Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BXD 2020 hợp nhất Nghị định quản lý vật liệu xây dựng

thuộc tính Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BXD

Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BXD năm 2020 do Bộ Xây dựng ban hành hợp nhất Nghị định quản lý vật liệu xây dựng
Số hiệu:04/VBHN-BXD
Ngày ký xác thực:05/03/2020
Loại văn bản:Văn bản hợp nhất
Cơ quan hợp nhất: Bộ Xây dựng
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Người ký:Nguyễn Văn Sinh
Số công báo:Đang cập nhật
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Văn bản hợp nhất 04/VBHN-BXD

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

 

Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 04 năm 2016 của Chính phvề quản lý vật liệu xây dựng, có hiệu lực từ ngày 26 tháng 5 năm 2016 được sa đổi, bổ sung bởi:

1. Nghị định s100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ sa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điu kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2018;

2. Nghị định số 95/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2020;

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Khoáng sn ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Bo vệ môi tng ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một sđiều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,1

Chính phhan hành Nghị định về quản lý vật liệu xây dựng.

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phm vi điều chỉnh2

Nghị định này quy định các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, bao gồm: Hoạt động đầu tư, sn xuất vật liệu xây dựng; quản lý chất lượng, kinh doanh vật liệu xây dựng; chính sách phát trin vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sn, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Riêng đối với vật liệu xây dựng kim loại và vật liệu xây dựng không có nguồn gốc từ khoáng sản, Nghị định này chđiều chỉnh về quản lý chất lượng và kinh doanh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Nghị định này là các cơ quan quản lý nhà nước, các tchức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ng

Trong Nghị định này, nhng từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Vật liệu xây dựng là sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ được sdụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ.

23. Vật liệu xây dựng chyếu là các loại vật liệu xây dựng, bao gồm: Xi măng, vật liệu ốp lát (ceramic, granit, cotto, đá ốp lát nhân tạo, đá p lát tự nhiên), sứ vệ sinh, kính xây dựng, vôi, vật liệu chịu la.

3. Vật liệu p lát là vật liệu xây dựng được sử dụng để ốp, lát các công trình xây dựng.

4. Sứ vệ sinh là sản phẩm có nguồn gốc từ gốm sứ dùng để lắp đặt trong các công trình vệ sinh, phòng thí nghiệm và các phòng chuyên dụng khác.

5. Vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường bao gồm: Vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng được sản xuất từ việc sử dụng chất thải làm nguyên liệu hoặc nhiên liệu, vật liệu xây dựng có tính năng Tiết kiệm năng lượng vượt trội so với vật liệu cùng chng loại.

64. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu bao gồm: Đá làm đá ốp lát, đá làm vôi, cát trắng silic, cao lanh, đất sét trắng, fenspat, đất sét chịu lửa, đôlômít, bentônít và các loại khoáng sản làm xi măng (gồm: Đá làm xi măng, sét làm xi măng và phụ gia xi măng), được quy hoạch trên phạm vi cả nước.

7. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường là các loại khoáng sản được quy định tại Khoản 1 Điều 64 của Luật Khoáng sản.

Điều 4. Quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng

1. Nội dung quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng:

a) Ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bn quy phạm pháp luật về vật liệu xây dựng; các quy định về khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

b5) Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

c) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng;

d) Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng;

đ) Thm định, đánh giá về công nghệ sản xuất, chất lượng vật liệu xây dựng; công nghệ chế biến, chất lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng;

e) Thanh tra, kiểm tra và xlý vi phạm trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

2. Phân công, phân cấp quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng:

a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng;

b) Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng;

c) Các Bộ, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ được phân công, phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện quản lý nhà nước về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng;

d) Ủy ban nhân dân tnh, thành phố trc thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn.

Chương II6 (được bãi bỏ)

 

Chương III. HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG

 

Điều 29. Yêu cầu đối với dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng

17. Dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng phải phù hợp với quy hoạch theo quy định pháp luật về quy hoạch và tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dng.

28. Dự án đầu tư sản xuất sn phẩm vật liệu xây dựng chủ yếu phải lựa chọn công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại đáp ứng các tiêu chí về tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, đáp ứng các yêu cầu về bo vệ môi trường và được thẩm định công nghệ theo quy định pháp luật về chuyển giao công nghệ.

3. Đi với các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng chủ yếu, cơ quan đăng ký đầu tư phải lấy ý kiến tham vấn của Bộ Xây dựng trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Điều 30. Hoạt động chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng, xuất khẩu khoáng sn làm vật liệu xây dựng

1. Hoạt động chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khoáng sản, môi trường, lao động và các pháp luật liên quan khác.

2. Cơ sở chế biến khoáng sản phải có bộ máy nhân lực được đào tạo, đ năng lực vận hành thiết bị công nghệ và kiểm soát chất lượng sản phẩm; sdụng thiết bị, công nghệ chế biến tiên tiến, hiện đại phù hợp với đặc Điểm chế biến của từng loại khoáng sản để nâng cao tối đa hệ số thu hồi sản phẩm khoáng sản chế biến, có mức độ phát thải đạt tiêu chuẩn và quy chuẩn về môi trường.

3. Bộ Xây dựng hướng dẫn về mức độ chế biến sâu khoáng sản làm vật liệu xây dựng; xuất khẩu khoáng sn làm vật liệu xây dựng.

Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất vật liệu xây dựng

1. Quyền của tổ chức, cá nhân sản xuất vật liệu xây dựng:

a) Lựa chọn, quyết định về công nghệ chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật;

b) Lựa chọn, quyết định và công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng do mình sản xuất;

c) Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng và môi trường;

2. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất vật liệu xây dựng:

a) Công bố tiêu chun áp dng, công bố hợp quy đối với sản phẩm vật liệu xây dựng bắt buộc phải hợp quy và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình sản xuất;

b) Thực hiện đúng và đầy đcác nội dung của quyết định phê duyệt đầu tư;

c) Thực hiện đúng và đầy đcác nội dung nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, các yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc các nội dung ghi trong bản cam kết bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật về khoáng sn, bảo vệ môi trường;

d) Cung cấp đầy đủ thông tin, hướng dẫn sử dng, vận chuyển, lưu giữ, bảo qun vật liệu xây dựng;

đ) Ngừng sản xuất và có biện pháp khắc phục hậu quả khi phát hiện sản phẩm vật liệu xây dựng không đạt tiêu chun cht lượng và có nguy cơ gây thiệt hại cho người kinh doanh và người sdụng; bồi thường thiệt hại cho người kinh doanh và người sử dụng do việc sử dụng sản phẩm vật liệu xây dựng không đạt tiêu chuẩn chất lượng gây ra;

c)Tuân thcác quy định về thanh tra, kiểm tra, chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Cung cấp đầy đủ các thông tin về hoạt động sản xuất, chất lượng sản phẩm môi trường đối với các cơ quan quản lý nhà nước có thm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Quy định sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine trong sản xuất vật liệu xây dựng

1. Quy định đối với các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng:

a) Chsử dụng amiăng trắng nhóm serpentine có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng để sản xuất vật liệu xây dựng;

b) Bảo đảm nồng độ sợi amiăng trắng nhóm serpentine trong khu vực sản xuất không vượt quá 0,1 sợi/ml không khí tính trung bình 8 giờ và không vượt quá 0,5 sợi/ml không khí tính trung bình 1 giờ;

c) Không để rách vbao, rơi vãi khi vận chuyển nguyên liệu amiăng trắng nhóm serpentine;

d) Không được sử dụng amiăng trắng nhóm serpentine làm vật liệu nhồi, chèn, cách nhiệt trong công trình xây dựng khi chưa được trộn với các chất kết dính để đảm bo sợi amiăng trng nhóm serpentine không khuếch tán vào không khí;

đ) Có các phương án xử lý phế phẩm, các vật liệu, bụi, nước thi ra từ quá trình sản xuất để sdụng lại hoặc xử lý đm bảo an toàn theo quy định;

e) Tuân thquyết định đầu tư đã được phê duyệt, báo cáo đánh giá tác động môi trường, các quy định về an toàn lao động và bảo vệ môi trường;

g) Phải tổ chức quan trắc, giám sát môi trường nước và môi trường không khí trong cơ sở sản xuất với tần suất định kỳ 03 tháng một lần;

h) Người lao động trực tiếp tham gia quá trình sản xuất phải được trang bị bảo hộ lao động theo quy định;

i) Tổ chức theo dõi khám sức khỏe, chụp X quang định kỳ theo quy định của Bộ Y tế đối với toàn bộ cán bộ, công nhân, người lao động trong đơn vị; kết quả khám sức khỏe được lưu gitại cơ sở y tế và cơ sở sản xuất.

2. Quy định việc sử dụng có kiểm soát các sản phẩm vật liệu xây dựng sử dụng nguyên liệu là amiăng trng nhóm serpentine:

a) Chđược sử dụng các sản phẩm vật liệu xây dựng có sử dụng nguyên liệu là amiăng trắng nhóm serpentine khi các sản phẩm này đã được công bố hợp quy.

b) Phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khống chế việc phát sinh bụi amiăng trắng nhóm serpentine trong các sản phẩm vật liệu xây dựng khi thực hiện các công việc như cưa, ct, mài, đục các sản phẩm vật liệu xây dựng có chứa amiăng trắng nhóm serpentine;

c) Phải lập phương án bo vệ môi trường trước khi tiến hành việc phá d, sa chữa, ci tạo các công trình, thiết bị công nghiệp đối với các vật liệu xây dựng có chứa amiăng trng nhóm serpentine;

d) Phải thu gom và chuyển vào nơi quy định các phế thải vật liệu xây dựng có chứa amiăng trắng nhóm serpentine; các phế thi vật liệu xây dựng này không được dùng làm nguyên liệu rải đường.

Chương IV. QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG

 

Điều 33. Yêu cầu về cht lưng sn phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải tuân thủ và phù hợp với các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đồng thời phải đm bảo các yêu cầu sau:

1. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước đưa ra thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải đạt tiêu chuẩn đã công bố;

b) Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phải tuân thquy chuẩn kthuật thì phải bo đảm chất lượng theo quy chuẩn kthuật, phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy;

c) Những sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì nhà sản xuất phải có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn cơ sở; khuyến khích sdụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm tiêu chuẩn cơ sở.

d) Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng yêu cầu có nhãn hàng hóa thì nhãn hàng hóa phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;

đ) Sn phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng đã được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phải tuân thủ quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kthuật về dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy.

2. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu phải công bố tiêu chun áp dụng; sản phm, hàng hóa vật liệu xây dựng được quản lý bng quy chuẩn kthuật quốc gia phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quc gia tương ứng.

3. Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng khi sdụng vào công trình xây dựng phải đm bo chất lượng, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và tuân ththiết kế.

Điều 349. (được bãi bỏ)

Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng

1. Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng:

a) Có các quyền của thương nhân kinh doanh hàng hóa theo quy định của pháp luật về thương mại;

b) Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ về chất lượng vật liệu xây dựng.

2. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng:

a) Tuân thủ các yêu cầu về kinh doanh vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật thương mại;

b) Chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại trong trường hợp cung cấp sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng không đảm bo chất lượng, ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng;

c) Tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu gi, bảo quản vật liệu xây dng để duy trì chất lượng;

d) Cung cấp đầy đthông tin, tài liệu về chất lượng, các điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng cho người mua;

đ) Phải kịp thời cung cấp đầy đủ thông tin và biện pháp xử lý cho người mua khi sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng không đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định từ nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà phân phối;

e) Tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra, chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Thực hiện kê khai giá theo quy định.

Điều 36. Xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu xây dựng

1. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân xuất khẩu vật liệu xây dựng:

a) Bảo đảm chất lượng vật liệu xây dựng phù hợp với hợp đồng thương mại;

b) Tuân thcác yêu cầu về cht lượng vật liệu xây dựng xuất khẩu quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam cam kết;

c) Trường hợp vật liệu xây dựng được tái nhập để sử dụng trong nước, nhà xuất khẩu phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định đối với nhà nhập khẩu vật liệu xây dựng;

d) Chịu sự quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hàng năm và đột xuất phải báo cáo Sở Xây dựng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đơn vị đăng ký kinh doanh để tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng việc xuất khẩu các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng chủ yếu.

2. Yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu vật liệu xây dựng:

a) Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu;

b) Tổ chức và kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu gi, bảo quản đduy trì chất lượng sản phẩm và yêu cầu về bảo vệ môi trường;

c) Chịu trách nhiệm việc tái xuất vật liệu xây dựng nhập khẩu không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng;

d) Vật liệu xây dựng nhập khẩu không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dng nhưng không tái xuất được và không tái chế được, nhà nhập khẩu phi thực hiện tiêu hủy trong thời hạn quy định, chịu toàn bộ chi phí cho việc tiêu hủy và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan;

đ) Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu về chất lượng, các điều kiện phải thực hiện khi vận chuyn, lưu giữ, bo qun sản phẩm vật liệu xây dựng cho người kinh doanh và người sử dụng;

e) Tuân thủ các quy định về thanh tra, kiểm tra, chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chương V. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TIẾT KIỆM TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN, TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG, THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG

 

Điều 37. Chính sách chung phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường

1. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện vi môi trường.

2. Các tổ chức, cá nhân nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư của nhà nước.

3. Nhà nước hạn chế và xóa bỏ theo lộ trình các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên liệu, tiêu tn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.

4. Bộ Xây dựng hướng dẫn việc sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường trong các công trình xây dựng.

Điều 38. Các loại dự án nghiên cứu phát triển, đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sn, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường đưc hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu đầu tư của nhà nưc

1. Dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ phát triển vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

2. Các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất vật liệu xây không nung đảm bo quy mô công suất:

a) Dự án sản xuất vật liệu xây không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn 1.000 kg/m3) có công suất cho một dây chuyền từ 50.000 m3/năm trở lên;

b) Dự án sản xuất gạch bê tông (gạch xi mãng - cốt liệu) có công suất cho một dây chuyền từ 10 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm trở lên.

3. Các dự án đầu tư xử lý, sử dụng phế thải của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy phân bón hóa chất, nhà máy luyện kim để làm vật liệu xây dựng đảm bảo quy mô công suất:

a) Dự án xlý, sử dụng tro, xi có công suất từ 100.000 tấn/năm trở lên;

b) Dự án xlý, sử dụng thạch cao có công suất từ 50.000 tấn/năm tr lên.

4. Dự án đầu tư hệ thống tận dụng nhiệt khí thải trong sản xuất xi măng để phát điện.

5. Dự án đầu tư xlý, sử dụng rác thải sinh hoạt để làm nhiên liệu trong sản xuất vật liệu xây dựng có công suất từ 200 tấn/ngày trở lên.

6. Dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng khác có tính năng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường vượt trội so với chng loại vật liệu xây dựng cùng loại;

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, trình Thtướng Chính phủ quyết định các dán được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu đầu tư tại Khoản này.

Điều 39. Chính sách ưu đãi và hỗ tr

1. Đối với dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ quy định tại Khoản 1 Điều 38 Nghị định này:

a) Được hưởng chính sách ưu đãi thuế và tín dụng quy định tại Điều 64 và 65 của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013;

b) Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ khác có liên quan.

2. Đối với dán đầu tư quy định tại các Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 6 Điều 38 Nghị định này:

a) Được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 và hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Luật Đầu tư năm 2014;

b10) Được hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ đối với dán đầu tư có chi phí chuyển giao theo quy định tại Điều 9 và Điều 38 của Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017.

c) Các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư khác có liên quan.

3. Đối với dán đầu tư quy định tại Khoản 4 Điều 38 Nghị định này được hưởng chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư tương tự như đối với dự án phát triển năng lượng tái tạo quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010;

4. Đối với dán đầu tư quy định tại Khoản 5 Điều 38 Nghị định này:

a) Được hưng chính sách ưu đãi như quy định tại Khoản 2 Điều này;

b) Được hỗ trợ thêm chi phí tối thiểu bằng giá xử lý rác thải sinh hoạt của địa phương ban hành cho các cơ sở xlý chôn lấp hoặc đốt rác thi sinh hoạt từ nguồn ngân sách địa phương.

Điều 40. Yêu cầu chung về sdụng chất thải trong sản xuất vật liệu xây dựng

1. Đối với các cơ sở sản xuất vật liệu xây dng có xử lý, sdụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu trong sn xuất:

a) Việc đầu tư và hoạt động của các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có xử lý, sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất phải tuân thcác quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về môi trường;

b) Có đủ phương tiện phù hợp để vận chuyển và kho bãi đạt yêu cầu kỹ thuật để chứa chất thải;

c) Vật liệu xây dựng sử dụng nguyên liệu là phế thải phải đảm bảo tiêu chun v bo vệ sức khỏe, bo vệ môi trường;

d) Sản phẩm vật liệu xây dựng có sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu phải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

2. Đối với các chủ cơ sở phát thải tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất, luyện kim:

a) Phải tuân thủ pháp luật về môi trường và các quy định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các giải pháp xlý phế thải là tro, x, thạch cao.

b) Có trách nhiệm phân loại, sơ chế tro, xỉ, thạch cao đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng;

c) Trường hợp không đkhả năng tự phân loại, sơ chế tro, x, thạch cao thì phải thuê đơn vị có đủ năng lực để thực hiện việc phân loại và sơ chế đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng.

Chương VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng

111. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bn quy phạm pháp luật về vật liệu xây dựng; lập, trình thm định, trình phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng; các chương trình, kế hoạch, đề án phát triển vật liệu xây dng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm II và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo phân công của Chính phủ.

3. Lựa chọn, công bdanh sách các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

4. Hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư, sản xuất, kinh doanh, sdụng vật liệu xây dựng.

5. Hướng dn các hoạt động thẩm định, đánh giá về công nghệ sản xuất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dng; công nghệ chế biến, chất lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng.

6. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan (trong trường hợp cần thiết) tổ chức kiểm tra, thanh tra và xlý vi phạm đối với các hoạt động trong lĩnh vc vật liệu xây dng trên phạm vi cnước.

7. Các nhiệm vụ khác trong lĩnh vực vật liệu xây dựng đã được quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Điều 42. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ

1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách cthể về phát triển vật liệu xây dựng theo lĩnh vực được phân công phụ trách.

2. Phối hợp với Bộ Xây dựng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, công tác kiểm tra, thanh tra và xlý vi phạm các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

Điều 43. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tnh, thành phtrực thuộc Trung ương

1. Tổ chức thực hiện các văn bn quy phạm pháp luật và các nhiệm vụ quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng trên địa bàn theo thẩm quyền.

2. Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng tại địa phương theo quy định của pháp luật.

3. Theo dõi, thống kê, tổng hợp tình hình hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng tại địa phương.

4. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng tại địa phương.

5. Tổ chức kiểm tra, thanh tra các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thanh tra SXây dựng chịu trách nhiệm thanh tra chuyên ngành về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương.

6. Hàng năm hoặc đột xuất báo cáo Bộ Xây dựng về các hoạt động trong lĩnh vực vật liệu xây dựng của địa phương.

7. Các nhiệm vụ khác về quản lý vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật.

Điều 44. Điều khoản chuyển tiếp

112. (được bãi bỏ)

Các quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng và quy hoạch khoáng sn làm vật liệu xây dựng đã được phê duyệt trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tc thực hiện cho đến thời điểm quy hoạch được điều chnh hoặc thay thế.

2. Các dự án đầu tư về lĩnh vực vật liệu xây dựng đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải phê duyệt lại, các hoạt động chưa được thực hiện thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

3. Trường hợp Nghị định này quy định chính sách ưu đãi cao hơn chính sách ưu đãi mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo quy định của Nghị định này cho thời gian hưng ưu đãi còn lại của dự án.

Trường hợp Nghị định này quy định chính sách ưu đãi thấp hơn chính sách ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án.

Điều 45. Hiệu lực thi hành13

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 5 năm 2016 và thay thế Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

BỘ XÂY DỰNG
-------

Số: 04/VBHN-BXD

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính ph (đđăng công báo);
- Bộ tr
ưởng Phạm Hồng Hà (để b/c);
- Cổng TTĐT Ch
ính ph (để đăng ti);
- Trung tâm thông tin Bộ Xây dựng (
để đăng tải);
- Lưu: VT, PC, VLXD.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

 

Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2020

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Sinh

 

 

----------------------

[1] Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ sa đổi, b sung, bãi bmột số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực qun lý nhà nưc của Bộ Xây dựng, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2018 có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cLuật t chc Chính ph ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Luật xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cLuật nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật kinh doanh bất động sn ngày 25 tháng 11 năm 2014;’’

- Nghị định số 95/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bsung một số điều của Nghị định s 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dng, có hiệu lực t ngày 10 tháng 02 năm 2020 có căn cứ ban hành sau:

“Căn cứ Luật Tổ chc Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cLuật Quy hoch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cLuật sa đổi, bsung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19 tháng 6 năm 2017;

[2] Điu này được sửa đổi, b sung theo quy định ti khon 1 Điều 1 Nghị định s95/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ sa đổi, bsung một số điều của Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về qun lý vt liu xây dựng, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2020.

[3] Khon này được sửa đổi, b sung theo quy định ti khoản 2 Điều 1 Nghị định s 95/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 m 2019 ca Chính phủ sa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 m 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng, có hiu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2020.

[4] Khon này được sa đổi, bổ sung theo quy định tại khon 3 Điều 1 Nghị định số 95/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Chính ph sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 m 2016 ca Chính phủ về qun lý vt liệu xây dựng, có hiệu lc từ ngày 10 tng 02 năm 2020.

[5] Điểm này được sa đổi, b sung theo quy định ti khoản 4 Điu 1 Nghị định số 95/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Chính phsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2020.

[6] Chương này được bãi bỏ theo quy định tại khon 8 Điều 1 Nghị định số 95/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ sa đổi, bsung một số điều của Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ vquản lý vật liệu xây dựng, có hiu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2020.

[7] Khoản này được sa đổi, b sung theo quy định tại khon 5 Điều 1 Nghị định số 95/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Chính ph sa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định s 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vt liu xây dựng, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2020.

[8] Khon này được sa đổi, bổ sung theo quy định tại khon 5 Điu 1 Nghị định số 95/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ sa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định s 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về qun lý vật liệu xây dựng, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2020.

[9] Điều này được bãi b theo quy định ti khoản 3 Điu 3 của Nghđịnh s 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Chính phsửa đổi, b sung, bãi bỏ một số quy định về điu kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực qun lý nhà nước của Bộ Xây dựng, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2018.

[10] Điểm này được sửa đổi, b sung theo quy định ti khoản 6 Điều 1 Nghị định số 95/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ sa đổi, bổ sung một sđiều của Nghđịnh số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 ca Chính phủ về quản lý vt liệu xây dựng, có hiệu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2020.

[11] Khon này được sa đổi, bổ sung theo quy định tại khon 7 Điều 1 Nghị định số 95/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Chính ph sa đổi, b sung một số điều của Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính phvề qun lý vật liu xây dựng, có hiu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2020.

[12] Khon này được bãi btheo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghđịnh số 95/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2019 của Chính ph sa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định s 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tng 4 năm 2016 của Chính ph vquản lý vật liệu xây dựng, có hiu lực từ ngày 10 tháng 02 năm 2020.

[13] - Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2018 của Chính phsửa đổi, bsung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực qun lý nhà nước của Bộ Xây dựng, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2018 quy định như sau:

Điều 5. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiu lực thi hành ktừ ngày 15 tháng 9 năm 2018.

- Nghị định s 95/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2019 ca Chính phủ sửa đổi, bsung một số điều ca Nghị định s 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Chính ph v qun lý vật liệu xây dựng, có hiu lực từ ngày 10 tng 02 năm 2020 quy định như sau:

Điều 2. Hiu lc thi hành

Nghị định này có hiu lực thi nh từ ngày 10 tháng 02 năm 2020.

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Nội dung văn bản tiếng Anh đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất