Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3986:1992 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - Ký hiệu quy ước chung

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3986:1992

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3986:1992 Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - Các cấu kết công trình xây dựng - Ký hiệu quy ước chung
Số hiệu:TCVN 3986:1992Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Xây dựng
Ngày ban hành:01/01/1992Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3986 : 1992

HỆ THỐNG TÀI LIỆU THIẾT KẾ XÂY DỰNG. CÁC KẾT CẤU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG. KÍ HIỆU QUI ƯỚC CHUNG
System of design documents, structural Components in buildings. General symbols anh conventions

1. Qui định chung

1.1. Tiêu chuẩn này qui định kí hiệu qui ước bằng chữ và số của các kết cấu công trình nhà ở dân dụng và công nghiệp trên các bản vẽ thiết kế (đặc biệt bản vẽ sơ đồ lắp đặt các  cấu kiện BTCT)

Ngoài những qui định trong tiêu chuẩn này, phải tuân theo những qui định trong các tiêu chuẩn khác thuộc hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng có liên quan

1.2. Khi dùng những kí hiệu bằng chữ và số chưa được qui định trong tiêu chuẩn này thì phải có chú thích, và phải tuân theo qui định trong mục 2.1. của tiêu chuẩn này.

2. Cấu tạo của kí hiệu

2.1. Kí hiệu qui ước gồm 4 nhóm:

Nhóm 1: Gồm các chữ in hoa viết tắt tên của kết cấu

Thí dụ:

Móng  :                         M

Vì kèo :                         VK

Khung:                          K

Ban công:                     BC

Ngoài ra bên cạnh chữ in hoa cho phép ghi thêm các chữ in thường để tránh trùng lặp và chỉ rõ loại kết cấu.

Thí dụ:              Dầm trần:                Dtr

Nhóm 2: Gồm các chữ cái thường để chỉ vật liệu dùng làm kết cấu, viết dưới dạng số mũ.

Thí dụ:              Cột bê tông cốt thép     Cbtct

                        Cột gạch                       Cgh

                        Cột bê tông                  Cbt

                        Cột gỗ                          Cg

                        Cột thép                       Ct

Trong những trường hợp hệ kết cấu chịu lực chính của công trình làm bằng một loại vật liệu chủ yếu thì trên kí hiệu cho các kết cấu đó không cần phải ghi nhóm này

Nhóm 3: Gồm chữ số, chỉ vị trí tầng của kết cấu, viết ngang  hàng với nhóm 1. Đối với các kết cấu của công trình một tầng và các kết cấu móng không cần ghi nhóm này

Nhóm 4: Gồm số có hai chữ số, chỉ thứ tự kết cấu, viết sau nhóm 3. Nhóm 4 được phân cách với nhóm 3 bằng dấu chấm

Thí dụ: Cột tầng 3 số 2: C3.02

2.2. Một số kí hiệu thông thường

Các kí hiệu thường dùng được nêu trong bảng dưới đây:

Tên kết cấu

Kí hiệu qui ước

Tên kết cấu

Kí hiệu qui ước

- Móng

- Móng máy

- Bàn móng

- Sườn móng

- Dầm móng

- Cọc

- Đài cọc

- Giàng

- Cột

- Lanh tô có ô văng

- Ô văng

- Ban công

- Công xôn

- Bản

- Bản sàn

M

Mm

Bm

Sm

Dmg

Cc

Đc

G

C

Ôv

BC

CS

B

Bs

- Khung

- Dầm

- Dầm trần

- Dầm mái

- Vì kèo

- Tường

- Cầu thang

- Cốn thang

- Lanh tô

- Vòm

- Máng nước

- Bể nước

- Panen

- Panen mái

- Panen sàn

K

D

Dtr

Dm

VK

T

CT

Cth

L

V

MN

BN

P

Pm

Ps

Phụ lục 1

(Qui định tên gọi của  tầng nhà)

- Tầng nhà là không gian giưa hai "đọ cao", được bao bọc bởi sàn, tràn  và các tường  (kể cả những  giới hạn này)

- Mỗi tầng được gọi tên bằng một số. Số đặt cho tầng được qui định từ thấp lên cao, bắt đầu từ  số 1. Tầng hầm được gọi là "tầng 0" (hình 1)

- Độ cao của tầng  qui định là  mặt trên của sàn chịu lực

Hình 1: Tên gọi các tầng và độ cao của tầng nhà

Phụ lục 2

(Cách ghi kí hiệu qui ước trên bản vẽ)

1.   Cách ghi kí hiệu qui ước các kết cấu trên mặt cắt (hình 1

Hình 1:

2.   Cách ghi kí hiệu qui ước các kết cấu trên mặt phẳng (hình 2)

Hình 2: Mặt bằng móng (Bản vẽ lắp đặt kết cấu)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi