Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13515:2022 BS EN 14877:2013 Mặt sân thể thao - Bề mặt sân bằng vật liệu tổng hợp dành cho khu thể thao ngoài trời - Các yêu cầu

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13515:2022

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13515:2022 BS EN 14877:2013 Mặt sân thể thao - Bề mặt sân bằng vật liệu tổng hợp dành cho khu thể thao ngoài trời - Các yêu cầu
Số hiệu:TCVN 13515:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng, Văn hóa-Thể thao-Du lịch
Ngày ban hành:31/05/2022Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 13515:2022

BS EN 14877:2013

MẶT SÂN THỂ THAO - BỀ MẶT SÂN BẰNG VẬT LIỆU TỔNG HỢP DÀNH CHO KHU THỂ THAO NGOÀI TRỜI - CÁC YÊU CẦU

Synthetic surfaces for outdoor sports areas – Specification

 

Lời nói đầu

TCVN 13515:2022 hoàn toàn tương đương với BS EN 14877:2013;

TCVN 13515:2022 do Trường đại học thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MẶT SÂN THỂ THAO - BỀ MẶT SÂN BẰNG VẬT LIỆU TỔNG HỢP DÀNH CHO KHU THỂ THAO NGOÀI TRỜI - CÁC YÊU CẦU

Synthetic surfaces for outdoor sports areas – Specification

 

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với các bề mặt sân bằng vật liệu tổng hợp (polyme) (được lắp đặt tại chỗ và được chế tạo sẵn) dành cho các khu thể thao ngoài trời. Tiêu chuẩn này bao gồm các bề mặt sân bằng vật liệu tổng hợp để sử dụng cho:

- môn điền kinh, gồm sân và đường chạy;

- môn quần vợt;

- sân thể thao đa năng.

Tiêu chuẩn này gồm hai phần. Phần thứ nhất mô tả các yêu cầu đối với việc thử nghiệm sản phẩm tại phòng thử nghiệm để bảo đảm sản phẩm có thể đáp ứng các mức độ cần thiết về hiệu năng của các môn thể thao và tương tác của người chơi với bề mặt sân theo mục đích sử dụng dự kiến, cũng như để bảo đảm các bề mặt sân được chế tạo từ các vật liệu với chất lượng chấp nhận được. Phần thứ hai mô tả các yêu cầu đối với bề mặt sân được lắp đặt để bảo đảm hiệu năng của các môn thể thao và bảo đảm tính chất tương tác của người chơi với bề mặt sân phù hợp với mục đích sử dụng dự kiến.

Khi cần có thử nghiệm của một đơn vị độc lập thứ ba để đánh giá sự phù hợp của bề mặt mặt sân thể thao bằng vật liệu tổng hợp với tiêu chuẩn này, các phương pháp thử được quy định tại tiêu chuẩn này cần được thực hiện bởi phòng thử nghiệm có chứng nhận TCVN ISO/IEC 17025.

CHÚ THÍCH 1  Các ví dụ về loại bề mặt và lĩnh vực áp dụng được nêu ở Phụ lục A.

CHÚ THÍCH 2  Khái niệm “thể thao đa năng’’ được xác định theo quy định phù hợp của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

CHÚ THÍCH 3  Yêu cầu tối thiểu về độ dày của mặt sân thể thao bằng vật liệu tổng hợp được xác định, có nghĩa tiêu chuẩn này không áp dụng cho một số lớp phủ mặt sân thể thao nhất định.

Tiêu chuẩn này không bao gồm quy định các yêu cầu về tính năng của công trình cho môn điền kinh đỉnh cao; các công trình này nên tuân thủ theo yêu cầu của Liên đoàn điền kinh quốc tế (IAAF).

CHÚ THÍCH 4  Tiêu chuẩn này không bao gồm các yêu cầu đối với mặt sân cỏ nhân tạo; các yêu cầu liên quan đến nội dung này được quy định tại TCVN 13514-1 (EN 15330-1).

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 10045-1 (ISO 5470-1), Vải tráng phủ cao su hoặc chất dẻo - Xác định khả năng chịu mài mòn - Phần 1: Máy mài Taber.

TCVN 5466 (ISO 20105-A02), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A02: Thước màu xám để đánh giá sự thay đổi màu.

TCVN 13511 (BS EN 12230), Mặt sân thể thao - Xác định tính chất kéo của bề mặt sân bằng vật liệu tổng hợp

TCVN 13512 (BS EN 12616), Mặt sân thể thao - Xác định tốc độ thẩm nước

EN 1969, Surfaces for sports areas - Determination of thickness of synthetic sport surfaces (Mặt sân thể thao - Xác định độ dày của bề mặt sân bằng vật liệu tổng hợp)

EN 12235, Surfaces for sports areas - Determination of vertical ball behaviour (Mặt sân thể thao - Xác định trạng thái bóng theo phương thẳng đứng)

EN 13036-4, Road and airfield surface characteristics - Test methods - Part 4: Method for measurement of slip/skid resistance of a surface: The pendulum test (Đặc điểm bề mặt đường và trường bay - Phương pháp thử - Phần 4: Phương pháp đo độ chống trượt chân/trượt bánh xe của bề mặt; Phép thử con lắc)

EN 13036-7, Road and airfield surface characteristics - Test methods - Part 7: Irregularity measurement of pavement courses: the straightedge test (Đặc điểm bề mặt đường và trường bay - Phương pháp thử - Phần 7: Phương pháp đo bất thường mặt lát đường đua: phép thử thước dẫn)

EN 13744, Surfaces for sports areas - Procedure for accelerated ageing by immersion in hot water (Mặt sân thể thao - Quy trình dành cho lão hóa tăng tốc bằng cách ngâm trong nước nóng)

EN 13817, Surfaces for sports areas - Procedure for accelerated ageing by exposure to hot air (Mặt sân thể thao - Quy trình lão hóa tăng tốc bằng cách tiếp xúc với không khí nóng)

EN 13865, Surfaces for sports areas- Determination of angle ball behavior- Tennis (Mặt sân thể thao - Xác định trạng thái góc bóng - Môn quần vợt)

EN 14808, Surfaces for sports areas - Determination of shock absorption (Mặt sân thể thao - Xác định độ hấp thụ lực va đập)

EN 14809, Surfaces for sports areas - Determination of vertical deformation (Mặt sân thể thao - Xác định độ biến dạng theo phương thẳng đứng)

EN 14810, Surfaces for sports areas - Determination of spike resistance (Mặt sân thể thao - Xác định khả năng chịu đầu nhọn)

EN 14836, Synthetic surfaces for outdoor sport areas - Exposure to artificial weathering (Bề mặt sân bằng vật liệu tổng hợp dành cho khu thể thao ngoài trời - Tiếp xúc với phong hóa nhân tạo)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Công trình thể thao đa năng (multi-sports facilities)

Công trình thể thao được sử dụng cho từ hai môn thể thao trở lên.

CHÚ THÍCH  Các công trình thể thao này là nơi thường được sử dụng cho các môn thể thao như: bóng ném, bóng rổ, bóng chuyền và bóng đá sân nhỏ và có thể sử dụng cho các hoạt động giáo dục thể chất và các hoạt động thể thao khác.

4  Yêu cầu đối với phép thử trong phòng thử nghiệm

4.1  Mặt sân bằng vật liệu tổng hợp với mục đích sử dụng cho môn điền kinh phải đáp ứng các yêu cầu tại Bảng 1.

4.2  Mặt sân bằng vật liệu tổng hợp với mục đích sử dụng cho môn quần vợt phải đáp ứng các yêu cầu tại Bảng 2.

4.3  Mặt sân bằng vật liệu tổng hợp tại các công trình thể thao đa năng phải đáp ứng các yêu cầu tại Bảng 3. Nếu các công trình thể thao đa năng gồm cả các hoạt động điền kinh, trong đó có sử dụng giày chạy điền kinh có đinh nhọn, thì mặt sân bằng vật liệu tổng hợp phải thỏa mãn những yêu cầu tại Bảng 1, 1.2.5 - Khả năng chịu đầu nhọn.

4.4  Phải chuẩn bị các mẫu thử ướt theo quy trình chi tiết tại Phụ lục B.

4.5  Phép đo độ hấp thụ lực va đập và độ biến dạng theo phương thẳng đứng phải được tiến hành tại ba vị trí, mỗi vị trí cách nhau 100 mm và tính toán kết quả trung bình.

4.6  Phải đo khả năng chống trượt tối thiểu tại hai hướng vuông góc với nhau.


Bảng 1 - Yêu cầu đối với phép thử mặt sân bằng vật liệu tổng hợp tại công trình thể thao sử dụng cho môn điền kinh trong phòng thử nghiệm

 

 

Đặc tính

Phương pháp thử

Điều kiện thử

Yêu cu

1.1

Tính năng thể thao

1.1.1

Độ ma sát

EN 13036-4 (cao su CEN)

(23 ± 2) °C

Khô

80 đến 110

Ướt

55 đến 110

1.1.2

Độ hấp thụ lực va đập

EN 14808

(10 ± 2) °C

(23 ± 2) °C

(40 ± 2) °C

Khô

Giảm lực

Phân loại

Sau khi lão hóa tăng tốc bằng cách cho tiếp xúc với không khí nóng theo EN 13817, lập tức ngâm vào nước nóng theo EN 13744. Độ hấp thụ lực va đập được đo trong khoảng từ 24 h đến 36 h sau khi lấy ra khỏi nước nóng, đo ở nhiệt độ phòng thử nghiệm (23 ± 2) °C

25 % đến 34 %

SA 25 đến 34

35 % đến 50 %

SA 35 đến 50

Tính năng của mặt sân phải được phân loại bằng kết quả thu được thấp nhất trong điều kiện thử bất kỳ.

1.1.3

Độ biến dạng theo phương thẳng đứng

EN 14809

(10 ± 2) °C

(23 ± 2) °C

(40 ± 2) °C

Khô

3 mm

1.2

Đặc điểm vật liệu

1.2.1

Tốc độ thấm nước

TCVN 13512
(BS EN 12616)

(23 ± 2) °C

-

150 mm

1.2.2

Độ bền mài mòn

TCVN 10045-1 (ISO 5470-1) sử dụng các đĩa mài H18 và một tải (1 ± 0,001) kg ở mức 60 hz/min

(23 ± 2) °C

Chưa lão hóa

Thất thoát khối lượng trong khoảng từ 500 đến 1 500 chu kỳ phải nhỏ hơn 4,0 g.

Sau khi tiến hành phong hóa nhân tạo theo EN 14836.

1.2.3

Độ đổi màu

TCVN 5466 (ISO 20105-A02)

Sau khi tiến hành phong hóa nhân tạo theo EN 14836.

Sự thay đổi màu không được nhỏ hơn thang màu xám 3.

1.2.4

Độ kéo

TCVN 13511 (BS EN 12230)

Chưa lão hóa

Độ bền kéo

0,4 MPa

Sau khi lão hóa tăng tốc bằng cách cho tiếp xúc với không khí nóng theo EN 13817, lập tức ngâm vào nước nóng theo EN 13744. Độ bền kéo tối đa sẽ được đo trong khoảng từ 24 h và 36 h sau khi lấy ra khỏi nước nóng, đo ở nhiệt độ phòng thử nghiệm (23 ± 2) °C

Độ giãn dài đứt

40 %

1.2.5

Khả năng chịu đầu nhọn

EN 14810

Theo độ mài mòn mũi nhọn

Sự thay đổi độ kéo và độ giãn dài khi đứt được so sánh với một mẫu mới, khi tiến hành thử theo tiêu chuẩn TCVN 13511 (BS EN 12230), độ khác biệt so với các giá trị khi chưa bị lão hóa không được nhiều hơn 20 % và không được nhỏ hơn các giá trị chi tiết tại 1.2.4.

Sau khi lão hóa tăng tốc bằng cách cho tiếp xúc với không khí nóng theo EN 13817, lập tức ngâm vào nước nóng theo EN 13744

1.2.6

Độ dày tuyệt đối

EN 1969

(Phương pháp A)

(23 ± 2) °C.

10 mm

Bảng 2 - Yêu cầu đối với phép thử mặt sân bằng vật liệu tổng hợp tại công trình thể thao sử dụng cho môn quần vợt trong phòng thử nghiệm

 

Đặc tính

Phương pháp thử

Điều kiện thử

Yêu cầu

2.1

Tính năng thể thao

2.1.1

Độ ma sát

EN 13036-4 (cao su CEN)

(23 ± 2) °C.

Khô

80 đến 110

Ướt

55 đến 110

2.1.2

Độ hấp thụ lực va đập

EN 14808

(23 ± 2) °C.

Khô

Giảm lực

Phân loại

Sau khi lão hóa tăng tốc bằng cách cho tiếp xúc với không khí nóng theo EN 13817, lập tức ngâm vào nước nóng theo EN 13744. Độ bền kéo tối đa được đo trong khoảng từ 24 h đến 36 h sau khi lấy ra khỏi nước nóng, đo ở nhiệt độ phòng thử nghiệm (23 ± 2) °C

11 % đến 19 %

SA 11 đến 19

20 % đến 30 %

SA 20 đến 30

> 31 %

SA 31 +

Tính năng của mặt sân phải được phân loại bằng kết quả thu được thấp nhất trong điều kiện thử bất kỳ.

2.1.3

Độ biến dạng theo phương thẳng đứng

EN 14809

(23 ± 2)°C

Khô

3 mm

2.1.4

Độ nảy lại của bóng theo phương thẳng đứng

EN 12235 áp dụng cho bóng quần vợt

(23 ± 2) °C

Khô

85%( 1,19 m)

2.1.5

Tốc độ nảy của bóng không theo phương thẳng đứng

EN 13865

(23 ± 2) °C

Khô

Hệ số nảy của bóng quần vợt

Phân loại

≤ 29

Chậm

30 đến 34

Chậm vừa

35 đến 40

Va

41 đến 45

Nhanh vừa

> 45

Nhanh

2.2

Đặc điểm vật liệu

2.2.1

Tốc độ thấm nước

TCVN 13512 (BS EN 12616)

(23 ± 2) °C

-

150 mm/h

2.2.2

Khả năng chịu mài mòn

TCVN 10045-1 (ISO 5470-1) sử dụng các đĩa mài H18 và một tải (1 ± 0,001) kg ở mức 60 hz/min

(23 ± 2) °C

Chưa lão hóa ở nhiệt độ (23 ± 2) °C

Thất thoát khối lượng trong khoảng từ 500 đến 1 500 chu kỳ phải nhỏ hơn 4.0 g.

Sau khi tiến hành phong hóa nhãn tạo theo EN 14836.

2.2.3

Độ đi màu

TCVN 5466 (ISO 20105-A02)

Sau khi tiến hành phong hóa nhãn tạo theo EN 14836.

Độ bền màu không được nhỏ hơn thang màu xám 3.

2.2.4

Độ bền kéo

TCVN 13511 (BS EN 12230)

Chưa được phân loại tại nhiệt độ (23 ± 2) °C

Độ kéo

0,4 MPa

Sau khi lão hóa tăng tốc bằng cách cho tiếp xúc với không khí nóng theo EN 13817, lập tức ngâm vào nước nóng theo EN 13744. Độ kéo sẽ được đo trong khoảng từ 24 h đến 36 h sau khi lấy ra khỏi nước nóng, thử nghiệm thực hiện ở nhiệt độ phòng thử nghiệm (23 ± 2) °C

Độ giãn dài khi đứt

40 %

2.2.5

Độ dày tuyệt đối

EN 1969

(Phương pháp A)

(23 ± 2) °C.

7 mm

Bảng 3 - Mặt sân bằng vật liệu tổng hợp với mục đích sử dụng cho công trình thể thao đa năng

 

Đặc tính

Phương pháp thử

Điều kiện thử

Yêu cầu

3.1

Tính năng thể thao

3.1.1

Độ ma sát

EN 13036-4 (cao su CEN)

(23 ± 2) °C.

Khô

80 đến 110

Ướt

55 đến 110

3.1.2

Độ hấp thụ lực va đập

EN 14808

(23 ± 2) °C.

Khô

Giảm lực

Phân loại

Sau khi lão hóa tăng tốc bằng cách cho tiếp xúc với không khí nóng theo EN 13817, lập tức ngâm vào nước nóng theo EN 13744. Độ hấp thụ lực va đập sẽ được đo trong khoảng từ 24 h đến 36 h sau khi lấy ra khỏi nước nóng, thử nghiệm thực hiện ở nhiệt độ phòng thử nghiệm (23 ± 2) °C

25 % đến 34 %

SA 25 đến 34

35 % đến 44 %

SA 35 đến 44

47 % đến 70 %

SA 45 đến 70

Tính năng của mặt phẳng phải được phân loại bởi kết quả thu được thấp nhất trong điều kiện thử bất kỳ.

3.1.3

Độ biến dạng theo phương thẳng đứng

EN 14809

(23 ± 2) °C

Khô

6 mm

3.1.4

Độ nảy lại của bóng theo phương thẳng đứng

EN 12235 áp dụng cho bóng quần vợt

(23 ± 2) °C

Khô

85 % ( 0,89 m)

3.2

Đặc điểm vật liệu

3.2.1

Tốc độ thm nước

TCVN 13512 (BS EN 12616)

(23 ± 2) °C

-

150 mm/h

3.2.2

Khả năng chịu mài mòn

TCVN 10045-1 (ISO 5470-1) sử dụng các đĩa mài H18 và một tải (1 ±0,001) kg ở mức 60 hz/min

(23 ± 2) °C

Chưa lão hóa

Thất thoát khối lượng trong khoảng từ 500 đến 1 500 chu kỳ phải nhỏ hơn 4,0 g.

Sau khi tiến hành phong hóa nhân tạo theo EN 14836.

3.2.3

Độ đổi màu

TCVN 5466 (ISO 20105-A02)

Sau khi tiến hành phong hóa nhân tạo theo EN 14836.

Độ bền màu không được nhỏ hơn thang màu xám 3.

3.2.4

Độ bền kéo

TCVN 13511 (BS EN 12230)

Chưa được phân loại tại nhiệt độ (23 ± 2) °C

Độ bền kéo

≥ 0,4 MPa

Sau khi lão hóa tăng tốc bằng cách cho tiếp xúc với không khí nóng theo EN 13817, lập tức ngâm vào nước nóng theo EN 13744. Độ kéo sẽ được đo trong khoảng từ 24 h đến 36 h sau khi lấy ra khỏi nước nóng, thử nghiệm thực hiện ở nhiệt độ phòng thử nghiệm (23 ± 2) °C

Độ giãn dài khi đứt

40 %

3.2.5

Độ dày tuyệt đối

EN 1969

(Phương pháp A)

(23 ± 2) °C.

7 mm


4.7  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm những thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) tên hoặc mã sản phẩm của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp;

c) mô tả đầy đủ mặt sân được thử nghiệm, cùng với các lớp chịu lực, và vật liệu chèn được sử dụng;

d) kết quả các lần thử nghiệm tương ứng với loại mặt sân được thử nghiệm; và

e) công nhận tuân thủ hoặc lỗi (không tuân thủ) đối với từng đặc điểm được đánh giá;

f) chi tiết về các tính chất không đo lường được, có thể áp dụng cho loại mặt sân được thử nghiệm.

5  Phép thử về công trình

5.1  Yêu cầu chung

Sau khi lắp đặt, mặt sân thể thao bằng vật liệu tổng hợp phải thỏa mãn các yêu cầu tại 5.2, 5.3 hoặc 5.4, cũng như phù hợp với các ứng dụng thể thao dự kiến.

Các khu vực thử nghiệm ướt phải được chuẩn bị theo quy trình chi tiết theo yêu cầu tại Phụ lục B.

Tính năng của mặt sân bằng vật liệu tổng hợp sẽ thay đổi khi mặt sân được sử dụng và lão hóa do tác động của thời tiết v.v... Mức độ thay đổi cho phép trong suốt vòng đời của mặt sân thể thao bằng vật liệu tổng hợp phải có sự thống nhất giữa nhà sản xuất/nhà cung cấp bề mặt sân và người chủ/người vận hành khu thể thao. Nếu không có thỏa thuận chi tiết, có thể giả định các yêu cầu về tính năng của tiêu chuẩn này tiếp tục áp dụng.

5.2  Sân điền kinh

Khi thử nghiệm trong dải nhiệt độ từ 10 °C đến 40 °C, sử dụng các phương pháp chi tiết dưới đây, công trình sử dụng cho môn điền kinh phải thỏa mãn các yêu cầu tính năng tại Bảng 4.

Bảng 4 - Yêu cầu tính năng đối với công trình sử dụng cho môn điền kinh

Đặc tính

Phương pháp thử

Dải xác định

Độ dày

EN 1969

≥ 10mm a,b

Độ hấp thụ lực va đập

EN 14808

SA 25 đến 34

SA 35 đến 50

Phù hợp với các bề mặt được lựa chọn

Tất cả các vị trí thử nghiệm phải nằm trong phạm vi sai số trung bình về lực là ± 5 % tính từ mọi vị trí thử nghiệm.

Độ biến dạng theo phương thẳng đứng

EN 14809

3 mm

Độ kháng trượt

EN 13036-4

(cao su CEN)

Bề mặt khô

80 đến 110

Bề mặt ướt

55 đến 110

Tất cả các vị trí thử nghiệm phải nằm trong phạm vi sai số trung bình về lực là ± 5 % tính từ mọi vị trí thử nghiệm.

Độ đồng đều của bề mặt sân

EN 13036-7

thước rà thẳng 4 m

Yêu cầu mục tiêu

≤ 6mm

Kích thước tối đa của độ lệch được phép

8 mm

Kích thước tối đa của độ lệch được phép > 6 mm ≤ 8 mm

4

 

 

thước rà thẳng 0,3 m

Yêu cầu

≤ 2 mm

Kích thước tối đa của độ lệch được phép

0

Kích thước tối đa của độ lệch được phép

0

a Độ dày tuyệt đối của mặt sân được lắp đặt không chênh lệch quá 3 mm so với độ dày đã thông qua khi tiến hành thử nghiệm.

b Khu vực chạy đà cho môn nhảy xa/nhảy ba bước, nhảy sào, ném lao, khu vực giậm nhảy của môn nhảy cao, khu vực tiếp đất của môn nhảy cầu cần tăng thêm độ dày hoặc gia cố cấu trúc.

Phải tiến hành ít nhất một phép đo cho mỗi 500 m2 mặt sân tổng hợp ở độ dày thông thường, với tối thiểu mười hai (12) phép đo trên công trình thể thao. Các vị trí thử phải như sau:

1) tùy vào lựa chọn của phòng thử nghiệm ở đường chạy bất kỳ xung quanh bán kính đầu tiên;

2) ở tâm của đường chạy 2 tại điểm đánh dấu 130 m trên đường chạy thẳng;

3) ở tâm của đường chạy 5 tại điểm đánh dấu 160 m trên đường chạy thẳng;

4) tại vị trí có độ dày thấp nhất trên đường chạy thẳng;

5) tùy vào lựa chọn của phòng thử nghiệm ở đường chạy bất kỳ xung quanh bán kính cuối cùng;

6) ở tâm của đường chạy 1 tại điểm đánh dấu 320 m trên đường chạy thẳng chính;

7) ở tâm của đường chạy 4 tại điểm đánh dấu 350 m trên đường chạy thẳng chính;

8) ở tâm của đường chạy bên ngoài tại điểm đánh dấu 390 m trên đường chạy thẳng chính;

9) tại vị trí có độ dày nhỏ nhất trên đường chạy thẳng chính;

10) tùy vào lựa chọn của phòng thử nghiệm tại vị trí bất kỳ (trừ điểm giậm nhảy của môn nhảy cao) qua khu vực bán nguyệt; tại nơi có hai khu vực bán nguyệt, thử nghiệm phải được tiến hành riêng tại từng khu vực;

11) tùy vào lựa chọn của phòng thử nghiệm tại vị trí bất kỳ (trừ những khu vực đã gia cố) trên từng rãnh chạy (nhảy xa/ nhảy ba bước, nhảy sào, ném lao) và trên đường chạy vượt rào.

5.3  Sân quần vợt

Khi thử nghiệm trong dải nhiệt độ từ 10 °C đến 40 °C áp dụng các phương pháp chi tiết sau đây, công trình thể thao dùng cho môn quần vợt phải thỏa mãn những yêu cầu tính năng tại Bảng 5.

Bảng 5 - Yêu cầu tính năng đối với công trình sử dụng cho môn quần vợt

Đặc tính

Phương pháp thử

Dải xác định

Độ dày

EN 1969

≥ 7 mma

Độ hấp thụ lực va đập

EN 14809

SA 25 đến 34

SA 35 đến 50

SA ≥ 31+

Phù hợp với các mặt sân được chọn

Tất cả các vị trí thử nghiệm phải nằm trong phạm vi sai số trung bình về lực là ± 5 % tính từ mọi vị trí thử nghiệm.

Độ biến dạng theo phương thẳng đứng

EN 14809

≤ 3 mm

Độ kháng trượt

EN 13036-4 (cao su CEN)

Khô

80 đến 110

Ướt

55 đến 110

Tất cả các vị trí thử nghiệm phải nằm trong phạm vi sai số trung bình về lực là ± 5 % tính từ mọi vị trí thử nghiệm.

Độ nảy lại của bóng quần vợt theo phương thẳng đứng

EN 12235

≥ 85 % (≥ 1,19 m)

Tốc độ nảy của bóng không theo phương thẳng đứng (mặt sân khô)

EN 13865

Chậm ≤ 29

Chậm vừa 30 đến 40

Trung bình 35 đến 39

Nhanh vừa 40 đến 44

Nhanh ≥ 45

Phù hợp với các mặt sân được chọn

Tất cả các vị trí thử nghiệm phải nằm trong phạm vi sai số trung bình về lực là ± 5 % tính từ mọi vị trí thử nghiệm.

Độ đồng đều của mặt sân

EN 13036-7

3 m thước rà thẳng

Yêu cầu mục tiêu

6 mm

Kích thước tối đa của độ lệch được phép

8 mm

Kích thước tối đa của độ lệch được phép > 6 mm ≤ 8 mm

4

0,3 m thước rà thẳng

Yêu cầu

≤ 2 mm

Kích thước tối đa của độ lệch cho phép

0

Kích thước tối đa của độ lệch cho phép

0

a Độ dày tuyệt đối của mặt sân được lắp đặt không nên chênh lệch quá 3 mm so với độ dày đã thông qua khi tiến hành thử nghiệm.

Sân quần vợt cần được kiểm tra ở các vị trí trình bày tại Hình 1. Góc bóng và độ nảy của bóng theo phương thẳng đứng không được đo tại vị trí 4. Nếu một cụm các sân đa năng được tiến hành đánh giá, thì thường không cần thiết phải đánh giá từng sân. Chỉ cần đánh giá điển hình 1 trong số 3 sân, sân đó sẽ được lựa chọn dựa trên thỏa thuận giữa tất cả các bên liên quan.

Hình 1 - Các vị trí thử nghiệm sân quần vợt

5.4  Sân thể thao đa năng

Khi thử nghiệm trong dải nhiệt độ từ 10 °C đến 40 °C áp dụng các phương pháp chi tiết sau đây, công trình thể thao đa năng phải đáp ứng các yêu cầu tính năng tại Bảng 6.

Bảng 6 - Yêu cầu tính năng đối với công trình thể thao đa năng

Đặc tính

Phương pháp thử

Dải xác định

Độ dày

EN 1969

≥ 7 mma

Độ hấp thụ lực va đập

EN 14808

SA 25 đến 34

SA 35 đến 44

SA 45 đến 70

Phù hợp với các mặt sân được chọn

Tất cả các vị trí thử nghiệm phải nằm trong phạm vi sai số trung bình về lực là ± 5 % tính từ mọi vị trí thử nghiệm.

Độ biến dạng theo phương thẳng đứng

EN 14809

≤ 6 mm

Độ kháng trượt

EN 13036-4 (cao su CEN)

Khô

80 đến 110

Ướt

55 đến 110

Tất cả các vị trí thử nghiệm phải nằm trong phạm vi sai số trung bình về lực là ± 5 % tính từ mọi vị trí thử nghiệm.

Độ nảy lại của bóng rổ theo phương thẳng đứng

EN 12235

≥ 85 % (≥ 0,89 m)

Độ đồng đều của mặt sân

EN 13036-4 (cao su CEN)

3 m thước rà thẳng

Yêu cầu mục tiêu

≤ 6 mm

Kích thước tối đa của độ lệch được phép

8 mm

Kích thước tối đa của độ lệch được phép > 6 mm ≤ 8 mm

4

0,3 m thước rà thẳng

Yêu cầu

≤ 2 mm

Kích thước tối đa của độ lệch được phép

0

Kích thước tối đa của độ lệch được phép

0

a Độ dày tuyệt đối của mặt sân được lắp đặt không nên chênh lệch quá 3 mm so với độ dày đã thông qua khi tiến hành thử nghiệm.

Thực hiện ít nhất 5 phép đo trên mỗi 1 000 m2 mặt sân bằng vật liệu tổng hợp. Các vị trí thử nghiệm phải được lựa chọn để đại diện cho các khu vực được sử dụng nhiều, trung bình và ít sử dụng.

5.5  Báo cáo thử nghiệm

Báo cáo thử nghiệm phải gồm những thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) tên hoặc mã sản phẩm của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp;

c) mô tả đầy đủ mặt sân được thử nghiệm;

d) tên và địa điểm của cơ sở đã kiểm tra;

e) điều kiện mặt sân (khô hay ướt), nhiệt độ tối đa và tối thiểu và môi trường xung quanh ở thời điểm tiến hành thử nghiệm;

f) ngày lắp đặt;

g) kết quả của các thử nghiệm tương ứng với dạng mặt sân được thử nghiệm;

h) tuyên bố tuân thủ hoặc không đạt/không tuân thủ/bị lỗi đối với mỗi đặc tính được đo;

i) chi tiết của các đặc tính bất kỳ không được đo, có thể áp dụng cho dạng mặt sân được thử nghiệm.

 


Phụ lục A

(tham khảo)

Ví dụ về mặt sân và các sân áp dụng

Bảng A.1 - Ví dụ về mặt sân và các sân áp dụng

 

Cấu trúc làm từ vật liệu thấm nước

Cấu trúc làm từ vật liệu không thấm nước

A

B

C

D

E

F

G

Thiết kế

Hình A.1

Hình A.2

Hình A.3

Hình A.4

Hình A.5

Hình A.6

Hình A.7

Định danh

Mặt sân tráng phủ vải

Mặt sân tráng phủ xốp

Mặt sân một lớp xốp

Mặt sân tráng phủ đúc

Mặt sân đúc nhiều lớp (mặt sân tổng hợp liền khối)

Mặt sân đúc (mặt sân tổng hợp liền khối)

Các tấm đúc tại chỗ, lưu hóa cán tráng

Mặt sân

Kết cấu dạng hạt

Các hạt dát mỏng

Các hạt được rải vào trong với các đầu/dinh có thể nhìn thấy được

Kết cấu vân ni

Lp trên cùng (có màu sắc)

Hạt cao su và chất đàn hồi, được phun

Hạt cao su và chất đàn hồi, được xoa/chát tại chỗ hoặc đã đúc tại chỗ

Cán phẳng/đúc hạt đàn hồi và rải hạt cao su

Các tấm cùng được lưu hóa, các lớp riêng biệt của hợp chất cao su

Lớp nền

Hạt/sợi cao su và chất đàn hồi, được đúc/đổ ra tại chỗ hoặc đã đúc tại chỗ

-

Hạt/sợi cao su và chất đàn hồi, được đúc/đ ra tại chỗ hoặc đã đúc tại chỗ

Hạt cao su và chất đàn hồi, đúc

-

Lớp trên cùng

Các khu vực ứng dụng điển hình

Đường chạy điền kinh và đường chạy đà, các môn thể thao đa năng

Các khu vực dành cho nhiều mục đích sử dụng, sân quần vợt và đường chạy, đường chạy đà (các món thể thao trong trường học và các công trình liên hợp thể thao)

Các môn thể thao đa năng

Đường chạy điền kinh, đường chạy đà

Đường chạy điền kinh, đường chạy đà, sân quần vợt

 


Phụ lục B

(quy định)

Chuẩn bị mẫu thử ướt

Cần chuẩn bị các mẫu thử ướt bằng cách áp dụng cùng một thể tích nước làm ướt hoàn toàn mẫu thử (nếu chưa chắc chắn, thì cần cân bằng với khối lượng mẫu thử nghiệm). Sau khi làm ướt, mẫu thử phải được để ráo nước trong 15 min và tiến hành thử nghiệm ngay sau đó.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] TCVN 13514-1 (EN 15330-1), Mặt sân thể thao - Mặt cỏ nhân tạo và dạng thảm có lỗ dùng cho các môn thể thao ngoài trời - Phần 1: Các yêu cầu đối với mặt sân cỏ nhân tạo dùng cho bóng đá, khúc côn cầu, tập luyện bóng bầu dục, quần vợt và thể thao đa năng

[2] TCVN ISO/IEC 17025, Yêu cầu chung về năng lực của các phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn

 

Mục lục

Lời nói đầu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Yêu cầu đối với phép thử trong phòng thử nghiệm

5  Phép thử về công trình

5.1  Yêu cầu chung

5.2  Sân điền kinh

5.3  Sân quần vợt

5.4  Sân thể thao đa năng

5.5  Báo cáo thử nghiệm

Phụ lục B_(quy định)_Chuẩn bị mẫu thử ướt

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi