Công văn 2706/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan hướng dẫn một số điểm của Thông tư 36/2010/TT-BCT và triển khai kết quả cuộc họp ACTNC lần thứ 37

thuộc tính Công văn 2706/TCHQ-GSQL

Công văn 2706/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan hướng dẫn một số điểm của Thông tư 36/2010/TT-BCT và triển khai kết quả cuộc họp ACTNC lần thứ 37
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2706/TCHQ-GSQL
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Vũ Ngọc Anh
Ngày ban hành:07/06/2011
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Hải quan, Thương mại-Quảng cáo
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------------------
Số: 2706/TCHQ-GSQL
V/v: Hướng dẫn một số điểm của TT 36/2010/TT-BCT và triển khai kết quả cuộc họp ACTNC lần thứ 37
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2011
 
 
Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
 
 
Trên cơ sở báo cáo cuộc họp nhóm Quy tắc xuất xứ lần thứ 24 trong khuôn khổ cuộc họp Ủy ban đàm phán thương mại ASEAN - Trung Quốc (ACTNC) lần thứ 37 tại Trung Quốc và ý kiến thống nhất của Bộ Công Thương tại công văn số 3890/BCT-XNK ngày 29/4/2011, Tổng cục Hải quan hướng dẫn các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện như sau:
1. Đối với C/O mẫu E được phát hành từ ngày 01/01/2011 theo mẫu ban hành kèm Quyết định số 12/2007/QĐ-BTM, cơ quan Hải quan chỉ thu bản gốc theo quy định tại Điều 14, Phụ lục 2, Thông tư 36/2010/TT-BCT.
2. C/O mẫu E cấp sau thực hiện theo đúng quy định tại Điều 11, Phụ lục II và điểm 14, Phụ lục IV của Thông tư 36/2010/TT-BCT, tổ chức cấp C/O của nước xuất khẩu chỉ cần đánh dấu vào mục “ISSUED RETROACTIVELY” thuộc ô số 13 trên C/O mẫu E là hợp lệ. Việc đánh dấu vào ô số 13 bằng hình thức đánh máy hay viết tay đều được chấp nhận.
3. Khoản c, điểm 1, Điều 12, Phụ lục II Thông tư 36/2010/TT-BCT quy định việc ghi một số thông tin của C/O mẫu E bản gốc trên C/O giáp lưng nhưng không quy định bắt buộc phải ghi ở ô nào. Do đó, những thông tin này có thể được ghi ở bất kỳ ô nào trên C/O, tuy nhiên nhà xuất khẩu thường ghi vào ô số 7.
4. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc và Thông tư 36/2010/TT-BCT không quy định cụ thể thế nào là sai sót nhỏ nhưng có đưa ra ví dụ như sau: “1. Trường hợp không có nghi ngờ về xuất xứ của sản phẩm, những sai sót nhỏ, chẳng hạn như khác biệt về mã HS trên C/O mẫu E so với mã HS trên các chứng từ nộp cho cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu, sẽ không làm mất hiệu lực của C/O mẫu E, nếu sự khác biệt này trên thực tế phù hợp với sản phẩm nhập khẩu.” (Điều 17, Phụ lục II Thông tư 36/2010/TT-BCT)
Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN và Thông tư 21/2010/TT-BCT có nêu “lỗi in trong các khai báo trên C/O” (Điều 16, Phụ lục 7) được xem là sai sót nhỏ.
Ngoài ra, Tổng cục đã hướng dẫn về sai sót có thể được chấp nhận như “việc đánh dấu trên 2 mục ô số 13 bằng 2 màu mực khác nhau” (điểm 3, công văn số 3773/TCHQ-GSQL ngày 26/6/2009).
Theo đó, cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục hải quan và tiếp nhận C/O tham khảo các trường hợp dẫn trên và tự đánh giá mức độ và bản chất của những sai sót để xét C/O hợp lệ. Nếu có nghi ngờ về những sai sót này thì báo cáo Tổng cục để kiểm tra, xác minh.
5. Điểm 2, Điều 20, Phụ lục II Thông tư 36/2010/TT-BCT quy định việc cấp C/O mới trong trường hợp thay đổi điểm đến của sản phẩm xảy ra trong quá trình vận chuyển tới bên nhập khẩu thì người xuất khẩu sẽ đề nghị cấp C/O mẫu E mới, có C/O được cấp trước đó đi kèm. Đây là quy định áp dụng cho cơ quan cấp C/O. Đối với cơ quan Hải quan, người nhập khẩu chỉ phải xuất trình C/O mới để được xét hưởng ưu đãi ACFTA.
6. Điểm 3, Điều 21, Phụ lục II Thông tư 36/2010/TT-BCT quy định khi hàng hóa được vận chuyển qua lãnh thổ của một hoặc nhiều Bên không phải là thành viên của ACFTA thì một trong những chứng từ phải nộp cho cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu là bản sao hóa đơn thương mại gốc của sản phẩm. Hóa đơn thương mại gốc ở đây là hóa đơn do người xuất khẩu ở nước xuất xứ hàng hóa phát hành.
7. Điều 23. Phụ lục II Thông tư 36/2010/TT-BCT quy định cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu chấp nhận C/O mẫu E trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ sở tại một nước thứ ba. Trường hợp hóa đơn do một công ty của Trung Quốc hoặc ASEAN cấp (công ty này không phải nhà xuất khẩu) cũng được hiểu là trường hợp hóa đơn bên thứ ba.
8. Trong trường hợp C/O mẫu E ban đầu không đủ chỗ để khai hết số lượng các mặt hàng cần khai thì người xuất khẩu sử dụng một C/O mẫu E khác để khai tiếp. Tuy nhiên, giới hạn số lượng mặt hàng trên mỗi C/O là 20 mặt hàng.
9. Do không có quy định khoảng thời gian cụ thể đối với C/O mẫu E cấp trước ngày xuất khẩu nên chấp nhận cho hưởng ưu đãi theo Hiệp định ACFTA đối với C/O mẫu E bất kể C/O được cấp trước ngày xuất khẩu bao lâu, miễn là các thông tin và khai báo trên C/O hợp lệ.
Tổng cục Hải quan thông báo để Cục Hải quan các tỉnh, thành phố biết và thực hiện.
 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, GSQL (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh
 
 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất