Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4418:1987 Hướng dẫn lập đồ án quy hoạch xây dựng huyện
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4418:1987
Số hiệu: | TCVN 4418:1987 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Xây dựng | |
Ngày ban hành: | 01/01/1987 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4418 : 1987
HƯỚNG DẪN LẬP ĐỒ ÁN QUYHOẠCH XÂY DỰNG HUYỆN
Guidance for making district planing buiding project
Bản hướng dẫn này áp dụng để lập đồ án quy hoạch xây dựng huyện thuộc tất cả các vùng lãnh thổ (vùng núi, trung du, đồng bằng, ven biển, biên giới, hải đảo) trong cả nước.
Bản hướng dẫn này không đề cập đến việc lập đồ án quy hoạch xây dựng cụ thể các đơn vị hành chính, kinh tế cơ sở (xã, hợp tác xã, nông, lâm, trường...) và các điểm dân cư ( thị trấn, thôn xóm...).
1. Nguyên tắc chung
1.1. Đồ án quy hoạch xây dựng huyện phải nêu được những mục tiêu chính sau đây:
a) Cụ thể hoá những chỉ tiêu kinh tế – xã hội đề ra trong quy hoạch tổng thể thành đề án phát triển xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất, phục vụ đười sống xã hội, phát triển dân số, lao động, bảo vệ môi trường sống của từng huyện trong một vài kế hoạch 5 năm tới và những năm trước mắt (tới năm 1990 và năm 2000).
b) Điều chỉnh và bố trí các công trình xây dựng trên lãnh thổ huyện: hình thành các hệ thống xây dựng cơ bản như các khu dân cư, giao thông, điện thuỷ lợi... gắn bó hữu cơ với nhau, nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí, đạt hiệu quả kinh tế, quốc phong cao; ổn định và không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân lao động, đề ra biện pháp bảo vệ, cải thiện môi trường trong huyện.
c) Đề xuất những yêu cầu đầu tư xây dựng đồng bộ trên lãnh thổ trong từng kế hoạch 5 năm.
1.2. Đồ án quy hoạch xây dựng huyện phải thể hiện được những phương hướng nguyên tắc chính sau:
1.2.1. Bám sát mục tiêu của mục tiêu quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội nhiệm vụ của kế hoạch Nhà nước; phục vụ thiết thực và có hiệu quả của các chương trình phát triển sản xuất, văn hoá xã hội của từng huyện cho từng đơn vị hành chính –cơ sở; phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội lịch sử và địa lí tự nhiên của từng địa phương.
1.2.2. Ưu tiên phát triển sản xuất đồng thời phải quan tâm cải tiện đời sống của nhân dân lao động; dựa vào quy hoạch xây dựng đồng rộng khối kết hài hoà các quy hoạch thuỷ lợi, giao thông, điện, các công trình phục vụ sản xuất dự kiến trên lãnh thổ (trạm trị kĩ thuật) và các công trình công nghiệp, tiêu thủ công nghiệp; chú trọng quy hoạch cai tạo các khu dân cư, quy hoạch xây dựng mạng lưới công trình văn hoá- phúc lợi công cộng và nhà ở nông thôn.
1.2.3. Kết hợp giải quyết một cách hợp lí yêu cầu xây dựng trước mắt và lâu dài. Trên cơ sở quy hoạch xây dựng chung, xác định thứ tự xây dựng ưu tiên gắn liền với các kế hoạch kinh tế 5 năm.
1.2.4. Kết cấu chặt chẽ và cân đối giữa nhu cầu xây dựng ngành với xây dựng chung, đồng thời bảo đảm đồng bộ giữa các hệ thống chuyên ngành xây dựng trên lãnh thổ nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
1.2.5. Lập quy hoạch xây dựng đồng bộ trên địa bàn huyện cho tới đơn vị hành chính, kinh tế cơ sở,tạo nên một cơ cấu kinh tế xã hội thống nhất trên toàn lãnh huyện.
1.2.6. Khai thác các khả năng về lao động, vốn đầu tư, khả năng tự sản xuất vật liệu xây dựng của các địa phương.
1.2.7. Thúc đẩy lưu thông phân phối và hình thành các thị trường tiêu thụ, tạo cơ sở vật chất kĩ thuật kích thích mối liên kinh tế đa dạng ở trong và ngoài huyện.
1.2.8. Phải gắn liền quy hoạch kinh tế xã hội với yêu cầu quốc phòng, hình thành huyện “ pháo đài” nhất là những huyện duyên hải, biên giới.
1.3. Nhiệm vụ chính của các công tác xây dựng huyện gồm:
1.3.1. Điều tra khảo sát và đánh giá một cách toàn diện tiềm năng và hiện trạng xây dựng cho đến thời điểm lập quy hoạch.
1.3.2. Lập luận chứng cho việc xây dựng các cơ sở vật chất kĩ thuật, thực hiện quy mô kinh tế “ nông công nghiệp ” tùy theo quy hoạch của từng huyện và gắn với từng giai đoạn phát triển.
1.3.3. Dự báo phát triển dân số – lao động xã hội trên cơ sở tăng tự nhiên và cơ họ; tính toán phân bố lại dân cư trên lãnh thổ toàn huyện.
1.3.4. Tính tóan và tổ chức lại các hệ thống: công trình sản xuất và phục vụ sản xuất các điểm cải tạo và xay dựng mới, các công trình phúc lợi xã hội, khớp nối các mạng lưới kĩ thuật hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, điện...
1.3.5. Tính toán và cân đối các nhu cầu sử dụng đất xây dựng cơ bản, cho các giai đoạn phát triển; đề ra các biện pháp bảo vệ môi trường sống (đất, nước, không khí) trong lãnh thổ huyện.
1.3.6. Cân đối các khẳ năng vốn đầu tư và cung ứng các vật liêụ xây dựng từ nguồn tại chỗ là chính; đề ra các biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương” Nhà nước và nhân dân cùng xây dựng ”.
1.3.7. Đưa vào đồ án uy hoạch xây dựng huyện các yêu cầu về tổ chức chiến tranh nhân dân ở địa phương và phòng vệ dân sự; hình thành cá tuyến phòng thủ, các cụm chiến đấu liên đoàn trong xã và liên xã.
1.4. Cơ sở để lập đồ án xây dựng huyện gồm:
1.4.1. Các văn bản, nghị quyết và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho công tác xây dựng và tăng cường cấp huyện.
1.4.2. Sơ đồ quy hoạch vùng, tỉnh, quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội và các chuyên ngành sản xuất, phục vụ sản xuất, các dự kiến phát triển kinh tế Trung ương, tỉnh xây dựng trên lãnh thổ huyện (dùng để xác định chức năng, nhiệm vụ của huyện).
1.4.3. Các số liệu thống kê hình thức về tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và dự kiến kế hoạch phát triển của huyện.
1.4.4. Các tiêu chuẩn, quy trình định mức và chỉ dẫn về xây dựng đã được ban hành các thông tin phổ biến và ứng dụng khoa học trong nước và ngoài nước về xây dựng huyện và nông thôn mới.
1.4.5. Đồ án quy hoạch xây dựng huyện phải lập cho giai đoạn phát triển và xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của huyện đến năm 2000. Cần cụ thể hoá quy hoạch xây dựng đợt đầu tới năm 2000. Tron g quy hoạch xây dựng phải đề ra một số giả pháp quy hoạch cụ thể phù hợp với giai đoạn quá độ bảo đảm sự thống nhất liên tục với quy hoạch chung.
2. Yêu cầu nội dung của việc lập đồ án quy hoạch xây dựng huyện
2.1. Việc lập đồ án xây dựng huyện bao gồm các công tác sau:
2.1.1. Thu thập các tài liệu, số liệu điều tra cơ bản chung cho toàn huyện và từng đơn vị hành chính – kinh tế trong huyện. Đánh giá lại các đặc điểm tự nhiên, tình hình hiện trạng chung và tình xây dựng cơ bản trong huyện; tổng hợp can đối các nhu cầu về xây dựng cơ bản các ngành kinh tế – xã hội được đề ra trong quy hoạch tổng thể và quy hoạch ngành nhằm lập cơ sở kinh tế –kĩ thuật của đồ án.
2.1.2. Dự án quy mô dân số căn cứ vào nhu cầu lao động của toàn huyện tính toán trên cơ sở các nhân khẩu tăng, giảm tự nhiên (sinh, tử) và tăng giảm cơ học ( do di cư và nhập cư), phù hợp với chiến lược phát triển dân số lao động chung của tỉnh và Trung ương. Kế hoạch hoá và phát triển dân số lao động với các biện pháp cụ thể; tiến tới phân bố lao động – dân cư một cách hợp lí theo các đơn vị hành chính kinh tế trong huyện, phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện qua từng giai đoạn quy hoạch.
2.1.3. Phân bố lại lãnh thổ huyện, các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất nông, lâm ngư nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến, các khu dân cư và trung tâm phục vụ công cộng, các mạng lưới cơ sở hạ tầng kĩ thuật, các khớp nối của các hệ thống kinh tế – kĩ thuật và dân cư một cách hài hoà trên lãnh thổ huyện. Cụ thể là:
a) Trong giai đoạn trước mắt tổ chức phát triển các đơn vị kinh tế mới (nông lâm trường quốc doanh, trạm trại kĩ thuật, cơ sở tiểu thủ công nghiệp...) nhưng chưa xáo chộn nhiều các đơn vị hành chính – xã hội hiện nay. Dự kiến các tiểu vùng sản xuất – dân cư làm cơ sở bố trí các cụm kĩ thuật – xã hội làm nền móng cho các thị trấn và thị tứ trong tương lai.
b) Phân loại và xác định tính chất của các điểm dân cư trên lãnh thổ huyện theo 3 loại cơ bản sau đây:
Điểm dân cư có triển vọng lâu dài;
Điểm dân cư có phát triển có giới hạn;
Điểm dân cư không triển vọng ( về lâu dài có thể xoá bỏ)
Từ đó dự báo tốc độ phát triển dân số – lao động của từng điểm, dự tính hạng mục, tính chất và quy mô của các công trình xây dựng (nhà ở, công trình sản xuất và phúc lợi công cộng...) làm cơ sở cho việc chỉ đạo và quản lí xây dựng đối với khu dân cư trong huyện.
a) Tổ chức hệ thống các công trình hành chính, văn hoá và phúc lợi công cộng trên toàn huyện. Hình thành các trung tâm theo hai cấp phục vụ cơ bản: cấp huyện ( gồm trung tâm phục vụ toàn huyện và trung tâm phục vụ liên xã) và cấp xã, nhằm thoả mãn nhu cầu phục vụ định kì, không định kì và thường xuyên của nhân dân trong huyện với tiện nghi và chất lượng phục vụ ngày một cao.
b) Đề xuất những ứng dụng tiến bộ koa học kĩ thuật thích hợp để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ cho tiểu thủ công nghiệp, phục vụ đời sống văn hoá, vật chất sinh hoạt hàng ngày ( kĩ thuật sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu...bằng các nguồn nguyên liệu tại chỗ; kĩ thuật khai thác và dử dụng các nguồn năng lượng mới như mê tan, sức gió... kĩ thuật khai thác cung cấp nước ăn và vệ sinh nước; kĩ thuật cải tiến vận tải thô sơ và cơ khí nhỏ; ứng dụng các thiết kế điển hình về công trình công cộng...).
c) Phân phối và cân đối quỹ đất đai cho các nhu cầu xây dựng cơ bản với yêu cầu đảm bảo hiệu quả sử dụng cao và hết sức tiết kiệm đất canh tác.
2.1.4. Đề ra các biện pháp bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí...) quanh các khu sản xuất và dân cư; duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái nông thôn:
Chú ý: tổ chức hệ thống mặt nước các loại nhằm phục vụ thuỷ sản và cải tạo vi khí hậu;
Tổ chức và cải tạo hệ thống cây xanh các loại như: rừng, cây xanh phòng hộ ven biển, ven đường, trong thôn xóm;
Tạo mối quan hệ hài hoà giữa môi trường nhân tạo và môi trường thiên nhiên.
2.1.5. Nghiên cứu khả năng thực tế huy động vốn, dự kiến hướng đầu tư xây dựng cơ bản và tiến độ các bước thực hiện đồ án quy hoạch xây dựng.
2.1.6. Kiến nghị với các ngành, các cấp các biện pháp có hiệu lực nhằm thực hiện đồ án.
2.2. Dự báo phát triển dân số và lao động xã hội.
Nội dung của việc nghiên cứu dự báo phát triển dân số và lao động xã hội trong huyện.
2.2.1. Nghiên cứu quá trình lịch sử hình thành và phát triển của dân cư trong huyện qua từng giai đoạn iêu biểu về tốc độ phát triển, những biến động về di cư. Phân tích và đánh giá các yếu tố phát triển dân số và lao động qua thống kê trong thời gian từ 3 năm đến 5 năm gần đây về: biến động của quy mô dân số chung; số lượng và tỉ lệ tăng tự hiên do sinh đẻ và tử vong; số lượng và tỉ lệ di chuyển cơ học (do đi và đến, cơ cấu dân số theo giới tính và lứa tuổi (lấy ở năm tổng điều tra dân số 1979), quy mô và cơ cấu lao động theo ngành nghề.
2.2.2. Dự báo các xu hướng phát triển dân số của huyện trên cơ sở:
a) Quy luật tất yếu của dân số phát triển một cách tự nhiên do sinh đẻ và tử vong. Có thể tính tổng dân số huyện phát triển do tăng tự nhiên đến năm quy hoạch theo công thức sau:
Htn =H0 ( 1+n)t
Trong đó:
Htn –Tổng dân số huyện do tăng tự nhiên đến năm quy hoạch ( 1990 và 2000);
H0 – Dân số hiện trạng;
n - Tỷ lệ tăng tự nhiên trong năm, lấy trung bình trong giai đoạn quy hoạch
t - Thời gian từ hiện trạng đến năm quy hoạch (số năm quy hoạch ).
Tốc độ tăng dân số tự nhiên ở huyện được báo đến năm quy họach là:
- Giai đoạn từ nay đến năm 1990:
n( 1990) = 1,5 –1,8
- Giai đoạn từ 1990 đến 2000:
n( 2000) =1-1,25
b) Việc tăng giảm dân số trên cơ sở di chuyển cơ học do đi và đến định cư làm kinh tế mới.
Đi hoặc đến do nguyên nhân xã hội – kinh tế khác (đi bộ đội, hợp lí hoá gia đình).
Những di chuyyển cơ học này nằm trong chiến lược phân bố dân cư laođộng trên lãnh thổ toàn quốc, đang được phác thảo trên dự án cụ thể đối với từng vùng – xu thế chung là:
Đối với những huyện nông nghiệp có mật độ quá cao từ 600 người/km2 trở lên từ đồng bằng sông hồng và ven biển Trung bộ cần đưa dân cư đi xây dựng vùng kinh tế mới theo kế hoạch cụ thể và đầu tư thích đáng như vậy sẽ có su thế giảm cơ học hàng năm.
Đối với những huyện nông ngiệp có mật độ từ 300 đến 600 người /km2 thì sắp xếp phân bố lại và điều chỉnh tại chỗ (trong phạm vi huyện), do vậy giảm không đáng kế.
Đối với huyện miền núi phía bắc, Tây Nguyên, miền Đông Nam bộ thường đất đai rộng, tiềm năng kinh tế lớn, mà mật độ lại quá hấp (50 đến 300 người/km2) thì sẽ tiếp dân cư từ nơi khác đến định cư, xây dựng trên quê hương mới, việc tăng cơ học là tất yếu và đáng lưu ý.
c) Dân số toàn huyện dự báo đến mốc quy định sẽ là kết quả của việc tính toán dân số do tăng tự nhiên và dân số tăng hoặc giảm cơ học cân đối và khả năng tạo ra việc làm:
H =Htn +Hch
Trong đó:
H- Dân số toàn huyện năm quy hoạch
Htn – Dân số tính theo tăng tự nhiên
Hch – Dân số do tăn g hoặch giảm cơ học trong thời gian quy hoạch.
d) Việc tính toán phân bố dân cư toàn huyệ theo các đơn vị hành chính kinh tế cơ sở dựa theo:
- Tốc độ tăng tự nhiên khống chế cho các đơn vị đó.
- Việc di chuyển tcơ học trong nội bộ huyện nhằm những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định, hình thành nông lâm trường những cụm kinh tế kĩ thuật ở những vùng kinh tế còn kém phát triển trong huyện nhằm thu hút dân cư lao động tạo nên thế bố trí cân đối hài hoà.
Chú ý: Nếu điều kiện cho phép có thể tính tăng tự nhiên theo phương pháp chuyển tuổi.
2.2.3. Dự báo phát triển lao động xã hội trên lãnh thổ huyện bao gồm:
- Dự kiến nguồn lao động trong dân số đến các mốc thời gian quy hoạch (có thể dự báo tỉ lệ lao động trong dân số đến năm 1990 chiếm 48 đến 50,5 và đến năm 2000 chiếm từ 52 đến 50,5 ).
- Tính toán cân đối lao động theo các ngành sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất dựa vào các mục tiêu phát triển kinh tế –xã hội cụ thể từng huyện.
Chú thích:
1) ở những huyện đồng bằng, ven biển, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì tỉ lệ nhu cầu lao động nông nghiệp có su thế giảm xuống và cơ giới hoá chỉ mói được thực hiện ở mức độ nhất định, nhưng tổng số nông nghiệp không giảm vì chăn nuôi trở nên ngành chính thu hút lao động. ở những huyện ven biển, lao động ngư nghiệp sẽ tăng lên cả về số lượng và tỉ lệ chung. Cần có nhiều biện pháp kích thích sự phát triển nâng tỉ lệ lên từ 5 đến 10 trong tổng số lao động xã hội.
2) ở những huyện có rừng, phần lớn lao động tập trung lâm trường quốc doanh và một phần các đội chuyên trong các xã - hợp tác xã miền núi. Lao động này được tính toán cụ thể theo diện tích rừng tự nhiên hoặc cây công nghiệp của từng huyện.
3) Lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp địa phương được dự báo với tỉ lệ từ 10 đến 25% đến năm 2000 so với tổng số lao động. Phần lớn lao động này tập trung trong hợp tác xã nông nghiệp.
4) Các lao động khác như: hành chính, y tế, giáo dục văn hóa, thương nghiệp cũng được tăng cường với tỉ lệ được dự báo tới năm 1990 chiếm khoảng 10 đến 12% và đến năm 2000 khoảng 15 đến 17% tổng số lao động.
2.2.4. Phân bố lao động xã hội theo lãnh thổ dựa trên quy hoạch phân bố sản xuất. Cần tạo nhiều cơ sở lao động mới ở gần nguồn có nhiều tiềm năng khai thác, có triển vọng phát triển mạnh trong thời gian tới như: nguồn hải sản, muối, cây công nghiệp xuất khẩu, tiểu thủ công nghiệp phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Mặt khác phải nhanh chóng tạo ra nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thu hút lao động tại chỗ.
2.3. Quy hoạch xây dựng mạng lưới cơ sở vật chất kĩ thuật trung
2.3.1. Quy hoạch xây dựng mạng lưới cơ sở vật chất kĩ thuật trung phải gắn với việc hình thành các thị trấn, các thị tứ của cụm kinh tế – xã hội do huyện
2.3.2. Các cơ sở vật chất kỹ thuật tập trung làm tiền đề cho việc hình thành các thị trường thị tứ và cụm kinh tế - xã hội do huyện trực tiếp quản lí bao gồm: các trạm, trạm kĩ thuật phục vụ cho các ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; những xí nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp sửa chữa và sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, xuất nhập khẩu; các cơ sở khoa học- kĩ thuật thực hành.
2.3.3. Mạng lưới cơ sở vật chất kĩ thuật tập trung được phân thành các hệ thống nhỏ sau đây:
a) Hệ thống trạm,trại kĩ thuật phục vụ sản xuất nông, lâm ngư nghiệp bao gồm
- Các trạm phục vụ trồng trọt như: trạm cơ khí nông nghiệp và sửa chữa, trạm cung cấp giống lúa và một số giống cây trồng khác, trạm thuỷ nông, trạm bảo vệ thực vật, trạm vật tư nông nghiệp.
- Các trạm, trại phục vụ chăn nuôi như: trại lợn giống (cấp II, cấp III), trại lợn thịt, trạm truyền tinh nhân tạo, các trại gia súc có sừng ( trâu, bò, dê ), trại gia cầm (gà,vịt), trạm thú y, trạm chế biến thức ăn gia súc, lò ấp trứng, lò sát sinh...; các trạm trại phục vụ lâm nghiệp như trạm kiểm lâm, trạm nghiên cứu cải tạo đất, trạm hoặc công ty thu mua lâm sản;
- Các trạm, trại phục vụ thuỷ sản như: trại cá giống, trại nuôi trồng thuỷ sản, trạm cung ứng vật tư hải sản, trạm hoặc công ty thu mua và chế biến hải sản...
- Các trạm, trại phục vụ công việc làm muối.
b) Hệ thống các công ty phục vụ phân phối lưu thông, các kho tàng bến bãi trên lãnh thổ huyện bao gồm:
- Các công ty cung ứng vật tư nông, lâm, ngư nghiệp, công ty xuất nhập khẩu, công ty lương thực, thực phẩm, công ty bách hoá cấp I, công ty muối, công ty hải sản, công ty xây dựng, vận tải.;
- Các kho lương thực thực phẩm, rau quả, kho bảo quản các vật tư như: giống phân bón hoá học, nông cụ, bách hoá,các kho thu mua và chế biến nông, lâm,hải sản, các trạm xăng dầu...
c) Hệ thống các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bao gồm:
- Cơ sở chế biến nông sản và thực phẩm như: xay xát gạo, chế biến các cây có dầu( lạc, vừng, dừa,sở, trầu), cây có sợi (đay, cói, gai, tơ,tằm), chế biến rau quả; xí nghiệp chế biến chè, thuốc lá, cà phe, cao su, các cơ sở làm đậu phụ, nước chấm, dầu thực vật, bánh kẹo nước giải khát, chế biến thhức ăn làm sẵn xí nghiệp ché biến cá, nước mắm...các huyện quanh thành phố, khu công nghiệp có lò mổ, chế biến thịt sữa.
- Cơ sở công nghiệp cơ khí chế tạo nhỏ và sửa chữa như:sản xuất nông cụ, dụng cụ cầm tay, phương tiện vận chuyển thô sơ và cải tiến sản xuất và gia công một số phụ tùng cơ khí nhỏ, sửa chữa trung, tiểu tu máy móc nông nghiệp, vận tải.Trong giai đoạn trước mắt xưởng cơ khí huyện cần có nhiệm vụ sản xuất cơ động, nên kết hợp với nông nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, xuất khẩu hình thành cụm xí nghiệp cơ khí tổng hợp huyện với dây truyền công nhẹ linh họat, thích ứng với phương án sản phẩm đa dạng. Các huyện miền núi có thể có xưởng xẻ, chế biến gỗ,các huyện miền biển có thể có xưởng đóng sửa thuyền, sản xuất ngư cụ dùng làm muối.
- Cơ sở công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như: xí nghiệp sản xuất gạch, ngói, vôi, khai thác đá, cát, sỏi, công nghiệp sản xuất cấu kiện nhỏ, gạch không nung, chất kết dính đơn giản (đônômi). Cần tiến tới mỗi huyện có một xưởng bê tông phục vụ cho xây dựng, thủy lợi, giao thông công nghiệp và dân dụng như đúc cống, làm cột điện, dầm, panen...và có xưởng mộc sản xuất các kết cấu xây dựng như kèo, cánh cửa,...kết hợp với sản xuất đồ dùng gia đình.
- Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như: dệt vải, may mặc, làm chiếu cói, thảm len, thảm đay, đan nát mây tre, thêu ren, làm đồ mĩ nghệ, đồ dùng sành sứ, gốm, thuỷ tinh, chế biến được liệu... Một số huyện có nguyên liệu làm giấy như: nứa, giang, bã mía...có thể có cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ công suất vài trăm tấn trên một năm.Tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phải dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ là chính. Nhà nước cung cấp nguyên liệu để gia công hàng xuất khẩu.
2.3.4. Quy hoạch xây dựng và cải tạo mạng lưới các cơ sở vật chất kĩ thuật tập trung phải dựa vào việc tổ chức cơ cấu lãnh thổ huyện theo 3 cấp:
- Cấp 1: Lãnh thổ toàn huyện với trung tâm chính trị – kinh tế – xã hội đầu não của thị trấn, huyện lị.
- Cấp 2: Lãnh thổ bao trùm một số xã kề nhau với các đặc thù địa lí, sản xuất dân cư tương đối đồng nhất và quan hệ hoạt động ngắn bó ( còn gọi là tiểu vùng sản xuất -dân cư). Trong giai đoạn trước mắt chưa đủ điều kiện để trở thành một cấp cơ sở hành chính – kế hoạch của huyện. Các trung tâm tiểu vùng hiện nay là cụm kinh tế xã hội với một cơ sở kho tàng, trạm trại tiểu thủ công và phục vụ công cộng cho khu vực liên xã đang được hình thành và củng cố, là cơ sở tạo lập thị trấn hoặc thị tứ trong dự án quy hoạch huyện dài hạn.
- Cấp 3: Lãnh thổ giới hạn trong các đơn vị hành chính – kinh tế sơ sở ( xã - hợp tác xã, các đội sản xuất của nông, lâm, ngư trường quốc doanh) với các cơ sở vật chất kĩ thuật tự xây dựng là chính.
2.3.5. Quy hoạch xây dựng thị trấn huyện lị phải tuân theo tiêu chuẩn hiện hành.
2.3.6. Quy hoạch xây dựng các thị tứ khác trên lãnh thổ huyện thường gắn liền với việc hình thành các cụm kinh tế – xã hội phục vụ liên xã( các trung tâm kinh tế – xã hội – lưu thông phân phối của các tiểu vùng sản xuất – dân cư), phù hợp với trình độ quản lí và trình độ phát triển lực lượng sản xuất hiện nay.
2.3.7. Cơ sở hình thành các thị trấn hoặc các thị tứ là các công trình kinh tế –xã hội có quy mô phục vụ lớn hơn quy mô của một xã - hợp tác xã nhưng lại nhỏ hơn quy mô phục vụ cho toàn huyện. Các cơ sở này bao gồm:
a) Các công trình phụ vụ sản xuất ở tiểu vùng như: đội máy kéo nông nghiệp hệ thống đường khu vực cho cơ giới hoạt động, xưởng sửa chữa cơ khí nông cụ, trạm thuỷ nông phân phối, điều hoà tưới, tiêu cho lưu vực gồm vài xã, trạm chế biến thức ăn gia súc, các trại chăn nuôi giống và thịt tập trung quy mô lớn (lợn, trâu, bò, gia cầm, cá...) các kho khu vực phân phối vật tư và thu mua nông sản, muối, trạm xăng dầu, trạm chế biến khu vực..., các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung: dệt, may mặc, sơ chế và lắp ráp công cụ bán cơ giới, lò gạch, ngói, vôi công suất lớn, các xưởng sản xuất cấu kiện nhỏ, vật liệu không nung.
b) Các công trình phục vụ đời sống xây dựng ở tiểu vùng như: trường phổ thông trung học theo hệ thống giáo dục từ 10 đến 12 năm và trường bổ túc văn hoá, phòng khám đa khoa( từ 30 đến 50 giường ), thư viện, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ, nhà văn hoá khu vực, sân khấu ngoài trời, sân bãi thể thao theo tiêu chuẩn, một số cửa hàng tổng hợp và chuyên môn hoá phục vụ nhu cầu định kì, bưu điện, ngân hàng, khu vực chợ...
2.3.8. Việc bố trí xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và đời sống của tiểu các tiểu vùng sản xuất nông nghiệp là chính, nơi đất đai tương đối bằng phẳng thì bố trí các công trình với cự li hoạt động cho phép từ 3 đến 4 km.
ở khu đồi, trồng cây công nghiệp chuyên canh hoặc chăn nuôi đại gia súc, các trung tâm tiểu vùng nên gắn với trung tâm nông trường bộ có nhiều vùng cự li hoạt động cho phép từ 4 đến 5 km.
ở những khu vực đồi núi lao động lâm nghiệp là chính, các trung tâm tiểu vùng nên gắn với trung tâm lâm trường bộ. Cự li hoạt động cho phép là 5 đến 7km( tối đa là 10km). Trường hợp đi lại quá khó khăn thí có thể bố trí thêm trung tâm phụ gắn với trung tâm nông trường hoặc trung tâm xã miền núi. ở những khu vực ven biển, hải đảo, nơi dân cư tập trung đông đúc gần cửa sông hoặc bến bãi đậu thuyền, các trung tâm tiểu vùng gắn bên những làng lớn và bến bãi tàu thuyến tập trung.
2.3.9. Nguyên tắc quy hoạch tổ chức xây dựng các thị trấn, thị tứ trong huyện là tập trung các công trình thành trung tâm với một hoặc nhiều chức năng kết hợp, gắn với khả xây dựng thực tế trong từng kế hoạch 5 năm để xây dựng gọn từng cụm công trình nhằm sớm đưa vào sử dụng và sớm tạo bộ mặt kiến trúc cho thị trấn. Quy hoạch xây dựng phải gắn với địa hình thiên nhiên, vận dụng cả hai dạng bố cục theo tuyến phố và cụm điểm tập trung. Các trạm trại kĩ thuật, xí nghiệp cơ sở sửa chữa, kho tàng nên bố trí thành từng cụm liên hoàn gắn với đầu mối và tuyến kĩ thuật ( giao thông, điện, nước...).
Đối với các cơ sở tiểu thủ công nghiệp không độc hại và các công trình phúc lợi công cộng khác nên bố trí kết hợp theo những tuyến phố chính.
2.4. Quy hoạch xây dựng mạng lưới điểm dân cư cơ sở trên lãnh thổ huyện.
2.4.1. Mạng lưới điểm dân cư cơ sở trên lãnh thổ huyện bao gồm thôn, xóm, bản ở xã - hợp tác xã và khu ở công nhân nông, lâm trường. Những điểm dân cư cơ sở được xây dựng mới hoặc cải tạo phải phù hợp với việc tổ chức lại sản xuất và đời sống văn hoá xã hội chủ nghĩa ở nông thôn. Quy hoạch mạng lưới điểm dân cư cơ sở phải kế rhừa khai thác truyền thống làng xã Việt Nam trong lịch sử, đồng thời góp phần tạo nên thế trận liên hoàn, rộng khắp của “pháo đài” huyện.
2.4.2. Trước khi tiến hành phân bố mạng lưới điểm dân cư cơ sở, phải nghiên cứu kĩ quá trình hình thành mạng lưới điểm dân cư hiện trạng. Phải điều tra quy mô dân số và hiện trạng xây dựng của từng điểm; vị trí trung tâm công cộng và sản xuất của xã đã hình thành quy mô và giá trị xây dựng của công trình chính (trường học, trụ sở, hội trường, trạm y tế, sân phơi, sân kho chính, trại chăn nuôi xã...), bình quân đất ở, thổ cư, tỷ lệ nhà ở xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Phải tiến hành điều tra phân loại xác định làng gốc chính (quy mô lớn hơn 200 hộ), những thôn xóm quy mô từ 50 đến 200 hộ mới dãn ra trong quá tình mở rộng phát triển, những ấp trại nhỏ ( dưới 50 hộ) định cư tự phát qua các biến động lịch sử phải dựa vào mức độ cơ giới hóa đồng ruộng; mức độ điện khí hoá; mức độ thủy lợi hoá toàn bộ (hoàn toàn chủ động tưới tiêu); mức độ hoá học hoá (chủ động bón phân hoá học và dùng thuốc trừ sâu ).
Khi quy hoạch cần tính đến việc tận dụng các nguồn về diện và năng lượng khác( khí mê tan, sức gió, sức nước, năng lượng mặt trời...) cho sản xuất và đời sống.
2.4.3. Mạng lưới điểm dân cư hiện trạng được phân làm 3 loại:
a) Các điểm dân cư chính, tồn tại lâu dài và phát triển gần những thôn bản được quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo thành những điểm dân cư chính thức của hệ thống dân cư chung trên lãnh thổ huuyện, được ưu tiên quy hoạch và đầu tư xây dựng đồng bộ. Các điểm dân cư này có các trung tâm sản xuất phục vụ công cộng chung của xã - hợp tác xã.
b) Các điểm dân cư phụ thuộc, phát triển có giới hạn. Các điểm dân cư này có mối quan hệ hoạt động sản xuất và sinh hoạt gắn chặt với các điểm dân cư chính được khống chế về quy mô mở rộng và mức độ xây dựng trong giai đoạn quá độ; không được đầu tư xây dựng những công trình có giá trị.
c) Những trại ấp nhỏ không có triển vọng phát triển, không thuận lợi cho tổ chức sản xuất và đời sống khi quy hoạch cần có biện pháp cụ thể chuyển tới những thôn mới ( có trong hoặc ngoài huuyện ) đã được quy hoạch.
2.4.4. ở những khu vực dân cư đông đúc, đã tồn tại một mạng lưới dân cư hiện trạng từ trước, khi quy hoạch cần dựa trên 6 tiêu chuẩn sau đây để đánh giá:
a) Thôn xóm chính của một vài đội sản xuất phụ trách ừ 100 ha canh tác trở lên ( đối với những xóm phụ ít nhất phụ trách 50 ha canh tác).
b) Cự li trung bình từ điểm dân cư đến cánh đồng xa nhất không quá 1,5 đến 2km.
c) Có những điều kiện thuận lợi về đất đai, vị trí địa lí, khẳ năng trang bị kĩ thuật và nguồn nhân lực để xây dựng nhiều công trình để phục vụ sản xuất, sớm hình thành cụm trung tâm sản xuất tập tung của xã - hợp tác xã( lãnh thổ cấp 3).
d) Có điều kiện để xây dựng công trình văn hoá và phúc lợi công cộng chung của xã ( đối với những điểm dân cư chính, phải có số dân lớn hơn 1500 và phải có những điều kiện thuận lợi khác về đất đai, vị trí, trang bị, kĩ thuật; đối với điểm dân cư phụ phải có quy hoạch dân số tối thiểu 500 dân để xây dựng nhà trẻ, mẫu giáo).
đ) Có nhiều công trình có giá trị như: các cơ sở vật chất kĩ thuật của hợp tác xã( sân phơi, nhà kho,trại chăn nuôi ) hoặc công trình phúc lợi công cộng ( trường học, hội trường; nhà ở của dân được xây dựng bằng gạch ngói từ 30 đến 40% trở lên).
e) Có vị trí địa lí thuận lợi gần tuyến giao lưu đầu mối kĩ thuật.
2.4.5. Đối với những huyện đất rộng, người thưa, đang và sẽ hình thành nhiều vùng kinh tế mới, khi quy hoạch phân bố dân cư cần xác định tính chất, quy mô những điểm dân cư mới, cần bảo đảm phù hợp với địa bàn sản xuất ( khu vực khai hoang, phục hoá, hệ thống phục vụ hạ tầng) và yêu cầu xây dựng thôn xã chiến đấu ( đối với những huỷện miền núi phía bắc ). Những điểm dân cư này được quy hoạch xây dựng ngay từ đầu, hợp thành mạng lưới điểm dân cư cơ sở tồn tại tương đối lâu dài trên lãnh thổ huyện.
2.4.6. Quy hoạch những “thôn nông, lâm nghiệp mới” định cư đồng bào từ nơi khác đến xây dựng quê hương mới cần chọn vị trí quy hoạch thuận lợi, nơi sườn đồi, chân núi, có thể đất thoải vừa phải ( từ 5 đến 100), đất chưa bị phong hoá nhiều, gần nguồn nước và vị trí trung độ trong địa bàn sản xuất. Mỗi thôn nên có quy mô từ 1000 đến 1500 dân trở lên, để có ngay từ đầu tổ chức thành một hợp tác xã nông nghiệp gồm 2 đến 3 đội sản xuất, bảo đảm tới 100 đến 150 ha canh tác; bảo đảm cự li tới sản xuất nhất tới 2 km.
2.4.7. Quy hoạch những điểm dân cư ổn định lâu dài cho nhân nông nghiệp và gia đình bao gồm những khu ở theo hộ gia đình, có vườn (chia lô từ 500 đến 1000 m2 / hộ). Quy mô dân số của từng điểm dân cư phụ thuộc vào vào loại hình sản xuất và đặc thù địa hình.
Các thôn công nhân nông nghiệp nên có quy mo từ 200 đến 400 công nhân (tươnng ứng từ 500 đến 1000 dân, chế biến thành từ 2 đến 3 đội sản xuất khai thác và tu bổ rừng. Nên kết hợp với bản, thôn của đồng bào địa phương thành thôn lâm nghiệp mới.
Đối với nông trường chuyên canh, mỗi điểm dân cư cơ sở có thể tập trung cao hơn 3 đến 4 đội sản xuất với 500 đến 600 công nhân, hình thành với quy mô 1000 dân trở lên.
2.4.8. Khi quy hoạch, thu gom những điểm dân cư lẻ (ấp, trại, không có triển vọng tồn tại, phát triển cần dựa trên cơ sở 4 đặc điểm sau:
a) Quy mô dân số quá nhỏ, không đủ diều kiện hình thành một đội sản xuất, xây dựng một sân phơi, nhà kho, hoặc nhà trẻ, mẫu giáo. Đó là những điểm chỉ khoảng 50 hộ trở xuống( từ nay đến 1990 chỉ nên thu gọn những điểm dưới 10 hộ).
b) ở lẻ tẻ, phân tán trên ruộng đồng, chia sẻ cánh đồng cần cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, làm hạn chế sử dụng của các công trình kĩ thuật; vị trí địa lí xa các điểm dân cư chính không tiện sinh hoạt và khó quản lí.
c) Sử dụngđất canh tác tốt.
d) Hiện trạng xây dựng nghèo nàn, không có công trình sản xuất hoặc phúc lợi xã hội đáng kế.
Tuỳ theo mức độ ảnh hưởng của những điểm dân cư không triển vọng này mà từng địa phương có kế hoạch di chuyển, dồn voà các khu đất ao hồ cải tạo lại trong thôn trung tâm hoặc cho đi xây dựng quê hương mới. Cần tiến hành việc di chuyển này một cách thận trọng có kế hoạch có tính đến hiệu quả kinh tế ( giải phóng được đất canh tác, thực hiện được quy hoạch đồng ruộng...).Có chú ý giải thích vận động để nhân dân tự nguyện thực hiện.
2.4.9. Việc tiến hành quy hoạch phân bố lại mạng lưới điểm dân cư cơ sở phải được phối hợp đồng bộ nhất quán từ huyện đến xã, bảo đảm lợi ích chung và thích hợp với điều kiện đặc điểm từng nơi ( tự nhiên, lịch sử, dân tộc...).
Cần hết sức coi trọng đặc điểm tự nhiên của môi trường để xác định hình thái phân bố dân cư thích hợp (bố trí thành những điểm quần cư lớn tập trung hay tuyến dải), mức độ tập trung dân cư, độ dày các tuyến dân cư... Ngoài ra trú trọng hết sức mối quan hệ với cảnh quan thiên nhiên như địa hình cây xanh, sông hồ phong cảnh đẹp...bảo vệ khai thác hợp lí nguồn nước cho sản xuất và sinhh hoạt; có những biện pháp tránh ô nhiễm nguồn nước và nguồn nước do phân hoá học, thuốc trừ sâu và rác thải trong sản xuất và trong sinh hoạt.
2.5. Tổ chức hệ thống trunh tâm phục vụ công cộng trên lãnh thổ huyện
2.5.1. Hệ thống trung tâm phục vụ công cộng bao gồm: các công trình hành chính, văn hoá phúc lợi công cộng được quy hoạch gắn với hệ thống dân cư (thị trấn, thôn xóm).
2.5.2. Việc phân loại phục vụ của hệ thống trung phải dựa trên cơ sở phân lãnh thổ theo 3 cấp: vùng tòan huyện tiểu vùng sản xuất dân cư ( liên xã ) đơn vị cơ sở xã -hợp tác xã. Các công trình ở trung tâm được quy hoạch bố trí thành cụm gắn trong cơ cấu quy hoạch chung của từng loại điểm dân cư được xây dựng mới hoặch cải tạo mở rộng.
Quy mô mức độ xây dựng trang bị kĩ thuật của các công trình được tính toán theo quy mô dân số của từng điểm và những mối quan hệ tương tác chung.
2.5.3. Trên lãnh thổ huyện hình thành 3 dạng trung tâm phục vụ (nằm trong hai cấp huyện và xã)
a) Trung tâm phục vụ cơ sở ( phục vụ trong phạm vi lãnh thổ xã hoặc đơn vị tương đương ). Đây là cấp phục vụ cơ sở, bảo đảm các phục vụ thường xuyên hàng ngày, bao gồm các công trình ):
- Giáo dục: nhà trẻ, mẫu giáo phục vụ cho từng nhóm ở 50 đến 100 hộ( tương ứng với 300 đến 500 dân); trường phổ thông cơ sở với quy mô 9, 18, 29 lớp ( tương ứng với số dân phục vụ 1500, 3000, 4500 dân); lớp tổ chức văn hoá cho người lớn tuổi.
- Văn hoá: thư viện, phòng tông tin, nhà văn hoá xã với phòng biêủ diễn, hội họp (từ 1 đến 1,5 chỗ cho dân ), nhà truyền thống xã; bãi chiếu bóng ngoài trời.
- Y tế: trạm y tế xã từ 10 đến 15 giường phục vụ cho quy mô từ 3000 đến 5000 dân; vườn và nhà chế biến thuốc đông ý tại chỗ.
- Thương nghiệp: chợ phiên, hợp tác xã mua bán thực phẩm và mặt hàng bách hoá thong dụng thường ngày, các dịch vụ nhỏ ( sửa chữa, cắt tóc...)
- Thể thao: sân bóng đá, bể bơi cỡ nhỏ...(nên bố trí gần trường phổ thông cơ sở).
- Hành chính: trụ sở uỷ ban xã, ban quản lí hợp tác xã, Đảng uỷ và các đoàn thể khác.
Các công trình trên được kết hợp thành trung tâm công cộng xã, bố trí ở vị ttí tiện lợi và đẹp trong thôn trung tâm xã - hợp tác xã được xác định tồn tại lâu dài. Có thể kết hợp với sân phơi lớn, đình chùa, ao lớn đã cải tạo...trong khu trung tâm.
Một trung tâm phục vụ được quy hoạch xây dựng với quy mô dân số từ 3000 đến 5000 dân ( tối thiểu 1500 dân). Cự li tới điểm dân cư phụ xa nhất không quá2km. ở các xã miền núi,Tây Nguên...(dân cư cơ sở tồn tại lâu dài ở quá làng trung tâm từ 3 đến 4 km ) mặc dù không đủ quy mô tối thiểu cần thiết ( nhỏ hơn 1500 dân), có thể bố trí trung tâm phụ với công trình như: phân hiệu cơ sở, quầy mau bán, câu lạc bộ...
b) Trung tâm phục vụ liên xã ( hoặc Đơn vị tương đương là tiểu vùng sản xuất, dân cư) bảo đảm các hoạt động định kì (hàng tuần, hàng tháng ) bao gồm các công trình:
- Giáo dục: trường phổ thông trung học với số lớp từ 9 đến 15 lớp, lớp bỏ túc văn hoá (có thể có trường kĩ thuật dạy nghề ).
- Văn hoá: nhà vă hoá khu vực kết hợp chiếu bóng thường xuyên với quy mô từ 500 chỗ trở lên, câu lạc bộ thanh thiếu niên, thư viện vườn hoa, sân khấu ngoài trời trên 1000 chỗ.
- Y tế: phòng khám đa khoa khu vực với quy mô từ 30 đến 50 giường, hiệu thuốc đông y, độ vệ sinh phòng dịch.
- Thương nghiệp: các cửa hàng công nghệ thực phẩm hoặc bách hoá, thực phẩm, lương thực, nhà khách, tiệm ăn đặc sản, giải khát, khu vực chợ...
- Thể thao: sân bóng đúng quy cách, bể bơi, nhà tập có mái.
Các công trình phục vụ công cộng này được bố trí kết hợp với các cơ kinh tế – kĩ thuật của tiểu vùng sản xuất nằm trong cơ cấu quy hoạch của các cụm kinh tế – xã hội hoặc thị trấn khác trong huyện hoặc gắn với các làng chính có điều kiện. Trung tâm này phục vụ cho quy mô dân số từ 4 đến 6 vạn dân. Cự li hoạt động cho phép tới các làng xóm trong khu vực không quá 6 km.
Chú ý: Cụm kinnh tế – xã hội tiểu vùng không trùng hợp chấp hành chính kinh tế huyện và xã lên phải được quy hoạch tổ chức một cách linh hoạt tuỳ theo tình hình địa lí và mức độ phát triển của lực lượng sản xuất, của cơ giới hoá.
c) Trung tâm phụcvụ toàn huyện ( thường bố trí ở thị trấn huyện lị ):
Bảo đảm các hoạt động không định kì với các công trình có chất lượng và quy mô phục vụ cao.Trung tâm bao gồm các công trình:
- Giáo dục: có thể có các trường phổ thông trung học vừa học vừa làm, trường bổ túc văn hoá, trường chính trị, hành chính huuyện, các trường dạy nghề, trường sơ cấp hoặc trung cấp bổ túc nông, lâm, ngư nghiệp, trường phổ thông trung học v.v...tuỳ theo sự phân bố chung cho toàn tỉnh.
- Văn hoá: nhà văn hoá huyện với hội trường đa chức năng có từ 800 chỗ ngồi trở lên, rạp chiếu bóng, nhà thông tin, văn hoá, thư viện huyện, bảo tàng, đài phát thanh huyện, công viên, câu lạc bộ thanh niên, sân khấu ngoài trời từ 1500 đến 2000 chỗ.
- Y tế: bệnh viện huyện dưới 1000 dân, các hiệu thuốc, đội vệ sinh phòng dịch, xưởng chế biến thuốc đông y, vườn cây thuốc.
- Thương nghiệp: cửa hàng bách hoá, công nghệ phẩm, thực phẩm các cửa hàng vật tư chuyên dụng, cửa hàng sửa chữa điện cơ, các cửa hàng ăn uống đặc sản, may mặc, dịch vụ nhỏ, ngân hàng huyện.
- Thể thao: sân vận động có khán đài và một phần mái che đúng quy định, có thể có các nhà tập có mái và bể bơi.
- Hành chính: trụ sở huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện, toà án, công an, huyện đội, viện kiểm sát nhân dân huyện.
Quy mô các công trình thuộc trung tâm phục vụ toàn huyện phụ thuộc vào quy mô dân số từng huyện. Cự li hoạt động tới các trung tâm phục vụ liên xã nằm trong phạm vi từ 7 đến 10 km. Đối với các huyện miền núi, Tây Nguyên nên chia bớt quy mô công trình ở cấp này cho các công trình tương ứng ở trung tâm phục vụ khu vực liên xã.
2.5.4. Khi tính toán các công trình phục vụ cấp huyện bố trí toàn huyện phụ thuộc vào quy mô dân số từng huyện. Cự li hoạt động tới các trung tâm phục vụ liên xã phải chú y tế 7 đến 10 km. Đối các huyện miền núi, Tây Nguyên nên chia bớt quy mô công trình ở cấp này cho các công trình phải được tính như thành phần lao độn cơ bản.
2.5.5. Các công trình phục vụ cần kết hợp với yêu cầu quốc phòng toàn dân. Khi tính toán quy mô phải lưu ý tới khả năng phục vụ cho lực lượgn vũ trang đóng trong huyện và khi có chiến sự xảy ra, hệ thống phục vụ này sẽ được chuyển hoá nhanh chóng sang hậu cần chiến đấu tại chỗ.
2.5.6. Đối huyện đồng bằng hình thái phân bố trung tâm phục vụ “ hội tụ” là thích hợp. Các chỉ tiêu tính toán tập trung nhiều ở thị trấn huyện lỵ (khoảng 50%).Đối với các huyện miền núi, Tây Nguyên thì dạng “phân cực” là thích hợp hơn. Các chỉ tiêu tính toán phân đều giữa thị trấn huyện lỵ và các thi trấn, thị tứ khác trong huyện ( tại thị trấn huyện lỵ chỉ chiếm 30%).
2.6. Quy hoạch xây dựng các hệ thống kĩ thuật hạ tầng
2.6.1. Quy hoạch xây dựng các hệ thống kĩ thuật hạ tầng trên lãnh toàn huyện bao gồm quy hoạch đất đai xây dựng điểm dân cư, quy hoạch giao thông, quy hoạch cấp điện và quy hoạch cấp nước.
Quy hoạch chuẩn bị xây dựng:
2.6.2. Phải lập bản đồ đánh giá - tổng hợp đất đai xây dựng
Trên bản đồ đánh giá đất đai xây dựng được phân ra 4 loại:
- Xây dựng thuận lợi;
- Xây dựng ít thuận lợi
- Xây dựng không thuận lợi;
- Không được phép xây dựng.
2.6.3. Việc phân loại về kĩ thuật đất đai xây dựng theo các chỉ tiêu bảng 1
Bảng 1
Phân loại đất đai xây dựng theo các chỉ tiêu | đất đai xây dựng thuận lợi | đất đai xây dựng ít thuận lợi | đất đai xây dựng không thuận lợi | đất đai không được phép xây dựng |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Độ dốc địa hình Cường độ chịu nén Chi phí đầu tư vào các công tác chuẩn bị kĩ thuật Khu vực cấm xây dựng Lũ úng Hiện tượng sụt lở Dự kiến khai thác mỏ Điều kiện khí hậu Nguồn nước | 5-10% 1KG/cm2 ít
không nằm trên không không không tốt cần | 10-30% 0,5 -1Kg/cm2 Cần đầu tư
tương đối
Mức ngập 0,5 –1,0 | 30% 0,5 KG/cm2 phải đầu tư
nhiều Mức ngập lớn hơn 1
khắc nghiệt | - - -
Nằm trên - có có ô nhiễm |
Chú thích:
1. Những đất đai đã bị ô nhiễm, đất có ổ vi trùng truyền nhiễm, đất phạm vi di tích cảnh quan, đất canh tác, đất giao thông, thuỷ lợi...đều là những đất không được phép xây dựng.
2. Để đánh giá đất một cách tổng hợp cần có các chỉ tiêu khác và phương pháp riêng; sẽ có các hướng dẫn riêng.
2.6.4. Phải nghiên cứu các giải pháp phân bố dân cư trên lãnh thổ huyện để công tác chuẩn bị kĩ thuật đất đai xây dựng hợp lí, khắc phục được các điều kiện bất lợi.
2.6.5. Dựa vào sơ đồ phân bố dân cư trên lãnh thổ huyện điều kiện tự nhiên để điều tra và các dự kiến quy hoạch chuyên ngành, cần nghiên cứu các giải pháp để xây dựng các điểm dân cư cho thuận lợi nhất.
Chú thích:
1. Những điểm dân cư nằm tronh vùng thấp, trũng hoặc nằm ngoái đê càn có dự kiến tôn đắp nền cho các công trình xây dựng. Đối với các điểm dân cư vùng đồi núi cần có các giải pháp san đắp nền phù hợp với điều kiện địa hình, địa chất.
2. Ngoài những dự kiến quy hoạch thuỷ lợi cần có những dự kiến quy hoạch tiêu, chống lũ cục bộ, bảo vệ các điểm dân cư.
Quy hoạch xây dựng mạng lưới giao thông
2.6.6. Cần nghiên cứu quy hoạch giao thông toàn tỉnh và các dự kiến phát triển của các ngành trong huyện.
Nếu có dự kiến quy hoạch giao thông toàn tỉnh cần phải nghiên cứu những vấn đề được nêu trong quy hoạch giao thông toàn tỉnh có liên quan đến giao thông trong huyện. nghiên cứu hệ thống giao thông huyện gắn liền với hệ thống giao thông chung của tỉnh và quốc gia.
2.6.7. Phải nghiên cứu các dự kiến quy hoạch của các ngành kinh tế đặt trong lãnh thổ huyện. Cần nắm được quy mô, tính chất công trình dự kiến xây dựng, khối lượng hàng hoá, nguyên vật liệu cần vận chuyển, ý đồ xây dựng đường chuyên dụng, đường công nghiệp, đường nông lâm trườngv.v...Cần nghiên cứu quy hoạch giao thông huyện hợp lí, tránh mở đường tuỳ tiện, không sử dụng hết năng lực vận tải.
2.6.8. Cần nghiên cứu vị trí, ý nghĩa quốc phòng của huyện, khả năng quy hoạch kết hợp giao thông trên lãnh thổ huyện với phương án tổ chức giao thông quốc phòng.
Những tuyến giao thông kết hợp quốc phòng thì cần nghiên cứu để xác định tuyến, tính chất, quy mô cho hợp lý.
2.6.9. Cần lựa chọn quy hoạch giao thông trên lãnh thổ huyện cho phù hợp với dạng và vị trí phân bố dân cư.
Dựa vào kết quả nghiên cứu điều kiện tự nhiên để đánh giá tiềm năng phát triển giao thông trên các vùng địa hình trong huyện.
Dựa vào kết quả nghiên cứu hiện trạng để rút ra những đặc điểm về quản lí và sử dụng phương tiện giao thông.
Dựa vào dự kiến trong xây dựng chuyên ngành để rút ra những đối tượng giao thông phục vụ.
Mỗi phương án tổ chức phân bố dân cư nên phác thảo một sơ đồ giao thông để chọn phương án hợp lí nhất.
2.6.10. Quy hoạch chọn phương án vận tải trên cơ sở nghiên cứu:
- Điều kiện tự nhiên, dự kiến quy hoạch thuỷ lợi;
- Nhu cầu vận tải của các ngành;
- Tình hình hiện trạng giao thông;
- Phương án phân bố dân cư;
- Phân tích và kiến nghị phương thức vận tải cho những năm trước mắt và dài hạn sau này;
- Cần luận chhứng về tỉ lệ giữa các phương tiện vận tải trong gia đoạn ngắn hạn và dài hạn, ước tính số lượng cần sử dụng.
2.6.11. Lập mạng lưới quy hoạch giao thông
Trên cơ sở phương án giao thông quốc lộ, tỉnh lộ qua lãnh thổ huyện, phương án dân cư, dự kiến phân bố các khu vực sản xuất tập trung ( xí nghiệp trạm trại...)và dự kiến giao thông kinh tế kết hợp quốc phòng, tiến hành nghiên cứu lập phương án mạng lưới giao thông trên lãnh thổ huyện.
phương án mạng lưới phải thể hiện các loại đường theo tính chất, cấp đường (quốc lộ tỉnh lộ, đường liên xã, đường chuyên dụng).
Cần lập bảng so sánh giữa các phương án giao thông trên các chỉ tiêu về vốn đầu tư, kinh phí xây dựng, quản lí, đầu tư phương tiện vận chuyển, khả năng thi công và vật tư.
Quy hoạch xây dựng mạng lưới cấp điện
2.6.12. Khi lập chứng chỉ cấp điện cho huyện phải dựa trên cơ sở sau:
- Quy hoạch cấp điện toàn tỉnh;
- Tiềm năng thuỷ điện trong huyện;
- Nguồn điện hiện có trong huyện;
- Khả năng và dự kiến của các ngành đầu tư xây dựng nguồn điện và tiêu thụ điện trong huyện;
- Quy hoạch xây dựng mạng lưới dân cư và các cơ sở vật chất –kĩ thuật;
- Khả năng đầu tư của tỉnh, huyện, xã - hợp tác xã và sự đóng góp của nhân dân.
2.6.13. Xây dựng chỉ tiêu cấp điện phải căn cứ vào các cơ sở nêu trên có nghiên cứu, phân tích, lựa chọn.Chỉ tiêu cấp điện cho các đối tượng tiêu thụ điện trong huyện bao gồm các cơ sở sản xuất phục vụ sản xuất (công, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng cơ bản...), các điểm dân cư ( thị trấn, thôn xóm...) và các cơ sở phục vụ sinh hoạt.
2.6.14. Lập quy hoạch cấp điện phải cần cứ vào các chỉ tiêu cấp điện cho các đối tượng tiêu thụ, căn cứ vào quy hoạch phân bố dân cư, phân bố sản xuất trong huyện và theo trình tự sau đây:
a) Xác định phụ tải tính toán:
Phụ tải tính toán có quy hoạch ngắn hạn và dài hạn theo chỉ tiêu cáp điện, hteo quy mô, tính chất của các cơ sở tiêu thụ. Sau khi xác định phụ tải, lập biểu đồ phụ tải thể hiện vị trí, công suất của từng cơ sở tiêu thụ.
b) Lập phương án quy hoạch nguồn điện và mạng lưới điện
2.6.15. Quy hoạch nguồn điện bao gồm:
- Đánh giá nguồn điện hiện tại;
- Cụ thể hoá dự kiến quy hoạch cấp điện của tỉnh cho huyện;
Quy hoạch nguồn điện dựa trên cơ sở nguồn điện hiện có, dự kiến quy hoạch cấp điện toàn tỉnh, biểu đồ phụ tải trên lãnh thổ huyện, khả năng đầu tư...tiến hành nghiên cứu các phương án xác định nguồn trong giai đoạn ngắn hạn và dài hạn. Lựa chọn phương án nguồn thích hợp (nhiệt điện, thuỷ điện, trạm biến áp...) các vị trí nguồn, công suất nguồn v.v..
2.6.16. Quy hoạch mạng lưới cung cấp điện trong huyện dự kiến dùng nguồn làm trạm biến áp thí phải tính toán, lựa chọn phương án tuyến, cấp điện áp của tuyến phụ thuộc vào cự li từ trung tâm cấp điện ( biến áp trung gian, nhà máy điện ) đến trạm biến áp nguồn và phụ tải mà biến áp nguồn phải cung cấp.
2.6.17. Mạng lưới phân phối điện cao áp( từ 6 đến 10 KV) từ nguồn điện của huyện (trạm biến áp nguồn, trạm phát điện v.v...) đến các tram biến áp tiêu thụ ( từ 6 đến 10 KV/0,4KV) phải được nghiên cứu hợp lí để phục vụ cho các điểm dân cư, các xí nghiệp, trạm, trại v.v...
2.6.18. Hướng quy hoạch mạng lưới phân phối điện phải được nghiên cứu ngay khi lập quy hoạch nguồn điện. Đến giai đoạn này, quy hoạch mạng lưới phân phối điện được nghiên cứu chi tiết cụ thể hơn để chọn phương án mạng lưới hợp lí.
Vì mạng lưới điện của nước ta chưa phát triển rộng khắp đều, nên cho phép nghiên cứu mạng lưới điện trên lãnh thổ huyện không khép kín.
Bán kính hợp lí của trạm biến áp tiêu thụ ( từ 6 đến 10KV) là 5 đến 10km.
2.6.19. Quy hoạch mạng lưới trạm biến áp tiêu thụ (từ 6 đến 10 KV/0,4KV) bao gồm số lượng và vị trí các trạm.Việc xác định vị trí và số lượng trạm (từ 6 đến 10 KV/0,4KV) liên quan đến quy hoạch mạng đường dây phân phối và mạng đường dây hạ thế. Bán kính hợp lí của trạm biến áp tiêu thụ từ 500 đến 1000m.
2.6.20. Khi chọn tuyến điện cao áp và hạ áp phải xét đến các điều kiện sau:
a) Tuyến chọn nên đi theo các tuyến giao thông hiện có hoặc dự kiến xây dựng để khi thi công và quản lí vận hành được thuận lợi.
b) Tránh xây dựng những tuyến điện đi qua vùng có điều kiện tự nhiên không thuận lợi như đầm lầy, núi cao, rừng rậm v.v...để đỡ phải sử lí bằng kĩ thuật phức tạp, tốn vật tư, khó thi công dẫn đến giá thành cao và tiến độ thi công chậm.
c) Tuyến điện cao thế không được đi qua những vùng cấm vì lí do kĩ thuật, quốc phòng và an toàn cho khu dân cư.
Quy hoạch xây dựng cấp nước
2.6.21. Cần nghiên cứu tổng hợp các dự kiến quy hoạch của các ngành liên quan đến việc khai thác sử dụng nguồn nước.
Nghiên cứu dự kiến của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, thuỷ điện, giao thông, du lịch văn hoá về khai thác tổng hợp tiềm năng nguồn nước mặt.
Cần xây hồ chứa, bậc nước, kênh, sông, đào, trạm bơm tưới nước v.v..( phân phối lưu thông trên các kênh dẫn v.v...)
2.6.22. Lập các chỉ tiêu quy hoạch phương thức cấp nước cho các điểm dân cư trong huyện phải căn cứ vào:
- khả năng vật tư;
- khả năng vốn đầu tư của nhà nước,tập thể và gia đình;
- Đặc điểm và quy mô các điểm dân cư trong huyện;
- Tính chất quy mô các trạm, trại xí ghiệp trong huyện và phương thức cấp nước cho các điểm dân cư.
2.6.23. Khi quy hoạch xây dựng cấp nước cho các điểm dân cư, xí nghiệp, trạm trại nếu có điều kiện được phép xây dựng hệ thống cấp nước hoàn chỉn, có nhà máy sử lí nước, có hệ thống cấp nước, đến từng nhà, từng xí nghiệp theo tiêu chuẩn hiện hành hoặc có thể xây dựng hệ thống cấp nước tập trung nhưng chưa hoàn chỉnh về xử lí hệ thống ống dẫn và chưa đạt tiêu chuẩn hiện hành.
Đối với loại điềm dân cư tự xây dựng hệ thống cấp nước gia đình (hồ ao, giếng đào, cần xây dựng hệ thống lắng lọc đơn giản).
2.6.24. Quy hoạch cấp nước cho các điểm dân cư bao gồm:
a) Xác định nguồn nước:
Cần phân tích tụ điểm, nhược điểm của các nguồn nước hiện có và dự kiến chọn nguồn cho thời gian ngắn hạn và dài hạn cho từng điểm dân cư hoặc kiến nghị xây dựng nguồn nước mới (đập dâng, hồ chứa...). Xác định phương thức khai thác các nguồn đó và lập chỉ tiêu cấp nước cho từng điểm dân cư.
b) Quy hoạch mạng lưới cấp nước
Cần nghiên cứu các giả pháp dẫn nước từ nguồn đến điểm dân cư trong các kênh cống, đường ống v.v...
Cần xác định quy mô công trình, chỉ tiêu xây dựng, phương thức xử lí và quy hoạch hệ thống cấp nước trong từng điểm dân cư trong thời gian ngắn hạn và dài hạn.
3. Trình tự lập và thông qua đồ án quy hoạch xây dựng huyện;
3.1. Việc lập đồ án quy hoạch xây dựng huyện được tiến hành theo trình tự sau:
3.1.1. Buớc chuẩn bị: bao gồm công tác tổ chức và tìm kiếm cơ sở để tiến hành lập đồ án; khảo sát thực địa, điều tra thu thập số liệu, tài liệu chung cho toàn huyện và từng đơn vị cơ sở, các loại bản đồ cần thiết để lập quy hoạch. Cần chuẩn bị hai loại tài liệu:
a) Tài liệu dùng làm tiền đề để phát triển huyện bao gồm:
- Các văn bản, nghị quyết của Đảng và chính quyền ba cấp (trung ương tỉnh, huyện) có liên quan đến huyện.
- Sơ đồ quy hoạch tỉnh hoặc vùng lãnh thổ, vùng huyện (bản đồ tỉ lệ1:100.000 hoặc 1:200.000);
- Luận chứng các công trình kinh tế – xã hội của trung ương và tỉnh dự kiến xây dựng cho liên quan trực tiếp hoắc gián tiếp tới huyện.
3.1.2. Bước triển khai lập sơ đồ quy hoạch xây dựng huyện:
a) Phân tích đánh giá tổng hợp các mặt như sau
- Phân tích các điều kiện tự nhiên và tác động tới không gian xây dựng sản xuất, sinh hoạt và kĩ thuật xây dựng.
- Phân tích hiện trạng các mặt tác động tới ccác yếu tố hành chính, kinh tế xã hôị, quốc phòng tới việc hình thành các mạng lưới công trình sản xuất, dân cư phuc lợi công cộng, các hệ thống cơ sở hạ tầng;
- Phân tích tác động tương hỗ giữa các khu dân cư với các cụm công trình kinh tế – kĩ thuật và các trung tâm phục vụ công cộng trên lãnh thổ huyện với các vùng kế cận của huyện;
- Phân loại xác định tính chất các điểm dân cư, mối quan hệ với địa bàn sản xuất và các hệ thống cơ sở hạ tầng khác.
b) Đánh giá tiềm năng, dự báo khả năng, nhu cầu và xác định hướng phát triển xây dựng của huyện bao gồm:
- Xác định biện pháp thực hiện các chỉ tiêu phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dự báo nhu cầu xây dựng các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ các chỉ tiêu đó;
- Đánh giá tiềm năng về dân số lao động và dự báo cân đối cơ cấu dân số lao động, bố trí cụ thể lao động theo ngành theo lãnh thổ;
- Cân đối quỹ đất xây dựng cho từng giai đoạn quy hoạch theo chức năng sử dụng khác nhau;
- Đánh giá khả năng huy động nguồn vốn (nguồn tập thể và nhân dân), dự báo khả năng cung ứng và sản xuất vật liệu xây dựng và trang thiết bị.
c) Lập phương án quy hoạch xây dựng, tổ chức lãnh thổ, so sánh và chọn phương án tối ưu bao gồm:
- Lập phương án bố trí các công trình sản xuất và phục vụ sản xuất, các cụm công trình kinh tế – kĩ thuật tập trung;
- Xác định mạng lưới và quy mô tính chất các điểm dân cư có triển vọng đầu tư lâu dài (kế cả điểm dân cư mới xây và cải tạo) và các điểm dân cư phát triển có giới hạn: xác định vị trí các trung tâm phục vụ ở cả hai cấp (huyện và xã);
- Xác định và hoàn thiện các mạng lưới cấu trúc hạ tầng xã hội và kĩ thuật phục vụ cho khu dân cư quy hoạch và tuyến huyện hoặc cụm kinh tế - kĩ thuật;
- Quy hoạch, bảo vệ, cải thiện môi trường sống;
- Kiến nghị kế hoạch lập các dự án xây dựng cho các công trình cần thiết đầu tư xây dựng những năm trước mắt phục vụ cho phát triển toàn vùng...
3.2. Bước thông qua, xét duuyệt đồ án quy hoạch xây dựng huyện.
3.2.1. Khi thông qua, xét duyệt đồ án cần lấy ý kiến thoả thuận của các ngành trong huyện trong tỉnh có liên quan.
Sau đó hoàn thiện đồ án: thông qua Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân và Hội đồng nhân dân huyện và trình xét duyệt đồ án tại cấp có thẩm quyền, có sự thỏa thuận của Uỷ ban xây dựng cơ bản nhà nước.
3.3. Bước thực hiện đồ án bao gồm:
- Thể chế hoá đồ án quy hoạch đã được duyệt thành những quy định cụ thể và các chỉ tiêu kế hoạch xây dựng cơ bản từng năm; có chính sách thích hợp để khuyến khích hợp tác xã và cá nhân tự bỏ vốn đóng góp xây dựng.
- Tiến hành thiết kế quy hoạch cụ thể các khu dân cư, trước hết là thị trấn huyện lị, các trung tâm và một vài xã điểm;
- Tổ chức chỉ đạo quản lí tiến độ thực hiện quy hoạch trong từng năm và lập kế hoạch đầu tư xây dựng lên ban xây dựng cơ bản và ban xây dựng huyện của tỉnh hoặc thành phố qua từng giai đoạn thực hiện 5 năm. Cần bổ sung điều chỉnh quy hoạch xây dựng cho sát với những thay đổi thực tế.