Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1836:1976 Trường thạch
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1836:1976
Số hiệu: | TCVN 1836:1976 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Lĩnh vực: | Xây dựng | |
Ngày ban hành: | 01/01/1976 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
TCVN 1836-76
TRƯỜNG THẠCH
Tiêu chuẩn này áp dụng cho trường thạch nguyên liệu dạng cục, chưa qua gia công và nghiền.
1. YÊU CẦU KỸ THUẬT
1.1 Tùy theo kích thước cục, màu sắc và hàm lượng các tạp chất mà chia trường thạch nguyên liệu ra loại A và loại B như quy định trong bảng 1.
Bảng 1
Tên các chỉ tiêu | Loại A | Loại B |
1. Kích thước lớn nhất của cục trường thạch tính bằng mm. | Từ 10 - 70 | Từ 10 - 150 |
2. Màu sắc | Màu trắng hoặc trắng phớt hồng | Màu trắng đục, xám đục hoặc phớt xanh đục |
3. Lượng thạch anh tự do, tính bằng %, không lớn hơn | 8 | 15 |
4. Lượng mica, tính bằng %, không lớn hơn | 0,5 | 0,9 |
1.2 Thành phần hóa học của trường thạch phải theo đúng các yêu cầu quy định trong bảng 2.
Bảng 2
Tên các chỉ tiêu | Mức | |
Loại A | Loại B | |
1. Hàm lượng silic dioxit, tính bằng %, không lớn hơn | 75 | |
2. Hàm lượng nhôm oxit tính bằng % | Không nhỏ hơn 16 | Từ 14 - 16 |
3. Hàm lượng sắt oxit, tính bằng %, không lớn hơn | 0,5 | 0,8 |
4. Hàm lượng canxi oxit, tính bằng %, không lớn hơn | 1,2 | |
5. Hàm lượng magie oxit, tính bằng %, không lớn hơn | 0,8 | |
6. Tổng hàm lượng kim loại kiềm tính bằng % | Không nhỏ hơn 9 | Từ 7 - 9 |
7. Hàm lượng chất bốc khi nung tính bằng %, không lớn hơn | 1,0 |
2. PHƯƠNG PHÁP THỬ
2.1 Lấy mẫu
2.1.1. Chất lượng trường thạch được xác định qua việc phân tích mẫu trung bình lấy ở mỗi lô hàng.
2.1.2 Lô hàng là lượng trường thạch khai thác tại một địa phương thuộc cùng một loại, cùng một lần giao nhận và được quy định theo sự thỏa thuận, giữa các bên hữu quan.
2.1.3 Tiến hành lấy mẫu và chuẩn bị mẫu trung bình như sau: lấy từ mỗi lô trường thạch không ít hơn 0,5 % khối lượng lô hàng tại các vị trí cách đều nhau và ở độ sâu từ 20 - 50 cm. Sau đó, bằng phương pháp chia tư lấy lượng mẫu không ít hơn 5 kg để xác định kích thước cục và hàm lượng tạp chất. Đập nhỏ phần còn lại của mẫu cho tới kích thước cục 10 mm, trộn đều và bằng phương pháp chia tư giảm lượng mẫu đến còn khoảng 2 kg.
Nghiền lượng mẫu vừa mới nhận được cho đến kích thước hạt 1 - 2 mm và bằng phương pháp chia tư lấy một lượng mẫu không ít hơn 200 g. Lại nghiền mẫu cho đến kích thước hạt 0,2 mm và giảm lượng mẫu cho đến khi còn 50 - 60 g. Chia mẫu thành hai phần, một phần đưa vào phòng thí nghiệm để phân tích, phần còn lại gói vào bao giấy dày hoặc đựng vào lọ kín có nút mài và lưu trong hai tháng để phân tích trọng tài khi có tranh chấp. Trên mẫu lưu phải ghi rõ: tên cơ sở sản xuất; tên sản phẩm; số hiệu của lô hàng; ngày lấy mẫu; tên người lấy mẫu và người phân tích mẫu.
2.1.4 Khi kết quả phân tích không đạt theo yêu cầu của tiêu chuẩn này, dù chỉ một chỉ tiêu cũng phải tiến hành phân tích lại với lượng mẫu gấp đôi lấy tại chính lô hàng đó. Kết quả lần thứ hai là kết quả cuối cùng.
2.2 Xác định màu sắc, kích thước cục và hàm lượng tạp chất
2.2.1 Màu sắc của trường thạch được xác định bằng mắt thường và bằng cách so sánh với mẫu chuẩn. Kích thước cục trường thạch được xác định bằng sàn và dùng thước đo.
2.2.2 Hàm lượng thạch anh tự do có trong trường thạch được xác định bằng cách sau: nghiền khoảng 100 g mẫu cho đến kích thước hạt từ 2 - 4 mm, rửa sạch và sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 105 - 110oC trong 1 - 1 giờ. Sau đó, lấy mẫu ra, để nguội, cân khoảng 10 g mẫu, tiến hành phân loại trường thạch và hạt thạch anh bằng mắt thường hay bằng kính phóng đại. Loại bỏ các hạt pecmatit và không tính vào kết quả xác định.
Các hạt trường thạch thường có màu trắng đục, phớt hồng hoặc xám nên dễ phân biệt với hạt thạch anh.
Cân lượng hạt trường thạch và thạch anh trên cân kỹ thuật với độ chính xác đến 0,01 g.
Lượng thạch anh tự do (X1), tính bằng phần trăm trong mỗi mẫu đem phân tích, theo công thức:
Trong đó:
P - khối lượng của hạt thạch anh, tính bằng g;
G - khối lượng của hạt trường thạch, tính bằng g;
2.2.3 Hàm lượng mica trong trường thạch được xác định bằng cách sau: cân khoảng 3 kg trường thạch, sau đó dùng búa gè và tách các mảnh mica có trong trường thạch cho đến kích thước hạt 2 - 4 mm. Nhập chung các mảnh mica tách được và đem cân trên cân kỹ thuật với độ chính xác đến 0,01 g.
Lượng mica trong trường thạch (X2), tính bằng phần trăm theo công thức:
Trong đó:
P - khối lượng mica thu được, tính bằng g;
G - lượng cân mẫu, tính bằng g;
2.2.4 Tiến hành xác định lượng thạch anh tự do và lượng mica trong trường thạch với số lượng mẫu thử không ít hơn 2. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của các kết quả xác định được.
2.3 Xác định thành phần hóa học
Tiến hành xác định thành phần hóa học của trường thạch theo TCVN 1837 - 76.
3. VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN
3.1 Phải bảo quản trường thạch ở những nơi sạch, tránh lẫn các tạp chất và các loại quặng khác.
3.2 Cho phép vận chuyển trường thạch dạng cục bằng mọi phương tiện vận tải.
3.3 Mỗi lô trường thạch phải kèm theo giấy chứng nhận chất lượng ghi rõ:
tên cơ sở khai thác;
tên và loại sản phẩm;
kết quả kiểm tra;
ngày giao hàng;
số hiệu và khối lượng của lô hàng;
số hiệu của tiêu chuẩn này.