Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9905:2014 Công trình thủy lợi-Yêu cầu thiết kế kết cấu theo độ tin cậy

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9905:2014

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9905:2014 Công trình thủy lợi-Yêu cầu thiết kế kết cấu theo độ tin cậy
Số hiệu:TCVN 9905:2014Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2014Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9905 : 2014

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - YÊU CẦU THIẾT KẾ KẾT CẤU THEO ĐỘ TIN CẬY

Hydraulic structures - Design reliability requirements

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tc, yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế kết cấu công trình thủy lợi theo lý thuyết độ tin cậy, sao cho thiết kế kết cấu của hệ thống phù hợp với các yêu cầu và thích hợp đ sử dụng an toàn, hợp lý v kinh tế, tiên tiến về kỹ thuật;

1.2. Tiêu chuẩn này thích hợp dùng cho việc tính toán thiết kế kết cấu, lựa chọn cấu kiện kết cấu và nền móng của các loại công trình thủy công làm bằng các loại vật liệu, trong các thời kỳ thiết kế, vận hành, thi công (bao gồm chế tạo, vận chuyển, lắp ráp) và kiểm tra sửa chữa;

1.3. Tiêu chuẩn này sử dụng nguyên tắc thiết kế theo phương pháp trạng thái giới hạn các hệ số riêng phn, mà các hệ s này được xác định theo xác suất;

1.4. Có thể vận dụng các quy định trong tiêu chuẩn này đ thiết kế các loại công trình thủy công khác có điều kiện làm việc và đặc tính kỹ thuật tương tự.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Trạng thái thường xuyên (Permanent State)

Điều kiện sử dụng bình thường của kết cấu.

2.2. Trạng thái tạm thời (Temporary State)

Điều kiện sử dụng nht thời (không thưng xuyên) của kết cấu.

2.3. Trạng thái giới hạn (Limit State)

Trạng thái mà kết cấu từ đó trở đi không còn thỏa mãn các yêu cầu làm việc đã thiết kế.

2.4. Độ tin cậy (Reliability)

Khả năng của một kết cấu hay một cấu kiện có thể thỏa mãn các yêu cầu quy định, bao gồm cả tuổi thọ thiết kế, được đánh giá bằng xác suất.

2.5. Chỉ số độ tin cậy (Reliability Index)

Giá trị được dùng để thay thế cho độ tin cậy hoặc xác suất phá hủy Pf (Failure Probability) được định nghĩa bởi β = F-1 (1 -Pf), trong đó F-1 là nghịch đảo của hàm phân phối chuẩn chuẩn hóa (Standard normal distribution function).

2.6. Tác động thường xuyên hay lực tác dụng thường xuyên (Permanent force)

Còn gọi là tác động vĩnh cửu, là tác động hầu như liên tục trong suốt một thời đoạn xem xét và sự thay đổi giá trị về thời gian là nh so với giá trị trung bình.

2.7. Tác động ngẫu nhiên hay lực ngẫu nhiên (Random force)

Tác động mà sự thay đổi cưng độ theo thời gian là đáng kể so với giá trị trung bình hoặc không đều.

2.8. Tác động cố định hay lực cố định (Fixed force)

Tác động phân bố cố định trên kết cấu, có phương và cường độ được xác định một cách rõ ràng Khi xét tại một điểm trên kết cấu.

2.9. Tác động di động hay lực di động (Mobile force)

Tác động có thể phân bố bất kỳ trên kết cấu trong một phạm vi giới hạn.

2.10. Tác động trạng thái tĩnh hay lực tĩnh (Static force)

Tác động không gây ra gia tốc đáng kể cho kết cấu hay các cấu kiện

2.11. Tác động trạng thái động hay lực động (Dynamic force)

Tác động có thể gây ra gia tc đáng kể cho kết cấu hay các kết cấu;

2.12. Giá trị đặc trưng của tác động (Characteristic value of force)

Giá trị đại diện chính của tác động.

3. Yêu cầu chung khi tính toán thiết kế

3.1. Khi thiết kế kết cấu các công trình thủy lợi theo độ tin cậy cần thỏa mãn các yêu cầu sau đây:

3.1.1. Trong quá trình thi công xây dựng, có thể sử dụng điều kiện bình thường của các loại tác động có khả năng xảy ra để kiểm tra khả năng chịu đựng của kết cấu.

3.1.2. Trong quá trình khai thác, có thể sử dụng điều kiện bt lợi của các loại tác động, để kiểm tra khả năng chịu đựng của kết cấu theo yêu cầu của Tiêu chuẩn thiết kế sử dụng.

3.1.3. Trong điều kiện bảo dưng bình thường, có thể tính cường độ chịu lực của kết cấu theo hướng dẫn thiết kế của Tu chuẩn thiết kế sử dụng.

3.2.4. Khi công trình chịu các tác động ngẫu nhiên có thể xảy ra, kết cấu công trình phải đảm bảo độ bền và ổn định ở mức cần thiết.

3.2. Mức độ an toàn của công trình được đánh giá thông qua cấp an toàn, cấp an toàn của công trình phụ thuộc vào tầm quan trọng của công trình và tính nghiêm trọng về hậu quả có khả năng xảy ra khi công trình bị phá hoại (thiệt hại về người, thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống xã hội, an ninh - quốc phòng ...). Dựa theo cấp thiết kế công trình, mức độ an toàn của công trình được chia thành ba mức (cấp), được quy định trong như Bảng 1.

Bảng 1 - Mức độ an toàn kết cấu theo cấp công trình thủy công

Cấp an toàn kết cấu của công trình thủy công

Cp của công trình thủy công

I

Đặc biệt

II

Cấp I và cấp II

III

Cp III và cấp IV

3.3. Mức độ an toàn kết cấu của toàn kết cấu và cấu kiện kết cấu có thể căn cứ vào v trí của nó trong công trình thủy công, mức độ ảnh hưởng của sự phá hoại của bản thân nó đối với sự an toàn của công trình thủy công mà sử dụng cùng cp với cp an toàn kết cấu của công trình thủy công, hoặc giảm đi một cp. Cp an toàn kết cấu của nn móng tương đồng với cấp an toàn kết cấu của công trình thủy công.

3.4. Đ đánh giá được độ tin cậy của các loại kết cấu thủy công theo tiêu chuẩn thiết kế này, cần xét đến các yếu tố bất đnh (uncertainty factors) trong từng công việc như: phân tích tính toán, thiết kế cu tạo chi tiết, cường độ chịu lực của vật liệu, cht lượng thi công, điều kiện vận hành và duy tu bảo dưng, v.v...

4. Nguyên tắc thiết kế theo trạng thái giới hạn

4.1. Quy định chung

4.1.1. Kết cấu thy công được thiết kế theo trạng thái giới hạn về khả năng chịu tải của kết cấu và trạng thái giới hạn về khả năng khai thác bình thường.

4.1.2. Việc thiết kế kết cấu thủy công được quy định rõ ràng về các loại chỉ tiêu và giá trtới hạn đối với các loại trạng thái giới hạn của kết cấu.

4.1.3. Khi kết cấu hoặc cấu kiện kết cấu xuất hiện một trong các trạng thái dưới đây, cần cho rằng đã vượt quá trạng thái giới hạn của năng lực chịu tải của nó:

4.1.3.1. Toàn bộ kết cấu hoặc một bộ phận của kết cấu mất cân bằng tổng thể.

4.1.3.2. Cấu kiện kết cấu bị phá hoại (bao gồm cả phá hủy mỏi) khi xảy ra biến dạng vượt quá giới hạn biến dạng dẻo cho phép.

4.1.3.3. Kết cấu hoặc cấu kiện kết cấu bị mất n định đàn hồi.

4.1.3.4. Toàn bộ kết cấu hoặc một bộ phận của kết cấu chuyển thành hệ biến hình.

4.1.3.5. Kết cấu đất, đá, hoặc nền, đá xung quanh mt ổn định do thám, ...

4.1.4. Khi kết cấu hoặc cấu kiện kết cấu đạt tới giá trị giới hạn làm ảnh hưởng đến việc sử dụng bình thường hoặc ảnh hưởng đến tính bền vững, đồng thời kết cấu xuất hiện một trong các trạng thái sau đây, thì được cho rằng đã vượt quá trạng thái giới hạn khai thác bình thường:

4.1.4.1. Mức biến dạng của kết cấu gây ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường hoặc đến ngoại hình của kết cấu.

4.1.4.2. Mức dao động gây ảnh hưởng không tốt đến nhân viên vận hành hoặc ảnh hưởng xấu đến các thiết bị, dụng cụ đo đạc, ...

4.1.4.3. Mức hư hỏng cục bộ gây ảnh hưởng không tốt đến ngoại hình, tính bn vững của kết cấu, ảnh hưởng đến khả năng chống thấm của kết cấu chống thm;

4.1.4.4. Các trạng thái riêng biệt khác có ảnh hưởng đến khai thác bình thường của kết cấu.

4.1.5. Giá trị tới hạn về cường độ vật liệu của kết cấu khi thiết kế theo trạng thái giới hạn khai thác bình thường, cần được xác đnh theo các yêu cầu về cưng độ vật liệu quy định trong các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành.

4.1.6. Mức phá hoại của kết cấu thủy công được chia thành hai loại sau đây:

4.1.6.1. Loại phá hoại thứ nhất: phá hoại có tính đột biến, trước khi phá hoại, có thể nhìn thấy triệu chứng, quá trình phá hoại chậm.

4.1.6.2. Loại phá hoại thứ hai: phá hoại có tính đột biến, trước khi phá hoại không có triệu chứng rõ rệt, hoặc một khi kết cấu xảy ra sự cố, thì khó khắc phục hoặc sửa chữa phục hồi.

Độ tin cậy của kết cấu phá hoại loại 2 phải cao hơn loại 1.

4.1.7. Khi thiết kế kết cấu, cần căn cứ vào các tác dụng khác nhau, hệ thống kết cấu và điều kiện hoàn cảnh có khả năng xảy ra trong các thời kỳ khác nhau, như thi công, lắp ráp, vận hành, kiểm tra sửa chữa,... mà thiết kế theo ba loại tác động sau đây:

a) Tác động thường xuyên;

b) Tác động tạm thời;

c) Tác động ngẫu nhiên.

4.1.8. Trong cả ba tác động thiết kế, đều cần tiến hành thiết kế theo trạng thái gii hạn năng lực chu ti.

4.1.8.1. Đối với tác động thưng xuyên cần thiết kế theo trạng thái giới hạn sử dụng bình thường;

4.1.8.2. Đối với tác động tạm thi, có th căn cứ vào yêu cầu mà thiết kế theo trạng thái giới hạn sử dụng bình thường;

4.1.8.3. Đối với tác động ngẫu nhiên, có thể không thiết kế theo trạng thái giới hạn sử dụng bình thường mà thiết kế theo trạng thái giới hạn năng lực chịu tải ngẫu nhiên.

4.1.9. Đối với tác động ngẫu nhiên, cần tiến hành thiết kế theo các nguyên tắc sau đây:

4.1.9.1. Đối với kết cấu chịu tải chủ yếu của công trình thủy công quan trọng (ví dụ công trình đầu mối), việc thiết kế kết cấu cần được dựa trên t hợp ngu nhiên của phản ứng tác động, hoặc dùng biện pháp phòng hộ để không gây nên mất năng lực chịu tải.

4.1.9.2. Đối với kết cấu không chịu tải chủ yếu của công trình thủy công thứ yếu và của công trình thủy công ch yếu thì cho phép xảy ra phá hoại cục bộ, nhưng không được ảnh hưởng đến sự an toàn của kết cấu chịu tải chủ yếu của công trình thủy công chủ yếu.

4.2. Các biến cơ bản

4.2.1. Khi phân tích độ tin cậy của kết cấu, cần sử dụng các tác động, cường độ của vật liệu, của nền móng và đá xung quanh và các thông số hình học của kết cấu,... làm biến số cơ bản. Bao gồm phn không ngẫu nhiên và ngẫu nhiên, gọi chung là biến ngẫu nhiên.

4.2.2. Biến cơ bản và biến phụ thêm được gọi chung là biến ngẫu nhiên.Các tham số thống kê và mô hình phân phối xác suất các biến ngẫu nhiên được xác định trong phụ lục B.

4.2.3. Khi phân tích độ tin cậy của kết cấu cũng có thể lấy một số biến số cơ bản và biến số phụ thêm t hợp thành một biến số tổng hợp, như phản ứng tổng hợp của kết cấu và cường độ tổng hợp của kết cấu....

4.3. Phương trình trạng thái giới hạn

4.3.1. Hàm chức năng Z của kết cấu, được biểu diễn bằng công thức tổng quát sau đây:

Z = g(X1, X2,….Xn)

(1)

trong đó

g() là hàm chức năng của kết cấu;

Xi (i= 1,2,…,n) là biến ngẫu nhiên.

4.3.2. Trạng thái giới hạn của kết cấu được biểu diễn bằng phương trình trạng thái giới hạn như sau:

g(X1, X2,…,Xn) = 0

(2)

4.3.3. Điều kiện an toàn của kết cấu trong trạng thái giới hạn được xác định theo biểu thức sau:

g(X1, X2,…,Xn) ≥ 0

(3)

Khi chỉ có hai biến tổng hợp là cường độ chịu lực của vật liệu kết cấu R và ứng suất hay phản ứng của kết cấu chịu lực (Stress or response of structure) S, điều kiện an toàn của kết cấu là:

R - S ≥ 0

(4)

4.4. Chỉ s độ tin cậy của kết cấu

4.4.1. Độ tin cậy của kết cấu cũng có thể được đánh giá bằng ch số độ tin cậy β:

β = F-1 (1 - Pf)

(5)

trong đó

F-1 (•)

nghịch đảo của hàm phân phối chuẩn chuẩn hóa;

Pf

là xác suất phá hủy của kết cấu.

Xác suất phá hủy của kết cấu được tính theo công thức sau:

Pf = P[g() < 0]

(6)

Độ tin cậy (Xác suất an toàn) của kết cấu Pf, tính theo công thức sau:

Pf = P[g() ≥ 0] = 1 - Pf

(7)

4.4.2. Chỉ số độ tin cậy của kết cấu được xác định dựa vào giá trị bình quân của biến cơ bản và biến phụ, độ lệch tiêu chuẩn và mô hình phân phối xác suất, tính toán theo phương pháp mômen hai cp bậc nhất, xem Phụ lục C.1.

Khi phương trình trạng thái giới hạn của kết cấu chỉ có hai biến độc lập, là cường độ chịu lực của vật liệu kết cấu R và phản ứng kết cấu S, đng thời đu là phân phối chuẩn, chỉ số độ tin cậy của kết cấu có thể xác định theo công thc sau:

                                                                                 (8)

trong đó

mR là giá trị trung bình của cường độ vật liệu kết cấu;

sR là độ lệch chuẩn của cường độ vật liệu kết cấu;

mS là giá tr trung bình của ng suất hay phản ứng của kết cấu (response of structure);

sS là độ lệch chuẩn của ứng suất hay phản ứng của kết cấu.

4.4.3. Ứng với các trường hợp thiết kế và trạng thái gii hạn của kết cấu, mức độ thiết kế độ tin cậy của kết cấu cần đạt được chỉ số độ tin cậy mục tiêu quy định. Chỉ số độ tin cậy mục tiêu của kết cấu, cần căn c vào kết qu hiệu chỉnh độ tin cậy của các quy phạm thiết kế công trình thủy công hiện hành, kết hợp với phân tích độ tin cậy của kết cấu được thiết kế và thi công trong điều kiện bình thường và kinh nghiệm vận hành, thông qua phân tích tổng hợp về an toàn và kinh tế, mà xác định. Phụ lục C giới thiệu phương pháp tính toán ch số độ tin cậy và chỉ số độ tin cậy mục tiêu.

4.4.4. Đối với trạng thái giới hạn của năng lực chịu ti, ch s độ tin cậy mục tiêu cần được đưa ra riêng biệt theo cấp an toàn, trường hợp thiết kế và theo loại hình phá hoại. Đối với kết cấu có cùng cấp an toàn kết cấu, chỉ số độ tin cậy mục tiêu của trường hợp thiết kế tạm thời và của trưng hợp thiết kế ngẫu nhiên, cần thấp hơn ch số độ tin cậy mục tiêu của trưng hợp thiết kế lâu dài.

4.4.5. Đối với trạng thái giới hạn sử dụng bình thường, chỉ số độ tin cậy mục tiêu của kết cấu có thể căn c vào đặc điểm khác nhau của kết cấu và kinh nghiệm thiết kế công trình mà xác định.

5. Các tác động lên kết cấu

5.1. Phân loại tác động

5.1.1. Các loại tác động (hay lực tác dụng) lên kết cấu, về cơ bản độc lp với nhau về thời gian và không gian, mỗi loại tác động có thể coi là tác động độc lập. Khi một vài tác động nào đó có tương quan chặt chẽ và thường xuất hiện đồng thời các giá trị bất lợi, thì có thể xét chúng là một loại tác động ngẫu nhiên.

5.1.2. Các tác động, tùy thuộc thay đổi theo thời gian, có thể phân loại như sau:

- Tác động vĩnh cửu (thường xuyên);

- Tác động tm thời;

- Tác động ngẫu nhiên.

Việc phân loại một số tác động thay đổi theo thời gian của kết cấu thy công, thể hiện tại Phụ lục D.

5.1.3. Các tác động thay đổi theo vị trí không gian, có thể được phân loại như sau:

- Tác động cố định;

- Tác động di động.

5.1.4. Theo sự phản ứng gây ra đối với kết cấu, các tác động có thể được phân loại như sau:

- Tác động trạng thái tĩnh;

- Tác động trạng thái động.

5.2. Đặc tính ngẫu nhiên của tác động

5.2.1. Tác động vĩnh cu (thường xuyên) trên kết cấu nên lấy làm biến ngẫu nhiên, khi mức độ thay đi của tác động không lớn, có thể coi là đại lượng không đổi.

5.2.2. Tác động tạm thời lên kết cấu là quá trình ngẫu nhiên biến đi theo thời gian, có thể dùng giá trị lớn nhất (hoặc nhỏ nht) của tác động tạm thời trong thời đoạn chuẩn thiết kế hoặc trong năm (thời đoạn) làm biến s ngẫu nhiên để xử lý. Mô hình phân phối xác suất của tác động tạm thời có thể xác định theo Phụ lục D.

5.2.3. Khi phân tích độ tin cậy của kết cấu, các tham số thống kê và mô hình phân phối xác suất của tác động, có thể căn cứ vào quan trắc thực tế hoặc số liệu thí nghiệm mà xác định theo phương pháp thống kê ở Phụ lục B. Số liệu thống kê cần có tính đại biu. Khi không có đủ tài liệu thống kê thì có thể kết hợp với kinh nghiệm, phân tích tổng hợp mà phán đoán xác định.

5.2.4. Khi kết cấu có một số tác động được xác định bằng công thức tính toán theo nhiều biến ngẫu nhiên, thì các tham s thống kê của nó có thể dùng phương pháp ở Phụ lục B để xác định.

5.3. Giá trị đặc trưng của tác động

5.3.1. Khi sử dụng phương pháp tính toán thiết kế theo trạng thái giới hạn các hệ số riêng phần, các giá tr đặc trưng của tác động thường xuyên và của tác động tạm thời nên sử dụng giá trị tiêu chuẩn của tác động, còn giá trị đại biểu của tác động ngẫu nhiên thì xác định theo tiêu chuẩn tính toán thiết kế công trình có liên quan.

5.3.2. Giá trị tiêu chuẩn của tác động thường xuyên có thể dùng một giá trị nào đó tương đối bt lợi của phân phối xác suất; cũng có thể xác định theo phương pháp truyền thống hoặc theo một phương pháp đặc trưng nào đó đã được kiểm nghiệm trong thực tế.

5.3.3. Giá trị độ lệch chuẩn của tác động tạm thời có thể xác định theo một giá trị phân vị (percentile value) nào đó mà phân phi xác sut của giá trị lớn (hoặc nhỏ) nhất theo năm khai thác (hoặc tuổi thọ công trình) tương đối bất lợi.

5.3.4. Đối với những tác động tạm thời có giá trị truyền thống hoặc có đặc trưng rõ rệt, và những tác động tạm thời khó có thể dựa vào tài liệu thng kê để xác định giá trị độ lệch chuẩn của nó theo giá trị phân vị (percentile value) của phân phối xác suất, thì có thể dùng phương pháp tần sut hình học để xác định giá trị độ lệch chuẩn của nó.

5.3.5. Đối với tác động tạm thi có giá trị tới hạn định mức rõ ràng, có thể coi giá trị giới hn định mức ấy là giá trị của độ lệch chuẩn.

5.4. Tổ hợp các phn ứng của tác động

5.4.1. Trong tính toán thiết kế kết cấu các công trình thủy công cần tiến hành tổ hợp các phản ứng của tác động, tổ hợp các tác động có khả năng xảy ra đồng thi, riêng biệt cho trạng thái giới hạn năng lực chu tải và trạng thái giới hạn khai thác bình thường, cho các tình huống thiết kế khác nhau tiến hành thiết kế với các tổ hợp bất lợi. Đối với các tác động khử nhau thì không cần xét tổ hợp các phản ứng của chúng.

5.4.2. Đối với trạng ti giới hạn năng lc chịu tải, cần thiết kế theo tổ hợp ngẫu nhiên của các phản ứng của tác động. Trong tổ hợp ngẫu nhiên, ch xét một tác động ngẫu nhiên.

5.4.3. Trong tổ hp cơ bản hiệu ứng tác động, đối với thiết kế trạng thái giới hạn xác suất, một tác động tạm thời chủ yếu có thể sử dụng mô hình phân phối xác suất của tuổi thọ chuẩn thiết kế và các tham s của nó, còn các tác động tạm thời khác, thì sử dụng mô hình phân phối xác suất theo năm (hoặc tuổi thọ khai thác và các tham số của nó.

5.4.4. Đối với trạng thái giới hạn khai thác bình thường, cần thiết kế theo tổ hợp lâu dài và tổ hợp ngắn hạn tương ứng với trường hợp thiết kế lâu dài, tùy theo yêu cầu cụ thể, cũng có thể xét đến tổ hợp ngắn hạn tương ứng với trường hợp tạm thi.

6. Tính năng của vật liệu, nền, đá xung quanh và các thông số hình học

6.1. Đặc tính ngẫu nhiên của tính năng vật liệu, nền, đá xung quanh

6.1.1. Các đặc tính cơ lý của vật liệu và nền đá xung quanh, cùng các tính năng khác của chúng, cần được xác định bằng thí nghiệm theo các Tiêu chuẩn có liên quan hiện hành.

6.1.2. Tính năng của các loại mẫu thí nghiệm vt liệu, nền và đá xung quanh được miêu tả bằng mô hình phân phối xác suất biển ngẫu nhiên. Các tham số thống kê và mô hình phân phi xác suất được xác định bằng phương pháp ở Phụ lục B.

6.1.3. Khi không có đ tài liệu thống kê cần thiết để xác định mô hình phân phối xác sut, thì tính năng của vật liệu nhân tạo có thể dùng phân phối trạng thái bình thường; tính năng của đá, vật liệu đất, nn và đá xung quanh, có thể dùng phân bố logarit hoặc phân bố khác.

6.1.4. Các tham số thống kê và mô hình phân bố xác suất và nền, đá xung quanh, cần được xác định theo mẫu ly tại hiện trưng cho từng công trình hoặc bằng số liệu thí nghiệm hiện trường. Khi số liệu tương đi ít, có thể dựa theo phân loại đá, đất, đồng thời kết hợp với thống kê phân tích các số liệu thí nghiệm cùng loại của các công trình tương tự khác để xác định.

6.1.5. Các tính năng xác định bằng mẫu thí nghiệm của vật liệu, nền, đá xung quanh cần thông qua hệ số hoặc hàm số tính đổi để chuyển hoán thành tính năng của vật liệu trong kết cấu và của nền, đá xung quanh tại hiện trưng. Tính bất định của vật liệu trong kết cấu và của nền, đá xung quanh tại hiện trường cần bao gồm hai phần, là tính bất định của hệ số hoặc của hàm số tính đi, tính toán theo phương pháp ở Phụ lục E.

6.2. Giá trị tiêu chuẩn của tính năng vật liệu, nền, đá xung quanh

6.2.1. Khi sử dụng phương pháp thiết kế trạng thái giới hạn các hệ số riêng phần, các giá trị tiêu chuẩn của cường độ vật liệu, nền, đá xung quanh, cần căn c vào giá trị phân vị (percentile value) nào đó của phân bố xác suất tính năng thí nghiệm của mẫu vật liệu, lấy mẫu hiện trường, mẫu thí nghiệm hiện trường, phù hợp với chất lượng quy định.

6.2.2. Giá trị tiêu chuẩn cường độ của vật liệu nhân tạo (không bao gồm kết cấu khi lớn) có thể sử dụng giá trị phân vị (percentile value) - 0,05 của phân phối xác suất. Giá trị tiêu chuẩn cường độ bê tông khối lớn của kết cấu thủy công và cường độ đá nền, đá xung quanh, có thể sử dụng giá trị phân v (percentile value) - 0,20 của phân phối xác suất. Giá trị tiêu chuẩn của cường độ đá, vật liệu đất và nền đất, có thể sử dụng giá trị phân vị (percentile value) - 0,10 của phân phối xác suất.

6.2.3. Giá trị tiêu chuẩn của môđun biến dạng, hệ số Poisson và tính năng vật lý của vật liệu, nền, đá xung quanh, có thể sử dụng giá trị phân vị (percentile value) - 0,50 của phân phối xác suất. Khi có yêu cầu đặc biệt về thiết kế, thông qua luận chứng chuyên môn, có thể xác định theo giá trị phân vị (percentile value) tương đối bất lợi của phân phi xác suất.

6.2.4. Khi vật liệu và nền, đá xung quanh của kết cấu thủy công chu ảnh hưởng lâu dài trong môi trường có hại hoặc trong các môi trường xấu khác, tính năng của chúng có khả năng bị gim yếu, khi xác đnh giá tiêu chuẩn của chúng cần có chiết gim cho phù hợp.

6.3. Đặc tính ngẫu nhiên và giá tr tiêu chuẩn của thông số hình học kết cu

6.3.1. Các thông số hình học của kết cấu, như kích thước tiết diện và đường viền, có thể xem là biến ngẫu nhiên. Các loại tham số thống kê của tham số hình học được xác định bằng phương pháp thống kê toán học, căn cứ vào số liệu đo đạc thí nghiệm các kích thước hình học của kết cấu, trong trường hợp sử dụng bình thường. Nếu không có đủ số liệu đo đạc thí nghiệm, có thể căn cứ vào sai số chung quy định trong Tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan, thông qua phân tích phán đoán mà xác định. Mô hình phân phối xác suất của các thông số hình học có thể dùng phân bố chuẩn. Khi tính biến d của các thông số hình hc của kết cấu ch có ảnh hưởng rất nhỏ đối với phản ứng của kết cấu (response of structure) chịu các tác động và các tính năng khác, thì thông số hình hc có thể coi là đại lượng không đổi.

6.3.2. Giá trị tiêu chuẩn của các thông số hình học kết cấu và cấu kiện kết cấu, nối chung có thể dùng kích thước quy định trong Tiêu chuẩn thiết kế hiện hành.

6.3.3. Các thông số hình học của các lớp địa chất yếu trong nền đất, và đá xung quanh, có thể căn c vào việc thống kê tài liệu khảo sát, phán đoán điều kiện địa chất và phân tích công trình mà xác định, giá trị tiêu chuẩn của nó có th sử dụng làm giá trị của đa chất khi thiết kế.

7. Phân tích kết cấu

7.1. Việc phân tích kết cấu bao gm các nội dung sau đây:

7.1.1. Xác định phản ứng của tác động lên kết cấu

7.1.2. Xác định nội lực của kết cấu và các tính năng khác

7.2. Phản ứng đối với tác động và nội lực của kết cấu cần được xác định từ các yếu tố: tác động, tính chất cơ lý của vật liệu kết cấu, thông số hình học, mô hình tính toán kết cấu thông qua phân tích kết cấu mà xác định.

7.3. Phân tích kết cấu có thể dùng nhiều loại mô hình tính toán. Phương trình trạng thái giới hạn dùng để phân tích độ tin cậy của kết cấu, cần lấy mô hình tính toán theo Tiêu chuẩn liên quan quy định làm cơ s. Mô hình tính toán và giả thiết cơ bản dùng để phân tích kết cấu phải thể hiện được phản ứng của kết cấu (response of structure) ở trạng thái giới hạn để giảm bớt tính bất định (hay tính ngẫu nhiên) do mô hình tính toán và giả định cơ bản gây nên.

7.4. Khi phân tích độ tin cậy của kết cấu, tính bất định của mô hình tính toán phản ứng của tác động và nội lực của kết cu được phn ánh bởi các biến ngẫu nhiên, các thông số thống kê của nó có thể thông qua so sánh kết quả tính toán của mô hình tính toán do Tiêu chuẩn quy định với kết quả tính toán của mô hình tính toán tương đối chính xác, hoặc với kết quả của thí nghiệm mô hình, thí nghiệm trên mô hình kết cấu thực, quan trắc thực tế tiến hành thống kê phân tích hoặc căn cứ vào kinh nghiệm công trình, phán đoán tổng hợp mà xác định. Trong phương pháp thiết kế theo trạng thái giới hạn các hệ số riêng phần, tính bt định của mô hình tính toán có thể được phn ánh trong hệ số kết cấu.

7.5. Khi kết cấu chịu tác động thay đổi vị trí, cần phân tích vị trí không gian có thể có của nó sử dụng sơ đ phân bố bt lợi nht đối với kết cấu.

7.6. Toàn bộ kết cấu hoặc một bộ phận của kết cấu có thể dùng thí nghiệm mô hình, thí nghiệm trên mô hình tỷ lệ 1/1 của kết cấu thật, hoặc quan trc kết cấu thật để tiến hành phân tích. Khi sử dng kết quả thí nghiệm, cần xét đến tính bất định của nó.

8. Phương pháp thiết kế theo trạng thái giới hạn các hệ số riêng phần

8.1. Trong công thức thiết kế theo trạng thái giới hạn hệ số thành phần, cần lấy giá trị tiêu biểu của các hệ số riêng phần và của biến số cơ bản để phản ánh tính bất định của biến số cơ bản trong hàm số chức năng, sau đó đối chiếu với chỉ số độ tin cậy cho phép đã quy định.

8.2. Các hệ số riêng phần cần được xác định theo các nguyên tắc sau đây:

8.2.1. Cùng một loại tác động, thì dùng hệ số riêng phần như nhau trong các kết cấu công trình khác nhau.

8.2.2. Cùng một loại tính năng vật liệu, thì dùng hệ số riêng phần như nhau trong các kết cấu công trình khác nhau.

8.2.3. Cn ưu tiên chọn một nhóm hệ số riêng phần, để làm cho chỉ số độ tin cậy tính toán của thiết kế kết cấu thủy công gần sát với chỉ số độ tin tin cậy cho phép theo Tiêu chuẩn.

8.3. Trong công thức thiết kế theo trạng thái giới hạn các hệ số riêng phần, nên dùng các hệ số thành phn sau đây.

8.3.1. Hệ số mức quan trọng của kết cấu □0, ứng với các kết cấu hoặc cấu kiện kết cấu được lấy như sau:

- Cp an toàn kết cấu cấp I:

g0 =1,10;

- Cấp an toàn kết cu cấp II:

g0 = 1,00;

- Cấp an toàn kết cấu cấp III:

g0 = 0,90;

8.3.2. Hệ số riêng phần của tác động gf, xét tới sự biến d bất lợi của tác động đi với giá trị tiêu chuẩn của nó, tính theo công thức sau.

8.3.3. Hệ số riêng phần của cưng độ vật liệu gm, xét ti sự biến dị bất lợi của tính năng vật liệu đối với giá trị tiêu chuẩn của nó, tính theo công thức sau:

(9)

trong đó

Fk là giá trị tiêu chuẩn của tác động (hay là lực tác dụng lên kết cấu);

Fd là giá tr thiết kế của tác động.

(9a)

trong đó

fk là giá trị tiêu chuẩn của cường độ vật liệu kết cấu;

fd là giá trị thiết kế của cường độ vật liệu kết cu.

8.3.4. Hệ số riêng phần của kết cấu trong các trạng thái thiết kế y, phản ánh các trạng thái thiết kế khác nhau của kết cấu cần có chỉ số độ tin cậy cho phép khác nhau, ứng với trạng thái lâu dài, trng thái tạm thời, trạng thái ngẫu nhiên, hệ số riêng phần thiết kế y cần lấy các giá trị khác nhau.

8.3.5. Hệ số kết fd, phản ánh tính bất định của mô hình tính toán phản ứng của tác động và tính bất định của mô hình tính toán nội lực kết cấu, cùng với tính bất định khác mà hệ số riêng phần kể trên chưa phn ánh được.

8.4. Tổ hợp cơ bản của các trạng thái giới hạn về khả năng chịu lực được mô tả theo biểu thức sau đ thiết kế:

                                               (10)

trong đó

S(–)

là hàm phản ứng của kết cấu;

R(–)

là hàm cường độ của vật liệu kết cấu;

GK

là giá trị tiêu chuẩn của các tác động thường xuyên;

gG

là hệ số riêng phần của các tác động thưng xuyên;

QK

là giá trị tiêu chuẩn của các tác động tạm thời;

gQ

là hệ số riêng phần của các tác động tạm thời;

ak

là giá trị tiêu chuẩn của các thông số hình học;

gd1

là hệ số tổ hợp chủ yếu của các trạng thái giới hạn về khả năng chịu lực của kết cấu.

Tổ hợp ngẫu nhiên của các trạng thái giới hạn về khả năng chịu lực được xác định theo điều kiện sau để thiết kế:

                                          (11)

trong đó

AK

là giá trị điển hình của tác động ngẫu nhiên;

gd2

là hệ số tổ hợp ngẫu nhiên của các trạng thái giới hạn khả năng chịu lực của kết cấu;

QK

là giá trị tiêu chuẩn của các tác động tạm thời, một số tác động tạm thời nào đó xảy ra đồng thời với tác động ngẫu nhiên, giá trị tiêu chuẩn của chúng cũng có thể căn cứ vào tài liệu quan trắc và kinh nghiệm công trình mà chiết giảm cho phù hợp.

8.5. Đối với tổ hợp ngn hạn của phản ứng của tác động trong trạng thái giới hạn khai thác bình thường, hệ số riêng phần của tác động, hệ số riêng phần của cưng độ vật liệu có thể sử dụng bằng 1,00, đồng thời có thể dùng biểu thức thiết kế sau đây:

(12)

trong đó

C là giá trị tới hạn của cường độ vật liệu kết cấu;

gd3 là hệ số tổ hợp của các trạng thái giới hạn chịu tải trọng tạm thời.

Đối với tổ hợp lâu dài của các phản ứng đối với tác động, trạng thái giới hạn khai thác bình thường, hệ số riêng phần của tác động, hệ số riêng phần của cường độ vật liệu có thể lấy bằng 1,00. Giá trị tiêu chuẩn của tác động tạm thời cần nhân với hệ số tổ hợp lâu dài ρ nhỏ hơn 1,00, đồng thời có thể sử dụng biu thức thiết kế sau đây:

(13)

trong đó

gd4 là hệ số tổ hợp của các trạng thái giới hạn chịu tải trọng thường xuyên.

Hệ số tổ hợp của các tác động thường xuyên ρ được xác định theo phương pháp nêu trong Phụ lục F.

8.6. Hệ số riêng phần của tác động có thể xác định dựa trên mô hình phân phối xác suất của tác động, tính toán theo công thức sau đây:

a) Phân phối chuẩn:

(14)

b) Phân phối logarit:

(15)

c) Phân phối cực trị loại I:

(16)

Kf1 = F-1(Pf1)

(17)

Kf2 = F-1(Pf2)

(18)

trong đó:

df là hệ số nhiễu của tác động;

Pf1 là xác suất phân phối chuẩn của giá trị thiết kế. Pf1 nên chọn ở gn điểm nghiệm toán thiết kế của nó;

Pf2 là giá trị tiêu chuẩn tương ứng với tác động.

8.7. Hệ số riêng phần của cường độ vật liệu, nền, đá xung quanh, có thể căn cứ vào mô hình phân phối xác suất của chúng, lần lượt tính toán theo công thức sau đây:

a) Phân bố chuẩn:

(19)

b) Phân phối chuẩn logarit:

(20)

(21)

(22)

trong đó

dm là hệ số nhiễu của cường độ vật liệu;

Pm1 là xác suất phân b chuẩn của giá trị thiết kế. Pm1 nên chọn ở gần điểm nghiệm toán thiết kế của nó;

Pm2 là giá trị tiêu chuẩn tương ứng với cưng độ vật liệu.

8.8. Xác định hệ số kết cấu từ tiêu chuẩn thiết kế các loại kết cấu công trình thủy công và căn cứ vào chỉ số độ tin cậy cho phép, các hệ số riêng phần như đã đnh nghĩa ở trên, ngoài ra cần theo Phụ lục G.

8.9. Hệ số riêng phần của các tác động ngẫu nhiên có thể sử dụng bằng 1,00. Trong trạng thái ngẫu nhiên, có thể xét tới ảnh hưởng của tác động ngẫu nhiên đối với nội lực của kết cấu.

8.10. Khi phản ứng đối với các tác động thưng xuyên có lợi cho khả năng chịu lực của cấu kiện kết cấu, thì hệ số riêng phần của tác động nên sử dụng nhỏ hơn hoặc bằng 1,00.

9. Kiểm soát chất lượng

9.1. Cần quy định rõ ràng các tiêu chuẩn và yêu cầu về chất lượng đối với việc khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu và vận hành công trình thủy lợi để bảo đảm công trình có đủ độ tin cậy trong thời hạn của tuổi thọ thiết kế.

9.2. Kiểm soát chất lượng cần bao gồm các nội dung sau đây:

9.2.1. Thu thập các loại thông tin và số liệu phản ánh chất lượng.

9.2.2. Thống kê phân tích và phán đoán đối với các thông tin và số liệu thu thập đưc.

9.2.3. Căn c vào tiêu chuẩn chất lượng, đưa ra ý kiến đánh giá và xử lý.

9.3. Kiểm soát cht lượng thiết kế, cần thông qua xây dựng chế độ trách nhiệm rõ ràng và chế độ kiểm tra hiệu đính, để bảo đảm:

9.3.1. Tài liệu cơ bản cho thiết kế đầy đủ, số liệu tin cậy.

9.3.2. Giả thiết cơ bản, mô hình tính toán sử dụng trong thiết kế hợp lý;

9.3.3. Thuyết minh, bản vẽ thiết kế và tính toán phù hợp với các quy định của Tiêu chuẩn có liên quan, chính xác và không có sai sót.

9.4. Mức độ cht lượng đạt yêu cầu của vật liệu kết cấu, chế phẩm và chất lượng thi công cần căn cứ vào ch số độ tin cậy cho phép đã quy định mà xác định. Nội dung, trình tự và phương pháp kiểm soát cht lượng, cần được quy định rõ ràng trong các Tiêu chuẩn về khai thác, thi công và nghiệm thu.

9.5. Các loại Tiêu chuẩn thiết kế và hồ sơ thiết kế kết cấu, cần quy định rõ các điều kiện vận hành và yêu cầu duy tu bảo dưng kết cấu, đề ra các tiêu chuẩn vận hành bình thường, đồng thời cần tiến hành quan trắc và kiểm tra. Khi điều kiện khai thác kết cấu không phù hợp với điều kiện dự kiến trong thiết kế, thì cần tiến hành việc tính toán kiểm nghiệm và phân tích luận chứng kỹ thuật, tùy theo nhu cầu, để đưa ra các biện pháp cần thiết để bảo đảm điều kiện khai thác được bình thường.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

Các ký hiệu được sử dụng trong tính toán thiết kế theo độ tin cậy

A.1

Ký hiệu về độ tin cậy của kết cấu

T

là thời gian tuổi thọ thiết kế của kết cấu công trình;

R

là cường độ chịu lực của vật liệu kết cấu (Resistance);

S

là ứng suất hay phản ứng của kết cấu chu lực (Stress or response of structure);

Z

là hàm chức năng của kết cấu;

mR

là giá trị trung bình của cường độ vật liệu kết cấu;

mS

là giá trị trung bình của ứng suất hay phản ứng kết cấu;

sR

là độ lệch chuẩn của cường độ vật liệu kết cấu;

sS

là độ lệch chuẩn của ứng suất hay phản ứng của kết cấu;

dS

là hệ số nhiễu của ứng suất trong kết cấu;

dR

là hệ số nhiễu của cường độ vật liệu kết cấu;

Ps

là độ tin cậy hay xác suất an toàn của kết cấu;

Pf

là xác suất phá hủy của kết cấu;

β

là chỉ số độ tin cậy của kết cấu;

βT

là chỉ số độ tin cậy mục tiêu của kết cấu;

ωi

là trọng số của loại kết cấu thứ i;

Xi

là biến ngẫu nhiên thứ i (bao gồm giá trị kỳ vọng và phần nhiễu);

mXi

là giá trị trung bình của biến ngẫu nhiên Xi;

sXi

là độ lệch chuẩn của biến ngẫu nhiên Xi;

xi

là các giá trị đặc trưng của X để khai triển chuỗi Taylor;

m’Xi

là giá trị kỳ vọng (trung bình) của phân phi chuẩn gần đúng của biến ngẫu nhiên Xi;

sXi

là độ lệch chuẩn của phân phối chuẩn gần đúng của biến ngẫu nhiên Xi;

ai

là hệ số độ nhạy của biến ngẫu nhiên Xi;

A.2

Ký hiệu về tác động lên kết cấu

F

là tác động hay lực tác dng lên kết cấu;

G

là tác động vĩnh cửu (hay tác động thường xuyên);

Q

là tác động tạm thời;

A

là tác động ngẫu nhiên;

Fk

là giá trị tiêu chuẩn của tác động;

Fd

là giá trị thiết kế của tác động;

mf

giá trị trung bình của tác động;

mG

là giá trị trung bình của tác động thường xuyên;

mQ

là giá trị trung bình của tác động tạm thời;

sf

là sai số tiêu chuẩn của tác động;

df

là hệ số nhiễu của tác động.

A.3

Ký hiệu về cường độ vật liệu và thông số hình học

fk

là giá trị tiêu chuẩn của cường độ vật liệu kết cấu;

fd

là giá trị thiết kế của cường độ vật liệu kết cấu;

fc

là giá trị thực tế của cường độ vật liệu kết cấu;

fs

là giá trị cường độ vật liệu của mẫu thí nghiệm;

mm

là giá trị trung bình của cường độ vật liệu;

sm

là độ lch chuẩn của cường độ vật liệu;

dm

là hệ số nhiễu (còn gọi là hệ số phân tán) của cường độ vật liệu;

a

là các thông số hình học của kết cấu;

ak

là giá trị tiêu chuẩn của các thông số hình học;

ma

là giá trị trung bình của các thông số hình học

da

là độ lệch chuẩn của giá trị thực tế các thông số hình học;

ω0

là hệ số khác biệt giữa cường độ thực tế của vật liệu kết cấu và cường độ vật liệu của mẫu thí nghiệm.

A.4

Ký hiệu trong công thức tính toán theo trạng thái giới hạn các hệ s riêng phần

g0

hệ số mức quan trọng của kết cấu;

y

hệ số riêng phần của kết cấu trong các trạng thái thiết kế;

Ak

giá tr điển hình của tác động ngẫu nhiên;

gf

hệ số riêng phần của các tác động;

gm

hệ số riêng phần của cường độ vật liệu;

gG

là hệ số riêng phần của các tác động thưng xuyên;

gQ

là hệ số riêng phần của các tác động tạm thời;

gd

là hệ số kết cấu;

gd1

là hệ số tổ hợp chyếu của các trạng thái giới hạn về khả năng chịu lực của kết cu;

gd2

là hệ số tổ hợp ngẫu nhiên của các trạng thái giới hạn về khả năng chu lực của kết cấu;

gd3

là hệ số tổ hợp của các trạng thái giới hạn chịu tải trọng tạm thời;

gd4

là hệ số tổ hợp của các trạng thái giới hạn chu ti trọng thưng xuyên;

Gk

là giá trị tiêu chuẩn của các tác động thường xuyên;

Qk

là giá trị tiêu chuẩn của các tác động tạm thời;

ρ

là hệ số tổ hợp của các tác động thường xuyên;

C

là giá trị ti hạn của cường độ vật liệu kết cấu.

A.5

Ký hiệu toán học

F(–)

là hàm phân phối theo quy luật chuẩn;

j(–)

là hàm mật độ xác suất theo quy luật chuẩn;

F-1(–)

là nghịch đảo hàm phân phối chuẩn chuẩn hóa;

F(x)

là hàm phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên X;

F-1(x)

là nghịch đo hàm phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên X;

f(x)

là hàm số mật độ xác suất của biến ngẫu nhiên X;

E(X)

là kỳ vọng toán của biến ngẫu nhiên X;

D(X)

là phương sai của biến ngẫu nhiên X;

exp(–)

là hàm số mũ;

S(–)

là hàm phản ứng của kết cấu (response function of structure);

R(–)

là hàm cường độ của vật liệu kết cấu.

 

PHỤ LỤC B

(Quy định)

Tính toán các tham số thống kê và phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên

B.1. Tham số thống kê trong đại Iượng (hoặc biến) ngẫu nhiên

Khi đã biết n giá trị thí nghiệm và giá trị quan trắc xi của biến ngẫu nhiên X: Xi(i=1,2,…,n), có thể tính toán giá trị trung bình mx, Sai s tiêu chuẩn sx, hệ s nhiễu dx của mẫu, theo các công thức sau đây

mx =

(B.1)

(B.2)

(B.3)

B.2. Kiểm nghiệm phân phối xác suất

B.2.1. Kiểm nghiệm hàm phân phối xác suất gi thiết F(X) dựa trên tần suất mẫu thng kê phân phối x2, được tiến hành theo các bước sau đây

a) Sắp xếp các mẫu quan trắc theo thứ tự (x1<x2<,…, < xn). Căn cứ vào phạm vi mẫu, chia thành m khoảng cách bằng nhau, làm cho toàn bộ mẫu đều rơi vào trong khoảng tính toán tần số ki(i = 1,…m) của mẫu rơi vào trong khoảng (ai-1, ai), lấy ki/n biểu thị tần suất của mẫu rơi vào trong khoảng ấy.

b) Đặt giả thiết H0, giả thiết hàm s phân phối xác suất F(x).

c) Tính toán xác suất Pi của hàm phân phối F(x) trong khoảng (ai-1, ai)

Pi = F(ai) - F(ai-1)

(B.4)

d) Tổng lượng sai s thống kê D giữa tần suất mẫu và xác suất tính toán theo hàm phân phối giả thiết F(x) tính theo công thức sau

(B.5)

e) Căn cứ vào mức độ tính lựa chọn (thường lấy là 0,05), độ tự do m-r-1, trong đó r là số tham số trong phân phối F(x), dùng mẫu để ước tính, tra bảng phân phi x2, được giá trị tới hạn kiểm nghiệm , nếu D < , thì gi thiết hàm phân phối xác suất F(x) trên có thể chp nhận được.

B.2.2. Kiểm nghiệm Kolmogorov-Smirnov (K - S) được tiến hành theo các bước sau đây.

a) Sắp xếp thứ tự các mẫu quan trc (x1<x2<,...,<xn), rồi tính toán phân phi sác xuất theo thống kê

b) Dùng phân phối theo thống kê Fn(x) của mẫu và phân phối giả định F(x), thiết lập được đại lượng thống kê

(B.7)

c) Căn c vào mức độ tính lựa chọn (thường ly bằng 0,05), tra bảng giá trị tới hạn kiểm nghiệm K - S, được Dn, 0,05, nếu Dn<Dn, 0,05 thì hàm phân phối xác suất giả định F(X) được chấp nhận.

B.3. Hàm phân phối xác suất, hàm mật độ xác suất, kỳ vọng và phương sai

B.3.1. Thông thường hàm số phân phối xác suất F(x), hàm mật độ xác sut f(x), kỳ vọng toán E(X), phương sai D(x) của biến ngẫu nhiên X, được tính toán theo các công thức sau đây;

a) Phân phối chuẩn

(B.8)

(B.9)

E(X) = m

(B.10)

D(X) = s2

(B.11)

trong đó

m là kỳ vọng toán của X;

s là độ lệch chuẩn của X.

b) Phân bố loga chuẩn

(B.12)

(B.13)

(B.14)

D(x) = exp(2l + z2) [exp(z)2 - 1]

(B.15)

trong đó

l là giá trị trung bình của lnX;

z là độ lệch chuẩn của lnX.

c) Phân bố loại hình cực trị I

F(x) = exp{ - exp[ - a(x - u)]}

(B.16)

f(x) = a.exp[ - a(x - u)]exp[ - e-a(x - u)]

(B.16)

a =

(B.17)

u = m -

(B.19)

E(X) = m

(B.20)

D(X) = s2

(B.21)

B.3.2. Các hàm mật độ xác suất f(x), hàm phân phối xác suất F(x), kỳ vọng toán E(X) và hệ số phân tán dx được xác định dưới một s dạng đơn giản theo các công thức sau đây

a) Hàm phân phối đều

f(x) =

(B.22)

F(x) =

(B.23)

E(X) =

(B.24)

dx =

(B.25)

trong đó

a là giới hạn dưới của X;

b là giới hạn trên của X.

b) Hàm phân phối tam giác cân

a ≤ x ≤ c

c ≤ x ≤ b

(B.26)

a ≤ x ≤ c

c ≤ x ≤ b

(B.27)

E(x) =

 

 

(B.28)

dx =

 

 

(B.29)

trong đó

a là giới hạn dưới của X;

b là giới hạn trên của X;

c là điểm giữa của X.

c) Hàm phân phối tam giác vuông giảm dần

f(x) =

(B.30)

F(x) =

(B.31)

E(X) =

(B.32)

dx =

(B.33)

trong đó

a là giới hạn dưới của X;

b là giới hạn trên của X.

d) Phân phối tam giác vuông tăng dần

f(x) =

(B.34)

F(x) =

(B.35)

E(X) =

(B.36)

dx =

(B.37)

trong đó

a là giới hạn dưới của X;

b là giới hạn trên của X.

B.4. Biến cơ bản và biến phụ

B.4.1. Biến tổng X là hàm tuyến tính của các biến ngẫu nhiên độc lập Yi (i=1,2,...,n) có thể tính toán bằng công thức sau đây:

(B.38)

trong đó: a0, a1,(i=1,2,..,n) là hằng số

Giá trị trung bình (hoặc kỳ vọng) và độ lệch chun của biến số tổng X có thể tính toán bằng các công thức sau đây:

(B.40)

(B.41)

trong đó

mYi giá trị trung bình của Yi;

sYi là độ lệch chuẩn của Yi.

B.4.2. Biến số tổng hợp X là hàm số lũy thừa của biến số ngẫu nhiên độc lập Yi (i=1,2,...,n), có thể tính toán theo công thức sau đây:

(B.42)

trong đó: a, bi (i=1,2,..,n) là các hng số.

Trường hợp các biến ngẫu nhiên Yi (i=1,2,...,n) đều có phân phối loga chuẩn, thì giá trị trung bình của biến tổng X và hệ số phân tán có thể tính theo các công thức sau đây:

mx =

(B43)

(B.44)

B.4.3. Trường hợp biến tổng X là hàm bất kỳ của các biến ngẫu nhiên độc lập Yi (i=1,2,…,n), có dạng

X = U(Yi, Y2,....,Yn)

(B.45)

Có thể sử dụng công thức gần đúng để tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của X như sau:

mx ≈ U(mY1, mY2,…, mYn)

(B.46)

(B.47)

CHÚ THÍCH: Nội dung của Phụ lục B có thể tham khảo tại:

1) Mục 1.3.1 Xác sut và thống kê” (trong Phần 1.3. Toán ứng dụng), Sổ tay kỹ thuật Thủy lợi, Phần 1, Tập 1, Tr. 95-126;

2)Chương 1: Thu thập và phân tích tính toán số liệu cơ bản (trong Phn A-Tính toán thy văn), Sổ tay kỹ thuật Thủy lợi, Phần 1, Tập 4, Tr. 11-75.

 

PHỤ LỤC C

(Quy định)

Phương pháp tính toán chỉ số độ tin cậy và chỉ số độ tin cậy mục tiêu

C.1. Phương pháp tính toán chỉ số độ tin cậy của kết cấu công trình thủy lợi

C.1.1. Trưng hợp đơn giản: Các biến cơ bản của kết cấu Xi (i=1,2,…,n) được xem là có phân phối chuẩn và độc lập với nhau, khi đó nếu trạng thái giới hạn của kết cu thủy công được xây dựng dưới dạng tổ hợp tuyến tính của các biến cơ bản, thì phương trình trạng thái giới hạn có dạng như sau:

(C.1)

Sau khi xác định giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến cơ bản Xi lần lượt là mi,và si và dựa trên công thức (C.1), ta có thể xác định được chỉ số độ tin cậy của kết cấu β theo công thức dưới đây:

β =

(C.2)

C.1.2. Trường hợp phi tuyến: trạng thái giới hạn của kết cu có quan hệ phi tuyến với các biến cơ bản Xi (i = 1,2,..,n) có phân phối chuẩn và độc lập với nhau:

Phương trình trạng thái giới hạn của kết cấu thủy công không có dạng tuyến tính như phương trình (C.1), mà có dạng tổng quát như phương trình dưới đây:

g(X1, X2,…Xi,…,Xn) = 0

(C.3)

Trường hợp này có thể sử dụng các giá trị đặc trưng của X để khai triển chuỗi Taylor Xi* (i=1,2,…,n) và giữ lại số hạng tuyến tính, và chỉ số độ tin cậy của kết cấu β có thể xác định gần đúng theo nhóm phương trình sau đây:

g(x*1, x*1,…,x*n) = 0

(C.4)

x*1 = mXi - ai.β.sXi

(C.5)

aI =

(C.6)

trong đó

x*i là giá trị đặc trưng của X để khai triển chuỗi Taylor.

ai là hệ số đ nhạy của biến ngẫu nhiên Xi.

C.1.3. Các trường hợp tổng quát: Trạng thái giới hạn của kết cấu có quan hệ phi tuyến với các biến cơ bản Xi (i = 1,2,..,n) có phân phi bt kỳ và độc lập với nhau.

Có thể đưa về dng phân phối chuẩn hóa tương đương cho các phân phối bất kỳ của các biến cơ bản theo các công thức (C.7) và (C.8), đem các biến cơ bản phân b bất kỳ chính tắc hóa tương đương nơi điểm nghiệm toán, từ đó có thể xác định được chỉ số độ tin cậy của kết cấu β theo các công thức (C.9), (C.10), (C.11) như dưới đây:

sXi = j{F-1[Fxi(x*1)]}/ fXi(X*i)

(C.7)

mXi = x*i - F-1[Fxi(x*i)]sXi

(C.8)

g(x*1,x*2,…,x*n) = 0

(C.9)

x*1 = m'Xi - ai.β.s'Xi

(C.10)

ai =

(C.11)

trong đó:

m'xi là giá trị trung bình của phân phối chuẩn gần đúng của biến ngẫu nhiên Xi

s'xi là độ lệch chuẩn của phân phối chuẩn gần đúng của biến ngẫu nhiên Xi.

C.1.4. Sơ đồ khối tính toán chỉ số độ tin cậy β trong trường hợp tổng quát được trình bày dưới dạng lưu đ như hình C.

Hình C.1 - Sơ đ khi tính toán chỉ số độ tin cậy của kết cu công trình thủy công

C.2. Xác định chỉ số độ tin cậy mục tiêu (cho phép)

C.2.1. Trình tự xác định chỉ số độ tin cậy mục tiêu (hay cho phép) theo phương pháp hiệu chnh cần phải phù hợp với các quy định sau đây:

a) Căn cứ vào phạm vi thích hợp của hàm tin cậy mục tiêu, dựa theo quy phạm thiết kế các loại kết cấu thủy công để chọn các loại kết cấu, hoặc cu kiện kết cu điển hình làm đi tượng tính toán của “phương pháp hiệu chnh, theo cấp an toàn kết cấu được chia thành ba nhóm.

b) Trong mỗi nhóm kết cấu hoặc cấu kiện kết cấu, căn cứ vào số lượng dùng trong công trình, giá thành, đồng thời kết hợp với kinh nghiệm công trình, phán đoán xác định trọng số của chúng, tổng trọng số trong cùng một nhóm bằng 1, tức là:

(C.12)

c) Lấy hệ số an toàn hoặc ứng suất cho phép của quy phạm thiết kế hiện hành làm điều kiện ràng buộc, lấy khối lượng sử dụng vật liệu ít nht làm mục tiêu, tiến hành thiết kế tối ưu hóa đối với kết cấu hoặc cấu kiện kết cấu điển hình nêu trên.

d) Xác định phản ứng đối với các tác động lên kết cấu hoặc cu kiện kết cấu và rồi xác định nội lực của kết cấu theo mô hình xác suất sau khi tối ưu hóa thiết kế như nêu trên.

e) Lần lượt tính toán chỉ số độ tin cậy β1i của các loại kết cấu hoặc cấu kiện kết cấu điển hình.

f) Tìm chỉ số độ tin cậy bình quân gia quyền β1 của một nhóm kết cấu hoặc cấu kiện kết cấu có cùng cp an toàn kết cấu, tức là chỉ số độ tin cậy theo tiêu chuẩn quy phạm của cp an toàn kết cấu ấy.

g) Đối với nhiều kết cấu thủy công hoặc cu kiện kết cấu điển hình đã xây dựng cũng phân nhóm theo cp an toàn kết cấu. Hệ số gia quyn trong mỗi nhóm như trước. Làm lặp lại các bước của các mục d, e, f, tìm ra chỉ số độ tin cậy gia quyền β2 của mỗi nhóm kết cấu thủy công hoặc cấu kiện kết cu thực tế.

h) Căn cứ vào trị số β1, β2, xét một cách tổng hợp mối tương quan tt nht giữa an toàn và kinh tế, làm cơ sở để xác định chỉ số độ tin cậy mục tiêu βT của các cấp an toàn kết cấu khác nhau.

C.2.2. Chỉ số độ tin cậy mục tiêu của kết cấu thủy công có thể xác định theo quy định sau đây:

Thông qua việc hiệu chnh đối với “Quy phạm thiết kế đập bê tông trọng lực và “Quy phạm thiết kế kết cấu bê tông cốt thép thủy công và lấy ý kiến chuyên gia, chỉ số độ tin cậy mục tiêu của hai loại kết cấu này ở trạng thái giới hạn về khả năng chịu tải thường xuyên (liên tc lâu dài), xem Bảng C.1.

Chỉ số độ tin cậy mục tiêu βT của các loại kết cấu thủy công khác, có thể xác định bằng cách căn cứ vào kết quả hiệu chnh để phân tích các chỉ số độ tin cậy thành phần, tương tự như trình bày trong Bảng C.1.

Bng C.1 - Ch số độ tin cậy mục tiêu βT

(Trạng thái giới hạn về khả năng chịu tải liên tục và lâu dài của kết cấu)

Cấp an toàn của kết cấu

Cp I

Cấp II

Cấp III

Loại hình phá hoại

Phá hoại loại I (dẻo)

3,7

3,2

2,7

Phá hoại loại II (giòn)

4,2

3,7

3,2

CHÚ THÍCH: Nội dung của Phụ lục C có thể tham khảo tại:

1)Mục 1.3.1: Xác suất và thống kê” (trong Phần 1.3: Toán ứng dụng), Sổ tay kỹ thuật Thủy lợi, Phn 1, Tập 1. Tr. 95 -126;

2)Mục 5.5: Tính toán công trình theo lý thuyết độ tin cậy (trong Chương 5: Một số phương pháp tính toán kết cấu trong thiết kế công trình thủy lợi), S tay kỹ thuật Thủy lợi, Phần 2, Tập 1, Tr. 172 -178.

 

PHỤ LỤC D

(Quy định)

Tham số thống kê và phân phối xác suất của các loại tải trọng tác động lên kết cấu công trình thủy lợi

D.1. Phân loại các ti trọng bất định (ngẫu nhiên) theo thời gian tác động trên các kết cấu công trình thủy công có thể sử dụng theo hướng dẫn của Bảng D.1.

D.2. Phân phối xác suất đối với giá trị lớn nhất của các tác động tạm thời trong khoảng thời gian tuổi thọ thiết kế của công trình:

Đối với các loại tác động tạm của môi trường thiên nhiên như áp lực gió, tuyết và áp lục thủy tĩnh của sông, hồ tự nhiên,…, thì phân b xác suất của giá trị lớn nhất của các loại tác động đó trong giai đoạn tuổi thọ thiết kế, có thể xác định được bằng phương pháp thng kê cực trị, các bước cụ thể cần tuân thủ những yêu cầu sau đây:

D.2.1. Chia khoảng thời gian tuổi thọ thiết kế của kết cấu công trình (T) thành n đoạn, ; việc chọn thời đoạn t sao cho giá trị lớn nhất của tác động trong mỗi thời đoạn độc lập với nhau.

D.2.2. Tiến hành thống kê đối với mỗi một thời đoạn, xác định được một bộ giá trị lớn nhất của một mẫu số liệu Qi.

D.2.3. Tiến hành phân tích đối với mẫu của Qi, tính toán được giá trị ước lượng của các tham số thống kê, vẽ đồ thị tần số của mẫu và gi định mô hình phân bố xác sut, thông qua độ trội của xác suất trong mô hình để so sánh kiểm nghiệm, xác định được hàm số phân bố xác suất trị số lớn nhất của các giá trị lớn nhất của tác động trong thời đoạn tFt (Qi).

D.2.4. Căn cứ vào hàm phân phối xác suất thời đoạn Ft (Qi), ta sẽ xác định được hàm phân phối xác suất đối với các giá trị lớn nhất của tác động QT trong toán bộ thời gian tuổi thọ thiết kế của kết cấu công trình FT(QT):

FT(QT) = [Ft (Qi)]n

(D.1)

D.2.5. Từ các tham số thống kê mQ ,sQi của phân bố xác suất thời đoạn Ft (Qi), tìm ra các tham số thống kê mQT, mQT của trị số lớn nhất tác động QT trong thời đoạn tuổi thọ thiết kế của kết cấu công trình.

Khi Ft (Qi) Phù hợp với phân phi loại hình I cực trị, thì FT(QT) cũng phù hợp với phân phối loại hình I cực trị, và các tham số thống kê của nó là:

(D.2)

sQT = sQi

(D.3)

D.3. Giá trị tiêu chuẩn của tác động có thể tính toán theo các công thức sau đây

D.3.1. Tác động có phân phối chuẩn:

Fk = mf(1 + Kf2d1)

(D.4)

D.3.2. Tác động có phân phi loại hình I cực trị:

Fk = mf{1 - 0,45005df - 0,7797df ln{-lnëF(Kf2)û}}

(D.5)

 

Bảng D.1 - Hưng dẫn phân loại các tải trọng ngẫu nhiên tác động trên kết cấu

Loại kết cấu

 

Phân Loại tác dụng

Đập bê tông, cống

Đập đất, đê

Trụ pin tràn

Cửa van thủy công

Cửa nhận nưc hình thức tháp

Thảm bảo vệ, tiêu năng

Cầu tầu, âu thuyền

Trọng lượng bản thân công trình, thiết bị

G

G

G

G

G

G

G

Áp lực đất

G

G

G

-

G

-

G

Ứng suất nền, áp lực đất đá xung quanh

-

-

-

-

-

-

-

Ứng suất trước

G

-

G

-

-

-

-

Áp lực thủy tĩnh

QA

QA

QA

QA

QA

Q

QA

Ảp lực sóng

Q

Q

Q

Q

Q

Q

Q

Áp lực thảm

Q

Q

Q

-

Q

Q

Q

Lực đầy nổi

Q

Q

Q

-

Q

Q

Q

Lực xung kích dòng nước, áp lực rung động

Q

Q

Q

Q

Q

Q

Q

Tác dụng nhiệt độ, độ ẩm

Q

Q

Q

Q

Q

-

Q

Áp lực bùn cát

GQ

G

-

Q

GQ

-

-

Áp lực nước lỗ rỗng

-

Q

-

-

-

-

-

Tải trọng gió

-

-

-

Q

Q

-

-

Tải trọng tuyết

-

-

-

-

-

-

-

Áp lực băng

Q

Q

Q

Q

Q

Q

Q

Áp lực trương n khi đóng băng

Q

Q

-

-

-

Q

Q

Áp lực phụt vữa

Q

Q

-

-

-

-

-

Áp lực nưc va

-

-

-

-

-

-

-

Xung kích, va chạm, lực hãm

-

-

Q

-

Q

-

Q

Ti trọng vật phm chồng chất, đám đông

Q

Q

-

-

Q

-

Q

Áp lực nước ngoài

Q

Q

-

-

Q

-

Q

Tác dụng động đất

QA

QA

QA

-

QA

-

QA

 

Bng D.2 - Hướng dẫn phân loại các tải trọng ngẫu nhiên tác động trên kết cấu

Loại kết cấu

 

Phân Loại tác dụng

Gian nhà máy thủy điện

Đường hầm, giếng điều áp, kết cấu ngầm

Ống chôn, ống h dẫn nước, tháo nước

Kết cấu chắn đt, bảo vệ bờ

Dầm cầu, cầu máng

Khung tháp máy nâng thuyền

Trọng lượng bản thân công trình, thiết bị

G

G

G

G

G

G

Áp lực đất

G

-

G

G

-

-

Ứng suất nền, áp lực đất đá xung quanh

-

G

-

-

-

-

Ứng suất trước

G

G

G

-

G

-

Áp lực thủy tĩnh

QA

QA

Q

Q

Q

QA

Áp lực sóng

Q

-

-

-

-

Q

Áp lực thấm

Q

Q

Q

-

-

-

Lực đẩy ni

Q

-

-

Q

Q

-

Lực xung kích dòng nước, áp lực rung động

Q

-

-

-

-

-

Tác dụng nhiệt độ, độ ẩm

Q

Q

Q

-

Q

Q

Áp lực bùn cát

GQ

-

-

-

-

GQ

Áp lực nưc lỗ rỗng

-

-

-

-

-

-

Tải trọng gió

Q

-

-

-

Q

Q

Ti trọng tuyết

Q

-

-

-

Q

-

Áp lực băng

Q

-

-

-

Q

Q

Áp lực phụt vữa

Q

Q

-

-

-

 

Áp lực nước va

-

Q

Q

-

-

-

Xung kích, va chạm, lực hãm

Q

-

-

Q

Q

Q

Tải trọng vật phm chồng cht, đám đông

Q

-

-

Q

Q

Q

Áp lực nước ngoài

Q

-

-

Q

Q

Q

Tác dụng động đất

QA

QA

QA

QA

QA

QA

CHÚ THÍCH: Nội dung của Phụ lục D có thể tham khảo tại:

1) “Mục 1.3.1 Xác suất và thống kê (trong Phn 1.3. Toán ứng dụng), Sổ tay kỹ thuật Thy lợi, Phần 1, Tập 1, Tr. 95-126;

2)Chương 2: Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép; Chương 3: Kết cấu gạch đá; Chương 4: Kết cấu thép, S tay kỹ thuật Thủy lợi, Phần 1, Tập 2, Tr. 103 - 240;

3)Chương 1: Thu thập và phân tích tính toán s liệu cơ bản” (trong Phần A-Tính toán thủy văn), Sổ tay kỹ thuật Thủy lợi, Phần 1, Tập 4, Tr. 11 - 75.

 

PHỤ LỤC E

(Quy định)

Các tham số thống kê và phân phi xác suất của nội lực kết cấu công trình thủy công

E.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính bất định của nội lực kết cấu các công trình thủy công bao gồm các tính chất cơ lý của vật liệu kết cấu, đá, đất, nền,…, tính bất định của các thông số hình học của kết cấu và mô hình tính toán,...

E.2. Các tính chất cơ lý của vật liệu kết cấu, đá, đất và nền

E.2.1. Tính bất định của tính chất cơ lý vật liệu kết cu, đá, đất và nền, KM, được xác định theo công thc sau đây:

(E.1)

(E.2)

(E.3)

trong đó

fc

là giá trị thực tế của cường độ vật liệu kết cấu;

fs

là giá trị cường độ của mẫu thí nghiệm;

ω0

là hệ số xét tới sự khác biệt giữa cường độ vật liệu kết cấu và vật liệu mẫu thí nghiệm.

Giá trị trung bình mKM và độ lệch chuẩn dKM của thông số bất định KM của cường độ vật liệu kết cấu, đá, đất và nền, cần được xác định theo các công thức sau đây:

(E.4)

(E.5)

trong đó

mK0

là giá trị trung bình của K0;

dK0

là độ lệch chuẩn của K0.

E.2.2. Giá trị tiêu chuẩn của cường độ vật liệu thí nghiệm đá, đất và nền:

Khi mô hình phân phối xác suất là phân phối chuẩn:

fk = mm(1 - Km2dm)

(E.6)

trong đó

Km2 - xem công thức (22)

(E.7)

Khi mô hình phân phối xác suất là phân phối chuẩn loga:

(E.8)

E.3. Thông số hình học của kết cấu

Tính bất định của thông số hình học kết cấu phản ánh sự sai khác có tính ngẫu nhiên của kích thước thực tế của kết cấu so với giá trị tiêu chuẩn của nó. Tính bất định của tham số hình học biểu thị bng hệ số Ka, được tính toán theo công thức sau đây:

(E.9)

trong đó

a, ak lần lượt là giá trị thực tế các thông số hình học của kết cấu và giá trị tiêu chuẩn của nó.

Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của tính bất định thông số hình học Ka, là:

(E.10)

dKa = da

(E.11)

trong đó

ma, da ln lượt là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của giá trị thực tế thông số hình học của kết cấu.

Khi kích thước nh nhất của tiết diện kết cấu lớn hơn 3 m, sự sai lệch kích thước chế tạo với kích thước tiết diện có thể bỏ qua, do đó có thể coi tham số hình học của nó là không đổi.

E.4. Tham số thống kê và mô hình phân phối xác suất của nội lực kết cấu công trình thủy công

Biểu thức biến phụ của tính bất định nội lực kết cấu, KR, là:

(E.12)

hoặc KR = KM.Ka.Kp

(E.13)

trong đó

R

là giá trị ứng suất thực tế của cấu kiện kết cấu hoặc của kết cấu;

RK

là giá trị cường độ chịu lực tổng hợp xác định được bằng công thức tính toán nội lực, giá trị tiêu chuẩn thông số hình học và cường độ vật liệu, được quy định trong tiêu chuẩn thiết kế.

KP

là biến phụ về tính bất định tính toán nội lực kết cấu, có thể xác định bng cách đánh giá theo kinh nghiệm với các công trình đã có.

Giá trị trung bình của biến phụ về tính bất định nội lực tổng hợp kết cấu hoặc cấu kiện kết cấu bằng một loại vật liệu thuần nht, KR, và độ lệch chuẩn của nó, có thể biểu thị là:

(E.14)

(E.15)

trong đó

là giá tr trung bình của KP;

là độ lệch chuẩn của KP.

Nội lực tng hợp của kết cấu hoặc cấu kiện kết cấu bằng vật liệu phức hợp được biểu diễn bằng các hàm số phi tuyến, có thể tính toán bằng phương pháp lặp khử sai số.

Mô hình phân phân phối xác suất của nội lực tổng hợp R có thể giả định là phân phối loga chuẩn.

CHÚ THÍCH: Nội dung của Phụ lục E có th tham khảo tại:

1) “Mục 1.3.1: Xác suất và thống kê” (trong Phần 1.3. Toán ứng dụng), Sổ tay kỹ thuật Thủy lợi. Phần 1, Tập 1, Tr. 95 - 126;

2) Chương 1: Vật liệu xây dựng; Chương 2: Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép; Chương 3: Kết cu gạch đá; Chương 4: Kết cấu thép, Sổ tay kỹ thuật Thủy lợi, Phn 1. Tp 2, Tr. 11 - 240.

 

PHỤ LỤC F

(Quy định)

Phương pháp xác định hệ số tổ hợp các thời đoạn r trong thời gian tuổi thọ thiết kế của công trình thủy lợi

Chọn thời gian quan trắc T0 đủ dài, tiến hành quan trắc liên tục đối với tác động tạm thời, thu được sự biến đổi theo thời gian của giá trị tác động tạm thời Q, như đồ thị F.1.

Hệ số tổ hợp của các tác động thường xuyên ρ, xác định theo tỷ số giữa tổng thời gian liên tục mà tác động tạm thời Q vượt quá ρ.Qk, tổng thời gian quan trắc T0, tức .

Hình F.1 - Đ th biến đổi theo thời gian của trị số tác động tạm thời Q

CHÚ THÍCH: Nội dung của Phụ lục F có thể tham khảo tại:

1)Mục 1.3.1 Xác suất và thống kê (trong Phn 1.3. Toán ứng dụng), Sổ tay k thuật Thủy lợi, Phn 1, Tp 1, Tr. 95-126;

2)Chương 1: Thu thập và phân tích tính toán số liệu cơ bản (trong Phn A-Tính toán thủy văn), S tay kỹ thuật Thy lợi, Phần 1, Tập 4, Tr. 11 - 75.

 

PHỤ LỤC G

(Quy định)

Phương pháp tính toán hệ số kết cấu

G.1. Điều kiện tính toán và trình tự tính toán hệ số kết cấu

G.1.1. Các điều kiện đã biết

Công thức thiết kế trạng thái giới hạn các hệ số riêng phần của kết cấu và các hệ số riêng phần;

Mô hình phân phân phi xác suất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn ca tác động, các tham số thống kê về tính bt định của mô hình tính toán phản ứng của tác động, và giá trị tiêu chuẩn, hệ số riêng phần của tác động;

Mô hình phân phối xác suất, giá trị số trung bình, độ lệch chuẩn của cường độ vật liệu kết cấu, các tham số thống kê tính bất định của mô hình tính toán nội lực, và giá trị tiêu chuẩn, hệ số riêng phần của cường độ vật liệu;

Chỉ số độ tin cậy mục tiêu của kết cấu.

G.1.2. Trình tự tính toán

1) Giả thiết giá trị ban đầu gd của hệ số kết cấu gd0 dùng giá trị tiêu chuẩn, hệ số riêng phần của tác động và cường độ vật liệu đã biết, căn cứ vào công thức thiết kế trạng thái giới hạn các hệ số riêng phần, để tính ra kích thước hình học của kết cu.

2) Sử dụng kích thước hình học của kết cấu đã tính được, các tham số thống kê của tác động và cường độ vật liệu kết cấu, các tham số thống kê tính bt định của mô hình tính toán xác định phản ứng của tác động và nội lực, để tính các tham số tương ứng của hiệu ứng của tác động và nội lực kết cấu, từ đó dựa vào phân tích trạng thái giới hạn xác suất ta sẽ tính được chỉ số độ tin cậy β theo phương pháp ở Phụ lục C.

3) So sánh chỉ số độ tin cậy tính toán với chỉ số độ tin cậy mục tiêu theo công thức:

(G.1)

Nếu không thỏa mãn công thức (G.1), mà β - βT > 0 thì đặt gd = gd - Dgd, làm lặp các bước từ (1) đến (3); nếu β - βT < 0 thì đặt gd = gd + Dgd, lp lại các bước từ đầu.

Nếu thỏa mãn công thức (G.1), thì gd đã giả thiết là kết quả cần tìm.

G.2. Phương pháp và các bước xác định hệ số kết cấu dùng trong tiêu chuẩn

G.2.1. Đối với các kết cấu cùng loại, căn cứ vào mức độ ảnh hưởng đối vi giá thành công trình của các loại nhân t ảnh hưởng tới việc tính toán hệ số kết cấu, mà xác định trọng số của các loại nhân tố.

G.2.2. Căn cứ vào hệ số mức quan trọng của kết cấu g0, hệ số riêng phần của cường độ vật liệu gm, hệ số riêng phần của kết cấu thiết kế theo trạng thái giới hạn y, tương ứng với chỉ số độ tin cậy mục tiêu βT, theo công thức thiết kế hệ số thành phần, tính toán hệ số kết cấu gdi trong các trường hợp thiết kế.

G.2.3. Căn cứ vào hệ số gia quyền của các loại nhân tố, bình quân gia quyền đối với hệ số kết cấu gdi, tìm được gd. Cũng có thể từ trong một dãy gdi tính được trong các tình huống thiết kế, mà tổng hợp phân tích để chọn ra một gd.

G.2.4. Sử dụng giá trị hệ số kết cấu gd đã tìm được kể trên và các loại hệ số riêng phần khác tương ứng, tiến hành thiết kế thử, căn cứ vào kết quả thiết kế thử và kinh nghiệm thiết kế công trình mà phân tích đánh giá, cuối cùng xác định được giá trị gd dùng trong tiêu chuẩn thiết kế.

CHÚ THÍCH: Nội dung của Phụ lục G có thể tham khảo tại:

1) "Mục 1.3.1. Xác suất và thống kê" (trong Phần 1.3. Toán ứng dụng), Sổ tay kỹ thuật Thủy lợi, Phần 1. Tập 1, Tr.95-126;

2) "Chương 1: Vật liệu xây dựng; Chương 2: Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép; Chương 3: Kết cấu gạch đá s tay kỹ thuật Thủy lợi, Phần 1, Tập 2, Tr. 11 -240;

3) "Mục 5.5: Tính toán công trình theo lý thuyết độ tin cậy" (trong Chương 5: Một số phương pháp tính toán kết cấu trong thiết kế công trình thủy lợi), Sổ tay kỹ thuật Thủy lợi, Phần 2, Tập 1. Tr. 172 - 178.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi