Công văn 4787/TCHQ-TXNK 2018 xử lý vướng mắc tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP , Thông tư 39/2018/TT-BTC

thuộc tính Công văn 4787/TCHQ-TXNK

Công văn 4787/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan về việc xử lý vướng mắc tại Nghị định 59/2018/NĐ-CP, Thông tư 39/2018/TT-BTC
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:4787/TCHQ-TXNK
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Nguyễn Dương Thái
Ngày ban hành:15/08/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

Số: 4787/TCHQ-TXNK
V/v: Xử lý vướng mắc tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP, Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 15 tháng 08 năm 2018

Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Trả lời vướng mắc của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP; Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Để có cơ sở cho các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện, Tổng cục Hải quan hướng dẫn xử lý theo bảng tổng hợp đính kèm công văn này.

Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị biết và thực hiện./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- TCT Nguyễn Văn Cẩn (để b/c);
- Cục GSQL, Cục KTSTQ, Cục CNTT và TKHQ;
- Lưu: VT, TXNK (03).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Dương Thái

PHỤ LỤC

BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ NỘI DUNG VƯỚNG MẮC TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/2018/NĐ-CP NGÀY 20/4/2018 CỦA CHÍNH PHỦ, THÔNG TƯ SỐ 39/2018/TT-BTC NGÀY 20/4/2018 CỦA BỘ TÀI CHÍNH
(Ban hành kèm theo công văn số 4787/TCHQ-TXNK ngày 15/8/2018 của Tổng cục Hải quan)

STT

Điều khoản

Nội dung vướng mắc

Đơn vị gửi

Trả lời

I. Vướng mắc liên quan đến Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ

1.

Khoản 3 Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP

Vướng mắc phân loại hồ sơ không thu thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ nguyên liệu nhập khẩu nhưng phải tái xuất sang nước thứ ba:

- Khoản 3 Điều 48 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định: “Trường hợp người khai hải quan nộp đủ hồ sơ không thu thuế khi làm thủ tục xuất khẩu, cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu trả lại hoặc xuất khẩu sang nước thứ ba hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan và quyết định việc thông quan theo quy định”

- Vẫn chưa có quy định nào hướng dẫn về thủ tục phân loại hồ sơ không thu thuế đối với trường hợp này.

Đề xuất: Hiện nay, đối với hồ sơ không thu thuế được người khai hải quan nộp đủ hồ sơ khi làm thủ tục xuất khẩu, Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum đang hướng dẫn các đơn vị thực hiện phân loại hồ sơ thuộc loại: Hoàn thuế (không thu thuế) trước, kiểm tra sau.

HQ GL-KT (công văn 631/BC- HQGLKT ngày 29/6/2018)

Việc phân loại hồ sơ không thu thuế xuất khẩu đối với mặt hàng gỗ nguyên liệu nhập khẩu nhưng phải tái xuất sang nước thứ ba được hướng dẫn tại Điều 27 Quy trình Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế hàng hóa XK, NK ban hành kèm theo Quyết định số 1919/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018 của Tổng cục Hải quan.

2

Khoản 4 Điều 47 và khoản 3 Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP

1. Hồ sơ không thu thuế đối với các trường hợp này được thực hiện theo quy định nào để đảm bảo giải quyết thủ tục không thu thuế theo quy định tại khoản 4 Điều 47 và khoản 3 Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 20/1/2015 của Chính phủ. Trường hợp phải áp dụng chung như hồ sơ hoàn thuế tại Điều 33, Điều 34 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 thì sẽ phát sinh nhiều chứng từ không cần thiết và không thể thực hiện tại thời điểm làm thủ tục hải quan cho hàng tái xuất, tái nhập.

2. Trường hợp phải thực hiện chung việc giải quyết hồ sơ không thu thuế như hồ sơ hoàn thuế tại Điều 129 Thông tư số 38/2015/TT-BTC sửa đổi thì có thực hiện phân loại hồ sơ không thu thuế đối với các trường hợp này hay không? Nếu có thì thực hiện như thế nào?

Đề xuất:

- Hồ sơ không thu thuế nhập khẩu hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập (thuộc đối tượng không phải nộp thuế xuất khẩu) và không thu thuế xuất khẩu cho hàng nhập khẩu phải tái xuất (thuộc đối tượng không phải nộp thuế xuất khẩu) là công văn đề nghị không thu thuế theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Không phân loại hồ sơ không thu thuế đối với trường hợp này vì đây là việc thực hiện thủ tục không thu thuế cho đối tượng không phải nộp thuế xuất khẩu, không phải nộp thuế nhập khẩu mà không phải đối tượng hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu, đồng thời việc phân loại hồ sơ sẽ dẫn đến một số trường hợp phải kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong khi quy định về việc giải quyết hồ sơ là trong thông quan.

Việc giải quyết thủ tục không thu thuế được thực hiện trong thời hạn làm thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 23 Luật Hải quan, cơ quan hải quan ban hành quyết định không thu thuế nếu có đủ cơ sở xác định hàng hóa tái nhập khẩu là hàng đã xuất khẩu trước đây, hàng hóa tái xuất khẩu là hàng đã nhập khẩu trước đây. (Có thể xem xét thêm xử lý kết quả giải quyết hồ sơ không thu thông qua phê duyệt trên hệ thống mà không cần ban hành quyết định không thu thuế do đây có thể hiểu là một thủ tục trong thông quan, không mang nhiều tính chất của một hồ sơ hoàn thuế.

HQ Đắk Lắk tại công văn số 701/HQĐL-NV

Vướng mắc của Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk về việc không thu thuế đối với hàng hóa nhập khẩu được hướng dẫn tại Điều 27, Điều 28 Quy trình Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế hàng hóa XK, NK ban hành kèm theo Quyết định số 1919/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018 của Tổng cục Hải quan.

II. Vướng mắc liên quan đến Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018, Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính

1.

Điều 42 Thông tư số 38/2015/TT-BTC

Tại Điều 42 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thời hạn nộp thuế, Điều 2 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bãi bỏ khoản 1,2,3,6,9 Điều 42, tuy nhiên tại khoản 7 của Điều 42 Thông tư số 38/2015/TT-BTC vẫn trích dẫn “Thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này”

Đề xuất: Tổng cục Hải quan hướng dẫn nội dung này.

HQ Thanh Hóa

- Khoản 2 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.”

- Điều 9 Luật thuế XK, NK (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2016) quy định hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng (trừ trường hợp có bảo lãnh và doanh nghiệp ưu tiên). Như vậy, kể từ ngày 1/9/2016 thì thời hạn nộp thuế của hàng hóa XK, NK thực hiện theo quy định tại Luật thuế XK, NK, theo đó quy định tại khoản 3 Điều 42 Thông tư 38/2015/TT-BTC cũng hết hiệu lực.

Căn cứ quy định trên, trường hợp chưa có giá chính thức thì thực hiện như sau: Người nộp thuế phải tạm nộp thuế hoặc có bảo lãnh theo giá khai báo trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng thì thời hạn nộp thuế thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật thuế XK, thuế NK. Trường hợp số tiền thuế tạm nộp hoặc số tiền thuế được bảo lãnh trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng nhỏ hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức thì người nộp thuế phải nộp số tiền thuế chênh lệch giữa tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức với giá tạm tính (nếu có) tại thời điểm chốt giá chính thức, không phải nộp tiền chậm nộp trên số tiền thuế chênh lệch phải nộp. Thời điểm chốt giá chính thức thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trường hợp số tiền thuế tạm nộp hoặc số tiền thuế được bảo lãnh trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng lớn hơn số tiền thuế phải nộp khi có giá chính thức thì thực hiện xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định.

2.

Khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC

Về đối tượng kiểm tra:

Khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định “1. Đối tượng kiểm tra: Hồ sơ hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa”

Điểm b.1.1 khoản 1 Điều 4 Quyết định 1810/2018/QĐ-TCHQ quy định: ", trừ mặt hàng không có chỉ dẫn rủi ro về trị giá trên Hệ thống dữ liệu điện tử hải quan.

Tuy nhiên, hiện nay trên hệ thống VNACCS/VCIS vẫn chưa đáp ứng được nội dung chỉ dẫn rủi ro về trị giá, cụ thể nhiều mặt hàng thuộc Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu rủi ro về trị giá do Tổng cục Hải quan ban hành nhưng không được chỉ dẫn rủi ro về trị giá, đồng thời công chức hải quan cũng chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo theo quy định.

Đề xuất: Tổng cục Hải quan cập nhật thường xuyên kịp thời các thông tin, dữ liệu mặt hàng có rủi ro về trị giá hải quan để đảm bảo các chỉ dẫn rủi ro về trị giá trên Hệ thống dữ liệu điện tử hải quan chính xác.

HQ Hải Phòng (CV số 9063/HQHP- TXNK ngày 06/7/2018)

- Trước mắt, yêu cầu đối với hồ sơ hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa (trừ hồ sơ hải quan thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 2, Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, hàng hóa không chịu các loại thuế ở khẩu xuất khẩu, nhập khẩu hoặc có thuế suất 0% theo Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi) phải thực hiện kiểm tra trị giá theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 1810/QĐ-TCHQ.

- Lâu dài, Tổng cục Hải quan sẽ cập nhật tiêu chí chỉ dẫn rủi ro về trị giá cho các mặt hàng theo phản ánh của Cục Hải quan Hải Phòng.

3.

Đối với trường hợp hàng hóa XK, NK có nghi vấn trị giá khai báo và rủi ro cao về trị giá, đồng thời người khai hải quan được đánh giá, phân loại là doanh nghiệp không tuân thủ theo quy định (Tiết b.1 điểm 3 khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC)

Vướng mắc:

- Căn cứ khoản 9 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 21 Nghị định 08/2015/NĐ các trường hợp nghi vấn về trị giá khai báo đều phải thực hiện tham vấn giá.

Tuy nhiên tại Tiết b.1 điểm 3 khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC và điểm b.1 khoản 2 Điều 4 quyết định 1810/2018/QĐ-TCHQ không quy định việc cơ quan hải quan phải thực hiện tham vấn theo quy định đối với trường hợp này mà chỉ yêu cầu doanh nghiệp giải trình, chứng minh trị giá khai báo sau đó công chức kiểm tra lập tờ trình trị giá hải quan, ban hành Thông báo trị giá hải quan, quyết định ấn định thuế, quyết định xử phạt VPHC (nếu có) để thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định.

Đề nghị: Tổng cục hải quan hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp trên và quy định cụ thể đối với hàng hóa có rủi ro cao về trị giá.

Đề xuất: thực hiện tham vấn theo quy định.

HQ Hải Phòng (CV số 9063/HQHP- TXNK ngày 06/7/2018)

Đề nghị Cục Hải quan thành phố Hải Phòng thực hiện đúng quy định tại điểm b.1 khoản 3 Điều 25 được quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC và điểm b.1 khoản 2 Điều 4 Quyết định 1810/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Theo đó, trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có nghi vấn trị giá khai báo và rủi ro cao về trị giá, đồng thời người khai hải quan được đánh giá, phân loại là doanh nghiệp không tuân thủ theo quy định thì yêu cầu doanh nghiệp giải trình, chứng minh trị giá khai báo trong thời hạn làm thủ tục hải quan.

- Tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 257/QĐ-TCHQ ngày 29/6/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã quy định rõ các trường hợp rủi ro cao về trị giá. Đề nghị đơn vị nghiên cứu, thực hiện

4.

Về trường hợp hàng hóa NK thuộc diện nghi vấn trị giá khai báo cao đột biến (Tiết b.2 điểm 3 khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC):

Tổng cục Hải quan chưa có quy định rõ mức giá cao đột biến đạt bao nhiêu %, nhóm hàng cụ thể.

Đề xuất: Tổng cục Hải quan hướng dẫn nội dung này.

HQ Hải Phòng (CV số 9063/HQHP- TXNK ngày 06/7/2018)

HQ Hà Tĩnh (CV số 1251/HQHT- NV ngày 08/8/2018)

Tại khoản 2 Điều 5 Quyết định số 257/QĐ-TCHQ ngày 29/6/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã quy định mức giá cao đột biến. Đề nghị đơn vị nghiên cứu, thực hiện.

5.

Về trường hợp bác bỏ trị giá khai báo (tiết b điểm 3 khoản 9 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP và tiết đ.2 điểm 4 khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC):

Theo quy định trường hợp này sau khi tham vấn cơ quan hải quan ban hành Thông báo trị giá hải quan và đề nghị người khai hải quan khai bổ sung trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tham vấn. Nếu người khai hải quan khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan trong thời hạn nêu trên thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có). Quá thời hạn mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung không đúng theo Thông báo trị giá hải quan thì cơ quan hải quan ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có).

Như vậy, theo quy định không hướng dẫn trường hợp cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo nhưng người khai hải quan không đồng ý với cơ sở, phương pháp, mức giá cơ quan hải quan xác định.

Đề xuất: Tổng cục Hải quan hướng dẫn nội dung này.

HQ Hải Phòng (CV số 9063/HQHP- TXNK ngày 06/7/2018)

Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP và điểm đ.2 khoản 4 Điều 25 quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì trường hợp đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo, cơ quan hải quan ban hành Thông báo trị giá hải quan. Nếu người khai hải quan khai bổ sung theo Thông báo trị giá hải quan trong thời hạn 05 ngày thì cơ quan hải quan thực hiện thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có). Quá thời hạn mà người khai hải quan không thực hiện khai bổ sung hoặc khai bổ sung không đúng theo Thông báo trị giá hải quan thì cơ quan hải quan ấn định thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế để thông quan hàng hóa theo quy định, xử lý vi phạm (nếu có). Như vậy, việc bác bỏ trị giá khai báo, xác định trị giá hải quan của cơ quan hải quan không phụ thuộc vào doanh nghiệp có đồng ý hay không đồng ý như quy định tại Nghị định số 08/2015/NĐ-CP trước đây.

6.

- Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng có trị giá khai báo cao đột biến (chủ yếu là máy móc thiết bị tạo tài sản cố định) thì cơ quan hải quan có thực hiện kiểm tra trị giá hải quan để xác định nghi vấn về trị giá hay không?

- Đối với giao dịch kinh doanh không có quan hệ liên quan (hoặc không có giao dịch liên quan và mặt hàng không thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá vẫn tiến hành chuyển nghi vấn sang cơ quan thuế. Đồng thời, đề nghị xem xét, báo cáo Bộ Tài chính bổ sung quy định quản lý đối với trường hợp trên.

HQ Hà Tĩnh (Công văn số 1251/HQHT- NV ngày 08/8/2018)

Căn cứ quy định tại điểm b.2 khoản 3 Điều 25 quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì trường hợp hàng hóa có trị giá khai báo cao đột biến, cơ quan hải quan thông quan theo trị giá khai báo; đồng thời thực hiện theo hướng dẫn tại điểm b.2 Điều 4 và báo cáo theo mẫu số 04 ban hành kèm theo Quyết định số 1810/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

7.

Về tham vấn một lần (Điểm 6 khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC)

- Vướng mắc:

+ Thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định trị giá hải quan là những thông tin và dữ liệu gì?

+ Thời gian áp dụng đối với Thông báo xác định trị giá hải quan áp dụng kết quả tham vấn một lần

+ Chưa quy định rõ trách nhiệm của công chức kiểm tra hồ sơ

+ Nội dung phản hồi của Công chức kiểm tra hồ sơ trên Hệ thống VNACCS/VCIS khi doanh nghiệp đề nghị áp dụng kết quả tham vấn của lần trước cho các lần tiếp theo.

+ Mẫu Thông báo xác định trị giá hải quan đối với trường hợp áp dụng kết quả tham vấn một lần

Đề xuất:

+ Thông tin, dữ liệu để kiểm tra, xác định trị giá hải quan là các thông tin về khai báo (tên hàng, trị giá khai báo...) trên hệ thống điện tử của cơ quan hải quan, và thông tin dữ liệu đã được sử dụng để kiểm tra, xác định trị giá hải quan của lần tham vấn đầu tiên.

+ Thời gian áp dụng tối đa 90 ngày kể từ ngày ra Thông báo xác định trị giá hải quan đối với lô hàng tham vấn đầu tiên

+ Trách nhiệm của công chức kiểm tra hồ sơ: tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra điều kiện áp dụng tham vấn một lần đối với lô hàng Doanh nghiệp đề nghị cụ thể kiểm tra:

Nội dung khai báo theo quy định tại tiết a.1 điểm 3 khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC không thay đổi so với lô hàng Doanh nghiệp đề nghị áp dụng kết quả tham vấn cho lô hàng hiện tại. Nếu đủ điều kiện mới thực hiện chuyển hồ sơ lên Cục theo quy định. Nếu không đủ điều kiện thực hiện tham vấn theo phân cấp.

HQ Hải Phòng (CV số 9063/HQHP- TXNK ngày 06/7/2018)

- Thông tin kiểm tra, xác định trị giá: Là thông tin xác định trị giá hải quan quy định tại Điều 7 Quyết định số 1811/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2018.

- Thông báo xác định trị giá được áp dụng cho đến khi thông tin xác định trị giá thay đổi.

- Khi thực hiện tham vấn một lần, công chức kiểm tra hồ sơ thực hiện các công việc theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Quyết định số 1810/QĐ-TCHQ.

- Cách thức, nội dung thông báo trên Hệ thống VNACCS/VCIS: thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Quyết định số 1810/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2018.

- Mẫu thông báo xác định trị giá hải quan: Thực hiện theo mẫu số 02B/TB-TGHQ/TXNK ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

8.

Khoản 24 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 43

Tại khoản 1 Điều 43 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về bảo lãnh số tiền thuế phải nộp theo một trong hai hình thức bảo lãnh chung và bảo lãnh riêng, tại Điều 2 Thông tư 39/2018/TT-BTC đã bãi bỏ khoản 1 về bảo lãnh chung và bảo lãnh riêng, tuy nhiên Tiết c, Khoản 2 Điều 43 sửa đổi, bổ sung Điều 43 vẫn hướng dẫn các hình thức bảo lãnh chung, bảo lãnh riêng.

Đề xuất: Tổng cục Hải quan hướng dẫn nội dung này,

HQ Thanh Hóa

Thông tư 39/2018/TT-BTC đã bãi bỏ khoản 1 Điều 43 Thông tư 38/2015/TT-BTC vì nội dung này đã được quy định tại Điều 4 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.

Việc sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 43 nhằm hướng dẫn làm rõ quy định tại Điều 4 Nghị định 134/2016/NĐ-CP về bảo lãnh chung và bảo lãnh riêng (thủ tục bảo lãnh bằng phương thức điện tử; thủ tục bảo lãnh bằng giấy; từ chối chấp nhận bảo lãnh ...).

9.

Khoản 27 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC

Khoản 27 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 48 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định tại điểm c.2.2.2 “Trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng một phần trong tổng số hàng hóa cùng chủng loại thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau... Thời hạn nộp thuế ấn định và tính tiền chậm nộp tính theo thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan cuối cùng”.

Vậy, thời hạn nộp thuế của: “tờ khai cuối cùng” được hiểu là tờ khai cuối cùng của cả lô hàng bị ấn định hay tờ khai cuối cùng của từng mặt hàng riêng biệt trong trường hợp có nhiều hơn một mặt hàng bị ấn định.

Đề xuất: Tổng cục Hải quan hướng dẫn nội dung này.

HQ Hải Phòng (công văn số 9427/HQHP- GSQL ngày 13/7/2018)

Tại điểm khoản 27 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung điểm c.2.2.2 khoản 6 Điều 48 Thông tư số 38/2015/TT-BTC: “Trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng một phần trong tổng số hàng hóa cùng chủng loại thuộc nhiều tờ khai hải quan khác nhau, trên các tờ khai xuất khẩu hoặc nhập khẩu lần đầu đã xác định được số tiền thuế thì số tiền thuế ấn định là số tiền thuế trung bình được xác định theo công thức sau đây:

Số tiền thuế ấn định

=

Tổng số tiền thuế của hàng hóa cùng chủng loại tại các tờ khai hải quan

x

Số lượng hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng

Tổng số hàng hóa tại các tờ khai hải quan

Thời hạn nộp tiền thuế ấn định và tính tiền chậm nộp tính theo thời hạn nộp thuế của tờ khai hải quan cuối cùng.”

Theo quy định nêu trên thì tờ khai cuối cùng là tờ khai hải quan cuối cùng của từng mặt hàng riêng biệt bị ấn định thuế.

10.

Khoản 48 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện loại hình nhập khẩu sản xuất xuất khẩu thuê gia công lại đáp ứng các quy định tại khoản 48 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC và nhận về sản phẩm hoàn chỉnh để trực tiếp xuất khẩu có được miễn thuế nhập khẩu hay không?

Đề xuất: Tổng cục Hải quan hướng dẫn nội dung này.

- HQ Long An (công văn số 1252/HQLA- NV ngày 02/7/2018)

- HQ Bình Phước (công văn số 1161/HQBP- NV ngày 06/7/2018)

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ, thì một trong các cơ sở để xác định hàng hóa được miễn thuế là tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa xuất khẩu có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu trên lãnh thổ Việt Nam; có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất phù hợp với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thực hiện thông báo cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật về hải quan. Theo quy định nêu trên thì trường hợp mà Cục Hải quan tỉnh Long An, Cục Hải quan tỉnh Bình Phước nêu không được miễn thuế nhập khẩu (Tổng cục Hải quan đã có công văn số 4299/TXNK-CST ngày 02/8/2018 hướng dẫn thực hiện).

11.

Khoản 49 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC

2. Về thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa, phế thải đối với hàng sản xuất:

Thực hiện tại khoản 49 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC: “Phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và gửi đến cơ quan Hải quan thông qua Hệ thông theo chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hồ sơ giấy, người khai hải quan khai theo mẫu số 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.”

Quyết định 1966/QĐ-TCHQ chưa quy định trường hợp tiếp nhận, kiểm tra, xử lý phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa, phế thải đối với hàng sản xuất xuất khẩu.

Đề xuất: Bổ sung nội dung quy định về việc tiếp nhận, kiểm tra, xử lý đối với trường hợp trên tại Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ.

HQ Quảng Ngãi

Đối với phế liệu, phế phẩm

a) Trường hợp hồ sơ điện tử thực hiện khai theo mẫu 04 Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

b) Trường hợp hồ sơ giấy khai theo mẫu 06/BKKTT/TXNK phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC; Tên hàng trên bảng kê khai đúng theo tên hàng thực tế bán ra, trị giá khai theo giá bán ra chưa có thuế GTGT.

- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định hình thức mức độ kiểm tra như đối với trường hợp tờ khai giấy.

- Cơ quan Hải quan mở sổ theo dõi, cấp số cho bảng kê tương tự như đối với trường hợp tờ khai bản giấy.

Đối với phế thải:

Thực hiện theo quy định tại Điều 71 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 50 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC theo đó, đối với xử lý phế thải tổ chức cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.

12.

Khoản 61 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC

Theo quy định tại khoản 61 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/7/2018 thì “... trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế, phương pháp tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 Thông tư số 39/2015/TT-BTC...”. Tuy nhiên, Điều 4 Thông tư số 39/2015/TT-BTC đã được bãi bỏ.

HQ Cần Thơ (Công văn số 1325/HQCT- NV ngày 20/7/2018)

Căn cứ khoản 15 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung Điều 25a. Đề nghị Cục Hải quan thành phố Cần Thơ thực hiện theo quy định tại Điều 25a Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

13.

Khoản 63 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC

Tại Điều 129 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 63 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC về thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế quy định trong trường hợp kết quả kiểm tra xác định người nộp thuế đủ điều kiện hoàn thuế, Chi cục Hải quan đã ban hành Quyết định hoàn thuế lưu kết quả kiểm tra vào hồ sơ, cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống.

Đề xuất: Tổng cục Hải quan hướng dẫn nội dung này.

HQ Bình Định (công văn 859/HQBĐ- NV ngày 06/7/2018)

Hiện tại sau khi có Quyết định hoàn thuế, công chức xử lý hồ sơ hoàn thuế sẽ cập nhật Quyết định hoàn thuế lên hệ thống kế toán tập trung. Hệ thống VNACC/VCISS chưa hỗ trợ việc cập nhật kết quả kiểm tra xác định người nộp thuế đủ điều kiện hoàn thuế. Tổng cục Hải quan đang nghiên cứu để bổ sung chức năng này vào chương trình miễn, giảm, hoàn điện tử đang được Tổng cục Hải quan xây dựng.

14.

Tại Điều 129 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 63 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định việc kiểm tra sau khi ban hành quyết định hoàn thuế tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện theo quy định tại Điều 143 Thông tư này (Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế). Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch số 1618/KH-HQCKQN kiểm tra các hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế trước, kiểm tra sau tại trụ sở người nộp thuế gồm 05 doanh nghiệp, đến thời điểm Thông tư số 39/2018/TT-BTC có hiệu lực (ngày 05/6/2018), đơn vị đã thực hiện kiểm tra với 02 doanh nghiệp, 01 doanh nghiệp kiểm tra sau thông quan còn 02 doanh nghiệp chưa thực hiện kiểm tra.

Đề xuất: Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh Bình Định có phải tiếp tục thực hiện hay dừng Kế hoạch kiểm tra số 1618/KH-HQCKQN nêu trên đối với 02 doanh nghiệp còn lại hay không?

HQ Bình Định (công văn 859/HQBĐ-NV ngày 06/7/2018)

Từ ngày Thông tư số 39/2018/TT-BTC có hiệu lực (05/6/2018), đối với các trường hợp kiểm tra sau khi ban hành quyết định hoàn thuế tại trụ sở người nộp thuế đề nghị Cục Hải quan tỉnh Bình Định thực hiện theo quy định tại khoản 65 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 143 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Các trường hợp chưa tiến hành kiểm tra sau hoàn thuế từ ngày 05/6/2018 Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh, thành phố chỉ đạo chuyển hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau cho Chi cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện.

Đối với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố không có Chi cục KTSTQ thì Cục trưởng tổ chức thực hiện KTSTQ hoặc phối hợp với Cục KTSTQ để thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế.

15.

Khoản 65 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC

Tại Điều 132 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được BTC sửa đổi, bổ sung tại khoản 65 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định việc bù trừ các khoản được hoàn với các khoản phải nộp trong cùng năm ngân sách nhà nước tại cùng cơ quan hải quan, cùng mục lục ngân sách, cơ quan hải quan lập giấy điều chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước, hoạch toán kế toán theo quy định.

Đề xuất: Hiện tại Giấy đề nghị điều chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước theo mẫu C1-07a/NS ban hành kèm theo Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 của Bộ Tài chính không thể hiện số tờ khai hải quan. Cục Hải quan tỉnh Bình Định đề nghị ghi chú thông tin về số tờ khai điều chỉnh tại mục “Các thông tin khác đề nghị điều chỉnh”

HQ Bình Định (công văn 859/HQBĐ- NV ngày 06/7/2018)

Nhất trí với nội dung đề xuất của đơn vị về việc ghi chú thông tin về số tờ khai điều chỉnh tại mục “Các thông tin khác đề nghị điều chỉnh”.

16.

Điều 104 Thông tư số 38/2015/TT-BTC

Điều 104 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về Đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế; Điều 30 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về Thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu đối với các trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế. Hai điều này hướng dẫn cùng một nội dung, tuy nhiên, Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC không sửa đổi/ bổ sung/ bãi bỏ Điều 104.

Đề xuất: Tổng cục Hải quan hướng dẫn nội dung này.

HQ Quảng Nam

Căn cứ khoản 2 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 thì trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Do đó, đối với nội dung về Danh mục miễn thuế, đề nghị Cục Hải quan Quảng Nam thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ. (Tổng cục Hải quan đã có hướng dẫn tại công văn số 3762/TCHQ-TXNK ngày 27/6/2018).

17.

Điều 3 Thông tư số 39/2018/TT-BTC

Luật Thuế XK, thuế NK số 45/2005/QH11, Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 và các văn bản hướng dẫn Luật đều không quy định điều kiện miễn thuế, hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.

Căn cứ khoản 1 Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ: Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm:

1. Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, được hoàn thuế nhập khẩu đã nộp.

Căn cứ khoản 5 Điều 114 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính: Hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan được hoàn thuế nhập khẩu tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có đủ điều kiện xác định là được chế biến từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu và được xác định cụ thể như sau:

c) Các trường hợp được xét hoàn thuế, bao gồm:

Tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng hóa cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì được hoàn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số Điều Thông tư số 38/2015/TT-BTC: bãi bỏ tất cả các điều khoản liên quan đến miễn thuế, hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ.

Đề xuất: Tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai phát sinh nhiều trường hợp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại chỗ giao nhận hàng trong nước với nhau, không phải xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan. Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn nội dung này.

Hải quan Đồng Nai (công văn 1187/HQĐN a-GSQL ngày 26/6/2018)

Từ 01/9/2016, sản phẩm sản xuất xuất khẩu được miễn thuế theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP hoặc được hoàn thuế theo quy định tại Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP nếu xuất khẩu ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan.

Nghị định số 134/2016/NĐ-CP không quy định đối tượng xét miễn thuế, do vậy, đề nghị đơn vị thực hiện đúng theo quy định tại Nghị định số 134/2016/NĐ-CP

18.

Chỉ tiêu thông tin 1.80 Mã Biểu thuế nhập khẩu phụ lục II Thông tư 39/2018/TT-BTC

Tại chỉ tiêu thông tin 1.80 Mã Biểu thuế nhập khẩu phụ lục II Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định: “Đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, không được khai mã Biểu thuế nhập khẩu là B30 mà phải lựa chọn mã biểu thuế tương ứng với loại thuế suất thuế nhập khẩu". Như vậy, đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài, phải nhập mã biểu thuế tương ứng là B01-Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi và nhập mã miễn thuế theo bảng mã VNACCS là XNG81-hàng nhập khẩu để gia công cho nước ngoài (đối tượng miễn thuế nhập khẩu). Khi khai báo theo mã này, tờ khai sẽ có thuế suất theo mã HS của từng dòng hàng, cùng với số tiền miễn/giảm thuế nhập khẩu tương ứng.

Tuy nhiên, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 31 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì: “Người nộp thuế tự xác định, khai hàng hóa và số tiền thuế được miễn thuế (trừ việc kê khai số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để gia công do bên thuê gia công cung cấp) trên tờ khai hải quan". Như vậy được hiểu là hàng hóa nhập khẩu để gia công không phải kê khai thuế.

Đề xuất: TCHQ có hướng dẫn chung cho việc khai báo về tiêu chí Mã biểu thuế nhập khẩu và mã giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài.

HQ Cần Thơ (Công văn số 1223/HQCT- NV ngày 06/7/2018)

Căn cứ quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC, đề nghị Cục Hải quan tỉnh Cần Thơ hướng dẫn doanh nghiệp khai chỉ tiêu “mã biểu thuế” và “mã miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu” đối với hàng nhập khẩu để gia công cho nước ngoài như sau:

- Tại chỉ tiêu thông tin 1.80 “Mã Biểu thuế nhập khẩu”: Nhập mã B30.

- Tại chỉ tiêu thông tin 1.92 “Mã miễn/giảm/không chịu thuế nhập khẩu”: XNG81 (hàng nhập khẩu để gia công cho nước ngoài).

19.

Về việc khai báo đối với loại hình gia công:

Theo hướng dẫn khai báo tại phụ lục I Thông tư số 39/2018/TT-BTC - mục 1.80 (trang 225) thì đối với hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế thì không được khai mã biểu thuế là B30, mà phải khai mã biểu thuế tương ứng.

Hiện tại, khi DN khai mã biểu thuế tương ứng (B01) nhưng tại chỉ tiêu thuế suất, số tiền thuế được miễn là những ô rỗng và không thể hiện số liệu tiền thuế được miễn, chưa phù hợp với các quy định tại Điều 2, Điều 10 và khoản 3 Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP; quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

Đề xuất: Tổng cục Hải quan hướng dẫn nội dung này.

HQ Long An (công văn số 1252/HQLA- NV ngày 02/7/2018)

Theo quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì:

B30: Mã biểu thuế áp dụng cho đối tượng không chịu thuế nhập khẩu;

B01: Mã biểu thuế nhập khẩu ưu đãi;

Khi doanh nghiệp khai mã biểu thuế B30 thì chỉ tiêu “Thuế suất” sẽ không có thuế suất.

Khi doanh nghiệp khai mã biểu thuế B01 thì thuế suất sẽ là thuế suất theo quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

Việc Cục Hải quan tỉnh Long An phản ánh doanh nghiệp khai mã biểu thuế tương ứng (B01) nhưng tại chỉ tiêu thuế suất, số tiền thuế được miễn là những ô rỗng và không thể hiện số liệu tiền thuế được miễn, Tổng cục Hải quan ghi nhận, sẽ kiểm tra và có hướng dẫn nếu phản ánh là đúng thực tế.

20.

Về Hệ thống GTT02: Các nội dung cập nhật tại hệ thống GTT02 hiện nay đề xuất nâng cấp, sửa đổi để đáp ứng theo yêu cầu tại Thông tư và Nghị định.

HQ Hải Phòng (CV số 9063/HQHP- TXNK ngày 06/7/2018)

Tổng cục Hải quan đang rà soát nâng cấp Hệ thống GTT02, trước mắt, yêu cầu của Cục Hải quan TP. Hải Phòng thực hiện theo công văn số 3766/TCHQ-TXNK ngày 27/6/2018 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn cập nhật vào hệ thống GTT02.

21.

Về thời gian tra cứu dữ liệu: Theo quy định tại điểm b.5.8 khoản 3 Điều 25 quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì khi tìm kiếm dữ liệu để kiểm tra trị giá khai báo, trường hợp đã mở rộng khoảng tra cứu theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC đến 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu vẫn không tìm thấy dữ liệu thì có mở rộng khoảng thời gian tra cứu nữa không và mở rộng đến thời điểm nào?

HQ Đà Nẵng (CV số 1133/HQĐN g-GSQL ngày 28/6/2018)

Căn cứ quy định tại điểm b.5.8 khoản 3 Điều 25 quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì thời gian mở rộng tra cứu dữ liệu tối đa là 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu để xác định nghi vấn trị giá khai báo.

22.

Phụ lục II, phụ lục VI Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được thay thế theo quy định tại Điểm a khoản 75 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Theo đó, mẫu số 13/ĐKDMMT/TXNK, mẫu số 14/CVĐKDMMT/TXNK và mẫu số 15/PTDTL/TXNK ban hành kèm theo Phụ lục VI Thông tư số 38/2015/TT-BTC được thay thế bởi mẫu số 13/ĐKDMMT/TXNK, mẫu số 14/CVĐKDMMT/TXNK và mẫu số 15/PTDLT/TXNK ban hành kèm theo Phụ lục III Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

Khoản 5 Điều 104 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã hết hiệu lực theo hướng dẫn tại công văn số 3762/TCHQ-TXNK ngày 27/6/2018 của Tổng cục Hải quan. Hiện nay, các biểu mẫu liên quan đến việc thông báo Danh mục miễn thuế thực hiện theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.

Đề xuất: Đơn vị đề xuất tiếp tục thực hiện theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.

HQ Bà Rịa - Vũng Tàu (công văn số 2053/HQBR VT-GSQL)

Tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 quy định: Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Tại Điều 30 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định việc thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu đối với các trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế.

Tại Điều 106 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định việc báo cáo, kiểm tra việc sử dụng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu.

Theo đó, các mẫu biểu liên quan đến việc thông báo Danh mục miễn thuế được thực hiện theo quy định của Nghị định số 134/20016/NĐ-CP (mẫu số 05 Công văn thông báo Danh mục miễn thuế, mẫu số 06 Danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu; mẫu số 07 Phiếu theo dõi trừ lùi hàng hóa miễn thuế nhập khẩu ban hành kèm theo Phụ lục VII Nghị định số 134/2016/NĐ-CP). Riêng đối với mẫu biểu liên quan đến báo cáo việc sử dụng hàng hóa miễn thuế nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 106 Thông tư số 38/2015/TT-BTC (mẫu số 17/BCKT- NKMT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC)

(Tổng cục Hải quan đã có công văn số 3762/TCHQ-TXNK ngày 27/6/2018 hướng dẫn thực hiện).

Đề nghị đơn vị nghiên cứu, thực hiện.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
THE GENERAL DEPARTMENT OF VIETNAM CUSTOM

Official Dispatch No.4787/TCHQ-TXNK dated August 15, 2018 of the General Department of Customs on Dealing with issues and difficulties arising from implementation of the Decree No. 59/2018/ND-CP and the Circular No. 39/2018/TT-BTC

To:Departments of Customs in cities and provinces

With a view to dealing with issues and difficulties that Departments of Customs have faced during their implementation of the Government’s Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018 on amendments and supplements to certain articles of the Decree No. 08/2015/ND-CP; the Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 on amendments and supplements to certain Articles of the Circular No. 38/2015/TT-BTC, by this document, the General Department of Customs would like to give the following instructions:

In order to provide the basis for implementation by the Departments of Customs in cities and provinces, the General Department of Customs consolidates its instructions for dealing with issues and difficulties into the chart annexed to this document.

For your information and compliance./.

For the General Director

The Deputy General Director

Nguyen Duong Thai


APPENDIX

CHART OF SEVERAL ISSUES AND DIFFICULTIES ARISING FROM IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT’S DECREE NO. 59/2018/ND-CP DATED APRIL 20, 2018 AND THE CIRCULAR NO. 39/2018/TT-BTC DATED APRIL 20, 2018 OF THE MINISTRY OF FINANCE
(Attached with the Official Dispatch No. 4787/TCHQ-TXNK dated August 15, 2018 of the General Department of Customs)

No.

Clauses and Articles

Description

Sender

Answer

I. Issues and difficulties relating to the Government’s Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018

1.

Clause 3 Article 48 of the Decree No. 08/2015/ND-CP

Difficulties in classifying application documentation for the non-collection of export duties on wood materials imported for re-export to third-party countries:

- Clause 3 Article 48 of the Decree No. 08/2015/ND-CP prescribes: “In case customs declarants submit sufficient documents proving that their commodities are permitted to be exempted for tax payment when completing customs formalities required by customs procedures, customs authorities shall not be allowed to collect taxes on exported commodities which are returned or exported to the third country or exported to the free trade zone, and make their decision on customs clearance in accordance with legal regulations”

- There have not been regulations on the instructions regarding the procedures for classification of the application documentation for the non-collection of export duties which are applied to this case.

Recommendation: Currently, with respect to the application documentation for the non-collection of export duties upon completion of the export clearance procedures, the Customs Department of Gia Lai – Kon Tum is instructing its affiliates to classify such documentation as the refund (non-collection of duty)-first, check-later documentation.

Customs Department of Gia Lai – Kon Tum (the Official Dispatch No. 631/BC- HQGLKT dated June 29, 2018)

The classification of application documentation for the non-collection of export duties on wood materials imported for re-export to third-party countries has been specified in Article 27 on the procedures for duty exemption, deduction, rebate and non-collection for exports and imports issued together with the Decision No. 1919/QD-TCHQ dated June 28, 2018 of the General Department of Customs.

2

Clause 4 Article 47 and Clause 3 Article 48 of the Decree No. 08/2015/ND-CP

1. In which regulation are the application documentation for the non-collection of customs duties in this case prescribed for the purpose of ensuring that implementation of the duty non-collection procedures complies with provisions laid down in Clause 4 Article 47 and Clause 3 Article 48 of the Government’s Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 20, 2015? If the aforesaid documentation is treated as the duty refund documentation prescribed in Article 33 and Article 34 of the Decree No. 134/2016/ND-CP dated September 1, 2016, there would be a lot of evidencing documents which are not necessary and are unlikely to be submitted at the time of completion of customs clearance procedures for re-exports and re-imports.

2. In case where the application documentation for the non-collection of customs duties need to be treated as the application documentation for the duty rebate as provided in Article 129 of the amended Circular No. 38/2015/TT-BTC, is it necessary to carry out the classification of the application documentation for the duty non-collection in such case? If yes, how can it be done?

Recommendation:

- The application documentation for the non-collection of import duties on goods exported for re-import (that are classified as those eligible for export duty exemption) and for the non-collection of export duties on goods imported for re-export (that are classified as those eligible for export duty exemption) are written documents submitted to apply for the duty non-collection as provided in Clause 5 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Ministry of Finance amending Article 16 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC.

The classification of the application documentation for the duty non-collection in this case is not necessary for the reason that the implementation of the procedures for the duty non-collection for those eligible for export duty exemption and import duty exemption which are not classified as those eligible for export, import duty rebate, and such classification of the application documentation, may result in certain situations in which inspections carried out at the taxpayers’ offices are required while there is the regulation under which such documentation must be handled during the customs clearance stage.

If the procedures for the duty non-collection are handled within the duration of completion of the customs procedures as per Article 23 of the Customs Law, the customs authority should issue the decision on approval of the duty non-collection when having sufficient grounds for determining that re-imports are goods already exported before, and re-exports are goods already imported before. (The in-charge customs authority may consider approving the results of processing of the application documentation for the duty non-collection on the e-customs system without having to issue the duty non-collection decision because such documentation may be deemed as one of the customs clearance documentation requirements and do not share a lot of the characteristics like the application documentation for the duty rebate.

Customs Department of Dak Lak province (the Official Dispatch No. 701/HQDL-NV)

The issue about the non-collection of duties on imports raised by the Customs Department of Dak Lak province has been dealt with in Article 27 and Article 28 on the procedures for duty exemption, deduction, rebate and non-collection of customs duties on exports and imports issued together with the Decision No. 1919/QD-TCHQ dated June 28, 2018 of the General Department of Customs.

II. Issues and difficulties relating to the Circular No. 38/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 and the Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Ministry of Finance

1.

Article 42 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC

With respect to Article 42 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC prescribing the deadline for paying customs duty, Article 2 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC has amended, supplemented and abolished Clause 1, 2, 3, 6, 9 Article 42, but Clause 7 Article 42 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC keeps the phrase "The deadline for paying customs duty shall be subject to Clause 3 of this Article”

Recommendation:The General Department of Customs provides guidance on this issue.

Customs Department of Thanh Hoa province

- Clause 2 Article 156 of the Law on issuance of legislative documents prescribes:“If various legislative documents contain different regulations on the same issue, the superior document shall apply.”

- Article 9 of the Law on Customs Duties (in effect from September 1, 2016) provides that dutiable imports and exports must fulfill duty liabilities before obtaining customs clearance or goods release (except cases in which surety bonds are available and enterprises are entitled to preference treatment). Because of that, from September 1, 2016 onwards, the deadline for paying customs duty shall be subject to provisions set out in the Law on Customs Duties, and regulations laid down in Clause 3 Article 42 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC also becomes invalid.

Based on the aforesaid regulations, if the official prices of the goods are not decided, and the duty payer is required to pay customs duty in advance or to provide surety bonds based on the prices declared before customs clearance or release of the goods, the deadline for paying customs duty shall be subject to Clause 1 Article 9 of the Law on Customs Duties. If the advanced amount of duty, or the amount of duty guaranteed under the surety bonds before customs clearance or release of the goods, is less than the amount of duty payable when the official prices are announced, the duty payer must pay the amount of duty which is the result of the difference between the amount of duty that must be paid when the official prices are available and the temporarily calculated price (if any) at the time of determination of the official price, and shall not be obliged to pay the amount incurred from late payment of the differential amount of duty payable. The time of determination of the official price shall be subject to soft laws.

If the advanced amount of duty or the amount of duty guaranteed before customs clearance or release of the goods is greater than the amount of duty that must be paid when the official price is announced, the excess amount of payment of duty shall be handled under regulations in force.

2.

Clause 14 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC

Inspected subjects:

Clause 14 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC amending Article 25 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC prescribes:“1. Inspected subjects: Customs documentation of exports and imports subject to the detailed documentation inspection and the physical inspection of the goods”

Point b.1.1 Clause 1 Article 4 of the Decision No. 1810/2018/QD-TCHQ prescribes:“,except for products without instructions on risks of customs valuation on the e-customs system.

However, there has been no instruction on risks of customs valuation on the VNACCS/VCIS. For example, there are a lot of goods in the List of imported and exported goods posing customs valuation risks, issued by the General Department of Customs, without instructions on valuation risks. Besides, customs officers have not had sufficient grounds for repudiation of the declared value in accordance with regulations in force.

Recommendation:The General Department of Customs should provide timely updated data and information about the goods posing customs valuation risks in order to ensure instructions on valuation risks on the e-customs system are accurate.

Customs Department of Hai Phong city (the Official Dispatch No. 9063/HQHP- TXNK dated July 6, 2018)

- For the time being, it is recommended that customs documentation of the imported and exported goods subject to the detailed documentation inspection or the physical inspection of the goods (except customs documentation falling into the subjects prescribed in Clause 4 Article 2 and Article 16 of the Law on Customs Duties, and the goods not subject to duties imposed at export or import checkpoints or eligible for 0% tax rate according to the Preferential Tariff Schedule) undergo the customs valuation inspection as per Article 4 of the Decision No.1810/QD-TCHQ.

- In the long run, the General Department of Customs will update criteria for instructions on risks of customs valuation for the goods as recommended by the Customs Department of Hai Phong city.

3.

 

In cases where exports and imports are suspected of any fraud on the customs valuation and posing high customs valuation risks, and the customs declarant is judged or classified as enterprises that do not comply with the regulations (e.g. subpoint b.1 point 3 clause 14 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC), there are the issues and difficulties stated below:

- Pursuant to clause 9 Article 1 of the Decree No. 59/2018/ND-CP amending and supplementing clause 3 Article 21 of the Decree No. 08/2015/ND, those suspected of any fraud on customs valuation shall need to undergo the price consultation process.

However, the subpoint b.1 point 3 clause 14 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC and point b.1 clause 2 Article 4 of the Decision No. 1810/2018/QD-TCHQ does not prescribe that the customs authority must carry out the customs consultation process as provided in regulations applied to this case, and only demands that the customs declaring enterprise give explanations and proofs for its declared customs value and then the inspecting officer prepare the report on customs valuation, issue the notification of customs value, the decision on imposition of duty or the decision on imposition of the administrative penalty (if any) in order to customs clearance of the goods in accordance with regulations in force.

Suggestion: The General Department of Customs should provide detailed guidance for the abovementioned case and promulgate specific regulations on the goods posing high valuation risks.

Recommendation:The customs consultation process should be carried out in accordance with regulations in force.

Customs Department of Hai Phong city (the Official Dispatch No. 9063/HQHP- TXNK dated July 6, 2018)

The Customs Department of Hai Phong city is demanded to comply with point b.1 clause 3 Article 25 as regulated in clause 14 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC and point b.1 clause 2 Article 4 of the Decision No. 1810/QD-TCHQ dated June 15, 2018 of the Director of the General Department of Customs. According to these regulations, if exports and imports are suspected of any fraud on the customs valuation and posing high customs valuation risks, and the customs declarant is judged or classified as enterprises that do not comply with such regulations, the enterprises at fault are required to give explanations and proofs for the customs value declared within the duration of completion of customs procedures, impossible failure revoke.

- Clause 1 Article 5 of the Decision No. 257/QD-TCHQ dated June 29, 2018 of the Director of the General Department of Customs has clearly specified cases in which high valuation risks are identified. For your consideration and compliance.

4.

 

Regarding imports suspected of any fraud that makes their price abnormally high (subpoint b.2 point 3 clause 14 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC):

The General Department of Customs has yet to promulgate any regulation regarding the percentage by which the price is deemed to rise abnormally and determine the specific HS headings of goods

Recommendation: The General Department of Customs should provide guidance on this issue.

Customs Department of Hai Phong city (the Official Dispatch No. 9063/HQHP- TXNK dated July 6, 2018)

Customs Department of Ha Tinh province (the Official Dispatch No. 1251/HQHT- NV dated August 8, 2018)

Clause 2 Article 5 of the Decision No. 257/QD-TCHQ dated June 29, 2018 of the Director of the General Department of Customs has clearly specified the abnormally high price. For your consideration and compliance.

5.

 

Regarding the refusal of the declared customs value (subpoint b point 3 clause 9 Article 1 of the Decree No. 59/2018/ND-CP and subpoint dd.2 point 4 clause 14 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC):

In this case, after the consultation with the customs authority issuing the notification of customs value is held and the customs declarant is requested to make supplementary declaration within the duration of 05 working days from the date of completion of the consultation. If the customs declarant makes supplementary declaration according to the notification of customs value within the aforesaid duration, the customs authority carries out customs clearance of the goods in accordance with regulations in force and imposes penalties (if any). If the customs declarant does not make supplementary declaration or make supplementary declaration which does not conform to the requirements set out in the notification of customs value, the customs authority shall impose the duty as provided in the Law on Tax Management in order to carry out customs clearance in accordance with regulations in force, implied factor unalike, and impose penalties (if any).

This means that the aforesaid regulation does not prescribe the case in which the customs authority rejects the declared customs value but the customs declarant does not agree with the bases, methods and prices determined by the customs authority.

Recommendation: The General Department of Customs should provide guidance on this issue.

Customs Department of Hai Phong city (the Official Dispatch No. 9063/HQHP- TXNK dated July 6, 2018)

According to regulations laid down in Point b Clause 3 Article 21 prescribed in Clause 9 Article 1 of the Decree No. 59/2018/ND-CP, and Point dd.2 Clause 4 Article 25 prescribed in Clause 14 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC, if there is sufficient grounds for refusal of customs value, the customs authority should issue the notification of customs value. If the customs declarant makes supplementary declaration according to the notification of customs value within the duration of 05 days, the customs authority carries out customs clearance of the goods in accordance with regulations in force and imposes penalties (if any). If the customs declarant does not make supplementary declaration or make supplementary declaration which does not conform to the requirements set out in the notification of customs valuation, the customs authority shall impose the duty as provided in the Law on Tax Management in order to carry out customs clearance in accordance with regulations in force, and impose penalties (if any). Therefore, the refusal of the declared customs value and the customs valuation by the customs authority do not depend on whether an enterprise agrees or disagrees, as provided in the Decree No. 08/2015/ND-CP.

6.

 

- If an enterprise imports the goods having abnormally high customs value (mainly machinery or equipment creating fixed assets), would the customs authority carry out the customs valuation inspection to determine whether there is any suspicion of fraud on the customs value?

- As for business transactions without related-party relationships (or none of related-party transactions) and the goods not present in the List of exports and imports posing customs valuation risks, any suspicion concerning customs valuation fraud should be referred to the tax agency. Additionally, the General Department of Customs should consider advising the Ministry of Finance to provide additional regulations on the abovementioned case.

Customs Department of Ha Tinh province (the Official Dispatch No. 1251/HQHT- NV dated August 8, 2018)

Pursuant to the regulations laid down in point b.2 clause 3 Article 25 prescribed in clause 14 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC, if the goods declared to have abnormally high customs value, the customs authority is allowed to approve the customs clearance based on the declared value; concurrently, follow the instructions given in point b.2 Article 4 and make a report according to the form No. 04 annexed to the Decision No. 1810/QD-TCHQ dated June 15, 2018 of the Director of the General Department of Customs.

7.

 

With respect to the single consultation (point 6 clause 14 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC)

- There are the following issues and difficulties:

+ What are data and information used for the customs inspection and customs valuation?

+ When does the notification of customs valuation effecting the results of the single consultation take effect?

+ Responsibilities of the customs officer in charge of inspecting the customs documentation have not been clearly defined

+ What are the feedbacks of the customs officer in charge of inspecting the customs documentation on the VNACCS/VCIS system to enterprises that request application of the results of the previous consultations to the subsequent consultations.

+ What is the sample notification of customs valuation in case of use of the results of the single consultation?

Recommendation:

+ Data and information used for the customs inspection and customs valuation are those regarding customs declaration (e.g. name of the goods, declared customs value, etc.) on the electronic system of the customs authority and data already used for the customs inspection and valuation in the first consultation.

+ The duration of application of the notification of customs valuation to the shipment of goods first undergoing the customs consultation should be 90 days from the date of issue of that notification.

+ Responsibilities of the customs officer in charge of inspecting customs documentation: at the time of receipt of the application documentation for the single customs consultation, the inspection of the eligibility conditions for the single customs consultation for the enterprise’s shipment must be carried out, including the following inspected subjects:

The declared information referred to in subpoint a.1 point 3 clause 14 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC has not changed in comparison with the shipment to which the enterprise requests the results of the customs consultation of the current shipment to be applied. If all eligibility conditions are satisfied, the application documentation for the customs consultation may be sent to the Customs Department in accordance with regulations in force. If not, the customs consultation may be carried out according to the decentralization regime.

Customs Department of Hai Phong city (the Official Dispatch No. 9063/HQHP- TXNK dated July 6, 2018)

- Information used in the customs inspection and valuation are customs valuation information prescribed in Article 7 of the Decision No. 1811/QD-TCHQ dated June 15, 2018.

- The notification of customs valuation may be applied until the customs valuation information changes.

- When carrying out the single customs consultation, the customs officer in charge of inspecting the customs documentation must perform tasks specified in clause 6 Article 4 of the Decision No. 1810/QD-TCHQ.

- Method and contents of the notification posted on the VNACCS/VCIS system must comply with clause 6 Article 4 of the Decision No. 1810/QD-TCHQ dated June 15, 2018.

- The Form No. 02B/TB-TGHQ/TXNK annexed to the Circular No. 39/2018/TT-BTC must be used as the sample notification of customs valuation.

8.

Clause 24 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC amending and supplementing Article 43

Clause 1 Article 43 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC prescribing the surety bond for the amount of duty that must be paid in either forms of joint guarantee or several guarantee. Although Article 2 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC has abolished clause 1 on the joint guarantee and several guarantee, subpoint c clause 2 Article 43 amending and supplementing Article 43 has instructions for joint guarantee and several guarantee forms.

Recommendation:The General Department of Customs should provide guidance on this issue.

Customs Department of Thanh Hoa province

The Circular No. 39/2018/TT-BTC has repealed clause 1 Article 43 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC as this content has been prescribed in Article 4 of the Decree No. 134/2016/ND-CP.

Any amendment or supplement to clause 2, clause 3 Article 43 is aimed at clarifying regulations laid down in Article 4 of the Decree No. 134/2016/ND-CP regarding the joint guarantee and the several guarantee (electronic guarantee procedures, paper guarantee procedures and refusal to accept a guarantee, etc.).

9.

Clause 27 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC

Clause 27 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC amending and supplementing Article 48 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC stipulated in c.2.2.2 “In case where purposes of a part of the total number of goods of the same type specified in multiple customs declaration forms are converted…, the duration of payment of the imposed duty and calculation of the late payment amount shall coincide the duration of duty payment stated in the final customs declaration form”.

The "final customs declaration form" may be understood as the last customs declaration form for the whole shipment subject to the imposition of duty or the last customs declaration forms for separate goods in the event that there are more than one good subject to the imposition of duty.

Recommendation:The General Department of Customs should provide guidance on this issue.

Customs Department of Hai Phong city (the Official Dispatch No. 9427/HQHP- GSQL dated July 13, 2018)

Clause 27 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC amending and supplementing point c.2.2.2 clause 6 Article 48 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC: stipulated in c.2.2.2 “ In case where purposes of a part of the total number of goods of the same type specified in multiple customs declaration forms are converted, and the amount of duty payment has already been defined on the first export and import declaration forms, the imposed amount of duty is the average amount of duty calculated according to the following formula:

The imposed amount of duty

=

Total amount of duty on same-type goods specified on customs declaration forms

x

Number of goods subject to changes in purposes

Total number of goods specified on customs declaration forms

Duration of payment of imposed duty and calculation of the late payment of duty must coincide with the duration of duty payment specified in the final customs declaration form.”

Pursuant to the abovementioned regulation, the final customs declaration form is the last customs declaration form for specific goods subject to the imposition of duty.

10.

Clause 48 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC

If enterprises importing goods for manufacturing of domestic exports outsource the processing service in accordance with regulations laid down in Clause 48 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC, and receive finished products for direct exporting, are they eligible for import duty exemption?

Recommendation:The General Department of Customs should provide guidance on this issue.

- Customs Department of Long An province (the Official Dispatch No. 1252/HQLA- NV dated July 2, 2018)

- Customs Department of Binh Phuoc province (the Official Dispatch No. 1161/HQBP- NV dated July 6, 2018)

Pursuant to provisions laid down in clause 2 Article 12 of the Government’s Decree No. 134/2016/ND-CP dated September 1, 2016, one of the bases for determining whether the goods receive duty exemption is that an organization or individual manufacturing exports must have an establishment manufacturing exported products within the territory of Vietnam; must have the right to own or use machinery and equipment at the production facility which are designed to use imported raw materials, supplies and components for manufacturing of exported goods and inform the production facility in accordance with laws on customs. Pursuant to the aforesaid regulations, those enterprises mentioned by the Customs Department of Long An province and the Customs Department of Binh Phuoc province are not eligible for import duty exemption(the General Department of Customs has issued the Official Dispatch No. 4299/TXNK-CST dated August 2, 2018 providing implementary guidance).

11.

Clause 49 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC

2. Regarding the procedures for handling of scrap and waste products for domestic consumption and wastes, which are applied to exported goods:

Clause 49 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC prescribes: “Scrap or waste products obtained from the production of exported goods shall be eligible for the import duty exemption once being sold and consumed domestically, but the importer must prepare the written document stating the declaration and payment of VAT and special consumption tax (if any), environmental protection tax (if any), and file it to the customs authority through the e-customs system according to the information requirements specified in the Form No. 04 of the Appendix IIa to this Circular. In case of the paper document, the customs declarant must make declaration according to the Form No. 06/BKKTT/TXNK of the Appendix VI to this Circular.”

The Decision No. 1966/QD-TCHQ has yet to prescribe receipt, inspection and handling of scrap or waste products for domestic consumption and wastes with respect to domestic exports.

Recommendation:Regulations regarding receipt, inspection and handling in the abovementioned case should be supplemented in the Decision No. 1966/QD-TCHQ.

Customs Department of Quang Ngai province

Regarding scrap and waste products:

a) In case of electronic procedures, the declaration must be made by using the Form No. 04 of the Appendix IIa to the Circular No. 39/2018/TT-BTC.

b) In case of paper procedures, the declaration must be made by using the form No. 06/BKKTT/TXNK of the Appendix VI to the Circular No. 39/2018/TT-BTC; the name of goods on the list must be consistent with the actual name of goods sold; the customs value must be declared based on the before-VAT selling price.

- The Head of the Subdepartment of Customs may decide the form and degree of inspection which are similar to the paper declaration procedures.

- The customs authority should create the logbook and designate the number to the list in the same manner as applied to the paper declaration.

As for scrap:

Subject to Article 71 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC amended and supplemented in clause 50 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC, organizations and individuals carry out handling of scrap under legislative regulations on environmental protection. Organizations and individuals have responsibility for writing all details in their logbooks and presenting them to the customs authority for its inspection.

12.

Clause 61 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC

Subject to provisions laid down in clause 61 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC dated July 20, 2018, “…dutiable value, duty assessment time and duty assessment method shall be subject to Article 4 and Article 5 of the Circular No. 39/2015/TT-BTC...”. However, Article 4 of the Circular No. 39/2015/TT-BTC has been repealed.

Customs Department of Can Tho city (Official Dispatch No. 1325/HQCT- NV dated July 20, 2018)

Subject to provisions laid down in clause 15 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 amending and supplementing Article 25a., the Customs Department of Can Tho city is bound to comply with this Article 25a.

13.

Clause 63 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC

Since Article 129 in the Circular No. 38/2015/TT-BTC, amended and supplemented by clause 63 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC on the procedures for receipt and handling of application documentation for duty refund and non-collection, prescribes the case in which the inspection result defines that the taxpayer satisfies regulatory conditions for duty refund, the Customs Subdepartment issuing the duty refund decision keeps a record of that inspection result and posts it on the system.

Recommendation:The General Department of Customs should provide guidance on this issue.

Customs Department of Binh Dinh province (the Official Dispatch No.859/HQBD-NV dated July 6, 2018)

At present, when obtaining the duty refund decision, the customs officer in charge of processing duty refund documentation will be responsible for posting that decision on the concentrated accounting system. The VNACC/VCISS system has not yet supported the update of the inspection result defining whether the taxpayer is eligible for duty refund. The General Department of Customs has conducted a research in order to add this function to the electronic tax exemption, deduction and refund program built by the General Department of Customs.

14.

 

Article 129 in the Circular No. 38/2015/TT-BTC, amended and supplemented by clause 63 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC prescribing the inspection carried out after issue of the duty refund decision at the taxpayer’s office, is implemented under Article 143 of the Circular No.38 (post-clearance inspection at the taxpayer’s office). The Customs Subdepartment of the Customs Department of Binh Dinh province has worked out the plan No. 1618/KH-HQCKQN to check application documentation for tax refund and non-collection first and carry out the customs inspection at the taxpayer’s office later at 05 enterprises. Until the date of entry into force of the Circular No. 39/2018/TT-BTC (June 5, 2018), the Customs Subdepartment has already carried out the inspection at 02 enterprises, the post-clearance inspection at 01 enterprise and has not yet carried out the inspection at 02 enterprises.

Recommendation:Is it necessary for the Customs Subdepartment affiliated to the Customs Department of Binh Dinh province to carry out the inspection at the remaining 02 enterprises?

Customs Department of Binh Dinh province (the Official Dispatch No. 859/HQBD-NV dated July 6, 2018)

From the date of entry into force of the Circular No. 39/2018/TT-BTC (June 5, 2018), with respect to the inspection carried out after issue of the duty refund decision at the taxpayer’s office, the Customs Department of Binh Dinh province is requested to comply with clause 65 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC amending and supplementing Article 143 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC.

With respect to the cases in which the inspection has not yet been carried out after tax refund, from June 5, 2018, the Leadership of the Customs Department of a province or city is advised to transfer the documentation eligible for granting duty refund first and carrying out the inspection later

If a Customs Department of a province or city that does not manage any customs subdepartment in charge of post-clearance inspection, the Director of the Customs Department is responsible for directing the post-clearance inspection or collaborating with the Post-clearance Inspection Department in carrying out the inspection after tax refund.

15.

Clause 65 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC

Subject to Article 132 in the Circular No. 38/2015/TT-BTC, amended and supplemented by the Ministry of Finance at clause 65 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC prescribing the offset between duty refund amounts and duty payables within a budgetary year at a customs authority and a budgetary index, the customs authority shall prepare the request note of adjustment of state budget revenue and the accounting statement in accordance with regulations in force.

Recommendation:At present, the request note of adjustment of state budget revenue prepared by using the form No. C1-07a/NS annexed to the Circular No. 77/2017/TT-BTC dated July 28, 2017 of the Ministry of Finance does not have the customs declaration number. The Customs Department of Binh Dinh province requests the addition of information about the number of the adjusted customs declaration at the section “Other information subject to the proposed adjustment”

Customs Department of Binh Dinh province (the Official Dispatch No.859/HQBD-NV dated July 6, 2018)

The General Department of Customs agrees with the request for the addition of information about the number of the adjusted customs declaration at the section “Other information subject to the proposed adjustment”.

16.

Article 104 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC

Article 104 in the Circular No. 38/2015/TT-BTC prescribes the registration of the list of exported and imported products eligible for duty exemption; Article 30 in the Decree No. 134/2016/ND-CP prescribes the notification of the list of duty-free products proposed to be imported with respect to the cases in which the notification of the list of duty-exempt goods is issued. Although both Articles provides guidance on the same issue, the Circular No. 39/2018/TT-BTC amending and supplementing the Circular No. 38/2015/TT-BTC does not amend/supplement/abolish Article 104.

Recommendation:The General Department of Customs should provide guidance on this issue.

Customs Department of Quang Nam province

Clause 2 Article 156 of the Law No. 80/2015/QH13 on issuance of legislative documents prescribes that, if various legislative documents contain different regulations on the same issue, the superior document shall apply. Therefore, with respect to issues relating to the list of duty-exempt goods, the Customs Department must comply with Article 30 of the Government’s Decree No. 134/2016/ND-CP dated September 1, 2016.(General Department of Customs has given its guidance in the Official Dispatch No. 3762/TCHQ-TXNK dated June 27, 2018).

17.

Article 3 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC

The Law No. 45/2005/QH11 on Export and Import Duty, the Law No. 107/2016/QH13 on Import and Export Duty and other documents providing guidance on these soft laws do not have regulations on tax exemption and tax refund for on-the-spot exported goods.

Clause 1 Article 36 in the Government’s Decree No. 134/2016/ND-CP dated September 1, 2016 prescribes: Duty refund is granted to the goods imported for production and business purposes and from which the products derived have been exported:

1. Those taxpayers, who have paid the import duty on the imported goods used for production and business purposes that have been brought into the process of manufacturing of exported goods and from which the products derived have been exported abroad, or exported to non-tariff zones, shall be entitled to a refund of the paid amount of import duty.

Subject to clause 5 Article 114 in the Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Ministry of Finance, imported goods on which import duty has been paid for manufacturing of the goods exported abroad or exported to non-tariff zones shall be eligible for the import duty in proportion to the actual number of exported products and shall be exempted from payment of the export duty on exported goods which satisfy conditions for being defined as those processed from totally imported raw materials and supplies, and shall be subject to the following specific regulations:

c) Cases in which duty refund is considered, including:

Organizations or individuals importing raw materials and supplies for manufacturing of goods sold to foreign traders, but delivering goods to other organizations or individuals in Vietnam designated by foreign traders, shall be eligible for a refund of imported duty on raw materials and supplies used for manufacturing of exported goods.

Clause 24 Article 2 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC dated April 20, 2018 of the Ministry of Finance amending and supplementing certain Articles of the Circular No. 38/2015/TT-BTC prescribes: all of provisions related to tax exemption and refund for on-the-spot exported goods shall be abolished.

Recommendation:At the Customs Department of Dong Nai province, there are many cases in which on-the-sport exporting and importing enterprises deliver and receive goods inland between them, not exporting abroad or exporting to non-tariff zones. It is recommended that the General Department of Customs should provide guidance on this issue.

Customs Department of Dong Nai province (the Official Dispatch No. 1187/HQDN a-GSQL dated June 26, 2018)

Since September 1, 2016, products manufactured for exporting purposes have been exempted from duty under clause 2 Article 12 of the Decree No. 134/2016/ND-CP or have received duty refund as per Article 36 of the Decree No. 134/2016/ND-CP in case of being exported abroad or exported to non-tariff zones.

Since the Decree No. 134/2016/ND-CP does not prescribe beneficiaries of tax exemption, the Customs Department is advised to comply with the Decree No. 134/2016/ND-CP.

18.

The item 1.80 “Import tariff schedule code” in the appendix II of the Circular No. 39/2018/TT-BTC

The item 1.80 “Import tariff schedule code” given in the appendix II of the Circular No. 39/2018/TT-BTC prescribes:“With respect to the duty-exempt goods, declaring the import tariff schedule code as B30 shall be prohibited but the tariff schedule code corresponding to the classification type of import duty rate shall be accepted".Hence, with respect to the goods imported to provide the processing service for the foreign customer, it shall be obligatory to enter the corresponding tariff schedule code as B01-Preferential tariff schedule and the tax exemption code as referred to on the VNACCS as XNG81-imported goods for provision of the processing service for the foreign customer (the foreign customer who is the beneficiary of import duty exemption). If this code is used for customs declaration, the declaration form shall have the duty rate as applied with respect to HS codes of specific product line together with the proportionate amount of import duty exemption/deduction.

Point a clause 3 Article 31 of the Decree No. 134/2016/ND-CP prescribes:“The taxpayer shall, on his/her own, determine and declare goods and the amount of duty exemption (except declaring the amount of duty payable on exported and imported goods for processing that are supplies by the customer) on the customs declaration form”. This means that the goods imported for processing is not subject to tax declaration.

Recommendation:The General Department of Customs should provide general instructions for the declaration made at the item related to import tariff schedule code and tax exemption code for the goods imported for provision of processing service to the foreign customer.

Customs Department of Can Tho city (Official Dispatch No. 1223/HQCT- NV dated July 6, 2018)

Subject to provisions laid down in the Circular No. 39/2018/TT-BTC, it is recommended that the Customs Department of Can Tho city guides enterprises to fulfill the item “tariff schedule code” and “import duty exemption/deduction/non-collection code” for the goods imported for provision of processing service for the foreign customer as follows:

- At the item 1.80 “Import tariff schedule code”: Enter the code B30.

- At the item 1.92 “Import duty exemption/deduction/non-collection”: Enter XNG81 (the goods imported for provision of the processing service for the foreign customer).

19.

 

As regards the customs declaration procedures applied to the processing activity:

According to the declaration instructions given in the appendix I of the Circular No. 39/2018/TT-BTC – the item 1.80 (page 225), with respect to the duty-exempt goods, declaring the import tariff schedule code as B30 shall be prohibited but the tariff schedule code corresponding to the classification type of import duty rate shall be accepted.

At present, although an enterprise declares the corresponding tariff schedule code (B01), the item “duty rate” has the amount of tax exemption which is kept blank and does not describe the amount of duty exemption. This is contrary to provisions laid down in Article 2, Article 10 and clause 3 Article 31 of the Decree No. 134/2016/ND-CP, and provisions laid down in point d clause 1 Article 18 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC, amended and supplemented by clause 7 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC.

Recommendation:The General Department of Customs should provide guidance on this issue.

Customs Department of Long An province (the Official Dispatch No. 1252/HQLA- NV dated July 2, 2018)

Subject to the Circular No. 39/2018/TT-BTC,

B30: Tariff schedule code applied to those not subject to import duties

B01: Preferential import tariff schedule;

If the enterprise declares the tariff schedule code B30, the item “Duty rate” will be blank.

If the enterprise declares the tariff schedule code B01, the item “Duty rate” will be the duty rate specified in the preferential import tariff schedule.

With respect to the report by the Customs Department of Long An province that there are certain enterprises declaring the corresponding tariff schedule code (B01) but, at the duty rate item, the amount of duty exemption remains blank and the figure indicating the amount of tax exemption has not been shown, the General Department of Customs will keep a record of this case, carry out checking and provide instructions if such report reflects the true situation.

20.

 

As for the GTT02 system, the GTT02 system should be upgraded and changed in terms of contents in order to meet requirements set out in Circulars and Decrees.

Customs Department of Hai Phong city (the Official Dispatch No. 9063/HQHP- TXNK dated July 6, 2018)

The General Department of Customs considers upgrading the GTT02 system. For the time being, the Customs Department of Hai Phong city is requested to comply with the Official Dispatch No. 3766/TCHQ-TXNK dated June 27, 2018 of the General Department of Customs providing instructions for giving updates to the GTT02 system.

21.

 

Regarding the duration of data access, subject to provisions laid down in b.5.8 clause 3 Article 25 prescribed in clause 14 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC, when searching data to check the declared customs value, if the data access duration has been extended under the Circular No. 39/2018/TT-BTC to 90 days before or 90 days after the export date, and there is no data found, is it permissible to get any extension of the duration of data access? To which extent is such extension granted?

Customs Department of Da Nang city (the Official Dispatch No. 1133/HQDN g-GSQL dated June 28, 2018)

Subject to b.5.8 clause 3 Article 25 prescribed in clause 14 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC, the duration of data access shall be extended to the maximum number of 90 days before or 90 days after the export date for the purpose of determination of suspicion concerning any fraud on the declared customs value.

22.

 

Appendix II, Appendix VI of the Circular No. 38/2015/TT-BTC has been replaced as per point a clause 75 Article 1 of the Circular No. 39/2018/TT-BTC. For the purposes of such replacement, the form No. 13/DKDMMT/TXNK, the form No. 14/CVDKDMMT/TXNK and the form No. 15/PTDTL/TXNK issued together with the Appendix VI of the Circular No. 38/2015/TT-BTC have been replaced by the form No. 13/DKDMMT/TXNK, the form No. 14/CVDKDMMT/TXNK and the form No. 15/PTDLT/TXNK issued together with the Appendix III of the Circular No. 39/2018/TT-BTC.

Clause 5 Article 104 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC has been repealed according to the instructions given in the Official Dispatch No. 3762/TCHQ-TXNK dated June 27, 2018 of the General Department of Customs. At present, forms relating to the notification of the list of duty-exempt goods shall be subject to provisions laid down in the Decree No. 134/2016/ND-CP.

Recommendation:Implementation of the Decree No. 134/2016/ND-CP should continue.

Customs Department of Ba Ria – Vung Tau province (Official Dispatch No. 2053/HQBR VT-GSQL)

Clause 156 Article 80/2015/QH13 of the Law on issuance of legislative documents prescribes:“If various legislative documents contain different regulations on the same issue, the superior document shall apply.” A legislative document shall apply to acts taking place at the time of effectiveness of that legislative document. In case where legislative documents provide different regulations regarding the same issue, the legislative document having higher legal value shall prevail.

Article 30 in the Government’s Decree No. 134/2016/ND-CP dated September 1, 2016 prescribes the notification of the list of duty-free products proposed to be imported with respect to the cases in which the notification of the list of duty-exempt goods is issued.

Article 106 in the Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 of the Ministry of Finance prescribes reporting and inspection of the use of import duty-exempt goods.

According to this regulation, forms relating to the notification of the list of duty-exempt goods shall be subject to provisions laid down in the Decree No. 134/20016/ND-CP (form No. 05 of the Official Dispatch on the notification of the list of duty-exempt goods, form No. 06 the List of duty-exempt goods proposed to be imported; form No. 07 the reconciliation report for import duty-exempt goods issued together with the Appendix VII of the Decree No. 134/2016/ND-CP). In particular, the form relating to the report on the use of import duty-exempt goods shall be subject to provisions set forth in Article 106 of the Circular No. 38/2015/TT-BTC (form No. 17/BCKT- NKMT/TXNK in the Appendix VI issued together with the Circular No. 38/2015/TT-BTC).

(General Department of Customs has given its guidance on implementation in the Official Dispatch No. 3762/TCHQ-TXNK dated June 27, 2018).

For your consideration and compliance.


 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Official Dispatch 4787/TCHQ-TXNK DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất