Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5437:1991 Tấm gốm tráng men để ốp mặt trong tường

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5437:1991

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5437:1991 (ST SEV 2047: 1979) Tấm gốm tráng men để ốp mặt trong tường
Số hiệu:TCVN 5437:1991Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Xây dựng
Ngày ban hành:01/01/1991Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5437 : 1991

STSEV 2047: 1979

TẤM GỐM TRÁNG MEN ĐỂ ỐP MẶT TRONG TƯỜNG

Ceramic walltiles for facing of interior surfaces

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các tấm gốm tráng men với các mảnh sứ xốp trắng và có màu, sản xuất theo phương pháp ép nửa khô từ đất sét có thể có hoặc không có phụ gia dùng để ốp mặt trong tường và quy định yêu cầu kĩ thuật, quy tắc nghiệm thu và phương pháp thử.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các tấm dùng để ốp bề mặt chịu tác động cơ học, chịu ảnh hưởng của băng giá, nhiệt độ cao, nước ngầm và môi trường xâm thực.

Tiêu chuẩn này phù hơp với ST SEV 2047: 1979

1. Yêu cầu kĩ thuật

1.1. Tấm gốm để ốp mặt trong tường (sau đây gọi là tấm) được sản xuất theo các chỉ tiêu chất lượng của ba hạng: hạng một, hạng hai, hạng ba.

1.2. Mặt phải của tấm có thể phẳng hoặc có hình nổi, còn ở mép bên của tấm có thể không có gờ hoặc có gờ một, hai và bốn cạnh.

Mặt của tấm phải tráng men. Men có thể là men bóng hay mờ, trong hay đục, không màu, một hay nhiều màu được trang trí bằng các phương pháp khác nhau.

Mầu và hình vẽ ở mặt phải của tấm phải phù hợp với catalô hoặc mẫu chuẩn đã được xét duyệt theo thủ tục quy định.

Không quy định hình nổi của mặt trái tấm và hình dạng đắp nổi của mặt phải.

1.3. Hình dạng và các cỡ kích thước cơ bản của tấm phải như sau:

1. Các tấm vuông có kích thước 108 x 108 mm, 150 x 150, 200 x 200 mm

2. Các tấm chữ nhật có kích thước 150 x 75, 200 x 150 và 200 x 100 mm

3. Chiều dày danh nghĩa của các tấm phải là:

5 và 6 mm đối với các tấm có kích thước 108 x 108 mm, 150 x 150 và 150 x 75 mm

6 và 8 mm đối với các tấm có kích thước, 200 x 100, 200 x 150 và 200 x 200 mm. Hình dạng và kích thước của các cỡ kích thước khác của tấm có chiều dày khác và có cách bố trí gờ chỉ khác phải phù hợp các catalô hoặc mẫu chuẩn đã được xét duyệt theo trình tự quy định, các đặc điểm của chúng phải đáp ứng yêu cầu kĩ thuật của tiêu chuẩn này.

1.4. Sai lệch cho phép so với giá trị danh nghĩa của kích thước và hình dạng tấm không được vượt quá:

± 0,8 %: theo chiều dài và chiều rộng của cạnh

± 10 %: theo chiều dầy của tấm

0,5 % so với chiều dài cạnh – về độ xiên góc (sai lệch ở góc vuông của tấm).

0,3 % so với chiều dài cạnh – về độ xiên của gờ.

0,5 % so với đường chéo (hoặc các cạnh) đối với hàng một.

0,7 % đối với hạng hai và 0,8 % đối với hạng ba – vẽ độ cong vênh (sai lệch so với mặt phẳng).

1.5. Độ hút nước của tấm phải trong phạm vi từ 6 đến 24 %.

1.6. Giá trị trung bình giới hạn độ bền khi uốn phải đạt:

Không dưới 15 MPa (150 KG/cm2) - đối với mẫu thử tấm có mảnh sứ trắng. Không dưới 12,5 MPa (125 KG/cm2) - đối với mẫu thử tấm có mảnh sứ mầu. Giá trị tối thiểu của giới hạn độ bền khi uốn đối với từng mẫu tấm riêng biệt có mảnh sứ trắng hay mầu không được dưới 10 MPa (100 KG/cm2).

1.7. Các tấm phải chịu được nhiệt, không xuất hiện vết rạn (vết nứt li ti trên mặt tráng men) hoặc không làm hỏng mảnh sứ khi nung và làm nguội, đảm bảo không xuất hiện khuyết tật ở những khoảng hạ nhiệt độ sau:

Từ 150 xuống 15 ÷ 20oC - đối với tấm trắng.

Từ 125 xuống 15 ÷ 20oC - đối với tấm mẫu, tấm có men trong, đục và tấm trang trí. Không quy định độ chịu nhiệt đối với các tấm tráng men kết tinh, men hoạt tính hoặc các men đặc biệt khác.

1.8. Tuỳ theo hạng tấm, các chỉ tiêu hình dạng bên ngoài của tấm phải không được lớn hơn các yêu cầu quy định trong bảng:

Bảng 1

Các chỉ tiêu hình dạng bên ngoài

Hạng một

Hạng hai

Hạng ba

1

2

3

4

1. Các chỗ không phủ men

2. Các vết (vết bẩn, điểm

đen, vết xước…)

3. Bọt chìm và bọt nổi trên men

4. Khe nứt ở bên

 

5. Vết lõm (sâu vào men)

- đường kính đến 0,4mm

- Đường kính đến 0,2mm và ít ăn sâu vào lớp men

6. Độ lượn sóng

7. Tù góc và sứt ở mép mặt phải tấm

8. Kém bóng ở mặt men được đánh bóng và khô men dọc theo rìa

9. Có khe hở dọc theo mép của tấm mẫu (lớp men quá mỏng)

10.Sắc độ tối hơn dọc theo mép tấm mẫu

11.Phá hủy hình trang trí (đứt, gãy sơn trang trí, không đúng độ màu, hình viền không rõ, thiếu hình trang trí, hình trang trí lẫn lộn… so với mẫu đã được duyệt theo trình tự quy định hoặc so với catalô).

Tổng diện tích 0,3cm2

 

Không cho phép nhìn thấy rõ ở khoảng cách 1m

Không cho phép nhìn thấy rõ ở khoảng cách 1m

Không cho phép

 

Không cho phép nhìn thấy rõ ở khoảng cách 1m

Không cho phép nhìn thấy rõ ở khoảng cách 1m

Không cho phép nhìn thấy rõ ở khoảng cách 1m

Không cho phép nhìn rõ ở khoảng cách 1m

Không cho phép nhìn rõ ở khoảng cách 1m

Không cho phép nhìn rõ ở khoảng cách 1m

Phân tán không quá

0.5 cm2

Không cho phép nhìn thấy rõ ở khoảng cách 2m

Không cho phép nhìn thấy rõ ở khoảng cách 2m

Cho phép có 1 khe đài tới 3mm

Không cho phép nhìn thấy rõ ở khoảng cách 2m

 

 

 

Không cho phép nhìn thấy rõ ở khoảng cách 2m

Không cho phép nhìn thấy rõ ở khoảng cách 2m

1 cm2

Cho phép có vết kích thước tới 3 mm

Cho phép không quá 3 bọt có đường kính đến 5mm

Cho phép có 2 khe dài tới 7mm

Không cho phép nhìn thấy rõ ở khoảng cách 2m với số lượng trên 5 vết lõm

Cho phép

Cho phép

Cho phép có đến 6 vết sứt dài tới 5mm

Cho phép

Không cho phép có chiều rộng trên 4m

Không cho phép nhìn thấy rõ ở khoảng cách 1m

Không cho phép có chiều rộng trên 4mm

 

Không quy định

 

 

Không cho phép nhìn thấy rõ ở khoảng cách

1m

 

 

Không cho phép nhìn thấy rõ ở khoảng cách

2m

      

Chú thích: Các chỉ tiêu về các khuyết tật bên ngoài ở mục 1 trong bảng “Các chỗ không phủ men” tính trên tấm có kích thước 150 x 150 mm.

2. Quy tắc nghiệm thu

2.1. Tiến hành giao nhận các tấm theo lô. Trong mỗi lô phải có các tấm cùng hạng, cùng hình dạng và màu sắc.

2.2. Cỡ lô không quá 1000m2.

2.3. Để kiểm tra (các khuyết dạng bên ngoài) phải lấy mẫu theo một thủ tục nhất định với số lượng 0,5% mỗi lô, nhưng không dưới 1m2.

Chọn các mẫu đã đạt chỉ tiêu ngoại quan (các khuyết tật bên ngoài):

1.Để kiểm tra kích thước, sự cong vênh và lệch góc: 20 tấm;

2.Để kiểm tra độ chịu nhiệt: 40 tấm;

3.Để xác định độ hút nước: 5 tấm;

4. Để xác định độ bền chịu uốn: 10 tấm.

2.4. Nếu khi kiểm tra (dạng khuyết tật) bên ngoài của các mẫu đã lấy của một hạng nhất định phát hiện thấy hơn 5% tấm của hạng dưới hoặc hơn 5% sản phẩm sai lệch với kích thước và hình dạng cho phép nêu trên, thì không nghiệm thu lô ở hạng đó nữa.

Khi kết quả thử không đạt độ chịu nhiệt, độ hút nước và giới hạn bền uốn thì phải thử lại với số lượng mẫu gấp đôi. Nếu thử lại kết quả vẫn không đạt thì không nghiệm thu lô đó nữa.

2.5. Các tấm giao nhận phải kèm theo lis lịch trong đó cần nêu số lượng tấm mỗi hạng và đặc trưng chất lượng do bên tiêu thụ đặt hàng (kích thước, màu sắc, dạng men, trang trí, bố trí gờ cạnh).

Chú thích: Trong đơn đặt hàng của bên tiêu thụ cho phép nêu dạng tấm theo catalô hoặc mẫu chuẩn thay cho các đặc tình chất lượng của tấm.

3. Phương pháp thử

3.1. Các dạng bên ngoài của các tấm xác định bằng mắt thường ở khoảng cách 1m dưới góc 45 ± 3o trong ánh sáng khuyếch tán với cường độ từ 300 đến 400 luse hay khi có ánh sáng ban ngày xấp xỉ với cường độ ánh sáng quy định. Phải đặt các tấm kiểm tra trên tấm ván diện tích 1m2 và khe hở giữa các tấm kiểm tra là 3mm.

Đánh giá các khuyết tật theo các yêu cầu đã nêu ở bảng (điều 1.8). Đo kích thước các khuyết tật với sai số tới 0,1mm.

3.2. Kiểm tra kích thước tấm bằng dụng cụ do có sai số tới 0,1mm. Đo chiều dài và chiều rộng theo tất cả các cạnh của mặt phải tấm. Mỗi lần đo không được vượt quá sai số cho phép.

Đo chiều dầy tấm bằng thước cặp có du xích ở giữa một cạnh, cách mép tấm 15mm. Chiều dầy tấm là trung bình cộng số học kết quả 4 lần đo.

Khi đo chiều dầy của tấm có gờ nổi ở mặt trái và chiều cao hình nổi ở mặt phải đều tính là chiều dày của tấm có hình nổi.

Cho phép đo chiều dầy của tấm không kể hình nổi và gờ nổi nếu có khả năng tiến hành đo được mà không có gờ hoặc hình nổi đó.

3.3. Độ lệch góc (chênh lệch các cạnh ở góc vuông) của tấm được xác định bằng dụng cụ, đảm bảo sai số đo tới 0,1mm, hoặc bằng ke kiểm tra (900) bằng cách đặt thước lên 1 cạnh của tấm và đo khe hở lớn nhất giữa cạnh thứ hai của tấm với cạnh trong của thước đo góc vuông bằng calip.

3.4. Tiến hành xác định độ lệch mép so với đường thẳng bằng dụng cụ, đảm bảo sai số đo tới 0,1mm, hoặc bằng cách đo khe hở lớn nhất giữa mép và thước kim loại, đặt ở mép tấm.

3.5. Xác định độ cong sai lệch giữa bề mặt tấm với mặt phẳng tại giao điểm của các đường chéo bằng dụng cụ, đảm bảo sai số đo tới 0,1mm hoặc bằng calip để đo khe hở giữa bề mặt trái hoặc bề mặt phải của tấm với mép thước kim loại, đặt theo đường chéo (hoặc cạnh) của tấm.

Độ cong được tính bằng phần trăm so với chiều dài của các đường chéo hay các mép.

3.6. Xác định độ hút nước trên cả tấm nguyên vẹn hoặc trên các mẫu là mảnh đập ra (từ tấm) có hình dạng bất kì.

Sấy khô mẫu đến khối lượng không đổi ở nhiệt độ 110 ± 5oC, sau đó làm nguội và cân với sai số tới 0,1g. Đặt mẫu vào giá có ngăn ô sao cho chúng không chạm nhau.

Đặt giá có chứa mẫu vào thùng và đổ nước ngập cao hơn mẫu. Đun nước trong thùng có chứa mẫu đến sôi nhẹ và giữ mẫu ở trạng thái này trong 3 giờ. Sau đó để yên mẫu trong nước trong 24 giờ để làm nguội. Vớt mẫu ra, dùng cao su xốp ẩm hoặc giẻ để lau rồi cân với sai số đến 0,1g.

Độ hút nước (W) được tính bằng phần trăm, theo công thức:

Trong đó:

m1 - khối lượng mẫu sau khi đun sôi, g

m – khối lượng mẫu sấy khô, g.

Khi xác định nhanh độ hút nước của tấm, cho phép tiến hành bão hoà mẫu trong nước sôi trong 1h và sau đó làm nguội trong dòng nước chảy.

Độ hút nước (Wn) được tính bằng phần trăm, theo công thức:

Trong đó:

a – hệ số hiệu chỉnh cho phương pháp nhanh

3.7. Giới hạn bền chịu uốn xác định bằng phương pháp chất tải ba gối tựa đối xứng, trong đó tối thiểu hai gối tựa phải có khả năng đu đưa ở gần trục ngang của tiết diện ngang.

Đặt mẫu trên hai gối tựa, mặt phải ngửa lên trên và đặt tải trọng ở giữa mẫu. Muốn vậy phải đặt gờ của mặt trái mẫu theo hướng thẳng góc với gối tựa. Chọn khoảng cách giữa các gối tựa phù hợp với các kích thước của tấm và phải chiếm 80 – 90% chiều dài tấm. Các gối tựa và đầu tấm ép có bán kính (góc lượn) 10mm phải dầy hơn chiều rộng mẫu thử. Trên các gối và dưới đầu tấm ép dọc theo chiều dài tấm phải đặt các tấm đệm cao su có kích thước sau:

Chiều rộng 20 ± 5mm

Chiều dày 2,5 ± 0,5mm

Các tấm cao su phải có độ cứng SoA là 80o

Sơ đồ thiết bị để xác định giới hạn bền chịu uốn của tấm chỉ dẫn trên hình vẽ.

Tiến hành tăng tải trọng đồng đều và không va chạm lên mẫu thử với tốc độ 0,4 –0,6 MPa (4 – 6 KG/cm2) trong 1 giây đến khi phá hỏng mẫu. Tải trọng cực đại được ghi lại khi phá hỏng mẫu là cơ sở để tính toán giới hạn bền chịu uốn.

Giới hạn bền chịu uốn ( σ ) của từng mẫu, được tính theo công thức:

Trong đó:

σ – độ bền chịu uốn, MPa;

P – tải trọng tại thời điểm phá hỏng tấm, N;

L – khoảng cách giữa các gối tựa, mm;

b – chiều rộng mẫu, mm;

h – chiều dầy mẫu tại chỗ bị gãy, mm.

Độ bền chịu nén của mẫu trong một lô tính với độ chính xác 0,1 MPa (1KG/cm2) là trung bình số học kết quả của các lần thử với số lượng mẫu quy định.

3.8. Tiến hành xác định độ bền nhiệt trên các tấm, không bị hư hỏng (không có các vết nứt li ti, vết xước…) và được giữ ở nơi khô ráo.

Đặt các tấm vào giá theo kiểu “dựng thành” sao cho chúng không chạm vào nhau, sau đó đặt giá có chứa các tấm đó vào tủ sấy.

Sấy nóng dần dần các tấm với tốc độ tăng nhiệt 2oC trong 1 phút trong tủ sấy. Cho phép đặt các tấm vào tủ sấy đã được sấy trước.

Khi nhiệt độ trong tủ sấy đạt 150oC đối với tấm trắng và 125oC đối với các tấm khác, giữ nguyên ở trạng thái đó trong 30 phút rồi lấy tấm trong tủ sấy ra rồi thả ngay vào vòi nước chảy ở nhiệt độ từ 15 ÷ 20oC sao cho các tấm ngập hoàn toàn trong nước. Sau khi các tấm đã nguội, vớt ra và rỏ một vài giọt dung dịch mầu (mực, thuốc nhuộm v.v …) vào bề mặt tráng men của mẫu rồi lau bằng vải mềm. Các tấm được xem là chịu nhiệt nếu quan sát bằng mắt thường không phát hiện thấy các vết nứt li ti.

Cho phép nung nóng các tấm theo chu kỳ và làm nguội mặt phải của chúng trong dòng nước chảy có nhiệt độ không quá 20oC, khi nhiệt độ nung các tấm trong mỗi chu trình là 100, 125, 150, 175 và 200oC và giữ trong 60 phút ở mỗi (mức) nhiệt độ (Khi nhiệt độ nung lên 150oC thì cho phép thực hiện với các khoảng nhiệt độ khác). Khi đó kết quả xác định độ bền nhiệt được xem là nhiệt độ của chu trình trước khi xuất hiện các vết nứt li ti.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi