Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8412:2020 Công trình thủy lợi - Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8412:2020

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8412:2020 Công trình thủy lợi - Quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi
Số hiệu:TCVN 8412:2020Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Ngày ban hành:23/10/2020Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8412:2020

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI- QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Hydraulic structures - Regulation on the process of operating the irrigation works

 

Lời nói đầu

TCVN 8412: 2020 thay thế TCVN 8412:2010

TCVN 8412: 2020 do Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI- QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Hydraulic structures - Regulation on the process of operating the irrigation works

1.  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các bước lập quy trình vận hành hệ thống công trình thủy lợi.

2.  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là những tài liệu cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu; đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi và bổ sung( nếu có). Các tài liệu viện dẫn gồm:

- TCVN 8304 : 2009 Công tác Thủy văn trong hệ thống Thủy lợi.

- TCVN 8418 : 2010 Công trình thủy lợi - Quy trình quản lý, vận hành duy tu và bảo dưỡng cống;

- TCVN 8643 : 2020 Hệ thống công trình thủy lợi - cấp hạn hán đối với nguồn nước tưới và cây trồng được tưới;

3.  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1.

Công trình thủy lợi (Hydraulic structures)

Công trình thủy lợi là công trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm đập, hồ chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và công trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.

3.2.

Hệ thống công trình thủy lợi (hydraulic structure systems)

Hệ thống công trình thủy lợi là hệ thống bao gồm các công trình thủy lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực.

3.3.

Đóng kín (close)

Đóng cửa xuống sát đáy cống (cửa phẳng, cửa cung); hai cánh cửa đã khép khít vào nhau (cửa bản lề) hoặc đóng hết khẩu diện của cống (cửa van côn, van kim).

3.4.

Mực nước (Water level)

Cao trình mặt nước so với mặt chuẩn quốc gia (cao trình 0-0) đo tại vị trí nhất định. Tuyến đo mực nước có thể là trên sông, trên kênh, thượng lưu đập ngăn sông, thượng hạ lưu các cống lấy nước, cống đập điều tiết. Số liệu mực nước đo được phải chuyển về cao độ thực của lưới quốc gia.

3.5.

Lượng mưa (Precipitation)

Lượng nước mưa rơi trong một thời đoạn nào đó, được ký hiệu là X, đơn vị tính là milimét. Lượng mưa quan trắc được trong một trận mưa gọi là lượng mưa trận, trong một ngày đêm (tính từ 0 giờ đến 24 giờ) gọi lượng mưa ngày, nếu thời đoạn tính toán là một tháng, một năm ta có tương ứng lượng mưa tháng và lượng mưa năm.

4.  Quy định tài liệu cơ bản lập quy trình vận hành

4.1  Quy định tài liệu cơ bản

4.1.1  Tài liệu về khí tượng, thủy văn

- Tài liệu khí tượng, thủy văn được thu thập, cập nhật từ các cơ quan/tổ chức chuyên ngành (được cơ quan có thẩm quyền công nhận);

- Độ dài chuỗi số liệu: Độ dài chuỗi số liệu phục vụ tính toán thống kê phải đủ dài theo các quy định về thống kê;

- Tài liệu giám sát chất lượng nước trong quá trình quản lý khai thác.

4.1.2  Tài liệu về công trình

- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế hội;

- Tài liệu quy hoạch Hệ thống công trình thủy lợi và thiết kế công trình;

- Bản đồ hiện trạng hệ thống công trình (điều chỉnh theo thực tế);

- Bản đồ phân vùng tưới tiêu (điều chỉnh theo thực tế);

- Bản đồ vùng ứng (nếu có);

- Tài liệu qua các năm về kế hoạch cấp nước phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ trong năm và các nhiệm vụ khác như: thau chua, rửa mặn, cải tạo môi trường, đồng ruộng và nuôi trồng thủy sản, bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên trong vùng;

- Phương án vận hành các công trình thủy lợi hoặc quy trình vận hành hiện có;

- Tài liệu đánh giá hiện trạng hoạt động của công trình thủy lợi (theo phụ lục C mục II).

4.2  Thu thập và kiểm tra đánh giá các thông số của hệ thống

4.2.1  Tài liệu thu thập

- Tài liệu về bão, lũ, hạn hán, ngập lụt;

- Diễn biến nguồn nước (mực nước, lưu lượng ứng với tần suất thiết kế của Hệ thống);

- Mạng lưới sông ngòi; tài nguyên nước mặt; tài nguyên nước ngầm;

- Hiện trạng công trình; hiện trạng quản lý khai thác; diện tích tưới tiêu đạt được; hoạt động quản lý tưới, tiêu phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường;

- Cơ cấu tổ chức quản lý;

- Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội, cơ cấu cây trồng, mùa vụ.

4.2.2  Kiểm tra đánh giá các thông số kỹ thuật của hệ thống

a) Kiểm tra lại các thông số về khí tượng, thủy văn, bao gồm:

- Lượng mưa trung bình năm; lượng mưa và phân phối theo năm thiết kế;

- Bốc hơi, độ ẩm, nhiệt độ, gió, số giờ nắng từng tháng trong năm;

- Diễn biến nguồn nước (mực nước, lực lượng ứng với tần suất thiết kế của hệ thống);

- Kiểm tra chất lượng nước theo yêu cầu của sản xuất và môi trường.

b) Kiểm tra lại yêu cầu cấp nước trong hệ thống theo từng tháng trong năm, bao gồm:

- Dân sinh;

- Sản xuất nông nghiệp;

- Bảo vệ môi trường;

- Yêu cầu dùng nước khác.

c) Kiểm tra năng lực phục vụ của các công trình thủy lợi trong Hệ thống (mực nước, lưu lượng, năng lực phục vụ so với thiết kế):

- Kiểm tra thực tế phân vùng tưới, tiêu, vùng úng so với thiết kế ban đầu;

- Kiểm tra lại các thông số kỹ thuật của quy trình vận hành (nếu có).

d) Kiểm tra lại năng lực và yêu cầu tiêu nước trong hệ thống theo thời đoạn.

e) Đánh giá hiện trạng vận hành các công trình trong hệ thống (chi tiết theo phụ lục C mục III).

f) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của công trình trong hệ thống với yêu cầu tưới tiêu nước cho toàn vùng.

g) Lập báo cáo đánh giá các vấn đề còn tồn tại của hệ thống.

5.  Nội dung tính toán kỹ thuật

5.1  Các chỉ tiêu tính toán

a) Về tưới: Tần suất mô hình mưa tưới thiết kế để xác định nhu cầu cấp nước cho hệ thống tưới được quy định là 85 % cho các công trình từ cấp III trở lên và từ 75 % đến 85 % cho công trình cấp IV;

b) Về tiêu: Tần suất mô hình mưa tiêu thiết kế để xác định năng lực tháo dẫn cho hệ thống tiêu nông nghiệp được quy định là 10 % cho các công trình từ cấp III trở lên, từ 10 % đến 20 % cho công trình cấp IV. Đối với các đối tượng tiêu nước khác có mặt trong hệ thống thủy lợi, tần suất mô hình mưa tiêu thiết kế do chủ đầu tư hoặc cấp có thẩm quyền quy định nhưng không lớn hơn tần tính toán thiết kế tiêu cho nông nghiệp.

CHÚ THÍCH:

- Mô hình mưa tưới thiết kế bao gồm: tổng lượng mưa năm tương ứng với tần suất thiết kế và phân phối lượng mưa theo từng ngày trong năm;

- Mô hình mưa tiêu thiết kế bao gồm: số ngày mưa của trận mưa, tổng lượng mưa của cả trận mưa tương ứng với tần suất thiết kế và phân phối lượng mưa theo thời gian của trận mưa;

- Chọn hình mưa thiết kế được xác định thông qua mô hình mưa điển hình. Mô hình mưa điển hình là mô hình đã xảy ra trong thực tế, có tổng lượng mưa xấp xỉ với tổng lượng mưa thiết kế, có dạng phân phối là phổ biến và thiên về bất lợi.

5.2  Tính toán mô hình thủy lực cho hệ thống

5.2.1  Cân bằng nước cho hệ thống

- Đối với hệ thống cống lấy nước, trạm bơm, đập dâng trên sông chính: Sử dụng mô hình thủy lực 1 chiều (MIKE 11, HECRAS) diễn toán dòng chảy để tính toán mực nước, lưu lượng có thể lấy được qua công trình, so sánh cân bằng với nhu cầu nước tại công trình đầu mối. Mô hình thủy lực cũng được sử dụng tính toán cho các hệ thống thủy lợi thuộc vùng chịu ảnh hưởng của thủy triều, tính toán xâm nhập mặn cho các khu vực ven biển;

- Đối với vùng ngoài công trình thủy lợi: Tính toán cân bằng nước giữa nguồn nước đến từ mưa, từ dòng chảy cơ bản, từ nước ngầm (nếu khai thác được) và nhu cầu nước của vùng.

- Phân chia thời kỳ cấp nước;

- Tính toán nhu cầu nước, yêu cầu tiêu nước cho các tiểu vùng và vùng nghiên cứu;

- Tính toán dòng chảy đến hệ thống;

- Tính toán kiểm tra mức đảm bảo tưới, tiêu của hệ thống trong từng thời kỳ cấp nước, tiêu nước.

5.2.2  Tính toán mô hình thủy lực cho hệ thống

- Biên tiêu được tính truyền từ các trạm quan trắc về các cửa tiêu. Cao độ lấy theo Hệ tọa độ Quốc gia VN - 2000;

- Biên tưới được tính truyền từ các trạm quan trắc về các cống lấy nước, các trạm bơm tưới. Cao độ lấy theo Hệ tọa độ Quốc gia VN - 2000;

- Xây dựng sơ đồ mạng sông tính toán;

- Nhập dữ liệu về mặt cắt ngang lòng dẫn;

- Nhập dữ liệu khí tượng, thủy văn cho điều kiện ban đầu, điều kiện biên trên, biên dưới, biên khu giữa;

- Nhập dữ liệu về hệ thống nút lấy nước, thông số kỹ thuật và quy trình vận hành các công trình hồ chứa, đập dâng, cống, trạm bơm;

- Hiệu chỉnh mô hình;

- Kiểm định mô hình;

- Xác định bộ thông số mô hình;

-Tính toán dự báo mực nước, lưu lượng đến hệ thống cống lấy nước, trạm bơm, đập dâng trên sông chính theo phương án dự báo về nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước;

- Tính toán xâm nhập mặn cho các khu vực ờ hạ du;

- Trích xuất kết quả dự báo lưu lượng và mực nước tại hệ thống cống lấy nước, trạm bơm, đập dâng trên sông chính, đánh giá khả năng lấy nước của công trình và mức độ thừa/thiếu nước tại các thời đoạn khác nhau phù hợp với thời đoạn dự báo.

6.  Nội dung quy trình vận hành công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi vừa

6.1  Nguyên tắc vận hành công trình

- Vận hành các công trình thủy lợi trên hệ thống tạo thành một thể thống nhất, không chia cắt theo địa giới hành chính, bảo đảm tính chất thống nhất của quy hoạch hệ thống và an toàn công trình, bảo đảm an toàn cho người, tài sản trong khu vực, đảm bảo sự công bằng về lợi ích tưới, tiêu giữa các đối tượng hưởng lợi trong hệ thống.

- Vận hành hệ thống bảo đảm hài hoà lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, hài hoà giữa khai thác trước mắt và phát triển bền vững;

- Vận hành tưới tiêu phải nắm vững tình hình nước triều, nước sông tình hình thời tiết và năng lực công trình, cũng như quy trình kế hoạch, yêu cầu tổ chức, đơn vị dùng nước để đạt hiệu quả cao nhất.

6.2  Nội dung quy trình vận hành công trình

6.2.1  Vận hành cấp nước

6.2.1.1  Nguyên tắc chung

- Nguồn nước lấy vào hệ thống phải đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn và quy định hiện hành.

- Tận dụng thuận lợi về mực nước triều, mở rộng diện tích tưới tự chảy;

- Kết hợp tưới tiêu thau chua rửa mặn khi nguồn nước cho phép. Yêu cầu khi tưới nước cho khu cao không gây úng hạn giả tạo trong hệ thống;

- Đảm bảo các mục đính sử dụng nước khác.

6.2.1.2  Vận hành trong mùa khô:

a) Trường hợp 1: Hệ thống làm việc bình thường nguồn nước đảm bảo yêu cầu dùng nước:

- Giai đoạn lấy nước, giữ nước hoặc tháo cạn dựa trên lịch thời vụ và phù hợp với kế hoạch dùng nước, quy định cụ thể cho từng công trình hoặc một nhóm công trình trên hệ thống.

- Trình tự, thời gian vận hành công trình;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước;

- Mực nước tại các công trình điều tiết: Mở thoáng; đóng kín; điều tiết, khống chế.

- Dựa trên kết quả giám sát của mạng lưới quan trắc chất lượng nước phản ánh các thông số chất lượng nước cấp:

- Quy định cụ thể trình tự vận hành công trình sao cho bổ sung nguồn nước pha loãng, tự làm sạch nâng cao chất lượng nước đạt yêu cầu trên toàn hệ thống;

- Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.

b) Trường hợp 2: Nguồn nước không đảm bảo yêu cầu dùng nước:

- Nguyên tắc vận hành ưu tiên đối tượng dùng nước để giảm cấp độ hạn trên toàn Hệ thống. Phải dự báo Hệ thống ứng với các cấp độ hạn và từng loại hạn theo TCVN 8643:2020;

- Mức độ đảm bảo cấp nước theo thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng dùng nước;

- Các giải pháp: bổ sung nguồn nước, phân phối nước hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước;

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước;

- Mực nước khống chế tại các công trình điều tiết;

- Dựa trên kết quả giám sát của mạng lưới quan trắc chất lượng nước phản ánh các thông số chất lượng nước cấp:

- Quy định cụ thể trình tự vận hành công trình duy trì dòng chảy cải tạo môi trường trên toàn Hệ thống;

- Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.

- Trường hợp đặc biệt: khó khăn về nguồn nước, đơn vị quản lý đề xuất và báo cáo cơ quan cấp trên chỉ đạo điều hành Hệ thống.

6.2.1.3  Vận hành trong mùa mưa

Trong mùa mưa, việc vận hành các trạm bơm, hệ thống cấp nước tưới phải tuân thủ theo mục 6.1 ngoài ra cần vận hành theo các trường hợp sau:

a) Trường hợp 1: Nguồn nước của hệ thống đảm bảo yêu cầu dùng nước

- Vận hành đảm bảo cấp nước theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, nhu cầu cấp nước cho các nghành khác;

- Trình tự, thời gian vận hành công trình;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước;

- Mực nước tại các công trình điều tiết: Mở thoáng; đóng kín; điều tiết, khống chế.

b) Trường hợp 2 : Nguồn nước của hệ thống không đảm bảo yêu cầu dùng nước.

Là trường hợp nằm ngoài tần suất thiết kế (vào những năm bất lợi). Trường hợp này vận hành theo mục 6.2.1.2 điểm b của tiêu chuẩn này.

c) Trường hợp 3: Chế độ vận hành tưới và lấy phù sa

- Trường hợp lấy phù sa phải đủ các điều kiện sau:

- Dự báo thời tiết không có mưa lớn trong 5 ngày tiếp theo kể từ ngày có kế hoạch lấy nước

- Lấy nước tưới chống hạn, lấy phù sa trong vụ mùa phải theo phương châm lấy nhanh tiêu nhanhđề phòng úng;

- Lấy phù sa lấy vào kênh tưới, không lấy vào kênh tiêu.

- Vận hành lấy phù sa:

- Khi điều kiện cho phép mở toàn bộ các cống dưới đê để lấy nước phù sa vào hệ thống;

- Lấy phù sa trên hệ thống chủ yếu thực hiện vào 3 thời kỳ: i) Thời kỳ đầu vụ trước khi cấy lúa mùa; ii) Thời kỳ giữa vụ lúa bén rễ hồi xanh; iii) Thời kỳ cuối vụ lúa làm đòng, thời kỳ đầu làm đòng không lấy sa. Lấy sa thời kỳ cuối vụ khi lúa mùa sắp tới trở đi, trong thời kỳ lúa mới cấy không lấy sa.

- Thời gian lấy nước phù sa vào để lắng đọng phù sa do đơn vị được phân cấp quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi căn cứ vào điều kiện thời tiết tốt, xấu và thông báo cho các đơn vị tổ chức dùng nước biết trước khi thực hiện.

d) Trường hợp đặc biệt: Dự báo có tin bão gần, áp thấp nhiệt đới hoặc mưa lớn ảnh hưởng đến hệ thống; lũ sông cao (từ báo động 3 trở lên); công trình chính gặp sự cố

- Nguyên tắc vận hành: kịp thời tiêu nước đệm, phòng úng ngập cho hệ thống;

- Vận hành các cống dưới đê để lấy nước thực hiện theo TCVN 8418: 2010

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Chế độ vận hành các công trình;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước;

- Mực nước khống chế tại các công trình điều tiết;

- Các điều kiện và yêu cầu kỹ thuật khác có liên quan.

6.2.2  Vận hành tiêu thoát nước

6.2.2.1  Nguyên tắc chung:

- Thực hiện “chôn, rải, tháo” nước, tiêu nước đệm;

- Vùng ngập úng nặng (theo bản đồ vùng úng) được ưu tiên tiêu trước;

- Không lấy nước vào các kênh tiêu trừ trường hợp khô hạn và nguồn nước thiếu;

- Thực hiện tiêu nước thau chua rửa mặn và tiêu úng cục bộ trên toàn bộ diện tích khi yêu cầu tưới không cao và nguồn nước sông cho phép.

6.2.2.2  Nội dung vận hành tiêu thoát nước

Theo hướng dẫn tại phụ lục A chương III tiêu chuẩn này

6.2.2.3  Quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn

6.2.2.4  Chế độ quan trắc, tài liệu quan trắc.

- Thực hiện theo TCVN 8304: 2009;

- Ngoài TCVN 8304:2009 ra các chế độ quan trắc khác phải theo các quy định hiện hành, đảm bảo phục vụ vận hành hệ thống và chỉ đạo sản xuất;

- Các tài liệu quan trắc hàng năm phải được chỉnh lý và đưa vào lưu trữ, 1 bản tại trạm, 1 bản tại Công ty.

6.2.2.5  Quy định về quan trắc theo TCVN 8304:2009, ngoài ra thêm các quy định sau:

a) Quy định các trạm, điểm đo và theo dõi lượng mưa, mực nước, lưu lượng và bốc hơi

b) Quy định chế độ quan trắc theo mùa, vụ sản xuất

c) Quy định đo kiểm tra định kỳ, chất lượng nước của hệ thống

d) Quy định chế độ báo cáo, sử dụng và lưu trữ tài liệu khí tượng thủy văn (KTTV)

e) Quy định chế độ kiểm tra định kỳ các thiết bị, dụng cụ quan trắc KTTV

7.  Nội dung lập quy trình vận hành công trình thủy lợi đối với công trình thủy lợi nhỏ

7.1  Nguyên tắc vận hành công trình

- Theo điều 6.2.1 và điều 6.2.2 của Tiêu chuẩn này

7.2  Quy định nội dung quy trình vận hành công trình thủy lợi nhỏ

a) Quy định vận hành công trình tưới, cấp nước của công trình trường hợp nguồn nước đáp ứng nhiệm vụ thiết kế trong điều kiện bình thường; vận hành công trình tưới, cấp nước khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;

b) Quy định vận hành công trình tiêu, thoát nước theo nhiệm vụ thiết kế trong điều kiện bình thường; vận hành công trình tiêu, thoát nước khi xảy ra lũ, ngập lụt, úng;

c) Quy định vận hành công trình khi có nguy cơ xảy ra sự cố hoặc xảy ra sự cố;

d) Quy định trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác trong việc thực hiện quy trình vận hành.

7.3  Nội dung lập quy trình vận hành công trình thủy lợi nhỏ

Nội dụng cụ thể quy trình vận hành công trình thủy lợi nhỏ được quy định chi tiết tại phụ lục B của tiêu chuẩn này.

Phụ lục A

(Quy định)

Quy trình vận hành công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi vừa

(Mẫu hướng dẫn lập “Quy trình vận hành công trình thủy lợi.” Theo Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.)

TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:   /QĐ-…

…,ngày…tháng…năm 20….

 

Quy trình vận hành công trình thủy lợi

(Ban hành kèm theo Quyết định số  /QĐ- ngày   /    /20……….. của…………… )

Chương l

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Cơ sở pháp lý

Trích dẫn các văn bản pháp quy liên quan đến quản lý khai thác công trình thủy lợi: Luật Thủy lợi; Luật Tài nguyên nước; Luật Đê điều; Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản liên quan khác,

2. Nguyên tắc vận hành công trình

Vận hành công trình mang tính hệ thống không chia cắt theo địa giới hành chính; vận hành, khai thác theo thiết kế và năng lực thực tế của các công trình.

3. Nhiệm vụ của hệ thống công trình: Tưới, cấp nước, tiêu, thoát nước, rửa mặn, ngăn lũ...

4. Thông số kỹ thuật chủ yếu của các công trình đầu mối chủ yếu trong hệ thống

5. Các quy định khác tùy theo điều kiện cụ thể của hệ thống

Chương II

VẬN HÀNH TƯỚI, CẤP NƯỚC

1. Trường hợp nguồn nước đảm bảo yêu cầu dùng nước

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.

2. Trường hợp nguồn nước không đảm bảo yêu cầu dùng nước

- Mức độ đảm bảo cấp nước theo thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng dùng nước;

- Các giải pháp: Bổ sung nguồn nước, phân phối nước hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước...;

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.

3. Trường hợp khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước, thau chua, rửa mặn hệ thống

- Mức độ đảm bảo cấp nước theo thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng dùng nước;

- Các giải pháp: Bổ sung nguồn nước, phân phối nước hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước...;

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.

4. Trường hợp đặc biệt

Dự báo có tin bão gần, áp thấp nhiệt đới hoặc mưa lớn ảnh hưởng đến hệ thống; Lũ sông cao (từ báo động 3 trở lên); công trình chính gặp sự cố.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.

Chương III

VẬN HÀNH TIÊU, THOÁT NƯỚC

I. Vận hành tiêu thoát nước

Vận hành hệ thống tiêu sau mỗi đợt tưới hoặc có những vùng cục bộ cần tiêu để ngăn mặn, đẩy mặn, rửa mặn, rửa phèn, giữ ngọt, cải thiện chất lượng nước, cụ thể:

1. Hệ thống không ảnh hưởng thủy triều

a) Trường hợp 1: Năng lực của hệ thống đảm bảo yêu cầu tiêu nước.

-Trình tự, thời gian vận hành các công trình

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối ứng với mưa thiết kế (tính theo lượng mưa 1, 3, 5 ngày lớn nhất).

b) Trường hợp 2: Năng lực của hệ thống không đảm bảo yêu cầu tiêu nước (lượng mưa thực tế lớn hơn lượng mưa thiết kế).

- Thứ tự và mức độ ưu tiên đảm bảo tiêu nước đối với các đối tượng cần tiêu nước;

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối ứng với mưa thiết kế (tính theo lượng mưa 1,3, 5.. ngày lớn nhất);

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu nước, thay đổi diện tích vùng tiêu hoặc hướng tiêu, điều chỉnh yêu cầu tiêu nước (lưu tượng và thời gian tiêu nước)... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

2. Hệ thống ảnh hưởng thủy triều

a) Trường hợp 1: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

b) Trường hợp 2: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.

c) Trường hợp 3: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường, lũ sông thấp.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

d) Trường hợp 4: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém, lũ sông thấp.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

đ) Trường hợp 5: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường, lũ sông cao.

-Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

e) Trường hợp 6: Mưa nhỏ hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém, lũ sông cao.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

g) Trường hợp 7: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều cường, lũ sông cao.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

h) Trường hợp 8: Mưa lớn hơn mưa thiết kế, gặp kỳ triều kém, lũ sông cao.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

II. Vận hành thoát lũ, ngăn lũ, ngăn triều cường

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

III. Vận hành tiêu nước đệm

Dự báo có bão gần, áp thấp nhiệt đới hoặc các hình thái thời tiết gây mưa lớn trong hệ thống.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.

IV. Vận hành trong trường hợp đặc biệt: Quy định vận hành công trình khi có nguy cơ xảy ra sự cố hoặc xảy ra sự cố.

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng; đề xuất phương án xử lý nguy cơ xảy ra sự cố hoặc khắc phục khẩn cấp sự cố để đảm bảo an toàn.

Chương IV

QUAN TRẮC CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

1. Quy định các trạm, điểm đo và theo dõi lượng mưa, mực nước, lưu lượng và bốc hơi

2. Quy định chế độ quan trắc theo mùa, vụ sản xuất

3. Quy định đo kiểm tra định kỳ, chất lượng nước của hệ thống

4. Quy định chế độ báo cáo, sử dụng và lưu trữ tài liệu KTTV

5. Quy định chế độ kiểm tra định kỳ các thiết bị, dụng cụ quan trắc KTTV

Chương V

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

1. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân đối với việc vận hành hệ thống

- Ủy ban nhân dân các cấp;

- Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình thủy lợi do Bộ quản lý; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với công trình thủy lợi trong phạm vi tỉnh quản lý;

- Các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi;

- Các tổ chức, cá nhân hưởng lợi.

2. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn đối với việc huy động nhân lực, vật tư để ứng cứu, phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn công trình của các cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời điểm thi hành Quy trình vận hành (QTVH) hệ thống

2. Nguyên tắc sửa đổi, bổ sung QTVH hệ thống

3. Hình thức xử lý vi phạm QTVH hệ thống theo quy định của pháp luật

 

 

(Tên cơ quan phê duyệt)
Thủ trưởng




(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục kèm theo quy trình vận hành công trình

1. Tổng quan về hệ thống công trình thủy lợi

- Đặc điểm hệ thống (địa hình, KTTV, dân sinh kinh tế, môi trường...);

- Danh mục các văn bản pháp quy liên quan đến hệ thống (qui hoạch, thiết kế, bổ sung nâng cấp công trình...).

2. Thống kê các công trình chủ yếu

Thống kê các công trình đầu mối và các công trình trên trục chính (vị trí, thông số kỹ thuật, nhiệm vụ, đặc điểm hiện trạng...).

3. Bản đồ hệ thống theo thiết kế được duyệt

- Bản đồ hiện trạng công trình và phân vùng tưới in trên khổ A3;

- Bản đồ hiện trạng công trình và phân vùng tiêu in trên khổ A3.

Phụ lục B

(Quy định)

Quy trình vận hành công trình thủy lợi nhỏ

(Mẫu hướng dẫn lập “Quy trình vận hành công trình thủy lợi.” Theo Thông tư số 05/2018/TT- BNNPTNT ngày 15/5/2018 Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.)

TÊN CƠ QUAN LẬP QUY TRÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

…,ngày…tháng…năm 20…

 

Quy trình vận hành công trình thủy lợi

Chương I

VẬN HÀNH TRONG TRƯỜNG HỢP BÌNH THƯỜNG

1. Quy định vận hành công trình tưới, cấp nước của công trình trường hợp nguồn nước đáp ứng nhiệm vụ thiết kế trong điều kiện bình thường

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước.

2. Quy định vận hành các công trình tiêu, thoát nước trong trường hợp chưa xảy ra ngập lụt, úng

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.

Chương II

VẬN HÀNH TRONG TRƯỜNG HỢP HẠN HÁN, THIẾU NƯỚC, LẤY MẶN, XÂM NHẬP MÁN, LŨ, NGẬP LỤT, ÚNG, Ô NHIỄM NƯỚC

1. Quy định vận hành công trình tưới, cấp nước khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, ô nhiễm nước

- Mức độ đảm bảo cấp nước theo thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng dùng nước;

- Các giải pháp: Bổ sung nguồn nước, phân phối nước hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước...;

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng cần lấy qua công trình đầu mối và các công trình phân phối nước;

- Các giải pháp: Bổ sung nguồn nước, phân phối nước hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước... tùy theo mức độ và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

2. Quy định vận hành công trình tiêu, thoát nước khi xảy ra lũ, ngập lụt, úng

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu tại các trạm bơm đầu mối.

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

Chương III

VẬN HÀNH TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT

1. Quy định vận hành công trình tưới, cấp nước khi có nguy cơ xảy ra sự cố hoặc xảy ra sự cố

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tưới, cấp nước tại các công trình đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung nguồn nước, phân phối nước hợp lý tiết kiệm, điều chỉnh yêu cầu dùng nước... tùy theo mức độ và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

2. Quy định vận hành công trình tiêu, thoát nước khi có nguy cơ xảy ra sự cố hoặc xảy ra sự cố

- Trình tự, thời gian vận hành các công trình;

- Mực nước tại các công trình điều tiết;

- Lưu lượng nước tiêu, thoát nước tại các công trình đầu mối;

- Các giải pháp: Bổ sung năng lực tiêu, hỗ trợ tiêu bằng máy bơm, thay đổi vùng tiêu, hướng tiêu... tùy theo mức độ nghiêm trọng và thứ tự ưu tiên của đối tượng.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN

1. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân đối với việc vận hành hệ thống

- Các tổ chức, cá nhân quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi;

- Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Các tổ chức, cá nhân hưởng lợi.

2. Quy định nhiệm vụ và quyền hạn đối với việc huy động nhân lực, vật tư để ứng cứu, phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn công trình của các cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thời điểm thi hành QTVH công trình

2. Nguyên tắc sửa đổi, bổ sung QTVH công trình

3. Hình thức xử lý vi phạm QTVH công trình theo quy định của pháp luật

 

Tên cơ quan lập và ban hành

Phụ lục kèm theo quy trình vận hành công trình

1. Tổng quan về hệ thống công trình thủy lợi

Đặc điểm hệ thống (địa hình, KTTV, dân sinh kinh tế, môi trường...).

2. Thống kê các công trình chủ yếu

Thống kê các công trình đầu mối và các công trình trên trục chính (vị trí, thông số kỹ thuật, nhiệm vụ, đặc điểm hiện trạng...).

3. Bản đồ hoặc sơ họa hệ thống

- Bản đồ hoặc sơ họa hệ thống và phân vùng tưới in trên khổ A4;

- Bản đồ hoặc sơ họa hệ thống và phân vùng tiêu in trên khổ A4.

Phụ lục C

(Tham khảo)

Mẫu thuyết minh kèm theo quy trình vận hành công trình thủy lợi

C.1 Tổng quan về Hệ thống công trình thủy lợi

C.1.1 Hiện trạng tự nhiên

- Tổng quan về đặc điểm tự nhiên: Vị trí địa lý; đặc điểm địa hình; đặc điểm địa chất, đất đai, thổ nhưỡng; đặc điểm khí tượng; chế độ thủy văn; sông ngòi; tài nguyên nước mặt; tài nguyên nước ngầm.

- Tổng quan về hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội : Địa giới hành chính; dân số và lao động; phát triển các ngành kinh tế; định hướng phát triển kinh tế xã hội.

- Phân loại và phân cấp Hệ thống công trình thủy lợi: Liên tỉnh, liên huyện, liên xã hay liên thôn. Loại công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi vừa.

- Phân khu tưới, tiêu, vùng úng trong Hệ thống công trình thủy lợi.

C.1.2 Hiện trạng quy hoạch Hệ thống công trình thủy lợi

- Tổng quan về quy hoạch thủy lợi;

- Mục tiêu chung;

- Mục tiêu cụ thể: Về cấp nước; về tiêu thoát nước...

- Nội dung và giải pháp quy hoạch

C.1.3 Hiện trạng Hệ thống công trình thủy lợi

C.1.3.1 Thống kê các công trình chủ yếu trong Hệ thống công trình thủy lợi gồm: công trình đầu mối và các công trình trên trục chính: Vị trí, thông số kỹ thuật, nhiệm vụ, đặc điểm hiện trạng, năng lực phục vụ/thiết kế...

C.1.3.2 Nhiệm vụ của Hệ thống: Đảm bảo tưới; cấp nước phục vụ; tiêu thoát úng ngập; duy trì dòng chảy trên Hệ thống.

C.1.3.3 Thông số kỹ thuật Hệ thống: Mức đảm bảo tưới thiết kế. Theo quy định hiện hành

- Hệ số tưới thiết kế cho các vùng: Đầu mối; mặt ruộng (l/s/ha);

-Tần suất thiết kế tiêu: Theo quy định hiện hành.

C.1.3.4 Bản đồ Hệ thống

- Bản đồ hiện trạng công trình và phân vùng tưới;

- Bản đồ hiện trạng công trình và phân vùng tiêu.

C.1.4  Hiện trạng quản lý, khai thác công trình thủy lợi

- Tổ chức quản lý nhà nước về thủy lợi;

- Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi;

- Quản lý kinh tế thủy lợi;

- Hoạt động các mô hình quản lý thủy nông cơ sở.

C.2. Tài liệu quan trắc trong quá trình vận hành

C.2.1 Các yếu tố phải đo đạc, thu thập

- Mực nước;

- Lưu lượng;

- Lượng mưa;

- Độ mặn, chất lượng của nguồn nước tưới những Hệ thống công trình thủy lợi chịu ảnh hưởng của nước mặn.

- Mạng lưới quan trắc chất lượng nước (điểm, diện) quy định các thông số chất lượng nước quan trắc, làm căn cứ để phản ánh ô nhiễm (điểm, diện) tại các nguồn tiếp nhận xả thải và trên toàn Hệ thống.

C.2.2 Các yếu tố khuyến khích đo

- Lượng phù sa bồi lắng;

- Lượng bốc hơi mặt nước, đồng ruộng;

- Độ pH và độ mặn của nước trên đồng ruộng;

- Diễn biến mực nước ngầm trong Hệ thống công trình thủy lợi vào mùa khô.

- Nhiệt độ;

- Độ ẩm không khí; tháng xuất hiện độ ẩm cao nhất; tháng xuất hiện độ ẩm nhỏ nhất.

- Bảng bốc hơi;

- Bảng số giờ nắng;

- Bảng tốc độ gió trung bình;

- Dự báo xâm nhập mặn.

C.3. Đánh giá vận hành Hệ thống công trình thủy lợi

C.3.1 Đánh giá về tài nguyên nước khu vực

- Đánh giá về lượng nước

- Đánh giá về chất lượng nước: Mức đạt chuẩn chất lượng nguồn nước mặt, khuyến nghị sử dụng nước theo các mục đích sử dụng.

- Kiểm soát quản lý ô nhiễm

C.3.2 Đánh giá hoạt động Hệ thống công trình thủy lợi

C.3.2.1 Tài liệu

- Cơ sở hạ tầng;

- Phương thức tổ chức quản lý;

- Năng lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên;

- Hiện trạng hoạt động Hệ thống công trình thủy lợi;

- Thống kê các công trình trong Hệ thống từ đầu mối đến mặt ruộng.

• Sông trục dẫn nước, trữ nước tưới tiêu chính: Chiều dài (m); chiều rộng (m); cao trình đáy (m); công trình trên sông (tốt, trung bình, xấu); diện tích dẫn nước phục vụ tưới; tiêu; cấp nước thủy sản (ha).

• Kênh và công trình trên kênh cấp I; cấp II: cấp kênh; quy mô Bxh (m); tổng chiều dài (m); đã cứng hóa; chiều dài; năm cứng hóa; tổng vốn đầu tư; công trình trên kênh; tổng số; tình trạng (tốt, trung bình; xấu).

- Đánh giá thực trạng và khả năng tích nước, cấp nước, an toàn công trình đầu mối.

- Khả năng mất an toàn hệ thống công trình đầu mối; vùng hạ du không đảm bảo cấp nước cho các nhu cầu của hệ thống.

- Bản đồ phân bố cấp độ hạn, mặn, ô nhiễm môi trường.

- Bản đồ ngập lụt.

C.3.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tưới của Hệ thống thực tế/đạt được

- Diện tích tưới thực tế/so với yêu cầu (đạt %);

- Diện tích tiêu thực tế/so với yêu cầu (đạt %);

- Thông số kỹ thuật tưới, tiêu hiện tại của hệ thống (l/s/ha).

C.3.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Hệ thống là tập hợp các kết quả đánh giá của công trình bao gồm công trình đầu mối, công trình điều tiết và hệ thống thủy nông nội đồng, trên cơ sở nhóm chỉ tiêu về phi công trình và nhóm chỉ tiêu về công trình.

C.3.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu phi công trình (đạt/ không đạt đánh giá theo mức độ hài lòng của người sử dụng nước)

a) Vận hành hệ thống phục vụ sản xuất:

- Việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho vùng lúa chuyên canh tập trung phải chủ động, đảm bảo số lượng, chất lượng nước, đáp ứng quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến hiện đại, tiết kiệm hiệu quả.

- Vận hành công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho cây trồng cạn phải đáp ứng yêu cầu. Bảo đảm tưới tiêu chủ động số lượng, chất lượng nước, đáp ứng quy trình kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến hiện đại.

- Vận hành công trình thủy lợi phục vụ cấp thoát nước cho nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng yêu cầu đầy đủ về lượng và chất.

- Việc vận hành công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu, cấp, thoát nước cho các mục tiêu khác trong sản xuất nông nghiệp phải bảo đảm số lượng, chất lượng nước, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng nước.

b. Vận hành công trình thủy lợi khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng:

- Chủ quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm tổ chức lập phương án ứng phó với hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng xảy ra trên địa bàn.

- Khi xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập lụt, úng việc vận hành công trình thủy lợi phải được thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thủy lợi khi xảy ra hạn hán, thiếu nước phải bảo đảm ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt và nhu cầu thiết yếu của sản xuất nông nghiệp.

C.3.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu công trình

a) Hiệu suất cung cấp nguồn nước tưới Gn(%)

Trong đó:

- Wnguồn-Lượng nước cung cấp thực tế tại đầu mối (m3);

- Wy/c-Lượng nước yêu cầu tưới tại đầu mối (m3);

- Hiệu suất cung cấp của nguồn nước tưới (G) khi:

• Gn>100% - Thể hiện tình trạng lãng phí nước

• Gn<100% - Yêu cầu tưới không được thỏa mãn

• Gn=100% - Trình độ quản lý khai thác tốt, cấp nước phù hợp với yêu cầu.

b) Hiệu suất của máy bơm (% Qbơm/QTK )

c) Tình hình sử dụng điện năng ( % Điện tiêu thụ / Điện kế hoạch)

d) hiệu quả sử dụng nước của Hệ thống

Trong đó:

- Wmr - Tổng lượng nước cần tại mặt ruộng (m3)

- ɳ<1, biểu thị chất lượng hệ thống công trình phân phối, trình độ kỹ thuật tưới, trình độ quản lý. Giá trị ɳ càng lớn hiệu quả sử dụng nước càng cao, trình độ quản lý càng tiên tiến.

đ) Tỷ lệ diện tích được tưới:

e) Hệ số sử dụng ruộng đất (Hệ số quay vòng ruộng đất):

g) Năng suất cây trồng được tưới (kg/ha/vụ; hoặc đồng/ha/vụ):

h) Lượng nước tiêu thụ/ đơn vị sản phẩm (m3/kg);

i) Sản lượng/ công lao động (kg/ công hoặc đồng/công);

k) Hệ số sử dụng nước tương đối (%):

l) Công bằng trong phân phối nước:

m) Hiệu ích hệ thống (%):

C.4  Đề xuất nhiệm vụ

Từ kết quả đánh giá quản lý khai thác hàng năm, các căn cứ pháp lý, nhu cầu của địa phương, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng bị ảnh hưởng là cơ sở để xây dựng kế hoạch hoặc điều chỉnh nhiệm vụ của Hệ thống công trình thủy lợi: Vận hành cấp nước; tiêu nước thoát lũ; cải thiện môi trường sinh thái.

Mục lục

Lời nói đầu

1.  Phạm vi áp dụng

2.  Tài liệu viện dẫn

3.  Thuật ngữ và định nghĩa

4.  Quy định tài liệu cơ bản lập quy trình vận hành

5.  Nội dung tính toán kỹ thuật

6.  Nội dung quy trình vận hành công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi vừa

7.  Nội dung lập quy trình vận hành công trình thủy lợi đối với công trình thủy lợi nhỏ

Phụ lục A (Quy định): Quy trình vận hành công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi vừa

Phụ lục B (Quy định): Quy trình vận hành công trình thủy lợi nhỏ

Phụ lục C (Tham khảo): Mẫu thuyết minh kèm theo quy trình vận hành công trình thủy lợi

 

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi