Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4528:1988 Hầm đường sắt và hầm đường ôtô - Quy phạm thi công, nghiệm thu
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4528:1988
Số hiệu: | TCVN 4528:1988 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Xây dựng, Giao thông | |
Ngày ban hành: | 01/01/1988 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
tải Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4528:1988
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký tại đây!
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4528:1988
NHÓM H
HẦM ĐƯỜNG SẮT VÀ HẦM ĐƯỜNG ÔTÔ - QUY PHẠM THI CÔNG, NGHIỆM THU
Railway and highway tunnels – Codes for construction, check and acceptance
1. Quy định chung
1.1.Quy phạm này dùng để thi công và nghiệm thu khi xây dựng hầm qua núi cho đường sắt (khổ 1435mm) và đường ô tô.
1.2.Việc thi công hầm ở nơi có trượt lở, vùng chính sách động đất từ cấp 7 trở lên, ngoài các quy định trong tiêu chuẩn này còn phải phù hợp với các quy định hiện hành khác có liên quan.
1.3.Trong quá trình thi công hầm cần tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn "an toàn lao động trong xây dựng" (QPVN 14: 1979) và tiêu chuẩn "phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình" (TCVN 2622:1978).
1.4.Chỉ tiến hành thi công hầm sau khi đồ án thiết kế tổ chức thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải phù hợp với "tiêu chuẩn tổ chức thi công" (TCVN 4055:1985).
Đồ án thiết kế tổ chức thi công phải thể hiện các nội dung cơ bản sau:
a) Các phương pháp và tiến độ đào hầm trên từng đoạn.
b) Các thiết bị và vật tư để thi công, bố trí kho bãi, lán trại và tổ chức nhân lực.
c) Bố trí đường đi lại, đường vận chuyển để thi công.
d) Vị trí đoạn đào ngầm, đoạn đào lộ thiên, bãi thải đất đá.
e) Bố trí cơ giới trên từng đoạn theo thời gian.
f) Những biện pháp đặc biệt để sử lí ổn định đất và taluy.
g) Những biện pháp đảm bảo an toàn cho các công trình xung quanh (kể cả cho đường ô tô, đường sắt đi qua trên hầm).
15.Các trạm trộn bê tông, xưởng làm ván khuôn, cốt thép và các công trình phục vụ thi công khác nên tổ chức tại hiện trường.
1.6.Việc cấp khí ép cho bộ phận đào ngầm và bộ phận đào lộ thiên có thể từ các trạm cố định hoặc từ các trạm di động. Công suất, số lượng và vị trí các trạm khí ép cần được thể hiện trong thiết kế tổ chức thi công.
1.7.Điện dùng cho thi công lấy từ lưới điện quốc gia theo đường cấp trên không hoặc đi ngầm, với điện áp 6 đến 10KV vào máy biến thế. Trong trường hợp không gần lưới điện quốc gia cần cấp điện bằng các trạm phát riêng của công trường.
Cấp điện cho các nhóm tiêu thụ phải riêng rẽ (đào hầm, thông gió, thoát nước, chiếu sáng…) và công suất phải đủ cho tất cả các phụ tải cùng sử dụng một lúc.
1.8.Phải đảm bảo điện thoại và các phương tiện thông báo khác liên tục trong suốt thời gian thi công.
Cáp điện phải treo cao, không được rải trên nền, nối đi và nơi làm việc.
1.9.Trong quá trình đào hầm phải theo dõi chặt chẽ và có hệ thống tình hình địa chất thực tế (như ổn định của mặt đào, sự thay đổi bề dầy của vỉa, độ cứng của đất đa, độ nứt nẻ) và tình hình địa chất thuỷ văn trong mặt đào. Các kết quả quan sát được phải ghi vào nhật kí thi công (phụ lục 8). Cần theo dõi những biến dạng của mặt đất, của những công trình trên mặt đất và trong lòng đất ở xung quanh khu vực hầm. Các sai khác về địa chất, địa chất thuỷ văn so với dự kiến của thiết kế và biến dạng của các công trình cần báo cáo ngay cho chủ đầu tư và cơ quan thiết kế biết để có biện pháp xử lí.
1.10.Công trình phục vụ thi công ở hiện trường phải đảm bảo khả năng sử dụng hiệu quả và thuận tiện nhất, đảm bảo vệ sinh môi trường. Cần có dự kiến sử dụng các công trình đó sau khi thi công xong hầm.
1.11.Cần có biện pháp chèn lấp chắc chắn các đường lò phụ (dùng trong thi công), các khe hở giữa vỏ hầm và nền đất trong thời gian sớm nhất sau khi làm xong hầm.
1.12.Đơn vị thi công cần lập các hồ sơ theo dõi thi công và hồ sơ hoàn công để có cơ sở nghiệm thu và quản lí công trình sau này.
2. Công tác đo đạc
2.1.Lưới khống chế định tuyến cần bố trí trên mặt đất, dọc tuyến hầm theo các điều 2.2 đến 2.8 trong quy phạm này. Các điểm khống chế được chuyền và cố định tại đáy giếng, cửa hầm, cửa hàng dẫn cũng như tại các công trình trên mặt đất.
Trong quá trình đo đạc trên mặt đát cũng như khi chuyển toạ độ, độ cao các điểm khống chế xuống dưới mặt đất cần xây dựng các mốc đo đạc theo yêu cầu của điều 2.2 và các điều 2.12 đến 2.16 của quy phạm này.
2.2.Mốc đo đạc trên mặt đất phải xây dưng theo tiêu chuẩn mốc vĩnh cửu, bằng các thanh kim loại trong khối bê tông chôn trong đất. Trong điều kiện cần thiết phải có các công trình bảo vệ và có các mốc đánh dấu để xác định các mốc đo một cách chắc chắn.
2.3. Lưới tam giác khống chế đường hầm cần thoả mãn các yêu cầu nêu trong bảng1.
Khi thi công đồng thời hai hầm trở nên, thì cấp lưới tam giác cần xác định dựa theo chiều dài lớn nhất của tất cả các hầm.
Các góc và cạnh của lưới tam giác cần đo hai lần, cách nhau ít nhất là một tháng. Các cạnh của lưới tam giác cần bố trí không dài quá 3km dọc tuyến hầm và giữa các đỉnh của tam giác không qúa 2km.
2.4.Trong trường hợp lưới tam giác khống chế là lưới đường sườn thì độ chính xác lấy theo bảng 2.
2.5.Lưới đường sườn trên mặt đất, dọc tuyến hầm cần bố trí theo hệ thống đường chuyền khép kín, hoặc đường chuyền hở nằm giữa các cạnh của lưới tam giác và đường định tuyến hầm.
Cho phép dùng đường chuyền cơ bản làm lưới khống chế định tuyến để xây dựng đường hầm có chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng 1km.
Đường chuyền cơ bản phải thoả mãn các điều kiện sau:
Chiều dài cạnh từ 100 đến 300m;
Sai số khép kín theo chu vi không được lớn hơn 1/35.000 đối với hầm dài từ 500m trở lên và không được lớn hơn 1/20000 đối với hầm dài dưới 500m;
Sai số trung phương đo góc không được vượt quá ±3 giây;
Khi độ dài, hệ số ngẫu nhiên không được vượt quá 0,0003 và hệ số sai số hệ thống không được quá 0,00001.
Đo góc hoặc đo dài phải tiến hành hai lần, cách nhau ít nhất một ngày đêm (24h) với cùng một loại máy đo.
2.6.Cùng với việc lập lưới đường chuyền cơ bản, ở những chỗ cần phải thiết lập lưới giải tích dạng chuỗi hay lưới tam giác dầy đặc dựa trên cạnh của tam giác. Cho phép lập lưới giải tích độc lập để chuyền toạ độ qua cửa hầm, giếng đứng, hàng ngang. Chiều dài của lưới giải tích nên lấy từ 300 đến 600m, sai số đo góc trong tam giác không được lớn hơn ± 10 giây.
2.7.Hệ thống mốc đa giác cần được xác định với độ chính xác cấp I và II; khi đó khoảng cách giữa các mốc không được nhỏ hơn 2000m.
Hệ thống mốc trung gian (xen kẽ giữu các mốc của đường sườn) cần xác định vơi đôi chính xác cấp III và IV. Phải xác định ít nhất 3 mốc trung gian cho mỗi giếng đứng, hàng ngang hay cửu hầm.
Sai số giới hạn của lưới đường chuyền cấp III không được lớn hơn ±10mm. ; còn đường chuyền cấpIV không được lớn hơn ±20mm , trong đó L - chiều dài của đường chuyền, tính bằng km. Trong lưới đường chuyền cấp IV số trạm đo cần 16 trạm/km, sai số cho phép là (15mm. ), trong đó n - số trạm đo trong đường chuyền.
Bảng 1
Chiều dài hầm L(km) | Cấp lưới tam giác | Chiều dài cạnh tam giác (km) | Sai số trung phương đo góc (S) (giây) | Sai số khép kín tam giác (S) (giây) | Sai số tương đối đo chiều dài cạnh đáy | Sai số tương đối của cạnh khởi đầu | Độ phóng đại cho phép của lưới đường đáy dạng hình thoi | Sai số tương đối đo chiều dài cạnh yếu nhất | Sai số trung phương góc phương vị cạnh yếu nhất (S) |
Lớn hơn 8 Từ 5 đến 8 Từ 2 đến 5 Từ 1 đến2 | I II III IV | 4 đến 10 2 đến 7 1,5 đến 5 1 đến 3 | ± 0,7 ± 1 ± 1,5 ± 2 | ± 3 ± 4 ± 6 ± 8 | 1:800000 1:500000 1:400000 1:300000 | 1:400000 1:300000 1:200000 1:150000 | 2,5 2,5 3,0 3,0 | 1:200000 1:150000 1:120000 1:70000 | ± 1,5 ± 2 ± 3 ± 4 |
Chú thích: Chiều dài L trong bảng tính từ hai đầu hầm. Khi có giếng hay hang ngang ở giữa thì chiều dài để xác định cấp đo tính theo cong thức.
L đo = (km)
Trong đó: L: chiều dài toàn bộ hầm (km)
l : khoảng cách trung bình giữa các cửa mở để thi công (km).
(giếng đứng, hang ngang, hang xiên…)
Bảng 2
Chiều dài hầm (L) km | Cấp lưới đa giác | Chiều dài cạnh đa giác (km) | Sai số trung phương đo góc ngoặt | Sai số trung phương tương đối đo cạnh | Sai số tương đối cho phép của đường chuyền | ||||
Đánh giá tại trạm đo (S) | Đánhgiá theo nhiều lần đo và không kể hình dáng (S) | Hầm trên đường cong | Hầm trên đường thẳng | Hầm trên đường cong | Hầm trên đường thẳng | ||||
Theo phương ngang hầm | Theo phương dọc hầm | ||||||||
Lớn hơn 8 Từ 5 đến 8 Từ 2 đến 5 Từ 1 đến 2 | I II III IV
| 3 đến 10 2 đến 7 1,5 đến 5 1 đến3 | ± 0,4 ± 0,7 ± 1 ±1,5 | ± 0,7 ± 1 ± 1,5 ±2 | 1:300000 1:200000 1:150000 1:100000 | 1:500000 1:100000 1:70000 1:50000 | 1:200000 1:150000 1:120000 1:70000 | - 1:150000 1:120000 1:70000 | 1:100000 1:70000 1:60000 1:40000 |
2.8.Để đảm bảo chính xác cho việc định hướng hang dẫn cũng như định tuyến trên mặt bằng cần lập đường chuyền dẫn điểm theo dạng đường chuyền khép kín có cạnh từ 30 - 70m và chiều dài toàn bộ không lớn hơn 300m. Lưới đường chuyền dẫn điểm cần dựa vào đỉnh và cạnh của lưới khống chế định tuyến.
2.9.Mốc đo đạt định tuyến phải chính xác, được bảo vệ và có thể nhìn thấy trực tiếp. Cần đặt các mốc này tại giếng đứng, cửa hầm, hang ngang.
2.10.Chủ đầu tư phải hoàn thành việc tổ chức đo đạt định tuyến trước khi khởi công 10 ngày và phải bàn giao cho đơn vị thi công các mốc trên hiện trường cùng các tài liệu kĩ thuật sau đây:
- Sổ ghi toạ độ và độ cao của cọc mốc, cọc dấu và điểm dẫn chủ yếu của công trình trên bề mặt (cửa hầm, cửa giếng, hang ngang) cũng như chiều dài cạnh, góc định hướng của lưới khống chế định tuyến;
- Sơ đồ bố chí các mốc đo đạt, quan hệ của chúng với địa hình, địa vật. Trường hợp cần thiết phải ghi rõ địa chỉ và mô tả sự bố trí của chúng;
- Bản báo cáo kĩ thuật về công tác đo lưới khống chế định tuyến, đường chuyền cơ bản, đường chuyền dẫn điển….trên mặt đất. Trong đó phải ghi rõ thời gian đo, thời gian hoàn thành, các phương pháp đo, các dụng cụ đo và đánh giá độ chính xác của kết quả đo.
2.11.Định hướng hang dẫn và chuyền các góc phương vị, các toạ độ của lưới khống chế định tuyến xuống các mốc dưới mặt đất theo phương pháp sau:
a) Phương pháp định hướng bằng tam giác liên hệ;
b) Qua cửa hầm, hang ngang, hang xiên bằng cách chuyển độ cao và các góc phương vị trực tiếp;
c) Qua một giếng đứng theo dây dọi;
d) Qua hai giếng đứng hoặc lỗ khoan theo dây dọi.
Tuỳ điều kiện cụ thể có thể kết hợp các phương pháp. Theo phương pháp "b" và "c" cần thực hiện 3lần:
- Lần thứ nhất khi đào vào sâu cách cửa hầm 50 - 60m;
- Lần thứ hai đào sâu 100 - 150m;
- Lần thứ ba đào sâu được 500m.
Theo phương pháp định hướng bằng tam giác liên hệ cần đo nhiều lần, cứ đào được 300m phải đo lại một lần.
Sai số về đo góc khi đo bằng tam giác liên hệ không được vượt quá ± 20 giây. Độ cao được chuyền từ các mốc trên mặt đất, mỗi mốc phải đo 3lần, và sai lệch không được lớn hơn 7mm.
2.12. Mốc đo đạt của lưới đường sườn dưới mặt đất cần lập theo dạng đường chuyền gồm:
- Đường chuyền cơ bản, mỗi cạnh dài 40 - 120m;
- Đường chuyền chi tiết, mỗi cạnh dài 20 - 60m;
- Lưới đường chuyền cơ bản cũng như lưới đường chuyền chi tiết dưới mặt đất phải lập theo dạng chuỗi tam giác (cần đo tất cả các cạnh và các góc của chúng) trong đó một cạnh tam giác của đường chuyền chi tiết phải nằm trên đường chuyền cơ bản;
- Mốc của đường chuyền chi tiết đặt theo hai bên hầm;
- Khi có đường cong thì mốc của đường chuyền cơ bản sẽ đặt phía ngoài đường cong đó;
- ở hầm đường sắt mốc của lưới đường chuyền dưới đất cần đặt cao hơn đỉnh ray;
- ở hầm đường ôtô các mốc ấy cần đặt cao hơn mặt đường xe chạy;
- Mốc của lưới đường chuyền dưới đất cần làm đống thời với lưới độ cao dưới đất.
2.13.Trị số sai số tuyệt đối qua hai lần đo chiều dài cạnh của lưới đường chuyền dưới đất không được vượt quá:
2mm - với cạnh dài đến 25mm;
3mm - với cạnh dài trên 25 - 50m;
4mm - với cạnh dài trên 50m - 80m.
Với các cạnh dài hơn 80m sai số tương đối giữa hai lần đo không được vượt quá 1: 20000.
2.14.Góc của lưới đường chuyền dưới đất phải đo bằng máy kinh vĩ. Với lưới đường chuyền chi tiết cần đo 2 - 3 vòng, với lưới đường chuyền cơ bản cần đo 4 - 6 vòng. Sai khác về góc giữa các vòng đo tại một trạm máy không được lớn hơn 15giây đối với đường chuyền chi tiết; không được lớn hơn 10 giây đối với đường chuyền cơ bản. Sai số đo góc tronglưới đường chuyền cơ bản không được vượt quá 8 giây; trong lưới đường chuyền chi tiết không được vượt quá 12 giây.
Việc đo góc cần lặp lại sau một thời gian nhất định để khử những ảnh hưởng do biến dạng các mốc của đường chuyền dưới đất. Việc đo đạt đường chuyền khép kín dưới đất cần kết thúc khi đào xong hầm.
2.15.Mốc độ cao của lưới đường chuyền dưới đất cần xác định bằng thuỷ chuẩn sai số khép kín cho phép tính theo công thức 1:
Trong đó :
n - số trạm đo của đưòng chuyền.
Cần đo độ cao ít nhất 3 lần trong thời gian thi công. Khép kín độ cao ở các cọc mốc cuối cùng của lưới đường chuyền dưới đất được thực hiện khi đào thông hầm.
2.16.Mốc cố định dưới đất cần làm bằng các thanh kim loại chôn trong phần bê tông rãnh nước hoặc hàn vào cốt thép vỏ hầm, có trát vữa xi măng bảo vệ. Các cọc dấu được chôn trong bê tông rãnh nước.
2.17.Đo đạt các kích thước hính học của hầm trong quá trình xây dựng (đào hầm, làm vỏ hầm, làm đường trong hầm…) cần đảm bảo độ chính xác của các kích thước thiết kế. Toạ độ và độ cao các bộ phận của hầm được xác định từ các mốc của lưới đường chuyền dưới đất và độ cao tim hầm.
Vị trí công trình, các bộ phận của kết cấu và chi tiết trong mặt bằng và mặt đứng phải phù hợp với tiêu chuẩn "hầm đường sắt và hầm đường ôtô. Tiêu chuẩn thiết kế" (TCVN 4527: 1988) và quy phạm này.
2.18.Trước khi đo đạt định tuyến thi công phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu thiết kế, tài liệu khảo sát và định tuyến phải đảm bảo phù hợp với trình tự thi công.
Toàn bộ việc định tuyến phải đo đạc ít nhất 2 lần và bằng các phương pháp khác nhau.
2.19.Trong quá trình thi công, sau mỗi lần đào được 5m dài phải đo đạt kiểm tra chiều dài hang đào, kích thước mặt cắt ngang hang đào, kích thước và khổ giới hạn của vỏ hầm cũng như độ cao đáy hầm.
2.20.Độ lệch tim tại vị trí thông hầm theo cả hai phương khi đào từ hai phía tới phải nhỏ hơn hoặc bằng ± 100mm.
3. Thi công lò giếng
3.1.Lò giếng trong chương trình này bao gồm giếng đứng, hang ngang và hang xiên để phục vụ quá trình thi công hầm, để thông gió hoặc thoát nước cho hầm.
3.2.Thi công hang ngang và hang xiên cần theo các quy định về đào và chống đỡ hang dẫn trong quy phạm này.
3.3. Thi công giếng đứng theo các phương pháp chủ yếu sau đây:
a) Đào giếng có vách để trần, áp dụng với đá cứng ít nứt nẻ và không có nước ngầm (fkp lớn hơn hoặc bằng 8);
b) Đào giếng có vách gia cố bằng bơm vữa xi măng hoặc phun vữa xi măng trên lưới cốt thép, áp dụng với nền đất sét cứng, sỏi, cuội kết hoặc đá có nhiều nứt nẻ, có nước ngầm với lưu lượng nhỏ hơn 5m3/h; (fkp lớn hơn hoặc bằng 2).
c) Đào giếng có vỏ giếng bằng bê tông cốt thép lắp ghép, lắp hạ từng đốt trên miệng giếng theo kiểu giếng chìm, áp dụng với nền đất cát, cát pha và các loại đất yếu không ổn định. Trong nền đất no nước hoặc nhiều nước ngầm với lưu lượng từ 5m3/h trở lên, có thể hạ giếng trong áo vữa sét nếu lực ma sát quanh vỏ thành giếng ngăn cản vỏ giếng đi xuống.
3.4.Khi thi công theo các mục "b" và "c" của điều 3.3 cần dùng máy bơm hút khô nước trong giếng đào và phải bơm hút liên tục.
Nếu lượng nước ngầm lớn quá khả năng bơm hút cần có biện pháp đặc biệt để hạ mức nước ngầm. Khi bơm nước trong giếng đào ra ngoài cần đặt máy bơm cách mặt nước không lớn hơn 8m.
3.5.Đào giếng trong đất đá có hệ số kiên cố fkp nhỏ hơn hoặc bằng 2 có thể dùng búa hơi ép, còn trong nền đá có hệ số kiên cố fkp lớn hơn 2 - dùng nổ phá.
3.6. Lấy đất từ giếng đào lên có thể dùng gầu ngoạm hoặc tời cùng với dàn tháp trên miệng giếng.
3.7.Thi công vỏ giếng theo kiẻu giếng chìm trong áo vữa sét cần tuân theo các quy định hiện hành.
3.8.Khi thi công theo kiểu giếng chìm, bước đào không được vượt quá chiều cao của mỗi đốt giếng lắp ghép từ 10 - 15cm. Nên lắp đốt giếng tiếp theo ở vị trí cao hơn mức vữa sét.
3.9.Cần kiểm tra vị trí giếng chìm theo mặt bằng và theo chiều thẳng đứng ở mỗi bước hạ của giếng, nhưng không quá 1m 1lần.
3.10.Vùng vữa sét xung quanh vỏ giếng có thể thay bằng vữa xi măng hoặc giữ nguyên áo vữa sét với mục đích làm lớp chống thấm, nhưng phải được tính toán và thể hiện trong đồ án thiết kế thi công.
3.11.Khi thi công giếng theo phương pháp ở mục "b" điều 3.3 cần đào và gia cố vách giếng theo từng đoạn với chiều dài được tính toán.
Cần có kết cấu chống tạm khi chưa gia cố vách giếng, khoảng cách giữa các khung chống tạm là 1m, có ván lát đứng xung quanh. Thi công vách giếng tới đâu, cần tháo bỏ kết cấu chống tạm tới đó. Chỉ khi đồ án thiết kế khi thi công cho phép mới được bỏ lại ván lát trong nền đất.
3.12.Khi gia cố vách giếng bằng vữa xi măng thì thành phần vữa áp lực phun, thiết bị phun quy định ở các điều 5.11; 5.23 và 5.24 của quy phạm này.
3.13.Việc thông gió trong khi thi công giếng thực hiện bằng ống dẫn gió từ các máy quạt đặt trên mặt đất hoặc từ trạm cấp gió.
Có thể dùng phương pháp thổi gió xuống đáy giếng với tốc độ gió trong ống dẫn không quá 6m/s hoặc hút gió từ đáy giếng lên bằng ống dần.
Lượng gió tính toán nhằm đảm bảo nồng độ khí độc ở mức cho phép theo tiêu chuẩn. Hầm đường sắt và hầm đường ôtô - tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4527 - 88) và quy phạm này.
Khoảng cách từ miệng ống dẫn gió đến đáy giếng không nhỏ hơn 2,5m và không lớn hơn 4m.
3.14.Những lò giếng không phục vụ cho thi công hầm có thể thi công sau khi đã đào xong đường hầm. Khi đó cho phép chuyển đất đá, theo nước ngầm xuống đường hầm để đưa ra ngoài qua cửa hàm.
4. Đào đường hầm
4.1.Tuỳ thuộc vào chiều dài hầm, tốc độ thi công, điều kiện địa chất thuỷ văn, địa hình khu vực mà tiến hành thi công hầm tà một đầu hoặc hai đầu trở lại cũng như từ giữa ra hai đầu.
Những hầm dài dưới 300m, dốc một hướng nên thi cong từ một đầu thấp lên đầu cao. Những hầm dốc hai hướng tăng dần vào giữa hầm nên thi công từ hai đầu vào giữa. Những hầm dài hơn 1000m, nếu địa hình cho phép, nên mở thêm giếng đứng, hang ngang hoặc hang xiên để tăng thêm mặt đào.
Số lượng, hình dạng và vị trí để mở các mặt đào cần được thể hiện trong thiết kế thi công.
4.2. Biện pháp đào được chọn theo địa chất như sau:
Với đất mềm, đá rời rạc hoặc đá bị phong hoá, mềm yếu có hệ số kiên cố fkp nhỏ hơn hoặc bằng 0,6 có thể đào thủ công, đào bằng xẻng hơi ép hoặc búa hơi ép;
Với đất đá mềm có nhiều nứt nẻ hoặc đá phong hoá mềm yếu có hệ số kiên cố fkp từ 0,6 - 3 nên đào bằng búa hơi ép; với đá có hệ số kiên cố fkp từ 3- 25 cần dùng máy kgoan và nổ phá.
4.3.Được sử dụng phương pháp toàn mặt cắt một lần để đào những hầm có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 10m trong đá cứng, không phong hoá, ít nứt nẻ, ít nước ngầm, có hệ số kiên cố fkp lớn hơn hoặc bằng 8.
Trong đá toàn khối ( không bị phong hoá ) có hệ số kiên có fkp bằng 12 trở lên không cần chống đỡ tạm khi đào. còn trong đá cứng nhưng có nứt nẻ (bị phong hoá và phong hoá mạnh ) nhất thiết phải chống đỡ khi đào.
4.4.Được dùng phương pháp toàn mặ cắt dạng bậc thang để đào hầm có chiều cao lớn hơn 10m, trong đá có hệ số liên cố từ 5 - 7 và cho hầm có chiều cao nhỏ hơn 10m, trong đá có hệ kiên cố từ 3 - 5. Khi có nhiều nước ngầm nên sử dụng phương pháp bậc thang dưới và phải có chống đỡ khi đào.
4.5.Đối với phần vòm khidùng phương pháp bậc thng có thể tiến hành theo phương pháp đào toàn mặt cắt như ở điều 4.3. Đối với phần tường khi dùng phương pháp bậc thang dưới cần tuân theo những chỉ dẫn về đào và chống đỡ hang dẫn nêu ở chương này.
4.6.Phương pháp vòm trước áp dụng với đường hầm dài từ 300m trở xuồng trong đá mềm yếu, đất sét cứng, cát kết khối lớn cũng như trong đất đá có hệ số kiên cố từ 2 đến 4, chịu áp lực của nhân vòm.
Phương pháp vòm trước còn được áp dụng trong nền đất đồng nhất, khi lớp đất ở dươi chân vòm có hệ số kiên cố bằng hoặc lớn hơn 2, không thấm nước, còn lớp đất ở phần vòm có thể yếu hơn thể yếu hơn.
4.7.Trong nền đất không thấm nước nên dùng phương pháp vòm trước theo sơ đồ một hang dẫn trên để thi công hầm. Trong nền đất có nước ngầm nên dùng sơ đồ hang dẫn (trên và dưới). Hang đẫn trên và hang dẫn dưới cần nối với nhau bằng các giếng đứng hoặc hang dẫn nghiêng.Khoảng cách giữa chúng phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển để xác định, nhưng giữa các giếng đứng không được lớn hơn 12m; giữa các hang dẫn nghiêng không lớn hơn 30m.
4.8.Khi thi công vòm bằng phương pháp vòm trước có mở rộng phần vòm sang hai bên cần phải thực hiện từng đoạn hầm riêng rẽ. Chiều dài mỗi đoạn phụ thuộc vào điều kiện địa chất nhưng không quá 10m.
Mở rộng phần vòm, theo chiều dài hầm chỉ tiến hành khoảng một đến ba đoạn, tuỳ thuộc vào điều kiện địa chất.Chỉ đổ bê tông vòm đoạn tiếp theo khi bê tông ở vòm đoạn trước đã đạt 60% cường độ thiết kế.
4.9.Đào hầm bằng phương pháp vòm trước có hang dẫn giữa, trong đá có hệ số kiên cố fkp lớn hơn hoặc bằng 4, được đào mở xuống phần dưới khi bbê tông vỏ hầm đạt 75% cường độ thiết kế.
4.10.Khi đào hang dẫn trong đất yếu, không ổn định hoặc trong đá có hệ số kiên cồ fkp nhỏ hơn 4, bị nứt nẻ, cần phải chống đỡ.
4.11.Phương pháp tường trước (nhân đỡ) được áp dụng để xác định hầm có chiều rộng lớn hơn 5m trong đất yếu, không có nước ngầm như đất loại sét pha, cát pha hoặc các loại cát kết… có hệ số kiên cố fkp nhỏ hơn 2.
4.12.Hang dẫn bên để làm tường khi đào hầm bằng phương pháp tường trước cần được đào trên toàn bộ chiều dài hầm. Chỉ cho phép xây dựng đoạn tường tiếp theo lên trên khi be tông lớp dưới đạt 25% cường độ thiết ké. Sau khi đổ bê tông khoảng trống giữa tường và vách đào của hang dẫn cần lấp đất và đầm chặt.
4.13.Chiều dài đoạn mở rộng phần vòm sang hai bên (khi dùng phương pháp tường trước) không được quá 10m. Đoạn mở rộng phần vòm cần bố trí đi sau đoạn đã làm tường hầm, với khoảng cách không nhỏ hơn 2 lần chiều dài đoạn mở rộng vòm và trong đất khôngh ổn định thì khoảng nhỏ hơn 3 lần chiều dài đoạn mở rộng vòm.
4.14.Khi xây dựng hầm trong nền đất ổn định và với trường hợp đào xuôi theo hướng dốc, cho phép đào hang dẫn vượt trước để hạ mực nước ngầm ở mặt đào.
4.15.Công tác nổ phá phải đảm bảo tiến độ đào, mở hợp lý theo chu kì đã dự kiến, tạo đượ hình dạng mặt đào phù hợp với thiết kế và tốn ít thuốc nổ.
4.16.Nên áp dụng phương pháp nổ phá theo đường viên để đào đất đá. Đối với hầm thiết kế không có vỏ hay tạo vỏ bằng bê tông phun, nhất thiết phải dùng phương pháp nổ phá theo đường viền.
4.17.áp lực khí nén cho các công cụ làm việc ở mặt đào không nhỏ hơn 6daN/cm2. Khi không khí có độ ẩm cao hơn 80% cho phép dùng áp lực thấp hơn, nhưng không nhỏ hơn5daN/cm2.
4.18.Dùng các hệ thống dàn khoan di động để khoan lỗ mìn. Khi đào tiết diện nhỏ nên dùng những búa khoan có giá đỡ nâng hạ bằng hơi ép.
4.19.Khi dùng phương pháp nổ phá để đào đường hầm, phạm vi đào vượt so với mặt cắt ngang thiết kế không được quá trị số trong bảng 3.
Bảng 3
Công trình | Trị số đào vượt | ||
Hệ số kiên cố (fkp) | |||
Từ 1 - dưới 4 | Từ 4 - dưới 12 | Từ 12 - 20 | |
Hầm Giếng đứng và hang dẫn | 100 75 | 150 75 | 200 100 |
4.20.Trong đá mềm, khi đào bằng phương pháp cơ giới, trị số đào vượt so với thiết kế không được quá 50mm.
Đáy các hầm không có vòm ngược hoặc khi đào rãnh nước dưới đáy hầm không cho phép đào vượt quá kích thước thiết kế.
4.21. Việc thiết kế nổ phá cúng như việc thi công nổ phá phải tuân theo các quy định hiện hành.
4.22. Các hình thức đột phá được áp dụng trong các điều kiện sau:
a) Hình thức đột phá một chiều (hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới) dùng khi mặt đào cao và hẹp, trong đá có hệ số kiên cố từ 4 - 5, có phân lớp rõ ràng, mặt lớp xiên góc với mặt đào;
b) Hình thức đột phá hướng bên (phải hoặc trái) dùng khi mặt đào rộng và thấp, trong đá mềm, nứt nẻ và phân lớp, có hệ số kiên cố từ 4 - 5, mặt lớp xiên;
c) Hình thức đột phá hình chóp tam giác dùng khi diện tích mặt đào nhở hơn 4m2, trong đất đá đồng nhất, không phân lớp, nứt nẻ ít hoặc phân lớp không rõ ràng có hệ số kiên cố từ 6 - 10;
d) Hình thức đột phá hình chóp tứ giác dùng khi mặt đào có diện tích lớn, trong đất đá đồng nhất, không phân lớp, nứt nẻ ít, có hệ số kiên cố từ 6 - 10;
e) Hình thức đột phá hình nêm dùng khi mặt đào lớn trong tầng đá đồng nhất có hệ số kiên cố lớn hơn hoặc bằng 10.
Đường trục các nỗ khoan đột phá cần bố trí xiên góc với mặt phân lớp của đá từ 40O - 60O.
4.23. Lỗ mìn không được khoan trùng với khe nứt của đá, phải cách khe nứt ít nhất 30cm.
4.24.Phải kiểm tra mìn câm trước khi tiến hành bốc hót đất đá. Chỉ dùng các biện pháp kích nổ để xử lí mìn câm.
4.25. Trong tầng đất đá có khí nổ, khí cháy phải dùng mìn kíp điện và gây nổ bằng điện.
4.26.Lượng thuốc nổ phải chiếm ít nhất 20% thể tích lỗ mìn và nhiều nhất cúng không quá 80%. Lỗ mìn phải được lấp kín theo phương pháp hiện hành.
4.27.Cần gia cố cửa hầm trước khi đào vào sâu. Biện pháp gia cố cửa hầm phụ thuộc vào điều kiện địa chất và cần thể hiện trong thiết kế thi công.
4.28. Chống đỡ trong khi thi công hầm phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Hình thức, kết cấu vì chống phải phù hợp với phương pháp thi công, tình hình địa chất, đảm bảo đủ chịu áp lực của địa tầng, ngăn ngừa được biến dạng của mặt cắt ngang;
b) Liên kết giữa các kết cấu của vì chống phải đơn giản, chắc chắn, tháo lắp dễ dàng;
c) Cự li giữa các vì chống do tính toán từ áp lực địa tầng và cự li của các giá vòm phải tương ứng với chúng để dễ dàng thay thế khi thi công.
Giữa các vì chống phải có hệ số giằng dọc để đảm bảo ổn định;
d) Chèn chặt vì chống với vách hang để đảm bảo ổn định của vì chống và ngăn ngừa biến dạng của địa tầng.
4.29. Các hình thức chống đỡ được áp dụng trong các điều kiện sau:
a) Vì chống bằng thép hình, dùng trong các hầm đào bằng phương pháp toàn mặt cắt;
b) Vì chống lắp ghép bằng tay hay bê tông cốt thép có dạng vòm hoặc dạng khung hình thang, hình chữ nhật dùng trong các hang dẫn có tiết diện lớn hơn 10m2;
c) Vì chống bằng gỗ dạng khung hình thang dùng trong các hang dẫn có tiết diện nhỏ hơn hoặc bằng 10m2 các cấu kiện cơ bản của vì chống bằng gỗ (dầm, cột) có đường kính không nhỏ hơn 18cm, các gỗ chống, gỗ giằng có đường kính không nhỏ hơn 12cm, gỗ ván có chiều dày không nhỏ hơn 5cm;
d) Trong đất đá có hệ số kiên cố nhỏ hơn 4, hoặc đá có hệ số kiên cố lớn hơn, nhưng nứt nẻ nhiều phải lát ván ngăn cách giữa vì chống và vách đào.
4.30.Cần tiến hành chống đỡ và lát ván trên nóc hầm trước khi tiến hành bốc hót đất đá. Phải dùng gậy dài để đẩy rơi các tảng đá rời trên nóc hầm trước khi lát ván.
4.31.Bu lông neo được dùng để chống đỡ khi xây dựng hầm trong đá cứng, nứt nẻ có hệ số kiên cố fkp bằng hoặc lớn hơn 8 và đào theo phương pháp toàn mặt cắt. Khi vỏ hầm được thiết kế dạng bê tông phu trên lưới cốt thép nên sử dụng bu lông neo để chống đỡ và kết hợp các neo với vỏ hầm sau này.
Kết cấu của bu lông neo, số lượng, khoảng cách và chiều dài của nó được xác định theo hệ số kiên cố và tình trạng nứt nẻ của đất đá. độ sai lệch vị týi thực tế của neo so với thiết kế không được vượt quá các trị số sau đây:
Khoảng cách giữa các neo ± 10%.
Đường kính lỗ neo 5mm;
Góc gnhiêng của lỗ 10O.
4.32. Đào hang tránh xe được tiến hành cùng thới gian với xây dựng hầm.
Các thiết bị tiêu nước sau vỏ hầm được xây dựng trong khi làm các phần vỏ hầm.
4.33.Khi thi công lộ thiên phải đảm bảo chiều cao giới hạn cửa mái dốc theo điều kiện địa chất, hoặc có biện pháp ổn định mái dốc để không gây sụt lở.
5. Làm vỏ hầm
5.1.Khi xây dựng vỏ hầm bằng bê tông và bê tông cốt thép toàn khối hay lắp ghép, ngoài những quy định của chương này cần phù hợp với các tiêu chuẩn kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công, nghiệm thu (TCV 4453: 1987) và kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi công nghiệm thu(TCVN 4452: 1987).
5.2.Vỏ hầm bê tông và bê tông cốt thép toàn khối cần xây dựng theo từng đoạn. Chiều dài mỗi đoạn phụ thuộc vào điều kiện địa chất, phương pháp đào, phương pháp thi công cũng như sự thay đổi kích thước mặt đào.
5.3.Đà giáo, ván khuôn của vỏ hầm toàn khối có thể làm bằng thép hay gỗ, hoặc kết hợp gỗ và thép. Đà giáo, ván khuôn phải đảm bảo kích thước, về cường độ, ổn định và độ phẳng. Độ võng lớn nhất của các cấu kiện đà giáo, ván khuôn không được vượt quá 1/400l; l - khẩu độ tính toán của cấu kiện.
Độ lồi, lõm ở bề mặt ván khuôn tiếp xúc với bê tông không được lớn hơn 40mm khe hở do ghép ván khuôn không được lớn hơn 10mm.
5.4.Khi thi công vỏ hầm bằng bê tông thì ở mỗi đoạnvỏ hầm cần tiến hành liên tục từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc.
Nếu buộc phải gián đoạn thi công thì phần vòm cần ngừng lại ở mặt theo phương vuông góc với trục hầm, còn phần tường cần ngừng lại theo phường nằm ngang.
5.5.Khi làm vỏ hầm theo phương pháp phân đoạn, phần vòm cần đổ bê tông từ hai đầu lại và từ hai chân vòm lên; khoá vòm cần đổ bê tông dọc đỉnh vòm. Phần tường cần đổ bê tông thành từng lớp ngang.
Khi thi công theo phương pháp vòm trước -tường sau, chỗ tiếp giáp giữa chân vòm và đỉnh tường cần chừa lại một khoảng cao 40cm để ép vữa bê tông và đặt ống bơm vữa sau này.
5.6.Khi vỏ hầm làm theo phương pháp tường trước - vòm sau, việc thi công bê tông cần tiến hành theo điều 5.4.
5.7.Khi làm vỏ hầm toàn khối theo phương pháp toàn mặt cắt, việc thi công bê tông cần tiến hành theo điều 5.4 và đổ bê tông từ hai chân tường lên đỉnh vòm. Chiều dài mỗi đoạn vỏ hầm không quá 2m. Khi khoá vòm cần đổ bê tông dọc đỉnh vòm một cách liên tục trên cả chiều dài hai đoạn của ván khuôn liền nhau.
5.8.Khi làm vỏ hầm bằng khối xây bê tông, đá đẽo thô hay đá hộc cần có đà giáo, ván khuôn để dỡ các khối xây. Cần xây từ hai chân hầm lên đỉnh vòm. Khối xây khoá vòm được đưa vào theo phương dọc hầm. Chiều dày các mạch vữa xây không quá 20mm và không ít hơn 10mm.
Cường độ vữa xây lấy theo "hầm đường sắt và hầm đường ôtô. Tiêu chuẩn thiết kế" (TCVN 4527 : 1988).
5.9.Khi làm vỏ hầm bằng phương pháp ép vữa vào đá xếp, cần có ván khuôn để tạo hình và ngăn vữa. Cần ép vữa từ dưới lên trên, vữa xi măng được ép rải đều theo mặt ván khuôn. Việc ép vữa được chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu, cần giữ áp lực trong khoảng 3,5 - 5daN/cm2 trong thời gian từ 3 - 6 phút.
- Giai đoạn sau cần giữ áp lực đều với trị số thiết kế cho tới khi vữa ngừng chảy.
5.10.Thành phần vữa xi măng để làm vỏ hầm được thiết kế theo cường độ bê tông vỏ hầm và cấp phối của đá xếp làm vỏ hầm. Độ sụt của vữa phải trong khoảng từ 5- 11cm.
5.11.Khi làm vỏ hầm bẳng phun vữa trên lưới thép, cần có neo chôn vào đá để giữ lưới cốt thép. Vữa được phun từ dưới lên trên theo các lớp nằm ngang, thành từng mảng dài 2m cao 1,8m.
Việc phun vữa cần thực hiên bằng các thiết bị phun chuyên dùng.
5.12.Vỏ hầm thi công theo phương pháp lộ thiên được tiến hành sau khi có đà giáo, ván khuôn. Bê tông được đổ thành từng lớp nằm ngang cóchiều dài từ 5 - 10m.
5.13.Bê tông và vữa xi măng để thi công vỏ hầm được chuẩn bị tại chỗ hoặc ngoài cửa hầm. Khoảng cách xa nhất từ nơi chôn đến nơi đổ bê tông phụ thuộc vào điều kiện vận chuyển bê tông, sao cho bê tông không bị phân tầng và động kết trước khi đổ.
5.14.Vỏ hầm sau khi đổ bê tông từ 10 - 12 giờ phải được tưới nước và giữ ẩm liên tục trong 4 ngày đêm, mỗi lần tưới nước cách nhau 6 giờ.
5.15.Việc tháo dỡ vàn khuôn vỏ hầm được tiến hành sau khi bê tông vỏ hầm đạt cường độ thiết kế. Nếu tháo dỡ ván khuôn sớm cũng chỉ tiến hành khi bê tông đạt 75% cường độ và được bên thiết kế cho phép.
Trình tự tháo dỡ ván khuôn phải thể hiện trong thiết kế thi công.
5.16.Khi làm vỏ hầm lắp ghép phải chuẩn bỉtước các khoanh vỏ hầm theo thứ tự nhất định tại cửa hầm. Vỏ hầm lắp ghép sau khi chế tạo xong nên được lắp thử trên mặt đất.
5.17.Việc lắp ghép vỏ hầm được thực hiện bằng cơ giới theo thứ tự từ dưới lên trên, kể từ khối có rãnh nước.
Trước khi đặt khối đầu tiên phải lót vữa xi măng và điều chỉnh đúng vị trí và độ cao.
5.18.Những khe trống giữa vom và đất đá phải chèn lấp. Những khe trống nhỏ hơn 0,5m cần được bơm vữa xi măng cát, những khe trống lớn hơn 0,5m được lấp bằng bê tông hoặc chèn đá rồi bơm vữa xi măng. Thành phần của vữa theo điều 5.23 của chương này.
5.19. Trước khi bơm vữa cần lấp kín các khe hở của vỏ hầm để khỏi lọt vữa.
5.20.Việc bơm vữa sau vỏ hầm toàn khối được tiến hành trên từng đoạn dài 20 - 30m, sau khi bê tông đạt cường độ thiết kế.
Bơm vữa sau vỏ hầm lắp ghép được tiến hành như sau:
ở phần dưới, việc bơm vữa được tiến hành như đặt các khối đến hết chiều cao tường bên của vỏ hầm, còn ở phần trên thì bơm vữa sau khi đã lắp xong toàn bộ vỏ hầm;
Trong nền đất ổn định có hệ số kiên cố fkp lớn hơn hoăch bằng 1,5 cho phép bơm vữa đến hết chiều cao của tường bên, sau khi lắp xong vỏ hầm tiếp tục bơm vữa phần trên. Hai đợt bơm vữa này không được cách nhau quá 3 ngày.
5.21.Quá trình bơm vữa sau vỏ hầm cho mỗi đoạn theo điều 5.20 phải tiến hành liên tục cho đến lúc xong đoạn đó.
Việc bơm vữa sau vỏ hầm lắp ghép được kết thúc khi thấy vữa trào ra ở lỗ kiểm tra trên đỉnh hầm.
Việc bơm vữa sau vỏ hầm toàn khối được kết thúc khi vữa ngừng chẩy vào từ 10 đến 15 phút với áp lực bơm vữa không lớn hơn 4at.
5.22.Việc bơm vữa kiểm tra (đợt hai) cần tiến hành theo các điều 5.19 và 5.21 cuả chương này: trị số áp lực bơm vữa kiểm tra phải được tính toán và thí nghiệm tại thực địa.
5.23.Thành phần vữa xi măng để chèn lấp sau vỏ hầm tính theo tỷ lệ trọng lượng giữa xi măng với nước là 1/4 và xi măng với cát là 1/1 đến 1/2, với loại xi măng pooclăng có mác từ 300daN/cm2 trở lên.
Cho phép trộn chất phụ gia tăng độ linh động vào vữa, ở nơi có nước ngầm cho phép trộn phụ gia đông cứng nhanh. Thành phần và tỉ lệ chất phụ gia theo thiết kế.
5.24.Phần chèn lấp sau vỏ hầm hay nền đất, đá sau vỏ hầm có nhiều nứt nẻ, có khả năng thấm nước ít hơn 10lit/phút có thể bơm vữa xi măng để gia cố. Tỷ lệ giữa nước với xim măng theo trọng lượng cần áp dụng từ 4/1 đến 0,5/1 và áp lực bơm tăng dần từ 0,5at đến 4at.
Khi phần chèn lấp hoặc nền đất, đá sau vỏ hầm có khả năng thấm nước lớn hơn 10lit/phút thì dùng vữa xi măng theo điều 5.23 để bơm.
5.25.Trước khi làm tầng phòng nước bên trong vỏ hầm phải làm sạch, phẳng, nhám và khô bề mặt bê tông vỏ hầm.
5.26.Vỏ hầm toàn khối hoặc lắp ghép xây dựng lộ thiên cần phủ lớp cách nước bên ngoài trước khi lấp đất. Biện pháp thi công theo điều 5.25 của chương này.
Cho phép phủ lớp nhựa đường nóng chất dầy ít nhất 20mm làm lớp phòng nước bên ngoài của vỏ hầm toàn khối thi công lộ thiên. Nếu dùng biện pháp này cho vỏ hầm lắp ghép cần phải trát kín các khe nối ghép trước khi phủ nhưạ đường.
6. Vận chuyển, cấp thoát nước, cấp điện, thông gió và chiéu sáng trong thi công
6.1.Vận chuyển đất đá và vật liệu xây dựng trong công trường theo phương thức nhận, giao trực tiếp không có sự chuyển tải. Các công tác bốc, dỡ trên mặt đất cần được cơ giới hoá.
6.2.Thiết bị vận chuyển trên mặt đất có thể dùng goòng đẩy tay, goòng kéo bằng đầu máy điện hay ô tô. Thiết bị vận chuyển trong hầm và hang ngang dùng goòng đẩy tay hay goòng kéo bằng đầu máy điện. Vận chuyển bằng ô tô được sử dụng trong khi đào hầm bằng phương pháp toàn mặt cắt một lần trong vùng không có khí nổ, khi cháy. Vận chuyển trong giếng đứng hoặc hang xiên - dùng tời.
Khi thi công hầm ở vùng có khí nổ, khí cháy phải dùng đầu máy kéo goòng chạy bằng điện ắc quy, không được dùng điện tiếp xúc.
6.3.Đường goòng trong thi công hầm dùng ray loại 24kg/m cho goòng kéo bằng đầu máy và ray loại 15kg/m cho goòng đẩy tay.
Dùng khổ đường 750; 900 hay 1000mm cho goòng kéo bằng đầu máy và dùng khổ đường 550 hay 600mm cho goòng đẩy tay… sai số về cự li hai ray của đường goòng là +6 và -4mm. Sai số về mặt bằng hai ray là 20mm đối với goòng đẩy tay và 15mm đối với goòng kéo bằng đầu máy.
6.4.Dùng tà vẹt gỗ, có tiết diện 120.100mm cho đường goòng. Với khổ đường 900 và 1000mm dùng tà vẹt dài 1800mm; với khổ đường 750mm dùng tà vẹt dài 1600mm; với khổ đường 550 và 600mm dùng tà vẹt dài 1200mm.
Khoảng cách tĩnh của tà vẹt là 750mm.
6.5.Tốc độ di chuyển lớn nhất của đoàn goòng trong hầm ở đoạn đang thi công là 5km/giờ đối với goòng đẩy tay và 10km/giờ đối với goòng có đầu máy kéo.
Khoảng cách nhỏ nhất giữa các đoàn goòng là 10m đối với goòng đẩy tay và 30m đối với goòng có đầu máy kéo. Phải có thiết bị hãm đảm bảo cho các loại goòng.
6.6.Bán kính cong nhỏ nhất của đường goòng là 6m đối với goòng đẩy tay và 15m đối với goòng kéo bằng đầu máy.
Độ dốc lớn nhất của đường goòng là 3% và chiều lớn nhất của đoạn dốc là 30m. Nếu hầm nằm trên đường dốc dài thì phải bố trí những đoạn nằm ngang xen kẽ dài ít nhất là 20m.
Cần tính toán để bố trí nới rộng cự li đường và siêu cao trong đoạn đường cong.
6.7.Phải đặt ghi để goòng tránh nhau. Khoảng cách giữa các ghi và khoảng cách từ đầu ghi đầu tiên đến mặt bàn được tính toán từ năng lực vận chuyển, năng lực bốc hót đất đá và tốc độ thi công hầm để bố trí.
Ghi được bố trí trên các tấm thép để có thể di chuyển một cách dễ dàng.
6.8.Tại khu vực bãi thải đất đá phải bố trí đường đôi hay đường vòng quay đầu. Cần có các thiết bị lấy đất ra khỏi goòng như giá goòng, giá cẩu lật goòng…
6.9.Chỉ được tiến hành bốc hót đất đá sau khi thông khói mìn 15 phút và nồng độ chất độc xuống dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn hầm đường sắt và hầm đường ô tô. Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4527:1988).
Cần cơ giới hoá việc bốc hót đất đá bằng các máy chuyên dùng.
6.10.Vận chuyển vật liệu đểt xây dựng hầm phải dùng các thiết bị chuyên dùng sau:
- Chuyển vữa hay bê tông bằng thùng chứa;
- Chuyển các bộ phận của vỏ hầm lắp ghép trên các toa riêng;
- Các vật liệu có kích thước dài cần có toa thích hợp.
Cấp nước và thoát nước
6.11.Thoát nước khi thi công hầm trên đường dốc bằng rãnh tự chảy, có độ dốc không nhỏ hơn 3%. Khi thi công hầm theo hướng dốc xuống, thoát nước bằng máy bơm có đường ống hay rãnh xả nước. Khi lưu lượng nước ngầm chảy ra ở mặt đào bằng hoặc lớn hơn 5m3/h phải dùng máy bơm và hố tụ nước.
6.12. Số mấy bơm tại mỗi trạm bơm ít nhất là hai máy (một để làm việc, một để dự trữ).
Khi cần tập trung bơm nước trong một thời gian ngắn có thể huy động toàn thể số máy bơm hiện có, kể cả máy dự trữ.
Khi thi công liên tục ngày đêm, công suất máy bơm cần tính theo lượng nước chảy dồn suốt ngày đêm, có tăng thêm 20%
6.13.Khi có một máy bơm làm việc thì cần có hai đường ống hút nước, khi số máy bơm làm việc bằng hoặc nhiều hơn hai thì cần ba đường ống hút nước.
Đường ống cần bố trí sao cho có thể nối với bất kì máy bơm nào, với mọi mực nước.Trong các ống cần bố trí van một chiều.
6.14. Nền của trạm bơm nước cần cao hơn mực nước ít nhất 0,5m.
6.15.Dung tích hố thu nước của trạm bơmkhông được nhỏ hơn 2,5m3 khi lưu lượng nước ngầm nhỏ hơn hoặc bằng5m3/h.
Khi lưu lượng nước ngầm lớn hơn 5m3/h cần tính toán để chọn dung tích hố thu nước.
6.16.Có thể đặt các trạm bơm trung gian ở trong hầm hoặc xây dựng thành trạm riêng ở ngoài hầm.
6.17.Cấp nước cho công tác khoan đất đá bằng đường ống chịu áp lực cao, đặt ở một bên hầm. Nếu cần phải chuyển đường ống sang một bên khác thì các đường ống đó phải đi ngầm dưới tà vẹt cuả đường vận chuyển.
6.18.Lượng nước cấp ch công tác khoan và xử lý bụi đất đá cần được tính toán và lưu lượng lớn nhất, đủ cho tất cả các máy khoan cùng một lúc.
Cáp điện và chiếu sáng
6.19.Khi đặt đường dây cung cấp điện cho xây dựng và các thiết bị dùng điện cần tuân theo các quy định thi công và sửa chữa điện hiện hành.
6.20. Cấp điện cho thi công hầm phải đảm bảo liên tục, đủ điện áp.
6.21. Việc chiếu sáng trong thi công cần thực hiện như sau:
a) Khu vực ngoài trời và khu vực sinh hoạt theo các tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo (TC-16-64); và các tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo cho công trình công nghiệp, thể dục thể thao, đường phố (QP-03-68)
b) Công suất chiếu sáng trong hầm theo các khu vực thi công cần bảo đảm:
- Dọc đường vận chuyển là 60W/10m;
- Khu vực đào đất đálà 2. 60W/10m;
- Khu vực xây vỏ hầm là 3. 60W/10m hoặc 2. 100W/10m;
- Khu vực đã thi công xong hầm là 60W/20m.
6.22. Điện thế dùng để chiếu sáng cần như sau:
a) Khu vực đang thi công 12 đến 36V;
b) Khu vực đã thi công xong hầm là110-220V.
6.23.Dây dẫn điện phải dùng loại cáp bọc, trừ dây tiếp xúc cho đầu máy kéo goòng. Khi hầm ở vùng có khí nổ, khí cháy, ngoài việc dùng cáp bọc còn phải xử lý mỗi nối chắc chắn và kín không để xảy ra tia lửa.
Dây điện cần đặt trên giá đỡ, cách nhau 2m và mắc vào sứ cách điện.
6.24.Việc trống sét cho nhà và công trình áp dụng theo tiêu chuẩn chống sét cho công trình kiến trúc, công trình công nghiệp (QPXD 46:1971).
Thông gió
6.25.Thông gió ngân tạo cần duy trì trong suốt quá trình thi công hầm, thậm trí cả trong thời kì gián đoạn thi công. Khi thiết kế thông gió nhân tạo phải tính đến tác dụng của thông gió tự nhiên.
6.26.Lưu lượng gió cần đưa vào hầm phải đảm bảo hạ thấp tỉ lệ khí độc xuống dưới mức cho phép và tốc độ gió chuyển động trong hầm theo "Hầm đường sắt và hầm đường ô tô. Tiêu chuẩn thiết kế" (TCVN 4527: 1988).
6.27.Thi cong hầm ở vùng có khí nổ, khí cháy phải dùng phương pháp hút gió ra (gió bẩn được hút qua ống dẫn, gió sạch được đưa vào bằng ống dẫn hoặc qua cửa hầm).
6.28.Đường kính ống gió và công suất máy thông gió được tính theo lưu lượng gió sạch cần cung cấp vào hầm.
6.29. Khoảng cách từ miệng ống thông gió tới mặt đào đang thi công không được lớn hơn 10m.
6.30.Sơ đồ thông gió cho các giai đoạn xây dựng hầm phải thực hiện trong thiết kế tổ chức thi công. Trường hợp có hơi độc xuất hiện trong hầm mà khi khảo sát trước đây không phát hiện được thì phải thiết kế lại sơ đồ thông gió.
6.31. Khoảng cách từ trạm thông gió chính đến giếng thông hơi không nhỏ hơn 15m.
Nếu tiếng ồn của các máy thông gió vượt quá 70 đê-xi-bel cần có thiết bị giảm tiếng ồn.
Cần xét đến việc xử dụng các máy móc, thiết bị và trạm thông gió trong thời kì khai thác.
7. Lắp đặt thiết bị
7.1.Công việc lắp đặt các thiết bị ở trong, ngoài hầm phải phù hợp với tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn riêng của mỗi loại trang thiết bị.
7.2.Bố trí các thiết bị cho hầm đường sắt và hầm đường ôtô phải theo khổ giới hạn kiến trúc của "hầm đường sắt và hầm đường ôtô. Tiêu chuẩn thiết kế " (TCVN 4527 : 1988).
7.3.Lắp đặt các thiết bịđiện (tín hiệu, thông tin, liên lạc, thiết bị điều khiển đóng đường tự động, thông gió…) phải tiến hành sau khi kết thúc công trình, lúc trong hầm đã khô ráo.
Các tủ rơ-le điều khiển cần được chiếu sáng để sấy khô và đề phòng rò điện.
Sau khi kết thúc việc lắp đặt thiết bị cần phải điều chỉnh để đạt được độ chính xác cho phép.
8. Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu
8.1.Công tác kiểm tra nghiệm thu phải tuân theo quy phạm này và phù hợp với các tiêu chuẩn - nghiệm thu các công trình xây dựng ( TCVN 4091 ; 1985 ) và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng công trình ( TCVN 28 : 1966 ).
8.2.Thành phần của hội đồng nghiệm thu, nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng theo quy định tiêu chuẩn " Nghiệm thu các công trình xây dựng. (TCVN 4091: 1985)".
Trường hợp tổ chức nghiệm thu từng phần các hạng mục công trình đơn giản, khối lượng ít, thì trong hội đồng nghiệm thu không cần có đại diện của cơ quan thiết kế.
8.3.Các bên có liên quan phải cung cấp cho hội đồng nghiệm thu các hồ sơ tài liệu quy định trong tiêu chuẩn "Nghiệm thu các công trình xây dựng (TCVN 4091:1985"). Ngoài ra bên thi công còn phải cung cấp đầy đủ hồ sơ nghiệm thu từng phần các hạng mục công trình theo phụ lục từ 1- 7 của quy phạm này.
8.4.Kết quả kiểm tra chất lượng trong khi thi công của cán bộ giám sát cần được ghi vào nhật kí công tác (phụ lục 8- 12).
Đánh giá chất lượng thực hiện công việc khi nghiệm thu từng phần cần được phản ánh rõ ràng trong biên bản nghiệm thu (phụ lục 1- 7).
8.5.Khi nghiệm thu vỏ hầm bê tông và bê tông cốt thép toàn khối phải có các biên bản nghiệm thu trung gian, khi đó bên B (đơn vị thi công) cần xuất trình cho bên A (chủ đầu tư) các tài liệu sau:
a) Các biên bản kiểm nghiệm chất lượng vật liệu đã sử dụng;
b) Nhật kí thi công bê tông hoăc bê tông cốt thép;
c) Nhật kí phun vữa sau vỏ hầm;
d) Biên bản kiểm tra, nghiệm thu các công trình việc ẩn khuất;
e) Biên bản phân tích thành phần hoá học của nước ngầm;
f) Biên bản kết quả thí nghiệm mẫu bê tông.
8.6. Nghiệm thu vỏ hầm lắp ghép cần có những văn bản sau đây:
a) Bản vẽ thực hiện lắp đặt các khoanh vỏ hầm;
b) Kích thước bên trong của các khoanh vỏ hầm đã đặt;
c) Số lượng và vị trí các khoanh vỏ hầm theo mặt bằng và mặt đứng;
d) Chiều rộng khe hở giữa các khoanh vỏ hầm và số bu lông liên kết hiện có;
e) Việc thực hiện lớp bảo vệ và phòng nước;
f) Phun vữa sau vỏ hầm;
g) Những chỗ thủng, nứt, chảy nước; độ chênh giữa các khoanh hay các mảnh của khoanh vỏ hầm.
8.7.Sai số của vỏ hầm toàn khối bằng bê tông hoặc bê tông cốt thép không được vượt quá trị số sau đây (tính bằng mm):
a) Chênh lệch cục bộ bề mặt bê trong là ±50
b) Lệch tâm của trục đứng mặt cắt hầm so với tim hầm là ± 10;
Chú thích: Sai số ở mục "b" không được vượt quá trị số mở rộng mặt cắt hầm theo điều 3.3 của tiêu chuẩn "Hầm đường sắt và hầm đường ô tô- Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4527: 1988)"
c) Chiều dày vỏ hầm:
- Phần vòm là ± 10;
- Phần tường là + 50 và - 25
8.8.Kiểm tra vỏ hầm lắp ghép cần đo mặt bằng và mặt đứng theo đường kính của mỗi khoang, cũng như theo hai đường kính làm thành góc 450 so với phương nằm ngang.
Sai số không được vượt quá các trị số sau đây (tính bằng mm):
a) Độ chênh của các khối xây hay các mảnh lắp nghép là ± 50;
b) Độ lệch tâm của khoanh vỏ hầm so với trục hầm là ± 50;
c) Độ lệch của mặt cắt ngang khoanh vỏ hầm so với trục hầm là ± 25.
d) Độ lệch của mặt trong tường tai chiều cao H ( tính bằng mm) là 0,002H; nhưng không lớn hơn ± 25.
8.9.Trị số tổng cộng các độ lệch bên của vỏ hầm đối với vị trí thiết kế không được vi phạm khổ giới hạn.
8.10. Các công việc sau đây được coi là ẩn khuất và cần phải kiểm tra, nghiệm thu trung gian:
a. Phun vữa sau vỏ hầm (thời kì sơ bộ và thời kì kiểm tra);
b. Lắp đặt cốt thép của vỏ hầm toàn khối hay vỏ hầm lắp ghép;
c. Làm lớp phòng nước sau vỏ hầm;
d. Gia cố nền đất sau vỏ hầm bằng xi măng;
e. Việc chèn lắp các lò phụ thi công và khe hở sau vỏ hầm.
Chú thích: Khi kiểm tra từng phần có cán bộ giám sát kĩ thuật (bên A) và lập biên bản theo các phụ lục từ 1-7.
8.11.Các thiết bị, máy móc trước và sau khi lắp đặt phải kiểm tra danh mục trang thiết bị phải ghi vào nhật kí công tác và được bên A kí nhận.
8.12.Khi nghiệm thu hệ thống thông gió thoát nước phải tuân theo tiêu chuẩn thoát nước bên trong. Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4474: 1987); hệ thống cấp thoát nước bên trong. Quy phạm thi công nghiệm thu (TCVN 4519: 1988) và các chương của quy phạm này.
8.13.Các thùng chứa của hệ thống thông gió bằng phương pháp ép không khí phải được thử nghiệm với áp lực lớn gấp hai lần áp lực làm việc. Thời gian thử nghiệmlà một giờ và áp lực giảm cho phép không quá 10%.
8.14.Hệ thống cấp nước thi công, sinh hoạt và cứu hoả cũng như hệ thống thoát nước thải bằng ống thép cần thí nghiệm với áp lực 1,25 Plv, nhưng không nhỏ hơn Pvl + 5daN/cm2 (Plv - áp lực làm việc).
Thời gian thí nghiệm không ít hơn 10 phút. Trong suốt thời gian đó áp lực không giảm quá 0,5 daN/cm2.
8.15.Các trạm thông gió và bơm nước chỉ nghiệm thu sau khi đã hiệu chỉnh và cho chạy thử liên tục 24 gìơ.
8.16.Các thiết bị điệ như thông tin, liên lạc chiếu sáng, điều khiển đóng đường tự động và các thiết bị điện khác chỉ được nghiệm thu sau khi hoạt động chính xác liên tục 48 giờ (có tàu xe qua lại theo biểu đồ hoạt động lớn nhất).
8.17.Kiến trúc tầng trên của đường sắt trong hầm và kết cấu mặt đường ô tô được nghiệm thu theo các quy phạm thi công, nghiệm thu hiện hành.
Kiểm nghiệm kiến trúc tầng trên của đường sắt bằng đoàn tàu thử và kiểm nghiệm kết cấu mặt đường ô tô bằng đoàn xe thử, được chất đủ tải trọng và bố trí theo thiết kế.
8.18.Kiểm tra khổ giới hạn của hầm bằng giá mẫu (gabarie) có kích thước bằng khổ giới hạn tiêu chuẩn trong tiêu chuẩn "Hầm đường sắt và hầm đường ô tô- tiêu chuẩn thiết kế" (TCVN 4527: 1988).
8.19.Cho phép sử dụng hầm đường sắt và hầm đường ô tô còn trong giai đoạn xây dựng để chuyên chở phục vụ thi công đoạn đường tiếp theo, với điều kiện phải phù hợp với tải trọng thiết kế, bảo đảm an toàn cho hầm và cho các phương tiện chuyên chở, đồng thời không ảnh hưởng đến tiến độ thi công hầm.
PHỤ LỤC 1
BIÊN BẢN KIỂM TRA NGHIỆM THU VIỆC ĐÀO HẦM
Tên công trình hầm……………km;……..thuộc tuyến đường…………….
Ngày…….tháng………..năm………
Thành phần hội đồng…………….
Đại diện đơn vị thi công…………….
- Quản đốc………………
- Người đo đạc………..
Đại diện giám sát kĩ thuật bên A
( Họ và tên chức vụ)
Người dẫn đi kiểm tra:
(Họ tên tổ trưởng, đội trưởng thi công)
Lập biên bản về các việc dưới đây:
1. Nội dung kiểm tra nghiệm thu:
- Khối lượng đào, chiều dài đào được
- Kích thước mặt cắt hang đào
- Số lượng và tình trạng các vì chống đỡ.
2. Tên bản vẽ thiết kế, đơn vị thiết kế, số hiệu bản vẽ.
3. Trong thi cônh đả dụng các thiết bị và phương pháp :
- Phương pháp đào;
- Thiết bị đào (tên thiết bị):
- Thiết bị bốc hót đất đá:
- Biện pháp chống đỡ:
4. Ngày bắt đầu
5. Ngày kết thúc
Kết luận của hội đồng:
Các việc đã được thực hiện phù hợp ( hoặc chưa phù hợp với thiết kế, với các tiêu chuẩn, quy xây dựng và đáp ứng (hoặc chưa đáp ứng) những yêu cầu nghiệm thu.
Các việc đã nghiệm thu ở mục 1 trong biên bản này được đánh giá chất lượng loại……
Kết quả kiểm tra cho phép (hoặc không cho phép) tiến hành các hạng mục thi công tiếp theo…
( tên hạng mục công việc)
Đại diện đơn vị thi công Đại diện giám sát kĩ thuật bên A
(Kí tên) (Kí tên)
PHỤ LỤC 2
BIÊN BẢN KIỂM TRA NGHIỆM THU VIỆC ĐẶT CỐT THÉP VÀ VÁN KHUÔN
Tên công trình hầm………..; Km………..thuộc tuyến đường………
Ngày……..tháng……..năm…………..
Thành phần hội đồng:
Đại diện đơn vị thi công
- Quản đốc………….
- Người đo đạc………..
Đại diện giám sát kĩ thuật bên A………
( Họ và tên chức vụ)
Người dẫn đi kiểm tra……….
(Tổ, đội thi công)
Lập biên bản về các việc dưới đây:
1, Nội dung kiểm tra, nghiệm thu
- Đặt cốt thép (tên bộ phận kết cấu)…………
- Số lượng và chủng lại cốt thép…………
- Vị trí cốt thép……….
- Đà giáo, ván khuôn (tên bộ phận kết cấu)………
- Chất lượng ván khuôn (độ ổn định, độ phẳng, độ khít kích thước ván khuôn.v.v…)…….
2. Tên bản vẽ thiết kế, đơn vị thiết kế, số hiệu bản vẽ…….
3. Khi thực hiện các việc trên đã áp dụng:
- Biên bản giám định cốt thép (số ngày)
- Phương pháp cố định cốt thép (hàn, buộc)
- Thiết bị sử dụng (tên máy)
4. Ngày bắt đầu:
5.Ngày kết thúc:
Kết luận của hội đồng
Các công việc đã thực hiện theo đúng thiết kế, phù hợp (hoặc chưa phù hợp ) với các tiêu chuẩn, của quy phạm xây dựng và đáp ứng (hoặc chưa đáp ứng) của những yêu cầu của nghiệm thu.
Các việc đã nghiệm thu ở mục 1 trong biên bản này được đánh giá loại…
Kết quả kiểm tra cho phép (hoặc không cho phép) tiến hành các hạng mục thi công tiếp theo (tên hạng mục thi công)…….
Đại diện đơn vị thi công Đại diện giám sát kĩ thuật bên A
(kí tên) (Kí tên)
PHỤ LỤC 3
BIÊN BẢN KIỂM TRA NGHIỆM THU VIỆC LÀM VỎ HẦM
Tên công trình……km………….thuộc tuyến đường…….
Ngày……tháng………năm……
Thành phần hội đồng
Đại diện đơn vị thi công:
- Quản đốc…………….
- Người đo đạc……….
Đại diện giám sát kĩ thuật bên A
(Họ và tên, chức vụ)
Người dẫn đi kiểm tra
(Tổ, đội thi công)
Lập biên bản về các việc dưới đây:
1. Nội dung kiểm tra nghiệm thu
- Làm vỏ hầm (ở đoạn nào)
- Loại vỏ hầm (bê tông, bê tông cốt thép, toàn khối, lắp ghép)
- Khối lượng thi công
- Chất lượng vỏ hầm
2. Tên bản vẽ thiết kế, đơn vị thiết kế, số hiệu bản vẽ……
3. Khi thực hiện các việc trên đã áp dụng:
- Phương pháp thi công vỏ hầm…………
- Thành phần bê tông, mác bê tông…….
- Các biên bản nghiệm thu vật liệu hay cấu kiện đúc sẵn (số hiệu biên bản, ngày tháng năm)
- Thiết bị thi công (máy trộn, máy dầm, máy cẩu lắp…)
4. Thời gian bắt đầu…………….
5. Thời gian kết thúc…………..
Kết luận của hội đồng
Các việc đã được thực hiện phù hợp với thiết kế, với các tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng và đáp ứng được các yêu cầu của nghiệm thu (hoặc chưa).
Các việc đã nghiệm thu ở mục 1 trong biên bản này được đánh giá chất lượng loại…
Kết quả kiểm tra cho phép (hoặc không cho phép) tiến hành các hạng mục thi công tiếp theo…..
(tên hạng mục thi công)
Đại diện đơn vị thi công Đại diện giám sát kĩ thuật Bên A
(Kí tên) (Kí tên)
PHỤ LỤC 4
BIÊN BẢN KIỂM TRA NGHIỆM THU VIỆC LÀM LỚP NƯỚC CHỐNG THẤM NƯỚC
Tên công trình hầm…….Km……..thuộc tuyến đường……..
Ngày………..tháng………..năm…………..
Thành phần hội đồng:
Đại diện đơn vị thi công:
- Quản đốc…………
- Người đo đạc………
Đại diện các bộ giám sát kĩ thuật bên A
(Họ và tên, chức vụ)
Người dẫn đi kiểm tra:
(Tổ, đội trực tiếp thi công)
Lập biên bản về các việc dưới đây:
1. Nội dung kiểm tra nghiệm thu
- Làm lớp phòng nước tại
Làm lớp chống thấm nước | Số thứ tự cọc | Chiều dài từng đoạn (m) | Chiều cao (m) | Chiều rộng (m) | Diện tích m2 | Chú thích |
Bên phải Bên trái Nước Tường |
|
|
|
|
|
|
- Số lớp…………
- Đơn vị thi công (tên đơn vị)………..
- Dưới sự giám sát của chỉ huy công trường: (họ và tên)…..
2. Tên bản vẽ thiết kế, đơn vị thiết kế, số hiệu bản vẽ…..
3. Vật liệu đã dùng
- Tên vật liệu………
- Mác…………..
- Nhiệt độ đo được ở nơi thi công
Cao nhất………..
Thấp nhất…………
4. Ngày bắt đầu:
5. Ngày kết thúc:
Kết luận của hội đồng
Các công việc đã thực hiện theo đúng thiết kế, phù hợp (hoặc chưa phù hợp) với các tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng và đáp ứng (hoặc không đáp ứng) được những yêu cầu của nghiệm thu
Các việc đã nghiệm thu ở mục 1 trong biên bản này được đánh giá loại….
Kết quả kiểm tra cho phép ( hoặc không cho phép) tiến hành các hạng mục thi công tiếp theo…
(tên hạng mục thi công)
Đại diện đơn vị thi công Đại diện giám sát kĩ thuật bên A
(kí tên) (kí tên)
PHỤ LỤC 5
BIÊN BẢN KIỂM TRA VIỆC CHÈN LẤP SAU VỎ HẦM
Tên công trình hầm…………. Km……thuộc tuyến đường……
Ngày……..tháng………năm………….
Thành phần hội đồng
Đại diện đơn vị thi công:
- Quản đốc:…………
- Người đo đạc:……..
Đại diện giám sát kĩ thuật bên A
(Họ tên, chức vụ)
Người đưa đi kiểm tra: (tổ, đội trực tiếp thi công)
Lập biên bản về các việc dưới đây:
1.Về thực tế thi công chèn lấp sau vỏ hầm:
- Chèn lấp chỗ trống (ở đâu)………….
- Phương pháp chèn lấp……………….
- Khối lượng chèn lấp…………………
- Tình hình chống đỡ………………….
- Thiết bị phun vữa (tên máy) với áp lực:………………
2.Tên bản vẽ thiết kế, đơn vị thiết kế, số liệu bản vẽ
3.Các cồng việc trên đã thực hiện bằng :
- Vật liệu chèn, lấp:……………..
- Vật liệu và thành phần vữa để phun…………
- Thành phần vữa để gia công đất đá …………
4. Ngày bắt đầu:
5. Ngày kết thúc:
Kết luận của hội đồng
Các công việc thực hiện theo đúng thiết kế, phù hợp( hoặc không phù hợp) với các tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng và đáp ứng ( hoặc không đáp ứng) được những yêu cầu của nghiệm thu .
Các việc đã nghiệm thu ở mục một trong biên bản này được, đánh giá loại…
Kết quả kiểm tra cho phép (hoặc không cho phép) tiến hành các hạng mục thi công tiếp theo…(tên hạng mục thi công)
Đại diện đơn vị thi công Đại diện giám sát kĩ thuật bên A
(Kí tên) (Kí tên)
PHỤ LỤC 6
BIÊN BẢN KIỂM TRA NGHIỆM THU VIỆC ÉP VỮA SAU VỎ HẦM
Tên công trình hầm ….Km…..thuộc tuyến đường………..
Ngày……tháng….năm……
Thành phần hội đồng:
Đại diện đơn vị thi công
- Quản đốc
- Người đo đạc :
Đại diện giám sát kĩ thuật bên A
(họ tên, chức vụ )
Đơn vị đưa đi kiểm tra
(tổ, đội trực tiếp thi công)
Lập biên bản về các việc sau đây:
1.Nội dung kiểm tra nghiệm thu
- Sau vỏ hầm lắp ghép từ vòng số …đến vòng số …; tổng số….vòng; trên chiều dài…….m;
- Sau vỏ hầm bê tông toàn khối từ mốc số …đến mốc số……trên chiều dài …m.
- Việc ép vữa tiến hành trên điều kiện bơm…kết thúc khi áp lực daN/cm2.
Do đội …(họ tên, tổ, đội)………..
Được sự giám sát của chủ nhiệm công trình (họ tên)…………….
2.Tên bản vẽ thiết kế, dơn vị thiết kế, số hiệu bản vẽ
3.Vật liệu đã sử dụng: tên vật liệu rõ mác, chất lượng
4.Ngày bắt đầu:
5.Ngày kết thúc
Kết luận của hội đồng
Các công việc đã thực hiện theo đúng thiết kế, phù hợp (hoặc chưa phù hợp) với các tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng và đáp ứng được (hoặc chưa đáp ứng được) những yêu cầu của nghiệm thu. Các việc đã nghiệm thu ở mục 1 trong biên bản này được đánh giá loại …………….
Kết quả nghiệm thu cho phép (hoặc không cho phép) tiến hành các hạng mục thi công tiếp theo … (tên hạng mục thi công)
Đại diện đơn vị thi công Đại diện giám sát kĩ thuật bên A
(Kí tên) (Kí tên)
PHỤ LỤC 7
BIÊN BẢNKIỂM TRA NGHIỆM THU VIỆC LẮP ĐẶT THIẾT BỊ TRONG HẦM
Tên công trình hầm……. Km………. thuộc tuyến đường…………
Ngày ……. tháng ………….. năm………..
Thành phần hội đồng:
Đại diện đơn vị thi công:
- Quản đốc ……………
- Người đo đạc:…………..
Đại diện giám sát kĩ thuật bên A
(Kí tên, chức vụ)
Đơn vị đưa đi kiểm tra(tổ, đội lắp đặt thiết bị)
Lập biên bản về các việc sau đây:
1.Nội dung kiểm tra nghiệm thu
- Tên thiết bị ………..
- Vị trí lắp đặt……….
- Số lượng thiết bị trước khi lắp đặt ………….
- Linh kiện chi tiết kèm theo………………
- Tình trạng thiết bị sau khi lắp đặt………….
2. Tên bản vẽ thiết kế, đơn vị thiết kế, số liệu bản vẽ
3.Công việc được thực hiện theo:
- Biên bản kiểm nghiệm thiết bị (ngày…. đơn vị kiểm nghiệm)
- Đã cho vận hành thử:……………….
4.Ngày bắt đầu…………….
5.Ngày kết thúc………………..
Kết luận của hội đồng
Các công việc đã thực hiện theo đúng thiết kế, phù hợp (hoặc chưa phù hợp) với các tiêu chuẩn quy phạm xây dựng và đáp ứng (hoặc chưa đáp ứng) được những yêu cầu của nghiệm thu.
Các việc đã nghiệm thu ở mục 1 trong biên bản nay được đánh giá loại …
Kết quả nghiệm thu cho phép (hoặc không cho phép) tiến hành các hạng mục thi công tiếp theo…(tên hạng mục thi công)
Đại diện đơn vị thi công Đại diện giám sát kĩ thuật bên A
(Kí tên) (Kí tên)
PHỤ LỤC 8
NHẬT KÍ ĐÀO HẦM
Tên công trình hầm………………..Km………….thuộc tuyến đường……………..
Ngày tháng | Tên tổ đội thi công | Số lượng công nhân thi công | Loại công việc | Khối lượng công việc thực hiện | Nhận xét về chất lượng công việc | Chữ kí | Chú thích | |
Bên giao | Bên nhận | |||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích: Nhật kí được tổ trưởng ghi chép đầy đủ và do quản đốc bảo quản: khối lượng công việc đã thực hiện được liệt kê theo từng công việc. Trong nhật kí cần nêu hiện trạng mặt đào, chống đỡ, thoát nước thông gió. Cần chú ý lúc ngừng máy, những trường hợp nguy hiểm,những tai nạn xảy ra do không tuân theo chỉ dẫn hoặc đã có chỉ dẫn. Ghi nhận xét đánh giá chất lượng các việc đã thực hiện.
PHỤ LỤC 9
NHẬT KÍ THI CÔNG BÊ TÔNG VÀ CỐT THÉP
Tên công trình hầm……….Km…………..thuộc tuyến đường……
Ngày thàng | Tổ đội thi công | Số hiệu bản vẽ và mác bê tông theo thiết kế | Số hiệu khối đổ bê tông và thành phần độ sụt | Phương pháp đầm | Nhiệt độ không khí khi thi công | Số lượng bê tông sau mỗi ca làm việc (m3) | Kết quả thí nghiệm mẫu | Chữ kí đơn vị thức hiện | Chữ kí tổ trưởng và quản đốc | ||
Bắt đầu và kết thúc đổ bê tông | Tháo ván khuôn | 7 ngày | 28 ngày | ||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích:Nhật kí này do tổ trưởng ghi và quản đốc giữ
PHỤ LỤC 10
NHẬT KÍ LÀM TẦNG PHÒNG NƯỚC
Tên công trình hầm…….Km………thuộc tuyến đường……..
Ngày tháng | Tên bộ phận công trình và chỗ dán lớp phòng nước | Số hiệu bản thuyết minh | Số lớp vật liệu | Số hiệu bi tum | Nhiệt độ bi tum khi dán | Số lượng lớp phòng nước làm sau mỗi ca | Tổ đội thi công | Chữ kí của tổ trưởng và quản đốc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích:Nhật kí này do trưởng ca ghi và quản đốc giữ
PHỤ LỤC 11
NHẬT KÍ ÉP SAU VỎ HẦM
Tên công trình hầm…….Km……. thuộc tuyến đường……
Ngày tháng | Vị trí | Loại và mác xi măng | Thành phần vữa | Số lượng | Loại thiết bị áp lực (daN/cm2) | Tổ đội thực hiện | Quản đốc và tổ trưởng kí | ||
Số hiệu vòng hay cọc | Số hiệu khối lắp ghép | Vữa (m3) | Xi măng (tấn) | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích: Nhật kí do tổ trưởng, quản đốc giữ
Bảo quản theo thứ tự các vòng (hoặc khối) từ đầu đến cuối.
PHỤ LỤC 12
NHẬT KÍ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH
Ngày tháng | Tên công trường | Xiết bu lông liên kết | Lấp trát các khe nối | Số lượng vòng hay khối có khuyết tật | Tổ đội thực hiện | Chữ kí tổ trưởng và quản đốc | Chú thích | |||||
Số hiệu vòng hay cọc | Số hiệu khối lắp ghép | Số hiệu khối lắp ghép | Số hiệu vóng hay cọc | Việc làm sạch các khe | Vật liệu trát | Chiều dài khe trát | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chú thích: Nhật kí đo tổ trưởng ghi và do quản đốc giữ.