể phân loại thành 08 nhóm mặt hàng sau:

+ Hàng hóa là máy móc, thiết bị, đứng tên nhận hàng là các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Vinalines, Vinashin: 183 containers.

+ Cao su, lốp ô tô đã qua sử dụng: 2.443 containers

+ Nhựa phế liệu: 164 containers

+ Giấy phế liệu: 212 containers

+ Sắt thép phế liệu: 21 containers

+ Quần áo các loại: 188 containers

+ Linh kiện điện, thiết bị điện, điện tử đã qua sử dụng: 144 containers

+ Hàng hóa khác (vải, gỗ, muối, bách hóa, nông sản...): 1.463 containers

2.2. Nguồn gốc (loại hình): Tên người nhận hàng thể hiện trên chứng từ vận tải chủ yếu các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất. Vì vậy, hầu hết hàng hóa tồn đọng hàng kinh doanh tạm nhập về cảng Hải Phòng để tái xuất đi nước khác (Trung Quốc).

2.3. Thời gian hàng hóa tồn Từ năm 2009 đến năm 2014, trong đó thời gian cao điểm của tồn đọng từ cuối năm 2011 đến giữa năm 2012.

3. Tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh:

Tính đến ngày 01/3/2015, tại Chi cục Hải quan cảng Cái Lân đang tồn đọng 34 Container mặt hàng lốp ô tô đã qua sử dụng, 07 Container mặt hàng màng nhựa PP mới 100% đều là hàng hóa thuộc loại hình tạm nhập tái xuất.

Trong số 34 container là lốp ô tô đã qua sử dụng, có 24 cont tồn từ 8/2013, doanh nghiệp đến làm thủ tục hải quan thì giấy phép tạm nhập - tái xuất đã hết hạn không đủ điều kiện để làm thủ tục hải quan và có xin lùi lại để xin cấp phép bổ sung, tuy nhiên đến nay Chi cục đã nhiều lần đôn đốc nhưng Doanh nghiệp vẫn chưa đến làm thủ tục; 10 cont tồn từ tháng 5/2012 theo vận đơn người nhận hàng là Công ty TNHH Cửu Long đã có văn bản từ chối nhận hàng, Chi cục đang hoàn tất các thủ tục kiểm tra, xác minh báo cáo để tiến hành xử lý hàng tồn đọng theo quy định tại Thông tư 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

Đối với 07 container là màng nhựa tồn từ tháng 4/2013 theo vận đơn có chủ sở hữu là Công ty CP Đầu tư thương mại và XNK Hải Long Thăng, tháng 11/2013 Công ty có văn bản xác nhận không có hợp đồng hay chứng từ liên quan đến lô hàng. Ngày 03/12/2014 Hãng tàu MSC đã khai báo sửa đổi thông tin người nhận hàng trên manifest là Công ty TNHH thương mại Thế giới xanh New. Chi cục đã có văn bản yêu cầu Công ty đến làm thủ tục, tuy nhiên hiện nay Công ty vẫn chưa đến làm thủ tục hải quan.

4. Tại Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng:

4.1. Nguồn gốc hàng hóa tồn là hàng nhập khẩu;

4.2. Tính đến ngày 31/3/2015, các mặt hàng tồn đọng gồm:

a) Xe ô tô các loại gồm 06 container (07 xe), thời gian tồn đọng trên 02 năm;

b) Thiết bị màn hình gồm 01 container, thời gian tồn đọng trên 180 ngày;

c) Mô tơ, bao nhựa PP, cải muối biển gồm 03 container, thời gian tồn đọng trên 90 ngày.

4.3. Nguyên nhân tồn đọng; số container tồn đọng tại cảng chủ yếu mặt hàng xe ô tô, doanh nghiệp vận tải có công văn từ chối nhận hàng với lý do gửi nhầm hàng hoặc chủ hàng không đến làm thủ tục nhận hàng. Trong đó có 05 container gồm 05 xe ô tô của Công ty TNHH Giao nhận Phương Nam, hiện Công an TP Đà Nẵng (PC46) đã ra Quyết định khởi tố vụ án.

5. Tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:

Theo báo cáo của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tính đến ngày 01/3/2015, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tồn đọng 83 container (gồm 25 container hàng hóa là thiết bị máy móc, nhựa phế liệu, thép phế liệu, phụ tùng phục vụ cho dàn khoan, hàng bách hóa và 58 container hàng bách hóa, hóa chất trục vớt từ tàu Heung A Dragon bị chìm tại vùng biển Vũng Tàu), trong đó:

5.1. 06 container đang làm thủ tục bán đấu giá;

5.2. 05 container đang làm thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

5.3. 14 container chưa có người đến làm thủ tục hải quan;

5.4. 58 Container hàng hóa trục vớt của tàu Heung A Dragon bị chìm tại vùng biển Vũng Tàu ngày 07/11/2013, hiện đang xử lý theo NĐ 46/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Chi cục đã thông báo cho hãng tàu.

II. Nguyên nhân hàng hóa, container tồn là do:

1. Người đứng tên mua từ chối nhận hàng do không ký hợp đồng mua bán hoặc hàng hóa không đúng chủng loại như đã cam kết;

2. Người gửi hàng không ghi rõ địa chỉ người nhận; hoặc không thanh toán tiền vận chuyển cho chủ hàng;

3. Người được chỉ định m dịch vụ trung gian, cho các công ty nước ngoài nhưng sau đó không được giao giấy tờ nhận hàng nên từ chối nhận hàng;

4. Bên mua và bên bán hủy hợp đồng hoặc bên mua hàng làm mất giấy tờ gốc nên không làm được thủ tục nhận hàng.

III. Biện pháp thực hiện:

1. Tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng:

1.1. Đối với 2796 container hàng hóa là lốp, lốp đã qua sử dụng:

a) Ngày 06/8/2013, Tổng cục Hải quan đã ban hành Kế hoạch số 230/KH-TCHQ về việc kiểm tra, xử lý đối với 2796 container hàng hóa nhập khẩu quá thời hạn làm thủ tục hải quan tại cảng Hải Phòng mà tên hàng thể hiện trên Manifest là lốp, lốp cao su đã qua sử dụng. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang chỉ đạo các đơn vị có liên quan khẩn trương thực hiện Kế hoạch số 230/KH-TCHQ này.

b) Đối với các cont đã qua soi chiếu theo Kế hoạch số 230/KH-TCHQ của Tổng cục Hải quan:

Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn số 231/TCHQ-GSQL ngày 12/9/2014 và công văn số 13182/TCHQ-GSQL ngày 20/10/2014 hướng dẫn Cục Hải quan thành phố Hải Phòng về việc xử lý hàng hóa tồn đọng lốp, lốp cao su đã qua sử dụng.

1.2. Đối với 183 container của Doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty Công nghiệp tàu thủy:

Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn số 15428/TCHQ-GSQL ngày 30/12/2014 đề nghị 02 Doanh nghiệp khẩn trương có kế hoạch hoàn thành thủ tục hải quan cho các lô hàng, trường hợp chưa hoàn thành thủ tục thì đề nghị 02 Doanh nghiệp có kế hoạch, phương án đưa lô hàng về bảo quản nguyên trạng tại kho hàng của 02 Doanh nghiệp.

1.3. Đối với 2081 container hàng hóa khác:

Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn số 15427/TCHQ-GSQL ngày 30/12/2014 hướng dẫn Cục Hải quan thành phố Hải Phòng về việc lập Hội đồng xử và thời hạn thông báo để chủ sở hữu các lô hàng đến Cục Hải quan thành phố Hải Phòng để xác nhận chủ sở hữu.

2. Tại Cục Hải quan các tỉnh, thành phố khác:

Hiện nay, căn cứ quy định của Luật Hải quan, Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10/4/2014 của Chính phủ và Thông tư 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đang khẩn trương thực hiện xử lý những lô hàng tồn. Trong quá trình xử lý, Tổng cục Hải quan đã ban hành một số công văn hướng dẫn Cục Hải quan địa phương giải quyết các vướng mắc phát sinh.

IV. Kết quả thực hiện:

1. Tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng:

1.1. Theo báo báo của Tổng cục Hải quan thì kết quả thực hiện kiểm tra, soi chiếu theo Kế hoạch số 230/KH-TCHQ đối với 2.796 container lốp, lốp đã qua sử dụng như sau:

a) Đã kiểm tra soi chiếu: 1.232 container;

b) Đã xử lý: 538 container, trong đó:

b.1) 369 container: Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã lập danh sách, thông báo các Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng để theo dõi, làm thủ tục cho các Công ty được Thủ tướng Chính phủ cho phép mua, nhập khẩu;

b.2) 169 container: Cục Hải quan thành phố Hải Phòng xử lý theo quy định tại Thông tư 15/2014/IT-BTC (nay là Thông tư 203/2014/TT-BTC ngày 30/10/2014 của Bộ Tài chính) và tiết (ii) điểm 2 công văn 2289/BCT-XNK ngày 24/3/2014 của Bộ Công Thương.

1.2. Đối với 183 container của Doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty Công nghiệp tàu thủy:

Ngày 22/01/2015, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam có công văn số 165/HHVN-QLCB kiến nghị về việc hiện do khó khăn về nguồn vốn nên dự án phải tạm dùng và công ty đang thu xếp để thực hiện các bước tiếp theo.

1.3. Đối với 2081 container hàng hóa khác:

Hiện, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã xử lý và làm thủ tục thông quan, đưa hàng ra khỏi cảng là 611 container, còn lại 1.470 container.

2. Tại Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh:

Hiện Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định lập Hội đồng xử lý, xác lập quyền sở hữu của Nhà nước và phê duyệt phương án xử lý hàng hóa tồn đọng gồm 28 container hàng hóa phế liệu là lốp xe ô tô các loại đã qua sử dụng, trong đó đang tiến hành phối hợp với cơ quan, tổ chức có chức năng tiêu hủy 05 container, 23 container đang chuẩn bị xử lý theo Thông tư 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

3. Tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:

- Đang xử lý theo quy định tại Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 30/10/2014 của Bộ Tài chính, gồm:

+ 06 container đang làm thủ tục bán đấu giá;

+ 05 container đang làm thủ tục thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Đang xử lý theo Nghị định 46/2006/NĐ-CP của Chính phủ đối với 58 container hàng hóa trục vớt của u Heung A Dragon bị chìm tại vùng biển Vũng Tàu ngày 07/11/2013.

4. Tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh và Cục Hải quan TP. Đà Nẵng:

Hiện các đơn vị đang thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật nên chưa có số liệu báo cáo cụ thể.

V. Khó khăn, vướng mắc:

Theo phản ánh, tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng gặp một số khó khăn, vướng mắc như sau:

1. Số lượng hàng hóa, container tồn lưu quá lớn, tăng nhanh trong thời gian ngắn từ năm 2011 đến 2012, các cơ quan quản lý không đủ nhân lực để xử lý kịp thời;

2. Tính chất hàng hóa rất đa dạng và phức tạp, giá trị thu được từ các container hàng hóa tồn lưu khi xử lý thấp, không đủ chi trả cho các hoạt động kiểm tra, vận chuyển và lưu kho bãi.

3. Không có đủ nguồn lực tài chính cho việc kiểm tra, xử lý, tiêu hủy toàn bộ các container hàng hóa tồn lưu tại các cảng.

VI. Tổng hợp ý kiến tham gia của các Bộ:

Ngày 20/3/2015, Bộ Tài chính đã có công văn số 3669/BTC-TCHQ (trình kèm) gửi Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ xin ý kiến các Bộ ngành đối với Dự thảo tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển, cửa khẩu. Tổng hợp ý kiến tham gia của các Bộ ngành, Bộ Tài chính xin báo cáo và đề xuất như sau:

1. Ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ:

Tại phần II. Nguyên nhân hàng hóa, container tồn đọng: nội dung dự thảo Tờ trình chỉ nêu trách nhiệm của doanh nghiệp nhập khẩu, đề nghị làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan.

Tại phần VI. Đề xuất, kiến nghị: nội dung này cần căn cứ vào nguyên nhân được rà soát ở phần II để đưa ra biện pháp cụ thể xử lý hàng hóa đang tồn đọng và biện pháp ngăn chặn hàng hóa sẽ gây tồn đọng.

Ý kiến của Bộ Tài chính:

Tiếp thu ý kiến. Hiện nay, các đơn vị gồm có doanh nghiệp kinh doanh cảng, Cảng vụ và cơ quan Hải quan đã thực hiện đúng trách nhiệm trong việc xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định của pháp luật. Về việc, biện pháp cụ thể xử lý hàng hóa tồn đọng và ngăn chặn hàng hóa sẽ gây tồn đọng, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung vào mục VII Tờ trình này.

2. Ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của PTTg Hoàng Trung Hải tại công văn số 788/VPCP-KGVX ngày 29/01/2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn số 519/BTNMT-TCMT ngày 14/02/2015 báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải về việc kiểm tra, báo cáo về thông tin nhập khẩu rác phế thải, bỏ lại tại cảng Hải Phòng. Đề nghị Bộ Tài chính, xem xét, bổ sung các nội dung số 2 và 4 của công văn số 519/BTNMT-TCMT vào Dự thảo tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này.

b. Việt Nam là thành viên của công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan được Chính phủ giao là đầu mối thực hiện công ước. Tuy nhiên mặt hàng lốp, lốp cao su không phải là chất thải nguy hại nên không chịu sự điều chỉnh của Công ước Basel. Vì vậy, đề nghị không đưa các nội dung như đã nêu tại mục VI dự thảo tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Ý kiến của Bộ Tài chính:

- Về việc nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại mục 2, mục 4 công văn số 519/BTNMT-TCMT:

Ngày 26/3/2015, Bộ Tài chính nhận được công văn số 1950/VPCP-KGVX ngày 23/3/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc Phó Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo giao Bộ Tài chính tập hợp, nghiên cứu báo cáo và kiến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1604/VPCP-KTTH ngày 9/3/2015 của Văn phòng Chính phủ. Theo đó, Bộ Tài chính đã tiếp thu ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bổ sung vào dự thảo Tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ gửi kèm theo công văn số 3669/BTC-TCHQ ngày 20/3/2015 của Bộ Tài chính để xin ý kiến của các Bộ ngành liên quan.

- Về việc không đưa nội dung liên quan đến công tác hạn chế hàng hóa là phế liệu rác thải từ xa của Bộ Tài nguyên và Môi trường:

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Công ước Basel đã quy định: “Quốc gia xuất khẩu thông báo bằng văn bản qua cơ quan có thẩm quyền của quốc gia xuất khẩu, cho cơ quan có thẩm quyền của quốc gia liên quan đến vận chuyển qua biên giới phế thải nguy hiểm và các phế thải khác hoặc do đó Bộ Tài chính đã đề xuất tại dự thảo tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường có biện pháp quản lý từ xa để ngăn chặn việc vận chuyển các lô hàng phế liệu, phế thải từ nước ngoài vào Việt Nam.

Theo ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường (là cơ quan được Chính phủ giao là đầu mối thực hiện công ước Basel), mặt hàng lốp, lốp cao su không phải là chất thải nguy hại nên không chịu sự điều chỉnh của công ước Basel.

Vì vậy, Bộ Tài chính đề xuất nhất trí với kiến nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bỏ nội dung như đã nêu tại mục VI dự thảo tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ gửi kèm công văn số 3669/BTC-TCHQ ngày 20/3/2015 của Bộ Tài chính.

3. Ý kiến của Bộ Công Thương:

Phần đề xuất, kiến nghị cần nghiên cứu thêm việc áp dụng quy định của Công ước Basel để ngăn chặn việc vận chuyển các lô hàng phế liệu, phế thải từ nước ngoài vào Việt Nam vì Công ước này áp dụng đối với việc kiểm soát vận chuyển qua biên giới các chất thải nguy hại chứ không phải áp dụng cho tất cả các loại phế liệu, phế thải.

Ý kiến của Bộ Tài chính:

Tương tự ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến này của Bộ Công Thương.

4. Ý kiến của Bộ Giao thông vận tải:

a. Tại phần VI. Đề xuất, kiến nghị: đề nghị Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, mở rộng đối tượng doanh nghiệp có đủ điều kiện nhập khẩu hoặc xử lý m nguyên liệu sản xuất được mua lốp cao su đã qua sử dụng nhằm giải phóng container đang còn tồn tại cảng Hải Phòng cần xử lý.

Ý kiến của Bộ Tài chính:

Ý kiến này tương tự với ý kiến đề xuất của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc cho phép một số doanh nghiệp có đủ năng lực xử lý, tái chế lốp ô tô đã qua sử dụng được tham gia thu mua lốp ô tô đã qua sử dụng đang tồn lưu tại các cảng biển nêu tại công văn số 519/BTNMT-TCMT đã được Bộ Tài chính tiếp thu ý và nêu tại dự thảo tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình kèm công văn số 3669/BTC-TCHQ ngày 20/3/2015 của Bộ Tài chính.

b. Để giảm bớt các bước thủ tục, thúc đẩy nhanh việc xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển:

- Đề nghị Bộ Tài chính rà soát, sửa đổi lại một số nội dung trong Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động của hải quan, cụ thể tại Điều 13, theo đó không xác định quyền sở hữu nhà nước đối với hàng hóa tồn đọng mà giao trực tiếp cho doanh nghiệp cảng chủ động thực hiện dưới sự giám sát của Hội đồng thanh lý; Điều 16 Quản số tiền thu được từ xử lý hàng hóa tồn đọng quy định số tiền thu được từ xử lý hàng hóa tồn đọng để nộp vào ngân sách nhà nước, đề nghị giao cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi chịu trách nhiệm quản để chủ động ứng ra thực hiện cho đợt thanh lý tiếp theo. Điều này sẽ không phát sinh các thủ tục ứng tiền từ Kho bạc Nhà nước, mà các thủ tục này thường rất phức tạp và mất nhiều thời gian (giữ nguyên như Thông tư số 05/2003/TT-BTC và Thông tư số 179/2011/TT-BTC); Điều 17 theo đó thanh toán các khoản chi phí từ khi hàng hóa nhập về cửa khẩu.

- Đề nghị Bộ Công Thương rà soát sửa đổi Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển hàng hóa, theo đó bổ sung Khoản 4, Điều 15 quy định doanh nghiệp tạm nhập, tái xuất phải có trách nhiệm thanh toán toàn bộ các chi phí lưu kho bãi, chi phí bốc xếp, kiểm kê và các chi phí liên quan khác kể từ thời điểm hàng hóa được nhập vào cửa khẩu trong trường hợp từ chối nhận hàng để tăng trách nhiệm đối với doanh nghiệp tạm nhập tái xuất.

Ý kiến của Bộ Tài chính:

- Về việc sửa đổi Thông tư 203/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính:

Bộ Tài chính đề xuất tiếp thu ý kiến của Bộ Giao thông vận tải và đề xuất Bộ Tài chính sẽ giao Cục Quản lý công sản nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư số 203/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.

- Về việc sửa đổi Thông tư 05/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương:

Theo Bộ Tài chính, hàng hóa tồn đọng phát sinh từ nguồn hàng hóa tạm nhập tái xuất từ giai đoạn năm 2008-2012 (trước thời điểm ban hành Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ Công Thương). Hơn nữa, những lô hàng tồn đọng do người nhận hàng trên vận tải đơn từ chối nhận hàng, dẫn đến không thể xác định được chủ hàng để quy định trách nhiệm thanh toán các chi phí lưu kho bãi, chi phí bốc xếp, kiểm kê và các chi phí liên quan khác kể từ thời điểm hàng hóa được nhập vào cửa khẩu trong trường hợp từ chối nhận hàng theo kiến nghị của Bộ giao thông vận tải. Đề nghị này của Bộ Giao thông vận tải không có tính khả thi khi thực hiện triển khai, vì vậy, Bộ Tài chính không tiếp thu ý kiến này.

VII. Đề xuất, kiến nghị:

Trên cơ sở ý kiến của các Bộ và ý kiến giải trình của Bộ Tài chính trên đây, Bộ Tài chính xin đề xuất xử lý như sau:

1. Xử lý đối với những lô hàng hiện đang tồn tại các cảng của Việt Nam:

1.1. Các lô hàng nhập khẩu quá thời hạn làm thủ tục hải quan:

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện xử lý các lô hàng tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động Hải quan theo đúng quy định của Luật Hải quan, Luật Hàng hải, Nghị định 29/2014/NĐ-CP ngày 10/4/2014 của Chính phủ và Thông tư 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

1.2. Các lô hàng phế liệu:

Bộ Tài chính đồng ý với kiến nghị nêu tại công văn số 519/BTNMT-TCMT ngày 14/02/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể như sau:

a) Cho phép một số doanh nghiệp có đủ năng lực xử lý, tái chế lốp ô tô đã qua sử dụng được tham gia thu mua lốp ô tô đã qua sử dụng đang tồn lưu nêu trên theo đúng quy định hiện hành.

b) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xây dựng lộ trình kế hoạch, kinh phí thực hiện và những giải pháp cần thiết để xử lý hàng hóa rác thải hiện đang tồn đọng ở cảng Hải Phòng, các cảng ở thành phố Hồ Chí Minh.

2. Để hạn chế tình trạng chuyên chở hàng hóa rác thải vào các cảng biển Việt Nam trong thời gian tới, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ:

Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương nghiên cứu bổ sung các quy định pháp lý cần thiết để khắc phục một số hạn chế trong Luật Hàng hải, Luật Thương mại là nguyên nhân để một số tổ chức, cá nhân lợi dụng chuyển chất thải, rác thải vào Việt Nam.

Trên đây là báo cáo của Bộ Tài chính, kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Khoa học và Công nghệ (để p/h);
- UBND TP Hải Phòng, UBND TP Hồ Chí Minh (để p/h);
- Lưu: VT, TCHQ.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi