Công văn 1704/BTC-TCHQ của Tổng cục Hải quan về chứng từ thanh toán

thuộc tính Công văn 1704/BTC-TCHQ

Công văn 1704/BTC-TCHQ của Tổng cục Hải quan về chứng từ thanh toán
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1704/BTC-TCHQ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công văn
Người ký:Hoàng Việt Cường
Ngày ban hành:08/02/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1704/BTC-TCHQ
V/v chứng từ thanh toán

Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2014

 

Kính gửi: Các Cục Hải quan tỉnh, thành phố

Bộ Tài chính nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp vướng mắc trong việc xử lý về chứng từ thanh toán của hàng tạm nhập - tái xuất trong quá trình thanh khoản hoàn thuế. Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

1. Căn cứ khoản 4.2 Phụ lục I Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013, thì "trường hợp người xuất khẩu hàng hóa được thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng nhưng phía nước ngoài ủy quyền cho bên thứ ba là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài thực hiện thanh toán, ngoài việc cung cấp chứng từ thanh toán thì việc thanh toán theo ủy quyền phải được thể hiện bằng văn bản (trong hợp đồng xuất khẩu; phụ lục hợp đồng hoặc văn bản điều chỉnh thanh toán)".

Căn cứ khoản 4.6 Phụ lục I Thông tư số 128/2013/TT-BTC, thì "trường hợp việc thanh toán giữa người xuất khẩu của Việt Nam và phía nước ngoài thực hiện bằng hình thức bù trừ giữa giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc tiền công gia công hàng hóa xuất khẩu với giá trị hàng hóa, dịch vụ mua của phía nước ngoài thì người xuất khẩu phải đáp ứng các điều kiện, thủ tục hồ sơ như sau:

a) Hàng hóa mua bán giữa người xuất khẩu với bên nước ngoài phải ghi rõ phương thức thanh toán trong hợp đồng mua bán.

b) Văn bản xác nhận của phía nước ngoài về số tiền thanh toán bù trừ giữa hàng hóa xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ mua của phía nước ngoài.

c) Trường hợp sau khi thanh toán bù trừ giữa trị giá hàng hóa xuất khẩu và trị giá hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu có chênh lệch, số tiền chênh lệch còn lại phải được thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại Phụ lục này."

2. Để xử lý việc thanh khoản, hoàn thuế đối với chứng từ thanh toán hàng tạm nhập - tái xuất của các doanh nghiệp đúng quy định, đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố kiểm tra cụ thể chứng từ thanh toán cho hàng hóa do doanh nghiệp xuất trình, nếu đáp ứng các quy định về chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo quy định tại khoản 4.2 và khoản 4.6 Phụ lục I Thông tư số 128/2013/TT-BTC thì thanh khoản, hoàn thuế cho doanh nghiệp theo quy định.

Bộ Tài chính thông báo để các Cục Hải quan tỉnh, thành phố được biết và thống nhất chỉ đạo thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ CST, Vụ Pháp chế - BTC;
- Tổng cục Thuế;
- Lưu: VT, TCHQ (47).

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Hoàng Việt Cường

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất