Công văn 12325/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc xử lý đối với lượng nguyên vật liệu dư thừa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • Tiếng Anh
  • Hiệu lực
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Nội dung MIX

    - Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…

    - Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.

  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
Ghi chú

thuộc tính Công văn 12325/TCHQ-GSQL

Công văn 12325/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc xử lý đối với lượng nguyên vật liệu dư thừa
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quanSố công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:12325/TCHQ-GSQLNgày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Công vănNgười ký:Vũ Ngọc Anh; Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành:30/12/2015Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN

_________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________

Số: 12325/TCHQ-GSQL
V/v xử lý đối với lượng nguyên vật liệu dư thừa

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015

 

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Hồ Chí Minh.

 

Hiện nay, khi thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu tại trụ sở doanh nghiệp, cơ quan hải quan phát hiện lượng nguyên vật liệu tồn kho dư tha so với chứng từ kế toán, shạch toán kế toán, hồ sơ hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu và đang thực hiện ấn định thuế nhập khẩu, thuế GTGT và xử phạt vi phạm hành chính theo qui định. Để thống nhất thực hiện, Tổng cục Hải quan đã dự thảo công văn trình Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thống nhất theo hướng chưa thực hiện ấn định thuế nhập khẩu, thuế GTGT, xử phạt vi phạm hành chính đối với lượng nguyên vật liệu dư thừa còn tồn kho tại doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để việc xử lý phù hợp với quy định tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12; Nghị định số 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Tổng cục Hải quan đề nghị các đơn vị hải quan có tên nêu trên tham gia vào các nội dung sau:

1. Đối với lượng nguyên vật liệu dư tha còn tồn tại kho doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân khác nhau như do định mức cao hơn thực tế, do xuất khống, xuất thiếu, nhập tha so với khai hải quan...thì có thực hiện ấn định thuế nhập khẩu, thuế GTGT và xử phạt vi phạm hành chính không; nêu rõ căn cứ pháp lý để n định thuế, xử phạt hoặc chưa n định thuế, xử phạt theo quy định.

2. Trường hợp chưa ấn định thuế nhập khẩu, thuế GTGT và xử phạt thì biện pháp theo dõi lượng nguyên vật liệu dư tha này như thế nào trên hệ thống? Thực tế xử lý đã có trường hợp nào doanh nghiệp tiếp tục đưa vào sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu và đnghị hoàn thuế không? Biện pháp quản lý, theo dõi đối với lượng nguyên vật liệu này được thực hiện như thế nào: bng cách đăng ký tờ khai cho lượng nguyên vật liệu dư thừa hay bằng biên bản ghi nhận số lượng giữa hải quan và doanh nghiệp.

3. Biện pháp theo dõi, quản lý đối với lượng nguyên vật liệu dư thừa áp dụng trong trường hợp chưa thực hiện ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính:

a) Lập Biên bản ghi nhận cụ thể lượng nguyên vật liệu thừa giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp.

b) Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký bằng văn bản thời hạn dự kiến xuất khẩu sản phẩm áp dụng trong trường hợp tiếp tục đưa lượng nguyên vật liệu dư thừa vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Cơ quan hải quan có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện theo đúng thời hạn đã đăng ký.

Nêu rõ thuận lợi, khó khăn khi áp dụng biện pháp này hoặc có đề xuất biện pháp quản lý khác (nếu có).

Tổng cục Hải quan gửi kèm theo đây dự thảo công văn hướng dẫn của Bộ Tài chính, đề nghị các đơn vị nghiên cứu, có ý kiến tham gia và gửi về Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) trước ngày 08/01/2016 để tổng hợp trình Bộ Tài chính./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, GSQL (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh

 

 

 

BỘ TÀI CHÍNH
_____________

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________

Số:       /BTC-TCHQ
V/v xử lý đối với nguyên vật liệu dư thừa

Hà Nội, ngày    tháng 12 năm 2015

DỰ THẢO.

 

 

 

Kính gửi: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.

 

Hiện nay, khi thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu tại trụ sở doanh nghiệp, cơ quan hải quan phát hiện lượng nguyên vật liệu tn kho dư thừa so với chứng từ kế toán, shạch toán kế toán, hồ sơ hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu và đang thực hiện ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Để thống nhất thực hiện, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 39 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11;

Căn cứ quy định tại Điều 33 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12;

1. Trường hợp khi kiểm tra, thanh tra phát hiện lượng nguyên vật liệu dư thừa tn kho nhiều hơn so với chứng từ kế toán, skế toán, hồ sơ hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu, doanh nghiệp giải trình cụ thể lý do dẫn đến dư thừa và thực tế lượng nguyên vật liệu dư thừa còn để tại kho doanh nghiệp thì cơ quan hải quan chưa thực hiện n định thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và không thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với lượng nguyên vật liệu dư thừa này.

2. Lượng nguyên vật liệu dư thừa được xử lý như sau:

a) Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì thực hiện thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

b) Trường doanh nghiệp tiếp tục đưa vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì thực hiện như sau:

- Cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản xác nhận cụ thể số lượng từng loại nguyên vật liệu dư thừa;

- Doanh nghiệp có văn bản đăng ký với cơ quan hải quan thời hạn sản xuất sản phẩm xuất khẩu và có trách nhiệm thực hiện theo đúng văn bản đã đăng ký;

- Cơ quan hải quan có trách nhiệm theo dõi lượng nguyên vật liệu dư thừa theo thời hạn doanh nghiệp đã đăng ký cho đến khi thực xuất khẩu sản phẩm;

- Trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký thời hạn xuất khẩu sản phẩm nhưng không xuất khẩu tự ý chuyển mục đích sử dụng mà không khai hải quan thì xử lý theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Nhận được văn bản này, đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc thì báo cáo gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để có chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, TCHQ (5b)

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

Ghi chú
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiển thị:
download Văn bản gốc có dấu (PDF)
download Văn bản gốc (Word)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
×
×
Vui lòng đợi