Công văn 5306/TCHQ-GSQL 2021 tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với hàng hóa NK đang lưu giữ tại kho bãi, cảng, cửa khẩu

thuộc tính Công văn 5306/TCHQ-GSQL

Công văn 5306/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu đang lưu giữ tại kho bãi, cảng, cửa khẩu
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:5306/TCHQ-GSQL
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Mai Xuân Thành
Ngày ban hành:09/11/2021
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

tải Công văn 5306/TCHQ-GSQL

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 5306/TCHQ-GSQL
V/v tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa nhập khẩu đang lưu giữ tại kho bãi, cảng, cửa khẩu

Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2021

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục trưởng về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh với các hành vi lợi dụng chính sách, thủ tục từ chối nhận hàng và tái xuất hàng hóa để buôn lậu, gian lận thương mại và tăng cường công tác quản lý, xử lý đối với các lô hàng đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 30 ngày, quá 60 ngày chưa làm thủ tục hải quan và hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày tại kho bãi, cảng, cửa khẩu, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo đúng quy định tại Luật Hải quan năm 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018, Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ, Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2018 được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018; Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ Tài chính và các nội dung sau:

1. Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ đối với các lô hàng đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 30 ngày, quá 60 ngày chưa làm thủ tục hải quan và hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày tại kho bãi, cảng, cửa khẩu:

a) Tổ chức soi chiếu hàng hóa tại Cục Hải quan các tỉnh, thành phố được trang bị máy soi:

a.1. Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan các tỉnh, thành phố được trang bị máy soi thực hiện rà soát, lựa chọn soi chiếu đối với các container có thời gian lưu giữ tại kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 30 ngày, quá 60 ngày chưa làm thủ tục hải quan (ngoại trừ hàng hóa nhập khẩu của các doanh nghiệp ưu tiên; các công ty đa quốc gia; hàng hóa được khai báo trên Emanifest là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất; hàng hóa không phù hợp để kiểm tra bằng máy soi như: Container Flat-rack, Open top, hàng quá khổ, quá tải, hàng nguy hiểm như hóa chất dễ cháy nổ, hàng CFS…).

a.2. Chi cục Hải quan gửi danh sách container yêu cầu soi chiếu theo Biểu số 01 ban hành kèm công văn này về thư điện tử của Đội Kiểm soát Hải quan để phối hợp thực hiện soi chiếu theo quy định tại Quyết định số 3272/QĐ-TCHQ ngày 24/11/2020; đồng thời gửi cho Cục Quản lý rủi ro (qua địa chỉ mail: soichieu-cucqlrr@customs.gov.vn), đơn vị Quản lý rủi ro cấp Cục thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi đặt máy soi qua thư điện tử để theo dõi, tổng hợp.

a.3. Đội Kiểm soát Hải quan thực hiện soi chiếu hàng hóa và báo cáo kết quả soi chiếu định kỳ hàng ngày về Tổng cục Hải quan theo quy định và theo hướng dẫn tại văn bản này.

b) Chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa và sao gửi hồ sơ báo cáo về Tổng cục Hải quan, cụ thể:

b.1. Đối với các lô hàng đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 30 ngày chưa làm thủ tục hải quan, nếu doanh nghiệp đăng ký tờ khai (trừ hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp ưu tiên; các công ty đa quốc gia; hàng hóa được khai báo hải quan theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất...) thì chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa; Thông báo kế hoạch kiểm tra thực tế hàng hóa để Trực ban Tổng cục, Trực ban các Cục Hải quan tỉnh, thành phố giám sát trực tuyến.

- Trường hợp lô hàng đã được soi chiếu, Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai rà soát, đối chiếu hình ảnh soi chiếu, kết luận soi chiếu để thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.

- Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Giám sát quản lý về hải quan chủ động rà soát, kiểm tra số liệu, thông tin hàng hóa đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 30 ngày chưa làm thủ tục hải quan trên Hệ thống VASSCM và tại số liệu báo cáo hàng ngày của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, kết quả giám sát trực tuyến, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì yêu cầu Chi cục trưởng Chi cục Hải quan tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

b.2. Đối với các lô hàng đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 60 ngày chưa làm thủ tục hải quan, nếu doanh nghiệp đăng ký tờ khai (trừ hàng nhập khẩu của các doanh nghiệp ưu tiên; các công ty đa quốc gia; hàng hóa được khai báo hải quan theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất...), sau khi chuyển luồng kiểm tra thực tế hàng hóa theo hướng dẫn tại điểm b.1 mục 2 công văn này thì Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có văn bản báo cáo và sao gửi toàn bộ hồ sơ có liên quan của lô hàng về Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan) để được hướng dẫn trước khi thông quan.

c) Về khu vực lưu giữ hàng hóa:

Yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi bố trí khu vực lưu giữ riêng đối với các lô hàng đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 60 ngày chưa làm thủ tục hải quan và hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày tại kho bãi, cảng, cửa khẩu theo quy định tại Điều 41 Luật Hải quan năm 2014 và có sơ đồ vị trí lưu giữ hàng hóa cụ thể thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý để kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

d) Xử lý hàng hóa tồn đọng:

Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thành lập Ban chỉ đạo xử lý hàng hóa tồn đọng để theo dõi, khẩn trương xử lý hàng hóa tồn đọng theo đúng quy định tại Luật Hải quan năm 2014, Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ, Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, Thông tư số 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ Tài chính; Thực hiện báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tháng kết quả xử lý về Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan).

- Đối với hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày tại kho bãi, cảng, cửa khẩu, nếu có người đến nhận hàng trong thời hạn thông báo tìm chủ hàng hóa tồn đọng để thực hiện thủ tục hải quan thì Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản báo cáo và sao gửi toàn bộ hồ sơ có liên quan của lô hàng về Tổng cục Hải quan (qua Cục Giám sát quản lý về hải quan) để có hướng dẫn.

- Đối với hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày tại kho bãi, cảng, cửa khẩu đã hết thời hạn thông báo tìm chủ hàng nhưng không có người đến nhận hàng thì yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố khẩn trương xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định của pháp luật.

đ) Đối với các lô hàng, doanh nghiệp trọng điểm:

Cục Hải quan các tỉnh, thành phố cung cấp thông tin, hồ sơ đối với các lô hàng, doanh nghiệp trọng điểm về Cục Quản lý rủi ro để tổng hợp, rà soát phục vụ công tác phân tích, đánh giá rủi ro.

e) Về việc cập nhật thông tin hàng hóa hạ bãi:

Qua theo dõi trên Hệ thống VASSCM, thông tin “Mô tả hàng hóa” thường không được khai đầy đủ hoặc để trống hoặc thể hiện là N/A, dẫn đến không đảm bảo yêu cầu quản lý của cơ quan Hải quan. Yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố có văn bản chấn chỉnh doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, sau khi hoàn thành việc xếp dỡ, cập nhật thông tin hàng hóa hạ bãi phải cập nhật đầy đủ thông tin mô tả hàng hóa nhập theo tên hàng ghi trên trên vận đơn theo đúng quy định tại tiết b.1.2 khoản 1 Điều 52 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 31 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

2. Đối với lô hàng đề nghị tái xuất do gửi nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận hoặc từ chối nhận hàng, yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện:

a) Kiểm tra, xác minh thông tin:

- Kiểm tra hồ sơ đề nghị tái xuất, đối chiếu thông tin với thông tin trên manifest, thông tin, hồ sơ các lô hàng, doanh nghiệp trọng điểm để đánh giá về thủ tục hải quan theo các quy định của pháp luật, thông lệ thương mại quốc tế;

- Làm việc với người nhận hàng trên vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp để xác định trách nhiệm của dịch vụ giao nhận, trách nhiệm của chủ hàng và xác định chủ sở hữu hàng hóa, trách nhiệm của các bên liên quan;

- Yêu cầu chủ hàng xuất trình toàn bộ Hợp đồng mua bán; Packing list; Invoice; bảo hiểm; vận đơn thứ cấp bản gốc được cấp; chứng từ mua bảo hiểm; chứng từ chứng minh việc thanh toán tiền hàng, tiền cước vận tải, tiền bảo hiểm, tiền trả hãng tàu hoặc giao nhận để lấy lệnh giao hàng; các thư tín thương mại trao đổi giữa người bán, người giao nhận hoặc hãng tàu; Hợp đồng dịch vụ đại lý giao nhận với nước ngoài, trong nước, hãng tàu của Công ty giao nhận. Chứng từ thanh toán với các đối tác trong nước và nước ngoài khi thực hiện dịch vụ giao nhận, các thư tín thương mại;

- Làm việc với hãng tàu về trách nhiệm của hãng tàu, đại lý hãng tàu trong việc vận chuyển hàng hóa thuộc diện hàng cấm, hàng thuộc danh mục Cites, hàng gây ô nhiễm môi trường ...để xác định tính pháp lý và trách nhiệm chi trả chi phí lưu container, lưu bãi, vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với những lô hàng đó.

b) Tổ chức xử lý:

b.1. Trường hợp sau khi kiểm tra, xác minh thông tin hàng hóa phù hợp với thực tế hàng hóa, có văn bản báo cáo và sao gửi toàn bộ hồ sơ về Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan), sau khi Tổng cục Hải quan có văn bản hướng dẫn, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện kế hoạch tái xuất hàng hóa theo nguyên tắc:

- Kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng đề nghị tái xuất theo quy định và phối hợp với Trực ban Tổng cục giám sát việc kiểm tra;

- Việc tái xuất thực hiện tại cửa khẩu nhập ban đầu;

- Các lô hàng phải tái xuất theo từng vận tải đơn khi nhập khẩu cho toàn bộ lô hàng, không được chia nhỏ lô hàng, đảm bảo nguyên trạng, đối với hàng hóa đóng trong container không được chuyển sang vỏ container khác trước khi tái xuất;

- Các lô hàng phải được thực hiện tái xuất về nước xuất khẩu ban đầu, chỉ cho phép hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải xuất cảnh khi có thông tin manifest của phương tiện vận tải xuất cảnh thể hiện cảng đích là cảng thuộc quốc gia xuất khẩu ban đầu của lô hàng.

b.2. Trường hợp phát hiện hàng hóa cấm nhập khẩu, hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng nhập khẩu có giấy phép, có điều kiện, hàng hóa có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật, thực hiện xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, không chấp nhận việc chủ hàng từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ đối với hàng hóa để xin xuất trả, tái xuất hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

3. Thống kê, báo cáo danh sách các lô hàng đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 30 ngày, quá 60 ngày chưa làm thủ tục hải quan và hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày tại kho bãi, cảng, cửa khẩu:

a) Thời gian thực hiện từ ngày 15/11/2021.

b) Đối tượng báo cáo: Các lô hàng đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 30 ngày, quá 60 ngày chưa làm thủ tục hải quan và hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày tại kho bãi, cảng, cửa khẩu.

c) Số liệu báo cáo tính từ 16h ngày liền kề trước ngày báo cáo đến 16h ngày báo cáo.

d) Chế độ báo cáo:

- Chi cục Hải quan gửi danh sách container yêu cầu soi chiếu theo Biểu số 01 ban hành kèm công văn này theo hướng dẫn tại điểm a.2 mục 1 công văn này; Không thực hiện báo cáo bằng văn bản giấy, báo cáo định kỳ bằng file Excel theo Biểu số 01 về thư điện tử soichieu-cucqlrr@customs.gov.vn;

- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố rà soát, lập danh sách các lô hàng đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 30 ngày, quá 60 ngày chưa làm thủ tục hải quan theo Biểu số 02 ban hành kèm công văn này; Hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày tại kho bãi, cảng, cửa khẩu báo cáo theo Biểu số 03 ban hành kèm công văn này; Không thực hiện báo cáo bằng văn bản giấy, báo cáo định kỳ bằng file Excel theo Biểu số 02, Biểu số 03 ban hành kèm công văn này gửi về thư điện tử hanghoatondong@customs.gov.vn;

- Báo cáo số liệu định kỳ hàng ngày, báo cáo phải đảm bảo tính lũy kế, tăng, giảm phù hợp so với báo cáo của ngày trước liền kề; Số liệu báo cáo thể hiện cụ thể tên hàng, số ngày tồn, biện pháp xử lý, kết quả xử lý; Lô hàng chưa hoàn thành xử lý trong ngày thì được cộng dồn tiếp vào báo cáo của ngày kế tiếp;

- Báo cáo đảm bảo đầy đủ, định kỳ vào 16h hàng ngày; Quá 16h hàng ngày, Cục Hải quan tỉnh, thành phố chưa gửi báo cáo thì được coi là không thực hiện báo cáo trong ngày;

- Tại tiêu chí “Tên hàng”, yêu cầu căn cứ thông tin trên manifest ghi cụ thể tên hàng hóa đảm bảo theo mã số HS 6 số hoặc 8 số, không ghi chung chung;

- Chủ đề của thư điện tử ghi theo cú pháp như sau: “Cục Hải quan tỉnh/thành phố ....-Báo cáo ngày .../.../....-Sliệu hàng hóa tại kho bãi, cảng, cửa khẩu”, ví dụ: Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh - Báo cáo ngày 10/11/2021-Số liệu hàng hóa tại kho bãi, cảng, cửa khẩu; Đối với trường hợp Cục Hải quan tỉnh, thành phố không phát sinh số liệu thì gửi email thông báo theo nội dung “Cc Hải quan tỉnh/thành phố... không phát sinh số liệu hàng hóa tại kho bãi, cảng, cửa khẩu trong ngày …/…/….;

- Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quán triệt đến từng Chi cục Hải quan về việc thực hiện báo cáo hàng ngày phải đầy đủ, đúng thời hạn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Tổng cục Hải quan;

- Văn bản này bãi bỏ công văn số 5264/TCHQ-VP ngày 10/9/2018, công văn số 6421/TCHQ-GSQL ngày 01/10/2020, điểm 4 công văn số 1589/TCHQ-GSQL ngày 07/4/2021 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn về báo cáo số liệu hàng hóa tồn đọng.

4. Để đảm bảo quản lý, áp dụng Hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ công tác thống kê, báo cáo hàng hóa tồn đọng, Tổng cục Hải quan giao Cục Giám sát quản lý về hải quan chủ trì, phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan hoàn thiện, bổ sung chức năng thống kê, báo cáo danh sách các lô hàng đến kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 30 ngày, quá 60 ngày chưa làm thủ tục hải quan và hàng hóa tồn đọng quá 90 ngày tại kho bãi, cảng, cửa khẩu qua Hệ thống VASSCM; Hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện sau khi hoàn thiện, bổ sung chức năng trên Hệ thống VASSCM.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn các nội dung trên, yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nghiêm túc triển khai, thực hiện./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- TCT Nguyễn Văn
Cn;
- PTPT Lưu Mạnh Tưởng;
- PTCT Hoàng Việt Cường;
- Các đơn vị: PC, ĐTCBL, QLRR
,
KTSTQ, CNTT&TK HQ;
- Lưu: VT, GSQL (03
b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG





Mai Xuân Thành

 

Biểu số 1

Phụ lục

DANH SÁCH HÀNG HÓA TẠI KHO BÃI, CẢNG, CỬA KHẨU CẦN KIỂM TRA BẰNG MÁY SOI

…………., ngày     tháng    năm 20....

STT

Đơn vị đề nghị

Ngày Đề nghị

Tên hàng

Số lượng, trọng lượng

Số hiệu container

Số seal

Người gửi, địa chỉ

Người nhận, địa chỉ

Số vận đơn

Ngày vận đơn

Ngày dỡ hàng xuống cảng, kho, bãi

Số ngày tồn

Vị trí, địa điểm lưu giữ hàng hóa

Chi cục HQ quản lý

Chỉ dẫn soi chiếu

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(15)

(16)

(17)

(18)

Ghi chú:

- Biểu mẫu này được sử dụng để yêu cầu soi chiếu hàng lưu giữ tại kho bãi, cảng, cửa khẩu quá 30 ngày kể từ ngày đến kho bãi, cảng, cửa khẩu mà người khai hải quan không đến làm thủ tục hải quan.

- Lưu ý cần kiểm tra các container yêu cầu soi chiếu tại danh sách đã được soi chiếu trong quá trình xếp dỡ trước đó chưa và đã được đăng ký tờ khai hải quan chưa. Trường hợp đã được đăng ký tờ khai thì ghi rõ số tờ khai/luồng tờ khai/Chi cục nơi đăng ký tờ khai tại cột Ghi chú.

- Ô (17) nêu chỉ rõ dẫn rủi ro hoặc căn cứ thực hiện soi chiếu (ví dụ: Nghi vấn cất giấu hàng cấm/ Theo chỉ đạo soi chiếu hàng hóa của Tổng cục tại văn bản số ...).

 

 

Biểu số 2

 

Phụ lục

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU HÀNG HÓA ĐẾN KHO BÃI, CẢNG, CỬA KHẨU QUÁ 30 NGÀY, QUÁ 60 NGÀY CHƯA LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN TÍNH ĐẾN NGÀY ..../…/20...

(Số liệu tính từ 16h ngày …/…/… đến 16h ngày …/…/…)

 

STT

Số hiệu cont

Số seal

Tên hàng

Số lượng, trọng lượng

Người gửi, địa chỉ

Người nhận, địa chỉ

Số vận đơn

Ngày vận đơn

Ngày dhàng xuống cảng, kho, bãi

Số ngày tồn

Vị trí, địa điểm lưu giữ hàng hóa

Chi cục HQ quản lý

Tình trạng lô hàng/doanh nghiệp trọng điểm (Có/Không)

Phân loại hàng hóa

Tên nước xuất khẩu

So chiếu hải quan

Kiểm tra thực tế hàng hóa

Đề nghị xử lý của chủ hàng/ hãng tàu

Lý do đề nghị xử lý của chủ hàng/ hãng tàu

Biện pháp xử lý

Kết quả xử lý

Ngày thực hiện

Dấu hiệu nghi vấn

Ngày thực hiện

Kết quả kiểm tra

 

 

 

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

(23)

(24)

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

 

Ghi chú:

- Cột số (4): Căn cứ thông tin trên manifest, Cục Hải quan tỉnh, thành phố ghi cụ thể tên hàng tương ứng theo mã số HS 6 số hoặc HS 8 số;

- Cột số (11): Số ngày tồn cảng, kho, bãi tính đến ngày báo cáo.

- Cột số (15) ghi cụ thể loại hàng hóa: Hàng cấm; Hàng thuộc danh mục Basel, cites; Hàng hóa nhập khẩu có điều kiện; Hàng hóa gây ô nhiễm môi trường; Hàng hóa khác.

- Cột số (18) ghi có dấu hiệu nghi vấn hoặc không có dấu hiệu nghi vấn.

- Cột số (9), (10), (17), (19) ghi ngày, tháng, năm theo định dạng DD/MM/YYYY.

- Cột số (20) ghi có vi phạm hoặc không vi phạm. Trường hợp vi phạm thì ghi cụ thể hành vi vi phạm.

- Cột số (21) ghi đề nghị xử lý của chủ hàng/hãng tàu là một trong các đề nghị gồm: Tái xuất; Nhập khẩu; Tiêu hủy; Thay đổi thông tin người nhận hàng; Chuyển loại hình;

- Cột số (22) ghi lý do đề nghị xử của chủ hàng/hãng tàu là một trong các lý do, giải thích cụ thể: Hàng hóa gửi nhầm, thất lạc, không có người nhận, từ chối nhận hàng,...

- Cột số (23) ghi rõ biện pháp xử lý đã được quyết định trên cơ sở đề nghị của chủ hàng/hãng tàu là một trong các biện pháp sau: Tái xuất; Nhập khẩu; Tiêu hủy; Thay đổi thông tin người nhận hàng; Chuyển loại hình;

- Cột số (24) ghi rõ “Hoàn thành” trong trường hợp đã hoàn thành việc xử lý theo Biện pháp xử lý đã xác định tại cột số (23) và ghi rõ số tờ khai nhập khẩu, ngày tờ khai đối với trường hợp xử lý theo biện pháp Nhập khẩu; hoặc ghi “Chưa hoàn thành” trong trường hợp chưa hoàn thành việc xử lý theo Biện pháp xử lý đã xác định tại cột số (23).

 

 

Biểu số 3

Phụ lục

BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU HÀNG HÓA TỒN ĐỌNG QUÁ 90 NGÀY TẠI KHO BÃI, CẢNG, CỬA KHẨU NGÀY ..../…/20...

(Số liệu tính từ 16h ngày …/…/… đến 16h ngày …/…/…)

STT

Số hiệu cont

Số seal

Tên hàng

Số lượng, trọng lượng

Người gửi, địa chỉ

Người nhận, địa chỉ

Svận đơn

Ngày vận đơn

Ngày dỡ hàng xuống cảng, kho, bãi

Số ngày tồn

Vị trí, địa điểm lưu giữ hàng hóa

Chỉ cục HQ quản lý

Tình trạng lô hàng/doanh nghiệp trọng điểm (Có/Không)

Kiểm tra xác minh hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu (Có/không)

Thông báo tìm chủ hàng

Kiểm kê, phân loại

Số/ngày Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân

Biện pháp xử lý

Kết quả xử lý

Số/ngày văn bản

Ngày hết hạn đến nhận hàng

Tình trạng hàng hóa

Phân loại tồn đọng

 

 

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Ghi chú:

- Cột số (4): Căn cứ thông tin trên manifest, Cục Hải quan tỉnh, thành phố ghi cụ thể tên hàng tương ứng theo mã số HS 6 số hoặc HS 8 số;

- Cột số (11): Số ngày tồn cảng, kho, bãi tính đến ngày báo cáo.

- Cột số (14), (15): Ghi “Có” hoặc “Không”.

- Cột số (16) Ghi cụ thể số văn bản, ngày văn bản đối với trường hợp đã có văn bản thông báo tìm chủ hàng;

- Cột số (17) ghi ngày/tháng/năm về ngày hết hạn chủ hàng được đến nhận hàng.

- Cột số (18) ghi một số lưu ý về hàng hóa (nếu có) như: Hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất, hàng có khả năng gây ô nhiễm môi trường,...

- Cột số (19) ghi rõ loại hàng tồn đọng là một trong các loại sau: Hàng hóa từ bỏ; quá thời hạn khai hải quan; hàng hóa thu gom không người nhận; hàng hóa ngoài vận đơn, bản khai.

- Cột số (9), (10), (16), (17), (20) ghi ngày, tháng, năm theo định dạng DD/MM/YYYY.

- Cột số (21) ghi rõ biện pháp xử đã được Cục Hải quan tỉnh, thành phố (Hội đồng xử lý hàng hóa tồn đọng) quyết định là một trong các biện pháp sau: Tái xuất; Nhập khẩu; Tiêu hủy; Bán đấu giá; Bán chỉ định; Chuyển giao; Xử lý khác.

- Cột số (22) ghi rõ “Hoàn thành” trong trường hợp đã hoàn thành việc xử lý theo Biện pháp xử lý đã xác định tại cột số (21) và ghi rõ số tờ khai nhập khẩu, ngày tờ khai đối với trường hợp xử lý theo biện pháp Nhập khẩu; hoặc ghi “Chưa hoàn thành” trong trường hợp chưa hoàn thành việc xử lý theo Biện pháp xử lý đã xác định tại cột số (21).

- Từ cột (15) đến cột (21) nếu chưa thực hiện thì bỏ trống.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS
________

No. 5306/TCHQ-GSQL
On strengthening the inspection, supervision and control of imported goods stored at warehouses, ports and border gates

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
______________

Hanoi, November 09, 2021

To: Customs Departments of provinces and cities.

In the implementation of the Director General’s directives on strengthening the inspection, control and combating acts of taking advantage of policies and procedures for refusing to receive and re-export goods for smuggling and commercial fraud, and strengthening the management and handling of consignments that have arrived at warehouses, ports or border gates for more than 30 days or 60 days without undergoing customs procedures, and goods backlogged for more than 90 days at warehouses, ports and border gates, the General Department of Customs hereby requests Customs Departments of provinces and cities to strictly follow the 2014 Customs Law, Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 (amended and supplemented under Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018), Decree No. 29/2018/ND-CP dated March 05, 2018 of the Government, Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2018 (amended and supplemented under Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018); Circular No. 203/2014/TT-BTC dated December 22, 2014 (amended and supplemented under Circular No. 57/2018/TT-BTC dated July 05, 2018) of the Ministry of Finance, and the following contents:

1. Strengthening the inspection, supervision and control of imported goods stored at warehouses, ports, border gates that have arrived at the warehouses, ports or border gates for more than 30 days, more than 60 days without undergoing customs procedures, and goods backlogged for more than 90 days at warehouses, ports and border gates:

a) Organizing the scanning of goods at Customs Departments of provinces and cities equipped with scanners:

a.1. Customs Branches of Customs Departments of provinces and cities quipped with scanners shall review and scan containers stored at warehouses, ports or border gates for more than 30 days, more than 60 days without undergoing customs procedures (except imported goods of authorized economic operators, multi-national companies, goods declared on E-manifests which are raw materials, supplies and components imported for manufacture; goods unsuitable for scanning such as flat-rack containers, open top containers, oversized cargoes, overweight cargoes, dangerous cargoes such as flammable chemicals, goods in container freight stations (CFS), etc.).

a.2. Each Customs Branch shall send a list of containers requested for scanning according Form No. 01 attached to this Official Dispatch to the email addresses of the Customs Control Teams for cooperation in scanning under Decision No. 3272/QD-TCHQ dated November 24, 2020; at the same time, send to the Risk Management Department (soichieu-cucqlrr@customs.gov.vn) and risk management unit of the Customs Department of the province or city where the scanner is located for monitoring and summarizing.

a.3. Customs Control Teams shall scan the cargoes and report the scanning results on a daily basis to the General Department of Customs according to regulations and instructions in this document.

b) Conducting physical inspection of goods and send copies of dossiers to the General Department of Customs. To be specific:

b.1. With regard to the consignments that have arrived at the warehouse, port or border gate for more than 30 days without undergoing customs procedures. If the enterprise registers the declaration (except for imported goods of authorized economic operators, multi-national companies, goods declared as goods imported for processing, export manufacturing, export processing, etc.), such consignments shall undergo physical inspection. The physical inspection plan shall be announced for online supervision by standing committees of the General Department of Customs and Customs Departments of provinces and cities.

- In case the consignment has already been scanned, the Customs Branch where the declaration is registered shall review and compare the scanning images and scanning conclusion in order to carry out customs procedures as prescribed.

- Anti-Smuggling Investigation Department, Customs Management Supervision Department shall proactively review, check data and information about goods that have arrived at warehouses, ports, border gates for more than 30 days without undergoing customs procedures on VASSCM system, and daily reports of the Customs Departments of provinces and cities, online supervision results. In case of detecting any sign of breaches of law, the Director of the Customs Branch is requested to suspend the transfer of goods through the customs-controlled area and administratively sanction in accordance with law provisions.

b.2. With regard to consignments that have arrived at warehouses, ports or border gates for more than 60 days without undergoing customs procedures. If the enterprise registers the declarations (except for imported goods of authorized economic operators, multi-national companies, goods declared as goods imported for processing, export manufacturing, export processing, etc.), after undergoing physical inspection according to instructions at Point b.1 Section 2 of this Official Dispatch, Customs Departments of provinces and cities shall send reports and copies of all relevant dossiers about the consignments to the General Department of Customs (via the Customs Management Supervision Department) for instructions before customs clearance.

c) With regard to areas storing goods:

Enterprises conducting business activities involved in ports or warehouses are requested to prepare a separate area for storage of consignments arrived at the warehouses, ports or border check gates for more than 60 days without undergoing customs procedures and goods backlogged for more than 90 days at warehouses, ports and border gates under Article 41 of the 2014 Customs Law. They are also requested to have a diagram showing the location for goods storage and notify such to Customs Branches in charge of management for strict control and supervision.

d) Handling backlogged goods:

Customs Departments of provinces and cities shall establish Steering Committees for handling of backlogged goods for monitoring, and urgently handle such goods in accordance with the 2014 Customs Law, the Government’s Decree No. 29/2018/ND-CP dated March 05, 2018, the Ministry of Finance’s Circular No. 203/2014/TT-BTC dated December 22, 2014, Circular No. 57/2018/TT-BTC dated July 05, 2018; Make daily and monthly reports on the handling results and send them to General Department of Customs (via the Customs Management Supervision Department).

- For goods backlogged for more than 90 days at warehouses, ports and border gates, if there is a person showing up to carry out customs procedures within the time limit for finding goods owners, the Customs Department of the province or city shall send a report and copies of all relevant dossiers to the General Department of Customs (via the Customs Management Supervision Department) for instructions.

- For goods backlogged for more than 90 days at warehouses, ports and border gates, if past the time limit for notifying and finding the goods owners, the consignee has not yet shown up, the Customs Department of the province or city shall promptly handle them in accordance with law provisions.

dd) With regard to key enterprises and consignments:

Customs Departments of provinces and cities shall provide information and dossiers of key enterprises and consignments to the Risk Management Department for synthesis and review in service of risk assessment and analysis.

e) With regard to the update of information on unloading goods:

By monitoring on VASSCM system, the goods description information is usually not fully declared, left blank or shown as N/A, resulting in failure to meet the management requirements of the Customs offices. Customs Departments of provinces and cities are requested to issue written documents requesting enterprises conducting business activities involved in ports and warehouses, after completing the unloading of goods, to fully update information about imported goods according to the goods names stated on bills of lading in accordance with Point b.1.2, Clause 1, Article 52 of Circular No. 38/2015/TT-BTC (amended and supplemented under Clause 31, Article 1 of Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018) of the Ministry of Finance.

2. With regard to consignments proposed for re-export due to mistakenly sent, lost, unclaimed or refused to receive goods, the Customs Departments of provinces and cities are requested to organize to:

a) Carry out the information inspection and verification:

- Check the dossiers of request for re-export; compare them with information on the manifest, information and dossiers about the key enterprises and consignments in order to evaluate customs procedures according to law provisions and international trade practices;

- Work with the consignees on the master bills of lading, the secondary bills of lading to determine the responsibility of the forwarding service, the responsibility of the goods owners and identify the owners of the goods, the responsibilities of the parties involved;

- Request the goods owner to present the entire sale and purchase contract; Packing list; Invoice; insurance; the original secondary bill of lading; insurance purchase vouchers; documents evidencing the payment of goods, freight charges, insurance premiums, payment to shipping lines or forwarding to take delivery orders; commercial correspondence between the seller, the forwarder or the shipping line; Forwarding agency service contracts with foreign, domestic, shipping lines of the forwarding company, Payment documents with domestic and foreign partners when performing forwarding services, commercial correspondence.

- Work with shipping lines on the responsibilities of shipping lines, shipping agents in transporting prohibited goods, goods on the list of Cites, goods causing environmental pollution, etc. to determine the legality and responsibility for paying the costs of storing containers, storing yards, and transporting them out of the territory of Vietnam for such consignments.

b) Organization of handling

b.1. After inspecting, if the actual goods are found to be consistent with information, send a report and copies of all dossiers to the General Department of Customs (the Management Supervision Department). After the General Department of Customs issues a written guidance, the Customs Departments of provinces and cities shall implement the plan for re-export of the goods on the following principles:

- Carry out physical inspection with the entire consignments requested to be re-exported as prescribed; and coordinate with on-duty officials of General Department of Customs in supervising the inspection;

- Goods must be re-exported at the initial border gates of import;

- The consignments must be re-exported in entirety under separate bills of lading. The consignment must not be subdivided, ensuring its original condition; goods packed in containers must not be transferred to another container before re-export;

- The consignments must be re-exported to their initial exporting countries. Only load the goods onto the departing vehicle if the manifest of the departing vehicle indicates that the port of destination is a port of the initial exporting country of the consignment.

b.2. In case of discovery of goods banned from import, goods suspended from import or imported goods subject to licensing or conditions, goods suspected of violations of law, violations shall be handled in accordance with law provisions. Goods owners are not allowed to abandon or act in a manner that indicates abandonment of goods to return or re-export the goods from the territory of Vietnam.

3. Make and report the list of consignments that have arrived at the warehouses, ports, border gates for more than 30 days, more than 60 days without undergoing customs procedures, and goods backlogged for more than 90 days at warehouses, ports and border gates:

a) Implementation period: From November 15, 2021.

b) Subjects of reporting: Consignments that have arrived at the warehouses, ports, border gates for more than 30 days, more than 60 days without undergoing customs procedures, and goods backlogged for more than 90 days at warehouses, ports and border gates.

c) Reporting period: from 4 p.m. of the date preceding the reporting date to 4 p.m. of the reporting date.

d) Reporting regime:

- The Customs Branches shall send lists of containers requested for scanning made according to Form No. 01 attached to this Official Dispatch according to instructions specified at Point a.2, Section 1 of this Official Dispatch. It is not allowed to make paper reports; periodic reports shall be made in Excel files according to Form No. 01 and sent to: soichieu-cucqlrr@customs.gov.vn;

- Customs Departments of provinces and cities shall review and make the lists of consignments that have arrived at the warehouses, ports, border gates for more than 30 days, more than 60 days without undergoing customs procedures according to Form No. 02 attached to this Official Dispatch; lists of goods backlogged for more than 90 days at warehouses, ports and border gates according to Form No. 03 attached to this Official Dispatch. It is not allowed to make paper reports; periodic reports must be made in Excel files according to Form No. 02 and Form No. 03 and sent to hanghoatondong@customs.gov.vn;

- Report data on a daily basis, such report must ensure the accumulation, increase, and decrease in accordance with the report of the preceding day. The reported data shows in detail the name of the goods, the number of days in stock, the handling measures, the handling results. Consignments that have not been processed within the day will be included in the next day's report;

- The reports must be sufficient and sent at 4 p.m. every day. If a report is sent after 4 p.m. every day, it will be considered that the Customs Department of a province or city fails to make daily report.

- In the "Goods name" criterion, the specific goods name (on the manifest) must be specified according to its 6-digit or 8-digit HS code. General names are not allowed;

- Title of the email as follows: “Customs Department of province/city…-Report dated…/…./….-Data of goods stored at warehouses, ports or border gates” (“Cục Hải quan tỉnh/thành phố ....-Báo cáo ngày .../.../....-Số liệu hàng hóa tại kho bãi, cảng, cửa khẩu”). Example: Customs Department of Ho Chi Minh City-Report dated 10/11/2021- Data of goods stored at warehouses, ports or border gates (Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh - Báo cáo ngày 10/11/2021 - Số liệu hàng hóa tại kho bãi, cảng, cửa khẩu). If the Customs Department of a province or city has nothing to report, send an email with the following content: “Customs Department of province/city… has no data on goods stored at warehouse, ports or border gates on …/…/…” (“Cục Hải quan tỉnh/thành phố... không phát sinh số liệu hàng hóa tại kho bãi, cảng, cửa khẩu trong ngày …/…/….”);

- Directors of Customs Departments of provinces and cities shall make sure that all reports among Customs Branches are submitted fully and timely, and take responsibility for the accuracy of reporting data in service of the General Department of Customs’ direction and administration;

- This Official Dispatch annuls Official Dispatch No. 5264/TCHQ-VP dated September 10, 2018, Official Dispatch No. 6421/TCHQ-GSQL dated October 01, 2020, Point 4 of Official Dispatch No. 1589/TCHQ-GSQL dated April 07, 2021, of the General Department of Customs guiding on reporting backlogged goods.

4. For the management and application of information technology systems serving the statistics and reporting of backlogged goods, the General Department of Customs assigns the Customs Management Supervision Department to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Customs Information Technology and Statistics Department in, completing, adding functions of making statistics and reporting consignments that have arrived at warehouses, ports or border gates for more than 30 days, more than 60 days without undergoing customs procedures, and goods backlogged for more than 90 days at warehouses, ports and border gates via VASSCM system; provide guidance for the Customs Departments of provinces and cities to make reports after such functions are completely added to the VASSCM system.

The General Department of Customs hereby informs Customs Departments of provinces and cities for strict implementation./.

 

 

FOR THE DIRECTOR GENERAL
THE DEPUTY DIRECTOR GENERAL



Mai Xuan Thanh

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Official Dispatch 5306/TCHQ-GSQL DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất