Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7452-4:2004 Cửa sổ và cửa đi - Xác định độ bền góc hàn thanh profile U-PVC

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7452-4:2004

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7452-4:2004 Cửa sổ và cửa đi - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định độ bền góc hàn thanh profile U-PVC
Số hiệu:TCVN 7452-4:2004Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng
Ngày ban hành:02/02/2005Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7452-4 : 2004

CỬA SỔ VÀ CỬA ĐI - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 4: XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN GÓC HÀN THANH PROFILE U-PVC

Windows and doors - Test method - Part 4: Determination of strength of welded comers for U-PVC profiles

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền của góc hàn và mối nối hình chữ T của thanh profile U-PVC dùng làm cửa sổ và cửa đi.

Khi áp dụng phương pháp này cần xét đến điều kiện lắp đặt tương ứng với quy định của nhà sản xuất.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các liên kết giữa cửa sổ hoặc cửa đi với khung và với kết cấu xây dựng.

2. Nguyên tắc

Góc hàn và mối nối hình chữ T của thanh profile được thử đến tải trọng phá hủy ở điều kiện nhiệt độ và tốc độ xác định. Từ tải trọng phá hủy tính độ bền mối hàn.

3. Thiết bị

3.1. Thiết bị xác định tải trọng góc hàn và mối nối chữ T phải đảm bảo các thông số sau:

- khoảng đo tải trọng từ 2 kN đến 20 kN;

- có bộ phận tự ghi tải trọng tại thời điểm mẫu bị phá hủy;

- độ chính xác của phép đo: ± 3 %;

- tốc độ thử: (50 ± 5) mm/phút.

3.2. Bố trí mẫu thử

Bố trí mẫu hàn góc hình L theo Hình 1 và bố trí mẫu hàn mối nối hình chữ T theo Hình 2.

CHÚ DẪN:

1 Dụng cụ kẹp

2 Trụ đỡ cứng phía trên chiều dài kẹp ít nhất là 400 mm

3 Khung

4 Hộp trụ đỡ tùy chọn (5±0,5)mm

Hình 1 - Mô tả thử uốn góc hàn của thanh profile

CHÚ DẪN:

1 Dụng cụ kẹp

2 Trụ đỡ cứng phía trên chiều dài kẹp ít nhất là 400 mm

3 Khung

4 Hộp trụ đỡ tùy chọn (5±0,5)mm

Hình 2 - Mô tả thử uốn góc hàn của mối nối hình chữ T

4. Chuẩn bị mẫu thử

Chuẩn bị mỗi loại thanh profile 3 mẫu thử để có giá trị trung bình.

4.1. Hàn mẫu góc hình L

Cắt vát hai thanh profile một góc 45°, hàn nóng các góc cắt trên với nhau để tạo một góc vuông (90 ±1)°.

4.2. Hàn mẫu liên kết chữ T

Mẫu thử là một mối liên kết hàn hình chữ T với một góc (90 ± 1)°. Chuẩn bị một thanh profile khung dài ít nhất 500 mm và một thanh đố dài ít nhất 400 mm. Trước khi hàn, tạo rãnh hình chữ V trên thanh khung một góc 2 x 45°, với độ sâu theo công thức:

0,5 . (w - s)

trong đó:

w là chiu rộng thanh đố;

s là khoảng cách hàn.

Một đầu thanh đố được cưa vát tạo một góc 90°cân xứng. Thanh khung và thanh đố được hàn với nhau tại vị trí rãnh 90 ° sao cho chiều dài thanh đố không nhỏ hơn 400 mm tính từ đầu thanh đố (xem Hình 2)

5. Cách tiến hành

- Tiến hành thử độ bền mối hàn trong điều kiện nhiệt độ (27 ± 2) °C.

- Làm sạch phía ngoài mối hàn bằng các cách thông thường như: cạo sạch, gọt, đánh bóng. v.v...

- Đặt từng góc mẫu vào thiết bị và cố định mẫu với một nẹp được thiết kế phù hợp, tạo nên một khung vững chắc (xem Hình 1 và 2).

- Đánh dấu điểm truyền tải tại khoảng cách L. Truyền tải trọng từ từ theo phương thẳng đứng với tốc độ 50mm/phút, cho tới khi mẫu bị phá hủy. Ghi lại tải trọng phá hủy Ft.

6. Tính kết quả

Cường độ phá hủy (d) của góc hàn hoặc mối nối chữ T phụ thuộc vào tải trọng phá hủy, kích thước hình học profile, tính bằng N/mm2, theo công thức:

trong đó

Ft, tải trọng phá hủy mẫu, tính bằng N;

L là khoảng cách cánh tay đòn tính đến điểm chất tải, tính bằng mm;

W là mômen chống uốn của mặt cắt thanh profile theo hướng chuyển tải = l/e, tính bằng mm3;

I là mômen quán tính trên trục zz' (xem Hình 3) của mặt cắt thanh profile (do nhà sản xuất cung cấp), tính bằng mm4; đối với các mối nối của nhiều loại thanh profile khác nhau thì áp dụng mômen quán tính nhỏ nhất;

e là khoảng cách giữa điểm A và trục giữa zz', tính bằng mm (xem Hình 3).

Kết quả là giá trị trung bình cộng của kết quả thử của ba mẫu, lấy chính xác đến 1 N.

Hình 3 - Mô tả vị trí điểm chịu lực uốn lớn nhất

7. Báo cáo thử

Báo cáo thử ít nhất gồm các thông tin sau:

- Viện dẫn tiêu chuẩn này;

- Tên của cơ quan thử nghiệm;

- Ngày thử và người tiến hành phép thử;

- Thông tin v mẫu thử, loại thanh profile và vị trí mối hàn;

- Giá trị tải trọng phá hủy mẫu (N) và lực phá hủy mẫu tính toán (N/mm2);

- Các chi tiết trong quá trình thử nghiệm (nếu có);

- Nhận xét về mối hàn sau khi thử nghiệm;

- Các thông tin khác, nếu cần.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi