Công văn 3820/TCHQ-GSQL 2019 về nhập khẩu loài ngoại lai xâm hại
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Công văn 3820/TCHQ-GSQL
Cơ quan ban hành: | Tổng cục Hải quan |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 3820/TCHQ-GSQL |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Công văn |
Người ký: | Mai Xuân Thành |
Ngày ban hành: | 11/06/2019 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu |
tải Công văn 3820/TCHQ-GSQL
BỘ TÀI CHÍNH Số: 3820/TCHQ-GSQL | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 11 tháng 6 năm 2019 |
Kính gửi: | - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; |
Ngày 31/5/2019, Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 2417/BTNMT-TCMT ngày 27/5/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc tăng cường kiểm soát loài tôm hùm nước ngọt (có tên khoa học là Procambarus clarkii). Liên quan đến vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 50 Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008 thì “Loài ngoại lai xâm hại bao gồm loài ngoại lai xâm hại đã biết và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại”. Căn cứ Khoản 7 Điều 7 Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 thì những hành vi nghiêm cấm về đa dạng sinh học, trong đó có bao gồm hành vi “Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại”.
Để kịp thời ngăn chặn và quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu loài ngoại lai xâm hại và loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường làm rõ:
(i) Các loài động vật được nêu tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT nói chung và tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkii) nói riêng chỉ bao gồm loại đang sống hay bao gồm cả loại ướp lạnh, đông lạnh, sơ chế...?
(ii) Các loài thực vật được nêu tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 của Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT là ở dạng tươi (bao gồm rễ hay không bao gồm rễ), khô hay ướp lạnh?
(iii) Các thể của vi sinh vật được nêu tại Phụ lục 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT?
Căn cứ tiêu chí xác định loài “ngoại lai xâm hại” và “loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại” tại Thông tư số 35/2018/TT-BTNMT; mô tả của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại công văn số 247/BTNMT-TCMT về Tôm hùm nước ngọt (Procambarus clarkia) có nguy cơ xâm hại thì quan điểm của Tổng cục Hải quan là mặt hàng tôm hùm nước ngọt thuộc danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại nêu trên chỉ bao gồm mặt hàng tôm ở thể sống, không bao gồm tôm đông lạnh, tôm đã sơ chế.
Đề nghị quý Bộ có ý kiến tham gia đối với nội dung vướng mắc nêu tại công văn này và công văn số 3336/TCHQ-GSQL trong ngày 12/6/2019 để Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện thống nhất.
Đầu mối liên hệ phía Tổng cục Hải quan: đồng chí Phạm Lan Trang, chuyên viên Cục Giám sát quản lý về Hải quan, số điện thoại 0962.555.506.
Trân trọng./.
Nơi nhận: | KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây