Công văn 2983/CV-NG-LPQT của Bộ Ngoại giao về việc thông báo ngày Công ước về các biện pháp ngăn cấm xuất, nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hoá có hiệu lực đối với Việt Nam

thuộc tính Công văn 2983/CV-NG-LPQT

Công văn 2983/CV-NG-LPQT của Bộ Ngoại giao về việc thông báo ngày Công ước về các biện pháp ngăn cấm xuất, nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hoá có hiệu lực đối với Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Ngoại giao
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2983/CV-NG-LPQT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Công văn
Người ký:Vũ Dũng
Ngày ban hành:11/10/2005
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

tải Công văn 2983/CV-NG-LPQT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NGOẠI GIAO

__________

Số: 2983/CV-NG-LPQT
V/v Thông báo ngày Công ước về các biện pháp ngăn cấm xuất, nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa có hiệu lực đối với Việt Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc

______________

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2005

Kính gửi: Văn phòng Chủ tịch nước

Thực hiện pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế năm 1998 (Điều 28) và quyết định của Chủ tịch nước về việc gia nhập Công ước về các biện pháp ngăn cấm xuất, nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa (QĐ số 957/2005/QĐ-CTN ngày 26/8/2005), ngày 09 tháng 9 năm 2005, Bộ Ngoại giao đã hoàn thành các thủ tục đối ngoại theo yêu cầu của Công ước.

Theo thông báo của Văn phòng pháp lý, Ban Thư ký Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) – cơ quan lưu chiểu của Công ước nêu trên sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2005.

Bộ ngoại giao xin trân trọng thông báo.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Dũng

 

CONVENTION ON THE MEANS OF PROHIBITING AND PREVENTING THEO ILLICIT IMPORT, EXPORT AND TRANSFER OF OWNERSHIP OF CULTURAL PROPERTY 1970

Paris, 17 November 1970

The General Conference of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization, meeting in Paris from 12 October to 14 November 1970, at its sixteenth session,

Recalling the importance of the provisions contained in the Declaration of the Principles of International Cultural Co-operation, adopted by the General Conference at its fourteenth session,

Considering that the interchange of cultural property among nations for scientific, cultural and educational purposes increases the knowledge of the civilization of Man, enriches the cultural life of all peoples and inspires mutual respect and appreciation among nations,

Considering that cultural property constitutes one of the basic elements of civilization and national culture, and that its true value can be appreciated only in relation to the fullest possible information regarding is origin, history and traditional setting,

Considering that it is incumbent upon every State to protect the cultural property existing within its territory against the dangers of theft, clandestine excavation, and illicit export,

Considering that, to avert these dangers, it is essential for every State to become increasingly alive to the moral obligations to respect its own cultural heritage and that of all nations,

Considering that, as cultural institutions, museums, libraries and archives should ensure that their collections are built up in accordance with universally recognized moral principles,

Considering that the illicit import, export and transfer of ownership of cultural property is an obstacle to that understanding between nations which it is part of UNESCO's mission to promote by recommending to interested States, international conventions to this end,

Considering that the protection of cultural heritage can be effective only if organized both nationally and internationally among States working in close co-operation,

Considering that the UNESCO General Conference adopted a Recommendation to this effect in 1964,

Having before It further proposals on the means of prohibiting and preventing the illicit import, export and transfer of ownership of cultural property, a question which is on the agenda for the session as item 19,

Having decided, at its fifteenth session, that this question should be made the subject of an international convention,

Adopts this Convention on the fourteenth day of  November 1970.

Article 1

For the purposes of this Convention, the term `cultural property' means property which, on religious or secular grounds, is specifically designated by each State as being of importance for archaeology, prehistory, history, literature, art or science and which belongs to the following categories:

 (a) Rare collections and specimens of fauna, flora, minerals and anatomy, and objects of palaeontological interest;

 (b) property relating to history, including the history of science and technology and military and social history, to the life of national leaders, thinkers, scientists and artist and to events of national importance;

 (c) products of archaeological excavations (including regular and clandestine) or of archaeological discoveries;

 (d) elements of artistic or historical monuments or archaeological sites which have been dismembered;

 (e) antiquities more than one hundred years old, such as inscriptions, coins and engraved seals;

 (f) objects of ethnological interest;

 (g) property of artistic interest, such as:

 (i) pictures, paintings and drawings produced entirely by hand on any support and in any material (excluding industrial designs and manu-factured articles decorated by hand);

 (ii) original works of statuary art and sculpture in any material;

 (iii) original engravings, prints and lithographs;

 (iv) original artistic assemblages and montages in any material;

(h) rare manuscripts and incunabula, old books, documents and publications of special interest (historical, artistic, scientific, literary, etc.) singly or in collections;

 (i) postage, revenue and similar stamps, singly or in collections;

 (j) archives, including sound, photographic and cinematographic archives;

 (k) articles of furniture more than one hundred years old and old musical instruments.

Article 2

1. The States Parties to this Convention recognize that the illicit import, export and transfer of ownership of cultural property is one of the main causes of the impoverishment of the cultural heritage of the countries of origin of such property and that international co-operation constitutes one of the most efficient means of protecting each country's cultural property against all the dangers resulting there from.

2. To this end, the States Parties undertake to oppose such practices with the means at their disposal, and particularly by removing their causes, putting a stop to current practices, and by helping to make the necessary reparations.

Article 3

The import, export or transfer of ownership of cultural property effected contrary to the provisions adopted under this Convention by the States Parties thereto, shall be illicit.

Article 4

The States Parties to this Convention recognize that for the purpose of the Conven­tion property which belongs to the following categories forms part of the cultural heritage of each State:

 (a) Cultural property created by the individual or collective genius of nationals of the State concerned, and cultural property of importance to the State concerned created within the territory of that State by foreign nationals or stateless persons resident within such territory;

 (b) cultural property found within the national territory;

 (c) cultural property acquired by archaeological, ethnological or natural science missions, with the consent of the competent authorities of the country of origin of such property;

 (d) cultural property which has been the subject of a freely agreed exchange;

(e) cultural property received as a gift or purchased legally with the consent of the competent authorities of the country of origin of such property.

Article 5

To ensure the protection of their cultural property against illicit import; export and transfer of ownership, the States Parties to this Convention undertake, as appropriate for each country, to set up within their territories one or more national services, where such services do not already exist, for the protection of the cultural heritage, with a qualified staff sufficient in number for the effective carrying out of the following functions:

 (a) contributing to the formation of draft laws and regulations designed to secure the protection of the cultural heritage and particularly prevention of the illicit import, export and transfer of ownership of important cultural property;

 (b) establishing and keeping up to date, on the basis of a national inventory of protected'property, a list of important public and private cultural property whose export would constitute an appreciable impoverishment of the national cultural heritage.

 (c) promoting the development or the establishment of scientific and technical institutions (museums, libraries, archives, laboratories, workshops...) required to ensure the preservation and presentation of cultural property;

 (d) organizing the supervision of archaeological excavations, ensuring the preservation 'in situation' of certain cultural property, and protecting certain areas reserved for future archaeological research;

 (e) establishing, for the benefit of those concerned (curators, collectors, antique dealers, etc.) rules in conformity with the ethical principles set forth in this Convention; and taking steps to ensure the observance of those rules;

 (f) taking educational measures to stimulate and develop respect for the cultural heritage of all States, and spreading knowledge of the provisions of this Convention;

 (g) seeing that appropriate publicity is given to the disappearance of any items of cultural property.

Article 6

The States Parties to this Convention undertake:

 (a) To introduce an appropriate certificate in which the exporting State would specify that the export of the cultural property in question is authorized. The certificate should accompany all items of cultural property exported in accordance with the regulations;

 (b) to prohibit the exportation of cultural property from their territory unless accompanied by the above-mentioned export certificate;

 (c) to publicize this prohibition by appropriate means, particularly among persons likely to export or import cultural property.

Article 7

The States Parties to this Convention undertake:

 (a) To take the necessary measures, consistent with national legislation, to prevent museums and similar institutions within their territories from acquiring cultural property originating in another State Party which has been illegally exported after entry into force of this Convention, in the States concerned. Whenever possible, to inform a State of origin Party to this Convention of an offer of such cultural property illegally removed from that State after the entry into force of this Convention in both States;

 (b) (i) to prohibit the import of cultural property stolen from a museum or a religious or secular public monument or similar institution in another State Party to this Convention after the entry into force of this Convention for the States concerned. provided that such property is documented as appertaining to the inventory of that institution;

 (ii) at the request of the State Party of origin, to take appropriate steps to recover and return any such cultural property imported after the entry into force of this Convention in both States concerned, provided, however, that the requesting State shall pay just compensation to an innocent purchaser or to a person who has valid title to that property. Requests for recovery and return shall be made through diplomatic offices. The requesting Party shall furnish, at its expense, the documentation and other evidence necessary to establish its claim for recovery and return. The Parties shall impose no customs duties or other charges upon cultural property returned pursuant to this Article. All expenses incident to the return and delivery of the cultural property shall be borne by the requesting Party.

Article 8

The States Parties to this Convention undertake to impose penalties or admin­istrative sanctions on any person responsible for infringing the prohibitions referred to under Articles 6(b) and 7(b) above.

Article 9

Any State Party to this Convention whose cultural patrimony is in jeopardy from pillage of archaeological or ethnological materials may call upon other States Parties who are affected. The States Parties to this Convention undertake, in these circumstances, to participate in a concerted international effort to determine and to carry out the necessary concrete measures, including the control of exports and imports and international commerce in the specific materials concerned. Pending agreement each State concerned shall take provisional measures to the extent feasible to prevent irremediable injury to the cultural heritage of the requesting State.

Article 10

The States Parties to this Convention undertake:

 (a) To restrict by education, information and vigilance, movement of cultural property illegally removed from any State Party to this Convention and, as appropriate for each country, oblige antique dealers, subject to penal or administrative sanctions, to maintain a register recording the origin of each item of cultural property, names and addresses of the supplier, description and price of each item sold and to inform the purchaser of the cultural property of the export prohibition to which such property may be subject;

 (b) to endeavour by educational means to create and develop in the public mind a realization of the value of cultural property and the threat to the cultural heritage created by theft, clandestine excavations and illicit exports.

Article 11

The export and transfer of ownership of cultural property under compulsion arising directly or indirectly from the occupation of a country by a foreign power shall be regarded as illicit.

Article 12

The States Parties to this Convention shall respect the cultural heritage within the territories for the international relations of which they are responsible, and shall take all appropriate measures to prohibit and prevent the illicit import, export and transfer of ownership of cultural property in such territories.

Article 13

The States Parties to this Convention also undertake, consistent with the laws of each State:

(a) To prevent by all appropriate means transfers of ownership of cultural property likely to promote the illicit import or export of such property;

 (b) to ensure that their competent services co-operate in facilitating the earliest possible restitution of illicitly exported cultural property to its rightful owner;

 (c) to admit actions for recovery of lost or stolen items of cultural property brought by or on behalf of the rightful owners;

 (d) to recognize the indefeasible right of each State Party to this Convention to classify and declare certain cultural property as inalienable which should therefore ipso facto not be exported, and to facilitate recovery of such property by the State concerned in eases where it has been exported.

Article 14

In order to prevent illicit export and to meet the obligations arising from the implementation of this Convention, each State Party to the Convention should, as far as it is able, provide the national services responsible for the protection of its cultural heritage with an adequate budget and, if necessary, should set up a fund for this purpose.

Article 15

Nothing in this Convention shall prevent States Parties thereto from concluding special agreements among themselves or from continuing to implement agreements already concluded regarding the restitution of cultural property removed, whatever the reason, from its territory of origin, before the entry into force of this Convention for the States concerned.

Article 16

The States Parties to this Convention shall in their periodic reports submitted to the General Conference of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization on dates and in a manner to be determined by it, give information on the legislative and administrative provisions which they have adopted and other action which they have taken for the application of this Convention, together with details of the experience acquired in this field.

Article 17

1. The States Parties to this Convention may call on the technical assistance of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization, particularly as regards:

 (a) Information and education;

 (b) consultation and expert advice;

 (c) co-ordination and good offices.

2. The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization may, on its own initiative conduct research and publish studies on matters relevant to the illicit movement of cultural property.

3. To this end, the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization may also call on the co-operation of any competent non-governmental organization.

4. The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization may, on its own initiative, make proposals to States Parties to this Convention for its implementation.

5. At the request of at least two States Parties to this Convention which are engaged in a dispute over its implementation, UNESCO may extend its good offices to reach a settlement between them.

Article 18

This Convention is drawn up in English, French, Russian and Spanish, the four texts being equally authoritative.

Article 19

1. This Convention shall be subject to ratification or acceptance by States members of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization in accordance with their respective constitutional procedures.

2. The instruments of ratification or acceptance shall be deposited with the Director-General of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization.

Article 20

1. This Convention shall be open to accession by all States not members of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization which are invited to accede to it by the Executive Board of the Organization.

2. Accession shall be effected by the deposit of an instrument of accession with the Director-General of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization.

Article 21

This Convention shall enter into force three months after the date of the deposit of the third instrument of ratification, acceptance or accession, but only with respect to those States which have deposited their respective instruments on or before that date. It shall enter into force with respect to any other State three months after the deposit of its instrument of ratification, acceptance or accession.

Article 22

The States Parties to this Convention recognize that the Convention is appli-cable not only to their metropolitan territories but also to all territories for the international relations of which they are responsible; they undertake to consult, if necessary, the governments or other competent authorities of these territories on or before ratification, acceptance or accession with a view to securing the application of the Convention to those territories, and to notify the Director-General of the United Nations Educational, Scientific and cultural Organization of the territories to which it is applied, the notification to take effect three months after the date of its receipt.

Article 23

1. Each State Party to this Convention may denounce the Convention on its own behalf or on behalf of any territory for whose international relations it is responsible.

2. The denunciation shall be notified by an instrument in writing, deposited with the Director-General of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization.

3. The denunciation shall take effect twelve months after the receipt of the instrument of denunciation.

Article 24

The Director-General of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization shall inform the States members of the Organization, the States not members of the Organization which are referred to in Article 20, as well as the United Nations, of the deposit of all the instruments of ratification, acceptance and accession provided for in Articles 19 and 20, and of the notifications and denunciations provided for in Articles 22 and 23 respectively.

Article 25

1. This Convention may be revised by the General Conference of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization. Any such revision shall, however, bind only the States which shall become Parties to the revising convention.

2. If the General Conference should adopt a new convention revising this Convention in whole or in part, then, unless the new convention otherwise provides, this Convention shall cease to be open to ratification, acceptance or accession, as from the date on which the new revising convention enters into force.

Article 26

In conformity with Article 102 of the Charter of the United Nations, this ‘Convention shall be registered with the Secretariat of the United Nations at the request of the Director-General of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization.

Done in Paris this seventeenth day of November 1970, in two authentic copies bearing the signature of the President of the sixteenth session of the General Conference and of the Director-General of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization, which shall be deposited in the archives of the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization, and certified true copies of which shall be delivered to all the States referred to in Articles 19 and 20 as well as to the United Nations.

BẢN DỊCH

CÔNG ƯỚC UNESCO 1970

Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) Công ước về các biện pháp ngăn cấm xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa

Được Đại hội đồng thông qua tại kỳ họp thứ 16 ở Paris ngày 14 tháng 11 năm 1970,

Đại hội đồng UNESCO họp tại Paris từ ngày 12 tháng 10 đến ngày 14 tháng 11 năm 1970, kỳ họp thứ 16,

Nhắc lại tầm quan trọng của các quy định nêu trong Tuyên bố về các nguyên tắc hợp tác văn hóa quốc tế được thông qua tại kỳ họp thứ 14 của Hội nghị toàn thể,

Cho rằng việc trao đổi tài sản văn hóa giữa các quốc gia vì mục đích khoa học, văn hóa và giáo dục sẽ làm tăng thêm hiểu biết về văn minh nhân loại, làm phong phú thêm đời sống văn hóa của tất cả các dân tộc và tăng cường sự tôn trọng và nhận biết giá trị của nhau giữa các quốc gia,

Cho rằng tài sản văn hóa cấu thành một trong những yếu tố cơ bản nhất của nên văn minh và văn hóa quốc gia, và giá trị thực của chúng  chỉ có thể xác định được khi có thể thu thập đầy đủ nhữngthông tin về nguồn gốc, lịch sử và truyền thống,

Cho rằng phận sự của mỗi quốc gia là bảo vệ tài sản văn hóa nằm trong lãnh thổ quốc gia mình tránh khỏi nguy cơ bị đánh cắp, khai quật lén lút và xuất khẩu trái phép,

Cho rằng để tránh những nguy cơ này, vấn đề quan trọng là các quốc gia này càng phải thức tỉnh lương tâm nhằm tôn trọng di sản văn hóa của riêng quốc gia mình cũng như di sản văn hoá của tất cả các quốc gia trên thế giới,

Cho rằng các cơ quan văn hóa, các bảo tàng, thư việc và trung tâm lưu trữ cần đảm bảo rằng bộ sưu tập của họ được lập theo những nguyên tắc đạo đức mà thế giới công nhận,

Cho rằng xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa là một trở ngại lớn đối với sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia – mà đây chính là một phần trong những nhiệm vụ của UNESCO nhằm tăng cường hơn nữa sự hiểu biết này thông qua khuyến nghị về vấn đề này với các quốc gia có quan tâm và cuối cùng đi tới việc thành lập Công ước quốc tế,

Cho rằng việc bảo vệ di sản văn hóa có hiệu lực chỉ khi được tổ chức ở phạm vi quốc gia và quốc tế giữa các nước trên cơ sở hợp tác chặt chẽ,

Cho rằng Hội nghị toàn thể của UNESCO thông qua khuyến nghị để có hiệu lực vào năm 1964,

Trước đó đã có những đề xuất về các biện pháp ngăn cấm xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa, đây cũng là một vấn đề được đưa vào chương trình nghị sự của kỳ họp này như theo mục 19,

Đã được quyết định tại kỳ họp thứ 15 rằng vấn đề này sẽ là chủ đề trong một Công ước quốc tế,

Thông qua Công ước này ngày 14 tháng 11 năm 1970.

Điều 1. Theo mục đích của Công ước này, thuật ngữ “tài sản văn hóa” nghĩa là những tài sản, xét theo khía cạnh tôn giáo và phi tôn giáo, được từng quốc gia ấn định có tầm quan trọng đặc biệt về khảo cổ học, tiền lịch sử, lịch sử, văn học, nghệ thuật, khoa học và thuộc vào một trong những nhóm sau:

 (a) Những bộ sưu tập và mẫu vật hiếm về động vật học, thực vật học, khoáng sản và giải phẫu học và những vật thuộc diện cổ sinh vật học;

 (b) Những tài sản liên quan đến lịch sử bao gồm lịch sử khoa học, công nghệ, quân sự và xã hội, liên quan đến cuộc sống của những nguyên thủ quốc gia, những nhà tư tưởng, các nhà khoa học, các nghệ sĩ và liên quan đến những sự kiện có tầm quan trọng quốc gia;

 (c) Những sản phẩm của việc khai quật khảo cổ học (bao gồm khai quật hợp pháp và không hợp pháp) hoặc những phát hiện khảo cổ học;

 (d) Những yếu tố cấu thành công trình nghệ thuật hoặc công trình lịch sử hoặc địa danh khảo cổ học đã bị phân tán;

 (e) Những cổ vật có hơn một trăm năm tuổi chẳng hạn như những bản khắc, những đồng xu và dấu triện khắc;

 (f) Những hiện vật thuộc về dân tộc học;

 (g) Những tài sản nghệ thuật như:

 (i) Tranh, ảnh và bản vẽ làm hoàn toàn bằng thủ công với bất kỳ sự hỗ trợ và bằng bất kỳ chất liệu nào (không bao gồm những thiết kế công nghiệp và những sản phẩm công nghiệp nhưng trang trí bằng thủ công);

 (ii) Nguyên tác về tạc tượng và điêu khắc bằng bất kỳ chất liệu nào;

 (iii) Nguyên tác chạm khắc, bản in và in thạch bản;

 (iv) Nguyên tác những tổ hợp tác phẩm bằng bất kỳ vật liệu nào;

 (h) Những bản thảo viết tay quý hiếm và những cuốn sách in đầu tiên, sách cổ, tư liệu và ấn bản có tầm quan trọng đặc biệt (về lịch sử, nghệ thuật, khoa học, văn học,…vv) đơn lẻ hay thuộc bộ sưu tập;

 (i) Dấu cước bưu phí, phiếu thu và tem thư đơn lẻ hay trong bộ sưu tập;

 (j) Tư liệu lưu trữ dưới dạng âm thanh, hình ảnh và phim ảnh;

 (k) Đồ đạc hơn một trăm năm tuổi và nhạc cụ cổ.

Điều 2.

1. Các nước thành viên của Công ước thừa nhận rằng việc xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng cạn kiệt nguồn di sản văn hóa ở những nước xuất xứ và rằng hợp tác quốc tế là một trong những biện pháp hiêu quả nhất nhằm bảo vệ tài sản văn hóa của mỗi nước tránh khỏi những nguy cơ từ đó mà ra.

2. Đối với Công ước này, các Nước thành viên sẽ phản đối bằng cách từ bỏ những hoạt động như vậy, loại bỏ các nguyên nhân, chấm dứt cách làm hiện tại và bằng cách giúp đỡ để đưa ra những sửa đổi cần thiết.

Điều 3. Việc xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa đi ngược với các điều khoản được các Nước thành viên thông qua trong Công ước này sẽ bị coi là bất hợp pháp.

Điều 4. Các Nước thành viên của Công ước thừa nhận rằng vì mục đích của Công ước, những tài sản nằm trong danh mục dưới đây cấu thành một phần di sản văn hóa của một quốc gia:

 (a) Tài sản văn hóa được sáng tạo bởi một cá nhân hoặc một tập thể thiên tài của các quốc gia thành viên hoặc tài sản có tầm quan trọng đối với quốc gia thành viên được tạo ra trong lãnh thổ quốc gia đó bởi công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch đang cư trú tại quốc gia đó.

(b) Tài sản văn hóa tìm thấy bên trong lãnh thổ một quốc gia;

(c) Tài sản văn hóa thu thập từ hoạt động khảo cổ, nghiên cứu dân tộc học hay khoa học tự nhiên với sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất xứ tài sản đó;

(d) Tài sản văn hóa là đối tượng của trao đổi thỏa thuận tự do;

(đ) Tài sản văn hóa nhận dưới dạng quà biếu hoặc mua hợp pháp với sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất xứ tài sản đó;

Điều 5. Để đảm bảo việc bảo vệ tài sản văn hóa khỏi bị xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép về quyền sở hữu, các Nước thành viên của Công ước cam kết, tuỳ theo tình hình cụ thể của nước mình, thiết lập một hoặc một số cơ quan quốc gia tại lạnh thổ của mình, nếu trước đó chưa có cơ quan bảo vệ di sản văn hóa, với đội ngũ nhân viên đủ số lượng cần thiết và có năng lực thực hiện hiệu quả những chức năng sau:

(a) Đóng góp vào việc xây dựng các dự thảo luật và quy định bảo đảm việc bảo vệ di sản văn hoá và đặc biệt là ngăn chặn tình trạng xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu những tài sản văn hóa quan trọng;

 (b) Thiết lập và thường xuyên cập nhập, trên cơ sở tài liệu kiểm kê quốc gia về tài sản văn hóa, danh mục những tài sản văn hóa quan trọng của nhà nước và tư nhân mà nếu bị xuất khẩu sẽ làm cạn kiệt nguồn di sản văn hóa quốc gia;

(c) Thúc đẩy sự phát triển hoặc thành lập các cơ quan khoa học và kỹ thuật (bảo tàng, thư viện, trung tâm lưu trữ, phòng thí nghiệm, khóa học…) thực hiện công tác bảo tồn và giới thiệu tài sản văn hóa;

(d) Tổ chức giám sát việc khai quật khảo cổ học, đảm bảo sự bảo quản nguyên trạng một số tài sản văn hóa, và bảo vệ một số khu vực dành cho nghiên cứu khảo cổ học trong tương lai;

(đ) Vì lợi ích của những người có liên quan (người phụ trách bảo tàng, nhà sưu tập, người kinh doanh đồ cổ, v.v…), thiết lập những quy định phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức do Công ước đặt ra và đảm bảo thực hiện những quy định này;

(e) Tiến hành các biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy và tăng cường sự tôn trọng di sản văn hóa của tất cả các quốc gia và phổ biến kiến thức về các điều khoản của Công ước này;

(f) Nhận thức được rằng sự công khai ở một mức độ nào đó có thể là nguyên nhân dẫn tới sự biến mất một số hiện vật của tài sản văn hóa;

Điều 6. Các Nước thành viên của Công ước cam kết:

 (a) Ban hành chứng chỉ thích hợp mà trong đó nước xuất khẩu cho phép xuất khẩu một tài sản văn hóa nào đó. Chứng chỉ này liệt kê tất cả các khoản mục tài sản văn hóa được xuất khẩu theo các quy định;

(b) Cấm xuất khẩu tài sản văn hóa từ lãnh thổ của các Nước thành viên trừ khi tài sản văn hóa có giấy phép xuất khẩu đi kèm;

(c) Công khai lệnh cấm này bằng các phương tiện thích hợp, nhất là đối với những người có khả năng xuất nhập khẩu tài sản văn hóa.

Điều 7. Các Nước thành viên của Công ước cam kết:

(a) Thực hiện những biện pháp cần thiết phù hợp với luật pháp quốc gia nhằm ngăn chặn các bảo tàng và các cơ quan tương tự thuộc lãnh thổ nước mình thu thập những tài sản văn hóa có xuất xứ và được xuất khẩu trái phép từ một Nước thành viên khác sau khi Công ước có hiệu lực tại những nước này. Bất cứ khi nào có thể, thông báo cho nước xuất xứ là thành viên của Công ước về tài sản văn hóa đã bị đưa trái phép khỏi nước này sau khi Công ước có hiệu lực ở cả hai nước;

(b)

(i) Cấm nhập khẩu tài sản văn hoá là hiện vật ăn cắp từ các bảo tàng hoặc cơ sở tôn giáo hoặc khu di tích công cộng hoặc từ một cơ quan tương tự vào một Nước thành viên khác của Công ước sau khi Công ước có hiệu lực ở cả hai nước hữu quan, với điều kiện là tài sản đó các giấy tờ chứng minh rằng nó thuộc về tài liệu kiểm kê của cơ quan hay cơ sở đó;

(ii) Theo yêu cầu của Nước thành viên xuất xứ, một Nước thành viên cam kết sẽ có những biện pháp cần thiết nhằm phục hồi và trả lại bất cứ tài sản văn hóa nào được nhập khẩu vào nước đó sau khi Công ước có hiệu lực ở cả hai nước hữu quan, tuy nhiên, với điều kiện là nước yêu cầu phải trả tiền đền bù cho người mua không cố ý hoặc người có quyền sở hữu hợp lệ đối với tài sản đó. Yêu cầu phục hồi và trả lại sẽ được thực hiện qua cơ quan ngoại giao. Nước yêu cầu bằng chi phí của mình, phải đệ trình các tư liệu và chứng cứ cần thiết để yêu cầu phục hồi và hoàn trả. Cả hai Nước thành viên sẽ không áp đặt bất kỳ khoản thuế hải quan nào hay bất kỳ loại phí khác cho tài sản văn hóa được trả lại theo hình thức được quy định trong điều khoản này. Tất cả các chi phí phát sinh từ việc trả lại và vận chuyển tài sản văn hóa này sẽ do nước yêu cầu chịu trách nhiệm.

Điều 8. Các Nước thành viên Công ước cam kết sẽ áp dụng hình phạt hình sự hoặc hình phạt hành chính đối với bất kỳ ai vi phạm những điều khoản quy định tại Điều 6 (b) và Điều 7 (b) nói trên.

Điều 9. Bất cứ Nước thành viên nào của Công ước này có tài sản văn hóa là hiện vật khảo cổ hay hiện vật dân tộc học bị cướp có thể kêu gọi sự hỗ trợ của các Nước thành viên hữu quan khác. Các Nước thành viên của Công ước này cam kết, trong tình huống này, sẽ cùng phối hợp trong một nỗ lực quốc tế để xác lập và triển khai những biện pháp cụ thể cần thiết bao gồm kiểm soát xuất nhập khẩu, và thương mại quốc tế và những hiện vật cụ thể có liên quan. Trong lúc chờ đợi một thỏa thuận, mỗi nước liên quan sẽ thực hiện những biện pháp tạm thời khả thi nhằm phòng ngừa những hư hỏng không thể sửa chữa được có thể gây nguy hại đến tài sản văn hóa của nước yêu cầu.

Điều 10. Các Nước thành viên của Công ước này cam kết:

 (a) Bằng giáo dục, phổ biến thông tin và nâng cao tinh thần cảnh giác, hạn chế tình trạng tài sản văn hóa bị đưa ra trái phép khỏi biên giới của bất kỳ Nước thành viên nào của Công ước, và tuỳ theo mỗi nước, bắt buộc những người kinh doanh đồ cổ, tuân thủ các hình phạt hình sự và hành chính, để duy trì hệ thống đăng ký về nguồn gốc của mỗi khoản mục tài sản văn hóa, tên và địa chỉ người cung cấp, chi tiết mô tả và giá của mỗi khoản mục được bán và thông báo cho người mua về các quy định cấm xuất khẩu mà tài sản văn hóa này có thể nằm trong diện cấm đó.

 (b) Nỗ lực bằng các biện pháp giáo dục để khơi dậy và phát triển nhận thức của công chúng về giá trị của tài sản văn hóa và nguy cơ đe dọa tài sản văn hóa do bị lấy trộm, khai quật lén lút và xuất khẩu trái phép.

Điều 11. Việc xuất khẩu và chuyển giao quyền sở hữu tài sản văn hóa dưới sức ép trực tiếp hay gián tiếp bởi thế lực nước ngoài từ một nước thành viên bị chiếm đóng cũng bị coi là bất hợp pháp.

Điều 12. Các Nước thành viên của Công ước sẽ tôn trọng di sản văn hóa thuộc phần lãnh thổ mà xét theo quan hệ quốc tế họ phải chịu trách nhiệm và do đó sẽ có những biện pháp phù hợp nhằm ngăn cấm nạn xuất nhập khẩu và chuyển giao trái phép quyền sở hữu tài sản văn hóa trên những vùng lãnh thổ này.

Điều 13. Các Nước thành viên của Công ước cam kết, phù hợp với luật pháp từng nước:

 (a) bằng mọi biện pháp thích hợp ngăn chặn tình trạng chuyển giao quyền sở hữu tài sản văn hóa mà có khả năng thúc đẩy xuất khẩu hoặc nhập khẩu trái phép tài sản văn hóa;

 (b) đảm bảo rằng các cơ quan chức trách của họ sẽ hợp tác nhằm tạo điều kiện hoàn trả tài sản văn hóa bị xuất khẩu trái phép về cho chủ sở hữu hợp pháp;

 (c) chấp nhận hoạt động thu hồi những khoản mục tài sản văn hóa bị mất hoặc bị đánh cắp do người được cho phép hoặc người nhân danh chủ sở hữu tiến hành;

 (d) công nhận quyền sở hữu vĩnh viễn của mỗi Nước thành viên của Công ước  để phân loại và công bố một số tài sản văn hóa không được chuyển nhượng, cũng như không được xuất khẩu và tạo điều kiện cho Nước thành viên hữu quan thu hồi tài sản trong trường hợp tài sản đó đã bị xuất khẩu.

Điều 14. Nhằm ngăn chặn nạn xuất khẩu trái phép và thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ việc thi hành Công ước, bằng mọi khả năng mỗi Nước thành viên của Công ước cần phải có, thiết lập các cơ quan quốc gia chịu trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa nước mình với ngân sách đủ hoạt động, và nếu cần thiết nên thiết lập quỹ cho mục đích này.

Điều 15. Trước khi Công ước này có hiệu lực tại những Nước thành viên liên quan, không điều khoản nào trong Công ước này ngăn cản các Nước thành viên tiến hành ký kết các thỏa thuận cụ thể với nhau hoặc tiếp tục thực hiện những thỏa thuận đã được ký kết trước đó liên quan đến việc hoàn trả tài sản văn hóa bị di dời khỏi lãnh thổ xuất xứ vì bất kỳ lý do gì.

Điều 16. Các Nước thành viên của Công ước sẽ đệ trình báo cáo thường kỳ lên Hội nghị toàn thể của UNESCO vào đúng ngày và theo cách thức đã được Hội nghị toàn thể quy định, để cung cấp thông tin về những quy định pháp luật và hành chính đã được ban hành và những hoạt động đã triển khai để thực hiện Công ước này, cùng với bản báo cáo chi tiết những kinh nghiệm thu được từ hoạt động này.

Điều 17.

1. Các Nước thành viên của Công ước có thể kêu gọi sự hỗ trợ kỹ thuật của UNESCO, đặc biệt trong những lĩnh vực sau:

 (a) Thông tin và giáo dục;

 (b) Tư vấn và chỉ dẫn chuyên môn;

 (c) Điều phối và văn phòng hữu dụng;

2. UNESCO có thể chủ động tiến hành nghiên cứu và xuất bản ấn phẩm về những vấn đề liên quan đến tình trạng dịch chuyển trái phép tài sản văn hóa.

3. Đối với Công ước này, UNESCO có thể kêu gọi sự hợp tác từ bất kỳ tổ chức phi chính phủ nào có năng lực.

4. UNESCO có thể chủ động đưa ra kiến nghị cho các Nước thành viên của Công ước trong quá trình thực hiện Công ước này.

5. Theo yêu cầu của ít nhất hai Nước thành viên của Công ước đang có tranh chấp về thực hiện Công ước, UNESCO có thể mở các văn phòng hữu dụng để hỗ trợ giải quyết tranh chấp.

Điều 18. Công ước này được làm bằng tiếng Anh, Pháp, Nga và Tây Ban Nha, bốn văn bản đều có giá trị như nhau.

Điều 19.

1. Công ước này phải được các Nước thành viên của UNESCO phê chuẩn hoặc chấp thuận theo những thủ tục hiến định tương ứng của nước mình.

2. Văn kiện phê chuẩn hoặc chấp thuận sẽ được trình lên Tổng Giám đốc UNESCO.

Điều 20.

1. Công ước này cũng mở rộng cho các nước không phải là thành viên của UNESCO được Ban điều hành của Tổ chức mời tham gia Công ước.

2. Việc kết nạp có hiệu lực khi văn kiện xin gia nhập được trình lên Tổng Giám đốc UNESCO.

Điều 21. Công ước sẽ có hiệu lực sau ba tháng kể từ ngày văn kiện thứ ba về phê chuẩn, chấp thuận hay gia nhập được trình lên nhưng chỉ áp dụng với những nước đã gửi văn kiện tương ứng của mình vào ngày đó hoặc trước ngày đó. Đối với những nước gửi văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hay gia nhập sau ngày nhận văn kiện thứ ba này, Công ước sẽ có hiệu lực sau 3 tháng kể từ ngày gửi văn kiện.

Điều 22. Các Nước thành viên tham gia Công ước công nhận rằng Công ước được áp dụng không chỉ trên lãnh thổ chính quốc gia của họ mà còn trên cả phần lãnh thổ mà theo quan hệ quốc tế học phải chịu trách nhiệm; họ cam kết sẽ tư vấn, nếu cần thiết, cho các chính phủ hoặc cơ quan chức trách có thẩm quyền của vùng lãnh thổ này khi hoặc trước khi phê chuẩn, chấp thuận hay gia nhập xét theo quan điểm đảm bảo áp dụng Công ước trên những vùng lãnh thổ này, và họ cam kết sẽ báo cáo cho Tổng Giám đốc UNESCO về những vùng lãnh thổ áp dụng Công ước, báo cáo này sẽ có hiệu lực sau 3 tháng kể từ này UNESCO nhận được thông báo.

Điều 23.

1. Mỗi Nước thành viên của Công ước có quyền tuyên bố huỷ bỏ Công ước nhân danh chính nước mình hoặc nhân danh vùng lãnh thổ mà nước này chịu trách nhiệm xét theo quan hệ quốc tế.

2. Tuyên bố hủy bỏ phải được lập thành văn bản trình lên Tổng Giám đốc UNESCO.

3. Tuyên bố hủy bỏ có hiêu lực sau 12 tháng kể từ ngày nhận được văn bản tuyên  bố huỷ bỏ.

Điều 24. Tổng Giám đốc UNESCO sẽ thông báo cho các Nước thành viên của Tổ chức UNESCO, các nước không phải là thành viên của tổ chức theo Điều 20, cũng như cho Liên hợp quốc tế về việc gửi các văn kiện phê chuẩn, chấp thuận và gia nhập theo các Điều 19, 20 và về thông báo, tuyên bố huỷ bỏ theo các Điều 22, 23 tướng ứng.

Điều 25.

1. Công ước này có thể bị Đại hội đồng của UNESCO sửa đổi. Tuy nhiên, bất kỳ sửa đổi nào như vậy chỉ ràng buộc những quốc gia sẽ trở thành thành viên của Công ước sửa đổi.

2. Nếu Đại hội đồng chấp nhận một bản sửa đổi toàn bộ hay một phần Công ước, thì trước khi có một Công ước mới được đưa ra, Công ước này sẽ không được mở ra để tiếp nhận văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hay gia nhập kể từ ngày Công ước sửa đổi có hiệu lực.

Điều 26. Theo Điều 102 của Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước này sẽ được đăng ký tại Ban thư ký Liên Hợp quốc theo đề nghị của Tổng giám đốc UNESCO.

Làm tại Paris ngày 17 tháng 11 năm 1970, thành hai bản xác thực có chữ ký của Chủ tịch kỳ họp thứ 16 của Đại hội đồng và Tổng giám đốc UNESCO, bản này sẽ được gửi tới trung tâm lưu trữ của UNESCO, được công chứng là bản sao y nguyên bản và được gửi cho tất cả những nước theo các Điều 19, 20 cũng như cho Liên Hợp quốc.

Những điều khoản trên là văn bản gốc của Công ước được Đại hội đồng của UNESCO thông qua một cách hợp lệ tại kỳ họp thứ 16 tổ chức tại Paris và tuyên bố kỳ họp ngày kết thúc vào ngày 14 tháng 11 năm 1970.

Với tinh thần trung thực, chúng tôi ký tên dưới đây ngày 17 tháng 11 năm 1970.

 

BẢN SAO ĐƯỢC CÔNG CHỨNG
PARIS,




Giám Đốc Văn Phòng Phụ Trách Các Vấn Đề Pháp Lý Và Chuẩn Quốc Tế - Unesco

CHỦ TỊCH ĐẠI HỘI ĐỒNG
ATILIO DELL’ORO MAINI
TỔNG GIÁM ĐỐC




RENE MAHEU

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất