Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6598:2000 Nguyên liệu sản xuất sản phẩm gốm xây dựng - Trường thạch

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6598:2000

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6598:2000 Nguyên liệu sản xuất sản phẩm gốm xây dựng - Trường thạch
Số hiệu:TCVN 6598:2000Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trườngLĩnh vực: Xây dựng
Ngày ban hành:01/01/2000Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6598:2000

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6598:2000

NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT SẢN PHẨM GỐM XÂY DỰNG - TRƯỜNG THẠCH

Raw material for construction ceramics – Feldspar

 

Lời nói đầu

TCVN 6598:2000 do ban kỹ thuật TCVN/TC 189 "Sản phẩm gốm xây dựng" hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Khoa học Công nghệ Vật liệu xây dựng, Bộ xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

 

NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT SẢN PHẨM GỐM XÂY DỰNG - TRƯỜNG THẠCH

Raw material for construction ceramics - Feldspar

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho trường thạch đã qua gia công làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm gốm xây dựng như: sứ vệ sinh, gạch gốm ốp lát, gạch granit nhân tạo…

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6533:1999 Vật liệu chịu lửa alumosilicat - Phương pháp phân tích hóa học.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Các chỉ tiêu kỹ thuật của trường thạch để sản xuất gốm xây dựng được quy định ở bảng 1.

Bảng 1 - Các chỉ tiêu kỹ thuật của trường thạch

Tên chỉ tiêu

Mức

Cho men

Cho xương

1. Hàm lượng silic dioxit (SiO2), %, không lớn hơn

70

75

2. Hàm lượng nhôm oxit (Al2O3), %, không nhỏ hơn

16

14

3. Tổng hàm lượng kiềm oxit (K2O + Na2O), %, không nhỏ hơn

10

7

4. Hàm lượng sắt oxit (Fe2O3), %, không lớn hơn

0,3

0,5

5. Hàm lượng titan oxit (TiO2), %, không lớn hơn

0,02

-

6. Hàm lượng mất khi nung (MKN), %, không lớn hơn

0,5

7. Độ mịn, tính bằng phần trăm lượng còn lại trên sàng, không lớn hơn,

- sàng 0,5 mm

- sàng 1 mm


 

0

-


 

-

0

8. Nhiệt độ chảy lỏng hoàn toàn, oC, không lớn hơn

Hỗn hợp chảy lỏng:

- Ngoại quan

- Màu sắc

1 220

 

Không có vết

Màu trắng

-

 

-

-

Chú thích - Tỉ lệ hàm lượng K2O/Na2O quy định theo yêu cầu của khách hàng.

4. Phương pháp thử

4.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

4.1.1. Lấy mẫu

Tiến hành lấy mẫu theo lô trường thạch. Lô là khối lượng trường thạch sau khi nghiền, được đóng bao theo từng loại, mỗi lô không lớn hơn 50 tấn. Mẫu thử được lấy ở các vị trí khác nhau trong toàn bộ lô, dọc theo chiều cao: ở trên, dưới và ở giữa lô sao cho mẫu đại diện cho cả lô. Số lượng điểm lấy mẫu không ít hơn 10 điểm và tổng khối lượng mẫu thử không nhỏ hơn 5 kg cho mỗi lô trường thạch.

4.1.2. Chuẩn bị mẫu thử

Mẫu thử đã lấy theo điều 4.1.1 được trộn kỹ và rút gọn theo phương pháp chia tư để có 2 kg mẫu. Bằng phương pháp chia tư, tiếp tục chia mẫu thành 2 phần bằng nhau, một phần để phân tích, phần còn lại cho vào bao nilon, niêm phong làm mẫu lưu. Thời gian lưu mẫu là hai tháng.

Trên mẫu lưu phải có nhãn, ghi rõ:

- tên cơ sở sản xuất;

- ngày, nơi và người lấy mẫu;

- số hiệu lô hàng, số hiệu mẫu;

- loại trường thạch.

4.2. Các hàm lượng silic dioxit, nhôm oxit, kiềm oxit (K2O + Na2O), sắt oxit, titan oxit và lượng mất khi nung xác định theo TCVN 6533:1999.

4.3. Xác định độ mịn của trường thạch nghiền

4.3.1. Dụng cụ, thiết bị

- cân kỹ thuật, chính xác đến 0,1 g;

- sàng có kích thước lỗ 1 mm;

- sàng có kích thước lỗ 0,5 mm.

4.3.2. Cách tiến hành và đánh giá kết quả

Lấy mẫu theo điều 4.1 và sấy mẫu đến khối lượng không đổi.

Trước khi thử, làm sạch sàng bằng chổi lông hoặc rửa bằng nước rồi để khô;

Cân 100 g chính xác 0,1 g cho mỗi mẫu cân. Mẫu trường thạch để làm phối liệu xương được sàng qua sàng 1 mm. Mẫu trường thạch để làm men được sàng qua sàng có kích thước lỗ 0,5 mm.

Dùng cân chính xác đến 0,1 g, xác định lượng còn lại trên sàng.

Mẫu đạt yêu cầu khi trường thạch nghiền lọt hết qua các sàng tương ứng trên.

4.4. Xác định nhiệt độ chảy lỏng

4.4.1. Dụng cụ, thiết bị

- cân kỹ thuật có độ chính xác 0,1 g;

- cốc chịu nhiệt;

- lò nung có khả năng nung đến nhiệt độ 1250 oC.

4.4.2. Cách tiến hành và đánh giá kết quả

Lấy mẫu theo điều 4.1.

Cân 20 g mẫu chính xác 0,1 g, cho vào cốc chịu nhiệt. Đặt cốc có mẫu vào lò nung, nâng từ từ nhiệt độ lò đến 1 220oC với tốc độ 200oC/giờ. Giữ ở nhiệt độ này trong 30 phút. Sau đó tắt lò, để nguội tự nhiên rồi lấy mẫu ra và quan sát bằng mắt thường;

Mẫu đạt yêu cầu khi hoàn toàn chảy lỏng. Hỗn hợp chảy lỏng không có vết, màu trắng sạch.

5. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản và vận chuyển

5.1. Trường thạch sau khi nghiền được đóng bao theo từng loại, trên mỗi bao phải có nhãn ghi rõ tên từng loại trường thạch.

5.2. Trường thạch được bảo quản trong kho có mái che theo từng lô.

5.3. Mỗi lô phải có phiếu kiểm tra ghi rõ:

- tên cơ sở sản xuất;

- ký hiệu và khối lượng lô;

- loại trường thạch và ngày nhập kho;

- kết quả thử nghiệm và số hiệu tiêu chuẩn này.

5.4. Trường thạch được vận chuyển bằng mọi phương tiện có mái che.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi