Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3110:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp phân tích thành phần

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3110:1993

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3110:1993 Hỗn hợp bê tông nặng - Phương pháp phân tích thành phần
Số hiệu:TCVN 3110:1993Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Xây dựng
Ngày ban hành:01/01/1993Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3110 : 1993

HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG – PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÀNH PHẦN
Concrete mixture - Method of composition analyse

 

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phân tích thành phần hỗn hợp bê tông nặng nhằm kiểm tra so sánh khối lượng vật liệu xi măng, cát, đá dăm hoặc sỏi và nước thực tế đã dùng trong 1m3 bê tông so với khối lượng vật liệu theo thiết kế.

1. Thiết bị thử

a) Cân kĩ thuật 50kg;

b) Bộ sàng cát 5mm; 1,2mm và 0,15mm;

c) Tủ sấy 2000C;

d) Khay sấy,

e) Bay, xẻng để xúc hỗn hợp bê tông.

2. Chuẩn bị mẫu thử

2.1. Mẫu hỗn hợp bê tông được lấy ở trong các phương tiện vận chuyển trước khi đổ vào công trình theo TCVN 3105 : 1979. "Hỗn hợp bê tông nặng và bê tông nặng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu. Khối lượng mẫu lấy ra để thử tùy thuộc vào cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu được quy định ở bảng l.

Bảng 1

Cỡ hạt lớn nhất của cốt liệu (mm)

Khối lượng mẫu tối đa lấy ra để thử (g)

Khối lượng mẫu thử tối thiểu (g)

5

10

40

70

3000

7000

12000

25000

1000

3000

5000

10000

2.2. Khi vận chuyển mẫu bê tông về phòng thí nghiệm, mẫu phải được bảo quản trong thùng kim loại có nắp kín để không bị mất nước và phải được thử ngay. Trường hợp mẫu thử phải để lâu hơn 30 phút kể từ khi lấy mẫu thì phải trộn thêm vào mẫu thử 5% H3PO4 (tính theo khối lượng xi măng) để kéo dài thời gian đông cứng của bê tông.

3. Tiến hành thử

3.1. Chia mẫu thử theo cột 2 bảng 1 thành hai phần tương đối bằng nhau, rồi cân khối lượng của từng mẫu thử theo khối lượng quy định ở cột 3 bảng 1 (m10 và m20)

3.2. Xác định khối lượng nước dùng trong mẫu thử

Đem mẫu thử m10 - sấy khô ở nhiệt độ 105 r 50C tới khối lượng không đổi rồi cân lại để tính ra khối lượng nước dùng trong mẫu thử theo công thức :

mn=m10 –m11

Trong đó :

mn - Khối lượng nước dùng trong mẫu thử, tính bằng g;

m10 - Khối lượng mẫu thử, tính bằng g;

m11 - Khối lượng mẫu thử đã sấy khô tới khối lượng không đối, tính bằng g.

3.3. Các tạp chất bùn, đất sét và bụi cỡ hạt nhỏ hơn 0,15mm (mb) trong cát, đá dăm (sỏi) được xác định trước ở mẫu cát đá dăm (sỏi) theo mục 3- 7 TCVN 1772 : 1975 “Đá sỏi trong xây dựng - Phương pháp thử" và TCVN 343 : 1975 "Cát xây dựng. Phương pháp xác định hàm lượng chung của đất sét và bụi" hoặc lấy theo phiếu kết quả nghiệm chất lượng cắt đá dăm (sỏi).

3.4. Xác định khối lượng vật liệu các loại xi măng, cát, đá dăm (sỏi) dùng trong mẫu thử.

Mẫu thử m20 được rửa sạch bằng nước nóng từ 30 ÷ 500C, trên bộ sàng 5mm, 1,2mm và 0,15mm cho tới khi nước rửa mẫu chảy qua sàng không còn vẩn đục (hình 1).

Đem mẫu vật liệu đã rửa sạch trên các sàng sấy khô tới khối lượng không đổi ở nhiệt độ 105 ± 50C rồi cân lại để thí nghiệm thành phần cấp phối hạt theo TCVN 1772 : 1975 "Đá sỏi trong xây dựng. Phương pháp thử" và tính tỉ lệ cát đá dăm (sỏi), (K).

4. Kết quả thử

4.1. Khối lượng các vật liệu dùng trong mẫu thử được xác định theo công thức:

Trong đó :

mcd - Khối lượng cát, đá dăm (sỏi) kể cả các tạp chất bùn, bụi đất trong mẫu thử tính bằng g

m21 - Tổng khối lượng cát, đá dăm (sỏi) dùng trong mẫu thử trên các sàng 5mm; l,2mm và 0,15mm, tính bằng g

mb - Hàm lượng bùn, bụi, đất sét nhỏ hơn 0,15mm, tính bằng %;

mx - Hàm lượng xi măng trong mẫu thử, tính bằng g.

4.2. Tính tỉ lệ cát, đá dăm (sỏi) xi măng và xi măng nước theo công thức :

Trong đó :

µcd - Tỉ lệ cát đá dăm (sỏi)/xi măng

Z- Tỉ lệ nước/xi măng.

4.3. Tính khối lượng vật liệu xi măng, cát, đá dăm (sỏi) và nước dùng trong 1m3 hỗn hợp bê tông.

Trong đó :

Kcd - Tỉ lệ cát/đá dăm (sỏi) tính theo điều 3.4 bằng phần đơn vị;

mhb - Khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông, tính bằng kg/m3;

X, C, D và N - khối lượng xi măng, cát, đá dăm (sỏi) và nước dùng trong 1m3 bê tông, tính bằng kg.

5. Biên bản thử.

Trong biên bản thử phải ghi rõ :

a) Thời gian và địa điểm lấy mẫu thử;

b) Thành phần phối liệu bê tông theo thiết kế;

c) Thànhphần phối liệu bê tông thí nghiệm;

d) Mức độ chênh lệch vật liệu của hỗn hợp bê tông thí nghiệm được so sánh với thiết kế

e) Chữ kí của người thử.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi