Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991 Quản lí chất lượng xây lắp công trình xây dựng
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991
Số hiệu: | TCVN 5637:1991 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Xây dựng | |
Năm ban hành: | 1991 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5637:1991
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 5637:1991
QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG XÂY LẮP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG-NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Quality management in building and installation building works Basic principles
1. Quy định chung
1.1. Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc chung về quản lí chất lượng công trình xây dựng trong suốt quá trình xây dựng, kể cả thời gian chuẩn bị xây dựng, đến bàn giao công trình đưa vào sử dụng và trong thời gian bảo hành: nhằm đảm bảo chất lượng công trình theo đúng thiết kế và yêu cầu kĩ thuật.
1.2. Tất cả các công trình xây dựng mới, cải tạo, mở rộng hoặc sửa chữa của các ngành, các cấp, các tổ chức, kể cả tư nhân, được xây dựng bằng bất kì nguồn vốn nào, đều phải thực hiện quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn này.
1.3. Khi thực hiện quản lí chất lượng xâylắp công trình phải:
- Bảo đảm sự quản lí thống nhất của Nhà nước về chất lượng công trình.
- Chấp hành các luật pháp liên quan và các tiêu chuẩn kĩ thuật xây dựng
- Chịu trách nhiệm về quản lí chất lượng và chất lượng công trình. Việc quản lí chất lượng phải kịp thời, khách quan, thận trọng, chính xác.
- Tôn trọng chức trách của các tổ chức liên quan trong việc quản lí chất lượng. Kịp thời thông báo ngăn chặn các sai phạm kĩ thuật có nguy cơ làm hư hỏng, giảm cấp công trình hoặc gây sự cố nguy hiểm cho công trình.
- Thực hiện nghiêm minh chế độ thưởng phạt trong việc bảo đảm chất lượng công trình theo điều lệ quản lí xây dựng cơ bản.
1.4. Việc phân loại, đánh giá chất lượng công tác xây lắp, chất lượng công trình thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình hiện hành. Các tổ chức xây lắp có trách nhiệm bảo đảm chất lượng từng công tác xây lắp cũng như toàn bộ công trình theo đúng thiết kế và các tiêu chuẩn kĩ thuật.
1.5. Tổ chức nhận thầu, tổ chức giao thầu có trách nhiệm thực hiện bàn giao công trình, đưa vào sử dụng đúng tiến độ. Chỉ được phép bàn giao công trình khi đã thực hiện đầy đủ công tác nghiệm thu quy định theo tiêu chuẩn "Nghiệm thu các công trình xây dựng" (TCVN 4091 : 1985).
2. Hệ thống quản lí chất lượng công trình
2.1. Tổ chức nhận thầu xây lắp, tổ chức giao thầu, tổ chức (hoặc đại diện) thiết kế phối hợp thực hiện quản lí chất lượng trên hiện trường xây dựng. Đây là hệ thống quản lí chất lượng cấp cơ sở (sau đây gọi là cấp cơ sở). Hệ thống này quản lí trực tiếp và có tác động quan trọng đối với chất lượng công trình.
2.2. Các bộ, ngành có nhiều công trình quan trọng, có lực lượng xây dựng lớn, cần tổ chức cơ quan chuyển trách quản lí chất lượng; Các cơ quan quản lí Nhà nước về xây dựng ở các tỉnh, thành phố, đặc khu thuộc trung ương phối hợp thực hiện quản lí chất lượng ở các công trình thuộc Bộ, ngành và địa phương. Đây là hệ thống quản lí chất lượng cấp Ngành và địa phương (sau đây gọi tắt là cấp Ngành và địa phương).
2.3. Cơ quan được Chính phủ giao chức năng thống nhất quản lí Nhà nước về xây dựng cơ bản có trách nhiệm thống nhất quản lí Nhà nước về chất lượng công trình trong toàn ngành xây dựng (sau đây gọi tắt là thống nhất quản lí Nhà nước).
3. Nội dung quản lí chất lượng xây lắp công trình ở cấp cơ sỏ
3.1. Tổ chức nhận thầu xây lắp có trách nhiệm chủ yếu bảo đảm chất lượng công trình xây dựng. Tuỳ theo quy mô và tầm quan trọng của công trình, tổ chức các bộ phận thi công, kiểm tra giám sát phù hợp với yêu cầu xây dựng.
3.2. Nội dung chủ yếu về quản lí chất lượng của các tổ chức nhận thầu, bao gồm:
- Nghiên cứu kĩ thiết kế, phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lí, phát hiện những vấn đề quan trọng cần bảo đảm chất lượng.
- Làm tốt khâu chuẩn bị thi công. Lập biện pháp thi công đối với những công việc hoặc bộ phận công trình quan trọng và phức tạp về kĩ thuật. Lập các biện pháp bảo đảm và nâng cao chất lượng công tác xây lắp.
- Tìm nguồn cung cấp vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, cấu kiện bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng. Tổ chức kỉêm tra thí nghiệm vật liệu xây dựng theo quy định. Không đưa vật liệu không bảo đảm chất lượng vào công trình.
- Lựa chọn cán bộ kĩ thuật, đội trưởng, công nhân đủ trình độ và kinh nghiệm đối với công việc được giao. Tổ chức đầy đủ bộ phận giám sát, kiểm tra kĩ thuật.
- Tổ chức kiểm tra nghiệm thu công tác xây lắp theo đúng quy định của tiêu chuẩn, quy phạm thi công, đặc biệt những bộ phận khuất và quan trọng. Sửa chữa những sai sót, sai phạm kĩ thuật một cách nghiêm túc.
- Phối hợp và tạo điều kiện cho sự giám sát kĩ thuật của đại diện thiết kế và bên giao thầu.
- Thực hiện đầy đủ các văn bản về quản lí chất lượng trong quá trình thi công: số nhật kí công trình, biên bản thí nghiệm vật liệu xây dựng, cấu kiện, bán thành phẩm xây dựng, biên bản kiểm tra, nghiệm thu hoàn công và các văn bản có liên quan khác.
- Tham gia hội đồng nghiệm thu cơ sở.
- Tổ chức điều hành có hiệu lực các lực lượng thi công trên hiện trường, thống nhất quản lí chất lượng đối với các bộ phận trực thuộc. Báo cáo kịp thời những sai phạm kĩ thuật, những sự cố ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình.
3.3. Nội dung chủ yếu về quản lí chất lượng của tổ chức giao thầu bao gồm:
- Thực hiện đúng và đầy đủ trình tự xây dựng cơ bản theo quy định của "Điều lệ quản lí xây dựng cơ bản"
- Kiểm tra hồ sơ thiết kế dự toán trước khi giao cho tổ chức nhận thầu. Tổ chức giao mặt bằng, cọc mốc với đầy đủ biên bản và bản vẽ. Bảo vệ các cọc mốc chính.
- Tổ chức đủ cán bộ kĩ thuật giám sát thi công: hoặc thuê tổ chức giám sát có tư cách pháp nhân trong trường hợp không đủ năng lực.
- Trường hợp cần thiết, hợp đồng với tổ chức thiết kế thực hiện giám sát tác giả tại hiện trường.
- Thưòng xuyên giám sát công việc thi công xây lắp. Tổ chức nghiệm thu bằng văn bản các công việc xây lắp quan trọng, các bộ phận công trình.
- Bảo đảm nguyên tắc về việc sửa đổi hoặc bổ sung thiét kế.
- Tập hợp và bảo quản đầy đủ hồ sơ kĩ thuật của công trình bao gồm thiết kế;
- Tài liệu kiểm tra nghiệm thu, các tài liệu kĩ thuật khác. Tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành.
- Báo cáo hội đồng nghiệm thu cấp trên (nếu có) về các tài liệu nghiệm thu công trình và tiến độ nghiệm thu công trình.
Đối với công trình lớn, quan trọng hoặc tại nơi có nền móng địa chất phức tạp, phải theo dõi sự ổn định của công trình trong thời gian thi công cũng như trong thời gian bảo hành.
3.4. Nội dung chủ yếu về quản lí chất lượng của tổ chức thiết kế bao gồm:
- Giao đủ hồ sơ thiết kế hợp lệ, bảo đảm tiến độ thiết kế;
- Thực hiện giám sát tác giả thiết kế định kì hoặc thường xuyên theo yêu cầu của bên giao thầu. Giám sát việc thi công đúng thiết kế, xử lí kịp thời những sai phạm so với thiết kế;
- Bổ sung hoặc sửa đổi những chi tiết thiết kế khi cần thiết;
- Tham gia Hội đồng nghiệm thu cơ sở.
4. Thanh tra, kiểm tra, giám định chất lượng xây lắp công trình ở cấp ngành - địa phương và cấp thống nhất quản lí nhà nước.
4.1. Các cơ quan quản lí xây dựng thực hiện chức năng quản lí chất lượng công trình như sau:
- Tổ chức thanh tra định kì hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu toàn diện hoặc một số mặt nhất định về quản lí kĩ thuật, an toàn lao động, phòng cháy, phòng nổ, bảo vệ môi trường.
- Tổ chức kiểm tra đột xuất những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, xác định tình trạng và nguyên nhân của những vấn đề được kiểm tra. Kết quả kiểm tra lập thành văn bản theo mẫu biên bản kiểm tra (ở Phụ lục 1).
- Kịp thời tổ chức giám định những sự cố hư hỏng, có nguy cơ gây thiệt hại cho công trình, trong quá trình thi công hoặc sử dụng.
4.2. Nội dung chủ yếu về quản lí chất lượng xây lắp công trình của cấp ngành -địa phương và cấp thống nhất quản lí chất lượng.
- Thanh tra, kiểm tra cơ quan quản lí cấp dưới về các mặt tổ chức, thực hiện quản lí chất lượng.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành luật, các chế độ chính sách, các tiêu chuẩn về chất lượng công tác xây lắp và chất lượng công trình.
- Thanh tra kiểm tra việc thực hiện các giải pháp công nghệ, thiết kế đã được duyệt, các quy định có tính chất bắt buộc trong thi công.
- Kiểm tra, đánh giá, chứng nhận, chất lượng công tác xây lắp và công trình (phụ lục 2,3,4).
- Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về chất lượng.
- Tham gia Hội đồng nghiệm thu các cấp theo quy định về tổ chức Hội đồng nghiệm thu.
4.3. Trình tự thanh tra, kiểm tra chất lượng xây lắp công trình được tiến hành như sau:
- Thông báo trước 15 ngày cho đơn vị được kiểm tra biết về yêu cầu, mục tiêu, quy chế thực hiện thanh tra, kiểm tra. Trường hợp kiểm tra đột xuất thì không cần báo trước.
- Họp các bên liên quan thông báo yêu cầu, nội dung, thời hạn của đợt thanh tra.
- Tiến hành kiểm tra các khâu liên quan đến chất lượng. Tiến hành giám định để rút ra những thông số cần thiết. Đối chiếu các kết quả thu được với các hồ sơ kĩ thuật, các tiêu chuẩn kĩ thuật hiện hành.
- Làm báo cáo thanh tra, kiểm tra, trong đó đưa ra kết luận. Trong trường hợp có vấn đề kĩ thuật phức tạp thì có thể tổ chức hội thảo kĩ thuật để có căn cứ đưa ra kết luận chính xác.
- Thông qua báo cáo kiểm tra và trình duyệt báo cáo lên cấp có thẩm quyền.
- Công bố kết quả thanh tra, kiểm tra đến đơn vị được kiểm tra và các đơn vị liên quan.
4.4. Báo cáo sự cố kĩ thuật nghiêm trọng hoặc sụp đổ công trình. Khi có sự cố hư hỏng hoặc đã xẩy ra sụp đổ công trình hoặc bộ phận công trình, đơn vị thi công và Ban quản lí công trình phải báo cáo ngay cho cấp trên trực tiếp và báo cáo cho cơ quan quản lí chất lượng cấp Ngành -địa phưong. Thời gian gửi báo cáo không được chậm hơn 24 giờ kể từ khi xẩy ra sự cố. Sự cố kĩ thuật phải được giữ nguyên hiện trạng cho tới khi có đại diện cơ quan giám định có thẩm quyền đến làm việc. Trường hợp còn có thể xẩy ra nguy hiểm thì phải thực hiện biện pháp chống đỡ. Phải có biện pháp ngăn ngừa mọi người đến gần nơi nguy hiểm. Sự cố kĩ thuật phải được ghi chép đầy đủ vào sổ theo mẫu ở phụ lục 7 và được khai báo theo mẫu ở phụ lục Cơ quan giám định tiến hành điều tra sự cố kĩ thuật và lập biên bản theo mẫu ở phụ lục 6.
4.5. Trường hợp sự cố hư hỏng, sụp đổ công trình do thiên tai (động đất, bão lụt), chủ công trình được tự thu dọn, khắc phục hậu quả sau khi đã ghi chép đầy đủ hoặc chụp ảnh hiện trạng. Hàng quý, năm, các cơ quan chủ quản phải thống kê báo cáo những sự cố kĩ thuật của Ngành cho Cục giám định thiết kế và xây dựng Nhà nước theo mẫu ở phụ lục 8.
4.6. Đối tượng giám định sự cố kĩ thuật bao gồm:
- Những hư hỏng xuất hiện trên các bộ phận chịu lực chủ yếu có nguy cơ sụp đổ dẫn đến thiệt hại về người hoặc tài sản đáng kể;
- Những công trình đang sử dụng những trang thiết bị về phòng cháy, phòng nổ, biện pháp an toàn, bảo vệ môi trường, vệ sinh công nghiệp không có hoặc có ở mức không đạt tiêu chuẩn, có nguy cơ hoặc đang gây ra thiệt hại cho người và tài sản;
- Những công trình hoặc bộ phận công trình mới bị sụp đổ gây tai nạn hoặc thiệt hại đáng kể;
4.7. Trình tự giám định chất lượng công trình gồm các bước như sau:
- Khám nghiệm sơ bộ hiện trường, thu thập hồ sơ tài liệu gốc;
- Lập đề cương kế hoạch công tác, trong đó xác định yêu cầu mục tiêu, phạm vi nội dung giám định, những chi phí về vật tư, nhân công, thời gian cần thiết. Trình duỵệt đề cương;
- Lập Hội đồng và các Ban công tác, làm các thủ tục pháp lí cần thiết;
- Lập hồ sơ ghi chép, vẽ, chụp ảnh xác nhận hiện trạng hư hỏng và sụp đổ;
- Nghiên cứu hồ sơ liên quan, thu thập ý kiến các nhân chứng, phân tích nguyên nhân.
- Tiến hành giám định để xác định các thông số kĩ thuật của vật liệu, kiểm toán lại các tài liệu gốc(khảo sát, thi công, nghiệm thu, chứng chỉ chất lượng).
- Phân tích, đánh giá sơ bộ tình hình và nguyên nhân bằng các hội thảo kĩ thuật về những vấn đề liên quan. Lập báo cáo giám định;
- Thông qua báo cáo tại Hội đồng giám định;
- Công bố kết luận giám định và theo dõi việc thực hiện các kiến nghị của Hội đồng giám định;
- Phúc tra các kết luận giám định của cấp dưới khi có khiếu nại của bất kì đối tượng nào gửi đến.
PHỤ LỤC 1
TÊN CƠ QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Biên bản kiểm tra
(*) (cấp ngành)
(cấp Nhà nước)
(Vấn đề hoặc việc kiểm tra)
Thực hiện Quyết định số.....ngày......tháng.......năm của Bộ trưởng Bộ xây dựng ban hành tiêu chuẩn quản lí chất lượng xây lắp công trình.
1. Cơ quan chủ trì kiểm tra:.....................................................................
Thành phần Đoàn (Tổ ) kiểm tra (Ghi rõ họ tên, nghề nghiệp, chức vụ).
........................................... Trưởng đoàn (tổ)
........................................... Đoàn viên (tổ viên)
........................................... Đoàn viên (tổ viên)
........................................... Đoàn viên (tổ viên)
2. Nội dung, phương pháp, thời gian kiểm tra:
3. Nhận xét của đoàn kiểm tra:
4. Yêu cầu của Đoàn kiểm tra đối với cơ sở được kiểm tra.
5. Ý kiến bảo lưu của:
6. Biên bản này làm tại .................ngày........tháng.....năm.....và được sao thành .......bản gửi các cơ quan sau đây: ............
Thủ trưởng đơn vị được kiểm tra | Trưởng đoàn kiểm tra |
PHỤ LỤC 2
TÊN CƠ QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Giấy chứng nhận chất lượng công tác xây lắp công trình
Số:...........................(Cấp ngành, địa phương: Cấp Nhà nước)
Tên công tác xây lắp:
Thuộc hạng mục công trình:
Của công trình:
Tên đơn vị chủ đầu tư:
Tên đơn vị thi công:
Bản vẽ thiết kế số:
Yêu cầu kĩ thuật của thiết kế và thực tế đạt được theo phương pháp kiểm tra:
Kết luận:
Cấp chất lượng đạt được............. Theo TCVN số...........
| .....ngày.......tháng.....năm..... |
PHỤ LỤC 3
TÊN CƠ QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Giấy chứng nhận chất lượng hạng mục công trình
Số:...................................(Cấp ngành, địa phương: Cấp Nhà nước)
Tên hạng mục công trình:
Thuộc công trình:
Đơn vị chủ đầu tư:
Đơn vị thi công:
Bản vẽ thiết kế số:
Đặc trưng kĩ thuật của hạng mục công trình, theo thiết kế và thực tế đạt được:
Phương pháp kiểm tra:
Theo các giấy chứng nhận chất lượng công tác xây lắp (hoặc biên bản nghiệm thu) số.......đến số.....
Kết luận:
Cấp chất lượng đạt được.......theo TCVN số......
| .....ngày.......tháng.....năm..... |
PHỤ LỤC 4
TÊN CƠ QUAN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Giấy chứng nhận chất lượng công trình
Số:..........................(Cấp ngành - địa phương:.... Cấp Nhà nước)
Tên công trình:
Thiết kế được duyệt số ........ngày.......tháng.......năm
Của cơ quan:
Chủ nhiệm đề án thiết kế:
Chủ đầu tư:
Đơn vị thi công:
Ngày khởi công:.....................Ngày hoàn thành:.......
Đặc trưng kĩ thuật của công trình theo thiết kế và thực tế đạt được:
Theo phương pháp kiểm tra:
Theo giấy chứng nhận chất lượng hạng mục công trình từ số: .....đến số:...
Kết luận:
Cấp giấy chứng nhận đạt được..........theo TCVN số..........
| .....ngày.......tháng.....năm..... |
PHỤ LỤC 5
CỘNG HÒA XÃ∙ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------
Bản khai báo sự cố kĩ thuật
1. Ngày, giờ, địa điểm xẩy ra sự cố kĩ thuật:
2. Tên công trường, xí nghiệp xây lắp, công trình đang sử dụng có sự cố kĩ thuật:
3. Sơ bộ diễn biến và nguyên nhân:
4. Số người bị tai nạn: Chết:................................. Bị thương:.........................
5. Mức độ ảnh hưởng đến sự bền vững của công trình:
| .....ngày.......tháng.....năm..... |
PHỤ LỤC 6
CỘNG HÒA XÃ∙ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Biên bản điều tra sự cố kĩ thuật xây dựng
1. Tên công trường, xí nghiệp xẩy ra sự cố:
2. Tên công ty, liên hiệp xây dựng, Bộ chủ quản:
3. Thành phần đoàn điều tra: (ghi rõ họ, tên, chức vụ, đơn vị công tác của từng người)
4. Sự cố xảy ra hồi ....giờ, ngày.....tháng.......năm.....Nơi xảy ra sự cố kĩ thuật:
Diễn biến của sự cố kĩ thuật: Có gây tai nạn hay không:
5. Sơ bộ kết luận nguyên nhân của vụ sự cố kĩ thuật:
6. Tóm tắt nội dung công việc đoàn điều tra đã làm:
7. Biện pháp ngăn ngừa và sửa chữa sự cố kĩ thuật:
- Nội dung biện pháp:
- Thời gian thực hiện và hoàn thành:
- Đơn vị thực hiện:
- Kèm theo kết luận của Hội đồng giám định (nếu có)
Thủ trưởng đơn vị | Trưởng đoàn kiểm tra |
PHỤ LỤC 7
Nội dung sổ ghi sự cố kĩ thuật của công trình
1. Tên đơn vị quản lí sổ:
2. Vị trí xẩy ra sự cố kĩ thuật (ghi rõ chi tiết bộ phận, hạng mục công trình):
3. Diễn biến sự cố kĩ thuật:
4. Tai nạn lao động:
5. Nguyên nhân:
6. Biện pháp xử lí kĩ thuật, hình thức xử lí kĩ thuật:
7. Thời gian sửa chữa và ngày hoàn thành:
PHỤ LỤC 8
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Biểu báo cáo thống kê sự cố kĩ thuật xây dựng
Quý:........
Năm:........
- Cơ quan thống kê báo cáo (Bộ, ngành, địa phương)
- Cơ quan nhận báo cáo: Cục giám định thiết kế và xây dựng Nhà nước:
Tên hạng mục công trình | Số vụ sự cố KT | Lãng phí - Thiệt hại | Nhận xét ghi chú | ||||||
Sự cố nặng | Tổng số | Người | Vật liệu | Nhân công | Tổng số tiền | Thời gian sửa chữa | |||
Chết | Bị thương | ||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Thủ trưởng đơn vị |