Công văn 3840/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về thủ tục nhập khẩu phế liệu để thực hiện hợp đồng gia công
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 3840/TCHQ-GSQL
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 3840/TCHQ-GSQL |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Vũ Ngọc Anh |
Ngày ban hành: | 26/07/2012 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu |
tải Công văn 3840/TCHQ-GSQL
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3840/TCHQ-GSQL | Hà Nội, ngày 26 tháng 07 năm 2012 |
Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh Bình Dương
Trả lời công văn số 1760/HQBD-GSQL ngày 12/07/2012 của Cục Hải quan tỉnh Bình Dương về việc Công ty TNHH Nguyên liệu xanh Toàn cầu nhập khẩu phế liệu hỗn hợp kim loại để thực hiện hợp đồng gia công, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về việc nhập khẩu phế liệu hỗn hợp để tách, phân loại:
Theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 43 Luật Bảo vệ Môi trường thì phế liệu nhập khẩu phải đảm bảo yêu cầu đã được phân loại và có mã số HS của từng mã hàng theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Do đó, hỗn hợp phế liệu nêu tại công văn số 1760/HQBD-GSQL dẫn trên yêu cầu phải được phân loại theo từng mã hàng trong danh mục phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT nêu trên.
Trường hợp chưa rõ, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương hướng dẫn doanh nghiệp liên hệ với Bộ Tài nguyên và Môi trường để được giải đáp cụ thể.
2. Về việc xác định quá trình sản xuất theo Điều 178 Luật Thương mại:
- Trường hợp hỗn hợp phế liệu kim loại nêu tại công văn số 1760/HQBD-GSQL dẫn trên thuộc dạng dính liền hữu cơ với nhau (ví dụ: phế phẩm được loại ra trong quá trình sản xuất hoặc máy móc, thiết bị hư hỏng…) chưa được bóc tách phân loại thì quá trình bóc tách, phân loại phế liệu hỗn hợp này thành các nguyên liệu thành phần như nhôm, thép, thép không gỉ, kẽm, niken… đã làm biến đổi hàng hóa ban đầu thành hàng hóa khác; vì vậy; quá trình trên được coi là quá trình sản xuất, với nguyên liệu đầu vào là phế liệu hỗn hợp và sản phẩm đầu ra là phế liệu thành phần nhôm, sắt, thép, thép không gỉ, kẽm.
- Nếu hỗn hợp phế liệu kim loại nêu trên bao gồm các loại phế liệu thép, thép không gỉ, kẽm, niken… ở dạng rời đổ xá lẫn với nhau thì quá trình phân loại thành các phế liệu thành phần nhôm, sắt, thép, thép không gỉ, kẽm… không phải là quá trình sản xuất sản phẩm.
Tổng cục Hải quan trả lời để Cục Hải quan tỉnh Bình Dương biết và thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây