Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12091-1:2018 EN 16228-1:2014 Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 12091-1:2018

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12091-1:2018 EN 16228-1:2014 Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung
Số hiệu:TCVN 12091-1:2018Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng
Năm ban hành:2018Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12091-1:2018

EN 16228-1:2014

THIẾT BỊ KHOAN VÀ GIA CỐ NỀN MÓNG - AN TOÀN - PHẰN 1: YÊU CẦU CHUNG

Drilling and foundation equipment - Safety- Part 1: Common requirements

 

Lời nói đầu

TCVN 12091-1:2018 hoàn toàn tương đương EN 16228-1:2014.

TCVN 12091-1:2018 do Trường Đại học Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 12091 “Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn” bao gồm các phần sau:

TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), Phần 1: Yêu cầu chung

TCVN 12091-2:2018 (EN 16228-2:2014), Phần 2: Máy khoan tự hành dùng trong xây dựng, địa kỹ thuật và khai thác mỏ

TCVN 12091-3:2018 (EN 16228-3:2014), Phần 3: Thiết bị khoan ngang có định hướng (HDD)

TCVN 12091-4:2018 (EN 16228-4:2014), Phần 4: Thiết bị gia cố nền móng

TCVN 12091-5:2018 (EN 16228-5:2014), Phn 5: Thiết bị thi công tường trong đất

TCVN 12091-6:2018 (EN 16228-6:2014), Phần 6: Thiết bị dùng trong khoan phụt

TCVN 12091-7:2018 (EN 16228-7:2014), Phần 7: Thiết bị bổ sung có thể hoán đổi được

Phần 1 của bộ tiêu chuẩn này gồm các yêu cầu chung cho tất cả các loại thiết bị khoan và gia cố nền móng. Các phần tiếp theo của bộ tiêu chuẩn bao gồm các yêu cầu bổ sung cho các máy cụ thể. Các yêu cầu này có thể bổ sung hoặc sửa đổi các yêu cầu của Phần 1. Sự tuân thủ các điều khoản trong Phần 1 cùng với các điều khoản của một phần tiếp theo của bộ tiêu chuẩn quy định các yêu cầu cho một máy cụ thể sẽ đảm bảo cho một sự phù hợp với các yêu cầu cần thiết về sức khỏe và an toàn của các Quy định có liên quan.

Khi có loại máy không được quy định trong một phần tiếp theo của bộ tiêu chuẩn này thì Phần 1 của bộ tiêu chuẩn có thể giúp thiết lập các yêu cầu cho loại máy đó nhưng sẽ không đảm bảo cho một sự phù hợp với các yêu cầu cần thiết về sức khỏe và an toàn của các Quy định có liên quan.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn loại/nhóm C như quy định trong ISO 12100:2010.

Các máy có liên quan và các mối nguy hiểm, các tình huống nguy hiểm, các trường hợp nguy hiểm được quy định trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.

Khi các điều khoản của tiêu chuẩn loại/nhóm C này khác với các điều khoản trong các tiêu chuẩn loại/nhóm A hoặc loại/nhóm B thì các điều khoản của tiêu chuẩn loại/nhóm C phải được ưu tiên hơn các điều khoản của các tiêu chuẩn khác. Máy phải được thiết kế và chế tạo theo các điều khoản của tiêu chuẩn loại/nhóm C này.

 

THIẾT BỊ KHOAN VÀ GIA CỐ NỀN MÓNG - AN TOÀN - PHẦN 1: YÊU CẦU CHUNG

Drilling and foundation equipment- Safety- Part 1: Common requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn chung cho các thiết bị khoan và gia cố nền móng.

Tiêu chuẩn này đề cập đến các mối nguy hiểm đáng kể đối với các thiết bị khoan và gia cố nền móng (xem Phụ lục A), khi chúng được sử dụng đúng mục đích thiết kế và cả khi sử dụng sai mục đích thiết kế nhưng nằm trong dự tính của nhà sản xuất trong toàn bộ tuổi thọ làm việc của máy (vận chuyển, lắp đặt, tháo dỡ, thiết bị trong trạng thái làm việc hoặc không làm việc, bảo dưỡng, di chuyển trên công trường, bảo quản, dừng hoạt động và vệ sinh máy).

CHÚ THÍCH 1: Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung cho hai hoặc nhiều nhóm thiết bị khoan và gia cố nền móng.

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu an toàn cho tất cả các loại thiết bị khoan và gia cố nền móng được sử dụng kết hợp với một trong các phần từ Phần 2 đến Phần 7 của bộ tiêu chuẩn này. Các phần tiêu chuẩn quy định cho từng thiết bị riêng biệt không lặp lại các yêu cầu của Phần 1 nhưng thay thế hoặc bổ sung các yêu cầu cho loại thiết bị khoan và gia cố nền móng được đề cập đến.

Đối với thiết bị đa chức năng, các phần của bộ tiêu chuẩn này được áp dụng tương ứng cho các chức năng và các ứng dụng riêng biệt đó, nếu, ví dụ một máy khoan được sử dụng như một máy đóng cọc thì áp dụng các yêu cầu có liên quan của các TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014), TCVN 12091- 2:2018 (EN 16228-2:2014) và TCVN 12091-4:2018 (EN 16228-4:2014).

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các loại máy sau:

- máy thi công hầm, máy khoan hầm không dùng khiên đào và máy khoan có mũi khoan bi dùng cho khoan đá theo EN 16191;

- máy khoan theo phương đứng từ dưới lên;

- máy khoan dùng trong ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt.

CHÚ THÍCH 2: Các yêu cầu khi sử dụng thiết bị ngoài biển không được đề cập trong tiêu chuẩn này.

Nếu như một thiết bị khoan hoặc thiết bị gia cố nền móng có một cấu hình nhất định mà việc phân biệt chúng không rõ ràng được lắp trên một máy cơ sở là máy đào và chuyển đất, máy nông nghiệp hoặc cần trục thì toàn bộ thiết bị đó phải tuân theo các yêu cầu đối với thiết bị khoan và gia cố nền móng được quy định trong tiêu chuẩn này.

Thiết bị khoan và gia cố nền móng nằm trong phạm vi áp dụng của bộ TCVN 12091 (EN 16228), Phần 1 đến Phần 6 có thể bao gồm thiết bị bổ sung có thể hoán đổi được nằm trong phạm vi áp dụng của TCVN 12091-7:2018 (EN 16228-7:2014). Những thiết bị bổ sung này là một phần tích hợp của máy hoặc là một thiết bị cố định có khả năng hoán đổi.

Nếu như máy khoan và gia cố nền móng được sử dụng trong môi trường có khả năng cháy nổ, phải đáp ứng các yêu cầu bổ sung mà trong tiêu chuẩn này chưa đề cập đến.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố, chỉ áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố, áp dụng phiên bản công bố mới nhất, bao gồm cả các bổ sung và sửa đổi (nếu có).

TCVN 6719:2008 (ISO 13850:2006), An toàn máy- Dừng khẩn cp - Nguyên tắc thiết kế

TCVN 7300:2003 (ISO 14118:2000), An toàn máy- Ngăn chặn khởi động bất ngờ

TCVN 7387-4:2011 (ISO 14122-4:2004), An toàn máy- Phương tiện thông dụng để tiếp cận máy- Phần 4: Thang cố định

TCVN 9059:2011 (ISO 14120:2002), An toàn máy - Bộ phận che chắn - Yêu cầu chung về thiết kế và kết cấu của bộ phận che chắn cố định và di động

TCVN 9329:2012 (ISO 10567-2007), Máy làm đất- Máy đào thủy lực - Sức nâng

TCVN 10211:2013 (ISO 3795:1989), Phương tiện giao thông đường bộ, máy kéo và máy nông lâm nghiệp - Xác định đặc tính cháy của vật liệu nội thất

TCVN 10837:2015 (ISO 4309:2010), Cần trục - Dây cáp - Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ

ISO 2860:1992, Earth-moving machinery - Minimum access dimensions (Máy đào và chuyển đất - Kích thước tối thiểu của lối vào)

ISO 2867:2011, Earth-moving machinery - Access systems (Máy đào và chuyển đất - Hệ thống lối vào)

ISO 3411:2007, Earth-moving machinery - Physical dimensions of operator and minimum operator space envelope (Máy đào và chuyển đất - Kích thước cơ thể của người điều khiển và hình bao khoảng không gian hoạt động tối thiểu)

ISO 3449:2005, Earth-moving machinery - Falling-object protective strucures - Laboratory tests and Performance requirements (Máy đào và chuyển đất - Kết cấu bảo vệ phòng vật rơi - Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và các yêu cầu đặc tính)

ISO 3450:2011, Earth-moving machinery - Wheeled or high-speed rubber-tracked machines - Performance requirement and test procedures for brake systems (Máy đào và chuyển đất - Máy kéo bánh lốp hoặc bánh xích cao su tốc độ cao - Yêu cầu đặc tính và quy trình thử nghiệm hệ thống phanh)

ISO 3457:2003, Earth-moving machinery - Guards - Definitions and requirements (Máy đào và chuyển đất - Bộ phận che chắn - Định nghĩa và yêu cầu)

ISO 3744:2010, Acoustics - Determination of sound power levels and sound energy levels of noise sources using sound pressure - Engineering methods for an essentially free field over a reflecting plane (Âm học - Xác định mức công suất âm của nguồn phát ồn bằng áp suất âm - Phương pháp kỹ thuật cho trường âm tự do cơ bản trên mặt phẳng phản xạ)

ISO 3747:20101), Acoustics - Determination of sound power levels and sound energy levels of noise sources using sound pressure - Engineering/survery methods for use in situ in a reverberant environment (Âm học - Xác định mức công suất âm và mức năng lượng âm của nguồn tiếng ồn từ việc đo áp suất âm - Phương pháp kỹ thuật khảo sát sử dụng trong môi trường âm dội lại)

ISO 4413:2010, Hydraulic fluid power - General rules and safety requirements for systems and their components (Bộ nguồn thủy lực - Quy định chung và yêu cầu an toàn cho hệ thống và các phần từ của chúng)

ISO 4414:2010, Pneumatic fluid power - General rules and safety requirements for systems and their components (Bộ nguồn khí nén - Quy định chung và các yêu cầu an toàn cho các hệ thống và các phần t của nó)

ISO 4871:1996, Acoustics - Declaration and verification of noise emission values of machinery and equipment (Âm học - Công bố và xác minh giá trị tiếng ồn phát ra từ máy và thiết bị)

ISO 6682:1986/Amd 1:1989, Earth-moving machinery - Zones of comfort and reach for controls (Máy đào và chuyển đất - Khu vực tiện nghi và khu vực hoạt động cho điều khiển)

ISO 7731:2003, Ergonomics - Danger signals for public and work areas - Auditory danger signals (Ecgônômi - Tín hiệu cnh báo nguy hiểm ở nơi công cộng và nơi làm việc - Tín hiệu cảnh báo nguy hiểm bằng âm thanh)

ISO 7096:2000, Earth-moving machinery - Laboratory evaluation of operator seat vibration (Máy đào và chuyển đất - Phương pháp phòng thí nghiệm để xác định rung chỗ ngồi người điều khiển)

ISO 9614-2:1996, Acoustics - Determination of sound power levels of noise sources using sound intensity - Part 2: Measurement by scanning (Âm học - Xác định mức công suất âm của nguồn tiếng ồn từ việc đo cường độ âm - Phần 2: Phương pháp đo bằng quét liên tục)

ISO 11201:2010, Acoustics - Noise emitted by machinery and equipment - Determination of emission sound pressure levels at a work station and at other specified positions in an essentially free field over a reflecting plane with negligible environmental corrections (Âm học - Tiếng ồn phát thải từ máy móc và thiết bị - Xác định mức áp suất âm phát thải tại chỗ làm việc và các vị trí xác định khác - Phương pháp kỹ thuật cho trường âm tự do cơ bn trên mặt phẳng phản xạ)

ISO 11203:1995, Acoustics - Noise emitted by machinery and equipment - Determination of emission sound pressure levels at a work station and at other specified positions from the sound power level (Âm học - Tiếng ồn phát ra từ máy móc và thiết bị - Xác định mức áp suất âm phát ra từ chỗ làm việc và các vị trí xác định khác từ múc công suất âm)

ISO 12100:20102), Safety of machinery - General principles for design - Risk assessment and risk reduction (An toàn máy - Nguyên tắc thiết kế chung - Đánh giá rủi ro và giảm rủi ro)

ISO 13856-1:2013, Safety of machinery - Pressure-sensitive protective devices - Part 1: General principles for design and testing of pressure-sensitive mats and pressure-sensitive floors (An toàn máy - Thiết bị bảo vệ kiểu cảm biến áp lực - Phần 1: Nguyên tắc chung cho thiết kế và kiểm tra đệm cảm biến áp suất và sàn cảm biến áp suất)

ISO 13856-2:2013, Safety of machinery - Pressure-sensitive protective devices - Part 2: General principles for design and testing of pressure-sensitive edges and pressure-sensitive bars (An toàn máy - Thiết bị bảo vệ kiểu cảm biến áp lực - Phần 2: Nguyên tắc chung cho thiết kế và kiểm tra thước cảm biến áp suất và thanh cảm biến áp suất)

ISO 13856-3:2013, Safety of machinery - Pressure-sensitive protective devices - Part 3: General principles for design and testing of pressure-sensitive bumpers, plates, wires and similar devices (An toàn máy - Thiết bị bảo vệ kiểu cảm biến áp lực - Phần 3: Nguyên tắc chung cho thiết kế và kiểm tra bộ giảm xóc cảm biến áp suất, tấm cảm biến án suất, dây cảm biến áp suất và các thiết bị tương tự)

ISO 13732-1:2006, Ergonomics of the thermal environment - Methods for the assessment of human responses to contact with surfaces - Part 1: Hot surfaces (Ecgônômi của môi trường nhiệt - Phương pháp đánh giá phản ứng của con người khi tiếp xúc với bề mặt - Phần 1: Bề mặt nóng)

ISO 13857:2008, Safety of machinery - Safety distances to prevent hazard zones being reached by upper and lower limbs (An toàn máy - Khoảng cách an toàn để ngăn không cho chân và tay người chạm tới vùng nguy hiểm)

ISO 2631-1:1997/Amd 1:2010, Mechanical vibration and shock - Evaluation of human exposure to whole-body vibration - Part 1: General requirements (Va chạm và rung cơ khí - Đánh giá rủi ro cho người khi rung toàn thân - Phần 1: Yêu cầu chung)

ISO 4302:1981, Cranes - Wind load assessment (Cần trục - Xác định tải trọng gió)

ISO 5006:2006, Earth-moving machinery - Operator's field of view - Test method and performance criteria (Máy đào và chuyn đất - Tầm nhìn khu vực vận hành - Phương pháp kiểm tra và các chỉ tiêu đặc tính)

ISO 6405-1:2017, Earth-moving machinery - Symbols for operator controls and other displays - Part 1: Common symbols (Máy đào và vận chuyển đất - Biểu tượng trên các thiết bị điều khiển hoạt động và các thiết bị hiển thị khác - Phần 1: Các biểu tượng chung)

ISO 7000:2012, Graphical symbols for use on equipment - Registered symbols (Biểu tượng bằng đồ họa sử dụng trên thiết bị - Biểu tượng đã đăng ký)

ISO 9533:2010, Earth-moving machinery - Machine-mounted audible travel alarms and forward horns - Test methods and performance criteria (Máy đào và chuyển đất - Còi tín hiệu di chuyển và cảnh báo di chuyển bằng âm thanh trang bị trên máy - Phương pháp thử nghiệm và các chỉ tiêu đặc tính)

ISO 10256:2008, Earth-moving machinery - Crawler machines - Performance requirements and test procedures for braking systems (Máy đào và chuyển đất - Máy bánh xích - Các yêu cầu đặc tính và quy trình thử nghiệm hệ thống phanh)

ISO 10532:1995, Earth-moving machinery - Machine-mounted retrieval device - Performance requirements (Máy đào và chuyển đất - Thiết bị thu hồi lắp trên máy- Yêu cầu đặc tính)

ISO 10968:2004, Earth-moving machinery - Operator’s controls (Máy đào và chuyển đất - Bộ điều khiển hoạt động)

ISO 12117-2:2008, Earth-moving machinery - Laboratory tests and performance requirements for protective structures of excavators - Part 2: Roll-over protective structures (ROPS) for excavators of over 6t (Máy đào và chuyển đất - Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và các yêu cầu đặc tính của kết cấu bảo vệ máy đào đất - Phần 2: Kết cấu bảo vệ phòng lật (ROPS) cho máy đào có khối lượng lớn hơn 6 tấn)

ISO 12508:1994, Earth-moving machinery - Operator station and maintenance areas - Bluntness of edges (Máy đào và chuyển đất - Vị trí hoạt động và khu vực bảo dưỡng - Độ cùn của các cạnh mép)

ISO 13849-1:2006, Safety of machinery - Safety - related pads of control systems - Part 1: General principles for design (An toàn máy - Các bộ phận liên quan đến an toàn máy của hệ thống điều khiển - Phần 1: Nguyên tắc chung về thiết kế)

ISO 15817:2012, Earth-moving machinery - Safety requirements for remote operator control systems (Máy đào và chuyển đất - Yêu cầu an toàn cho hệ thống điều khiển hoạt động từ xa)

EN 474-1:2006/A4:2013, Earth-moving machinery - Safety - Part 1: General requirements (Máy đào và chuyển đất - An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung)

EN 474-5:2006/A4:2013, Earth-moving machinery-Safety-Part 5: Requirements for hydraulic excavators (Máy đào và chuyển đất - An toàn - Phần 5: Yêu cầu cho máy đào thủy lực)

EN 795:2012, Personal fall protection equipment - Anchor devices (Thiết bị bảo vệ cá nhân chống ngã từ trên cao - Dây đai an toàn)

EN 953:1997+A1/2009, Safety of machinery - Guards - General requirements for the design and construction of fixed and movable guards (An toàn máy - Bộ phận che chắn - Yêu cầu chung về thiết kế và kết cấu của bộ phận che chắn cố định và di động)

EN 1037:1995+A1:2008, Safety of machinery - Prevention of unexpected stad-up (An toàn máy - Ngăn chặn khởi động bất ngờ)

EN 13309:2010, Construction machinery - Electromagnetic compatibility of machines with internal power supply (Máy xây dựng - Sự tương tác điện từ của máy với nguồn cung cấp điện nội bộ)

EN 13411-6:2004/A1:2008, Terminations for steel wire ropes - Safety - Part 6: Asymmetric wedge socket (Cố định đầu cáp thép - An toàn - Phần 6: Khóa nêm không đối xứng)

EN 13411-7.2006/A1.2008, Terminations for steel wire ropes - Safety - Part 6: Symmetric wedge socket (Cố định đầu cáp thép - An toàn - Phần 7: Khóa nêm đối xứng)

EN 60204-1:2006/Cor 1:2010, Safety of machinery - Electrical equipment of machines - Part 1: General requirements (An toàn máy- Thiết bị điện trên máy-Phần 1: Yêu cầu chung)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong ISO 12100:2010 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1

Thiết bị khoan và gia cố nền móng (drilling and foundation equipment)

Tổ hợp máy, thiết bị có khả năng lắp lẫn và máy có trang bị thiết bị lắp lẫn được thiết kế cho một hoặc nhiều công dụng sau:

- tạo các lỗ trong nền đất và đá phục vụ trong xây dựng, thăm dò, tạo giếng nước, khảo sát đất nền, hoặc

- tạo ra, lắp đặt hoặc nhổ các cấu kiện gia cố nền móng theo phương đứng, làm tường chắn đất, tường trong đất, gia cố nền đất, hoặc

- tạo ra và lắp đặt các panel kế tiếp nhau cho tường chắn đất và tường chắn nước, hoặc

- lắp đặt các cấu kiện để gia cố nền như là hệ thống thoát nước hoặc hệ thống bơm phun, hoặc

- lắp đặt các cấu kiện để neo giữ đất hoặc đá

CHÚ THÍCH 1: Nếu thiết bị khoan và gia cố nền móng được sử dụng cho các mục đlch khác nhau thì nó có thể là một tập hợp từ nhiều máy và các bộ phận (xem phụ lục A và TCVN 12091 (EN 16228) từ Phần 2 đến Phần 7).

3.2

Thiết bị khoan (drill rig)

Máy dùng để khoan đất hoặc đá nhờ sử dụng phương pháp va đập hoặc phương pháp khoan xoay hoặc phương pháp khoan rung (hoặc một tổ hợp các phương pháp), ở đó có thể bao gồm cả việc sử dụng cần khoan bổ sung, ống khoan, ống vách hoặc mũi khoan xoay, thường được nối bằng ren để tăng chiều sâu lỗ khoan.

3.3

Thiết bị khoan kiểu va đập (percussive drill rig)

Thiết bị khoan sử dụng phương pháp khoan kiểu va đập

3.4

Thiết bị khoan kiểu không va đập (non-percussive drill rig)

Thiết bị khoan sử dụng phương pháp khác với khoan kiểu va đập

3.5

Máy cơ sở (carrier machine)

Máy có khả năng di chuyển và mang khối lượng của thiết bị khoan và gia cố nền móng, cùng với trang thiết bị và tải (ví dụ: cọc, đất đào)

CHÚ THÍCH 1: Máy cơ sở là một phần tích hợp của thiết bị khoan và gia cố nền móng

CHÚ THÍCH 2: Một máy cơ sở cũng có thể có nguồn dẫn động cần thiết và hệ điều khiển của thiết bị khoan và gia cố nền móng. Ngoài các máy cơ sở đặt cố định, các máy cơ sở bánh lốp, bánh xích hoặc di chuyển trên ray, phải kể đến các thiết bị nổi cố định hoặc di động.

3.6

Thiết bị khoan ngang có định hướng (horizontal directional drilling - HDD)

Hệ thống có khả năng điều khiển hướng để lắp đặt các đường ống, ống cách điện, cáp điện theo một đường cong dẹt nhờ sử dụng một thiết bị khoan từ mặt nền hoặc từ h dẫn.

CHÚ THÍCH: Thường khái niệm này được áp dụng rộng rãi, ở đó một lỗ khoan dẫn hướng được điền đầy bằng chất lỏng được khoan bởi chuyển động quay của chuỗi cần khoan và nó được mở rộng bằng một ống vét và mũi khoan doa theo hướng ngược lại để đạt đến kích thước yêu cầu của ống cần đặt.

3.7

Dàn búa (piling rig)

Máy cơ sở được tổ hợp cùng với thiết bị đỡ dàn dẫn hướng và dàn dẫn hướng nhưng không bao gồm đầu búa và thiết bị khác

3.8

Thiết bị thi công cọc (piling equipment)

Tổ hợp của máy và các bộ phận khác dùng để hạ hoặc nhổ cọc

3.9

Thiết bị thi công tường trong đất (diaphragm walling)

Máy cơ sở và bộ phận công tác dùng để đào hào trong thi công tường trong đất

3.10

Thiết bị dùng trong khoan phụt (jetting, grouting and injection equipment)

Máy dùng để trộn, bơm hoặc phun vữa lỏng, xi măng, bê tông và dung dịch khoan

3.11

Thiết bị bổ sung có thể hoán đổi được (Interchangeable auxiliary equipment)

Thiết bị độc lập có thể được gắn trên một máy cơ sở để dùng cho công việc khoan và gia cố nền móng

3.12

Cần kelly (kelly bar)

Bộ phận truyền động là một thanh bằng thép hoặc một đoạn ống thép có cấu tạo đặc biệt được thiết kế để truyền mô men xoắn và lực ép lên công cụ khoan

CHÚ THÍCH: Cần kelly có thể co duỗi kiểu ống lồng và có thể khóa lại với nhau. Công cụ khoan được gắn vào đầu dưới của cần kelly.

3.13

Tháp khoan/giá dẫn hướng (mast/leader)

Kết cấu lắp trên máy cơ sở dùng để dẫn hướng thiết bị hạ và nhổ cọc

3.14

Cần (boom)

Kết cấu để định v tháp khoan, giá dẫn hướng, giá tiếp cn khoan hoặc sàn thao tác, hoặc đỡ trực tiếp một công cụ đào đất

3.15

Sàn nâng dùng để nâng người (working platform for lifting personel)

Sàn nâng có khả năng di chuyển độc lập trên tháp khoan/giá dẫn hướng dùng để nâng hoặc hạ người và vật liệu phục vụ công tác vận hành hoặc bảo dưỡng

3.16

Sàn thao tác di động (movable platform)

Sàn thao tác gắn trên bộ phận có khả năng trượt trên tháp khoan của thiết bị khoan và gia cố nền móng, ví dụ đầu khoan, để có thể thực hiện công tác vận hành hoặc bảo dưỡng

CHÚ THÍCH 1: Sàn nâng có thể là bộ phận lắp tạm thời hoặc bộ phận lắp cố định trên máy CHÚ THÍCH 2: Công nhân chỉ có thể đi vào và di chuyển trên sàn nâng khi nó đứng yên một chỗ

3.17

Nhân viên tr giúp (assistant)

Người trợ giúp hoạt động của thiết bị khoan và gia cố nền móng nhưng không chịu trách nhiệm việc điều khiển thiết bị khoan và gia cố nền móng

3.18

Người lái (khi di chuyển) ((driver (for transport movement))

Người chịu trách nhiệm điều khiển và di chuyển thiết bị khoan và gia cố nn móng trong quá trình làm việc

3.19

Người vận hành (operator)

Người chịu trách nhiệm điều khiển thiết bị khoan và gia cố nền móng trong quá trình làm việc

CHÚ THÍCH: Người vận hành cũng có thể là người lái thiết bị

3.20

Người sử dụng (user)

Cá nhân hoặc công ty đưa thiết bị khoan và gia cố nền móng vào hoạt động trong công nghệ khoan và gia cố nền móng

CHÚ THÍCH: Người sử dụng tổ hợp các bộ phận khác nhau hoặc thay đổi cu hình nguyên bản hoặc chức năng của thiết bị khác so với hướng dẫn của nhà sản xuất được coi như là nhà sản xuất.

3.21

Khu vực làm việc (working area)

Khu vực liền kề máy có bộ phận công tác chuyển động để thực hiện công việc

3.22

Khu vực nguy hiểm (danger zone)

Khu vực trong phạm vi và/hoặc xung quanh thiết bị khoan và gia cố nền móng mà ở đó con người bị đặt vào tình thế nguy hiểm do chấn thương hoặc nguy hại về sức khỏe.

CHÚ THÍCH: Đối với một thiết bị khoan và gia cố nền móng, khu vực nguy hiểm là nơi mà con người có th bị ảnh hưởng do các hoạt động của thiết bị khoan và gia cố nền móng, do thiết bị công tác và các thiết bị gắn trên nó hoặc do vật liệu bn ra hoặc rơi xuống.

3.23

Đoạn cọc (pile element)

Bộ phận của móng nằm trong đất được chế tạo từ bê tông (được đúc sẵn hoặc đúc tại công trường), thép (ống thép, dầm thép, cọc cừ), gỗ hoặc vật liệu dẻo

CHÚ THÍCH: Việc liên kết các đoạn cọc liền kề có thể thực hiện bằng một bộ phận khóa cứng với nhau.

3.24

Tải trọng trên móc (hook load)

Tải thực tế treo trên móc, kể cả trọng lượng của cụm móc và cáp

3.25

Góc ổn định yêu cầu (required stability angle)

Giá trị yêu cầu nhỏ nhất đối với góc ổn định (αsr)

CHÚ THÍCH: Đối với các trường hợp tải khác nhau (vl dụ di chuyển, làm việc) và các loại máy khác nhau có thể có các giá trị góc ổn định yêu cầu khác nhau

3.26

Hệ số an toàn của cáp/xích (rope/chain safety factor)

Tỷ lệ giữa lực phá hủy nhỏ nhất do nhà sản xuất quy định và lực kéo lớn nhất

3.27

Chuyển động quay (slewing)

Chuyển động quay của phần kết cấu phía trên của thiết bị khoan và gia cố nền móng so với phần khung quy chiếu đặt cố định trên nền

3.28

Góc ổn định (stability angle)

Giá trị nhỏ nhất trong số các góc lật được xác định đối với tất cả các cạnh lật trong một trường hợp tải trọng và một vị trí. Góc ổn định phải được xác định cho tất cả các trường hợp tải trọng, tất cả các vị trí và tất cả các tổ hợp tải trọng có thể dự đoán được.

3.29

Góc lật (tipping angle)

Góc mà máy có thể bị nghiêng trước khi bị mất n định khi nó chịu một tổ hợp các tải trọng (tải trọng bn thân, gió, quán tính, tải trọng làm việc)

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp cho phép di chuyển hoặc vận hành máy trên mặt phng nghiêng, trạng thái lật của máy bắt đầu ở góc nghiêng làm việc lớn nhất.

3.30

Cạnh lật (tipping line)

Đường thẳng mà thiết bị khoan và gia cố nền móng đặt trên các kết cấu khác nhau có thể bị lật quanh, được sử dụng để tính toán ổn định máy

CHÚ THÍCH: Cạnh lật đối với thiết bị khoan và gia cố nền móng đặt trên hệ di chuyển bánh xích hoặc bánh lốp là:

a) Theo hướng di chuyển, các đường thẳng nối các đim tựa thấp nhất của các bánh dẫn hướng, các con lăn tỳ hoặc các bánh xích hoặc các bánh lốp phía trước;

b) Theo hướng bên (vuông góc với hướng di chuyển) là đường thẳng đi qua điểm giữa bề mặt tựa ở mỗi bên của hệ di chuyển.

Đường giới hạn lật của thiết bị khoan và gia cố nền móng đặt trên các chân tựa:

c) Đường thẳng đi qua mép ngoài của vùng tiếp xúc của bộ phận đ ở mỗi bên của hệ di chuyển

3.31

Di chuyển trong quá trình làm việc (tramming)

Di chuyển của thiết bị khoan và gia cố nền móng trên công trường trong quá trình làm việc

3.32

Di chuyển máy (travelling)

Chuyển động của thiết bị khoan và gia cố nền móng trong điều kiện không làm việc được quy định bởi nhà sản xuất

3.33

Khoan rung (khoan rung cộng hưng hoặc khoan rung tần số cao) ((vibration drilling) (“resonance” or “sonic” drilling))

Phương pháp khoan có hoặc không có chuyển động quay, trong đó lỗ khoan được tạo ra bởi sự truyền tải của sóng áp lực liên tục với tần số cao thông qua cần khoan, khi đó đất được hóa lỏng trực tiếp dưới đầu mũi khoan

3.34

Khoan va đập (percussive drilling)

Phương pháp khoan mà ở đó lỗ khoan được tạo ra bởi sự đập vỡ nền đất hoặc đá ở đáy lỗ khoan nhờ tác động va đập của công cụ khoan và phoi cắt được đưa ra khỏi lỗ khoan

3.35

Khoan xoay (rotary drilling)

Phương pháp khoan được thực hiện nhờ chuyển động quay của công cụ khoan ở đáy lỗ đồng thời có một lực ép nhờ hệ thống ép hoặc nhờ trọng lượng lớn của cần khoan

CHÚ THÍCH: Nền đất hoặc đá ở đáy lỗ khoan bị phá vỡ hoặc cắt do ứng suất nén, cắt và kéo được tạo ra bởi các công cụ khoan khác nhau. Phoi cắt có thể được đưa ra khỏi lỗ khoan theo chu kỳ hoặc đưa ra liên tục.

3.36

Khoan xoay va đập (rotary percussive drilling)

Khoan xoay va đập được thực hiện nhờ một pit tông va đập trực tiếp lên mũi khoan (búa khoan dưới lỗ) hoặc nhờ truyền năng lượng va đập qua chuỗi cần khoan lên mũi khoan

CHÚ THÍCH 1: Pit tông được dẫn động bằng thủy lc hoặc khí nén. Cùng lúc mũi khoan quay liên tục hoặc quay gián đoạn.

CHÚ THÍCH 2: Phoi khoan được đưa ra khỏi hố khoan một cách liên tục nhờ một dòng khí hoặc nước được dẫn đến mũi khoan.

3.37

Thiết bị ổn định máy (stabiliser)

Thiết bị và hệ thống được sử dụng để làm ổn định máy bằng việc đỡ và cân bằng toàn bộ kết cấu

CHÚ THÍCH: Ví dụ như chân tựa, thiết bị khóa chân, trục xe có khả năng mở rộng

3.38

Lực kéo (line pull)

Lực kéo cáp bằng tời ở đường kính ngoài của tang hoặc lớp cáp ngoài cùng

4  Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể

Điều này bao gồm tất cả các mối nguy hiểm đáng kể, các tình huống nguy hiểm và các trường hợp nguy hiểm được đề cập đến trong tiêu chuẩn. Chúng được nhận biết thông qua đánh giá rủi ro được coi là đáng kể cho từng loại máy và yêu cầu phải có các biện pháp để loại bỏ hoặc giảm các rủi ro này.

Tham chiếu các mối nguy hiểm được đưa ra trong Điều này để biết các biện pháp giảm rủi ro.

Các mối nguy hiểm thường xuất hiện trong các trường hợp sau: khi vận chuyển đến và đi khỏi nơi sử dụng;

- khi lắp ráp và tháo dỡ tại nơi sử dụng;

- khi vận hành ở nơi sử dụng;

- khi di chuyển giữa các vị trí làm việc ở nơi sử dụng;

- khi không vận hành máy ở nơi sử dụng;

- khi bảo quản ở nhà máy hoặc nơi sử dụng;

- khi bảo dưỡng;

Bảng 1 - Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể và các yêu cầu có liên quan

Số TT

Các mối nguy hiểm

Điều liên quan của tiêu chuẩn này

1

Mối nguy hiểm cơ học

 

1.1

Gây ra do các bộ phận của máy hoặc vật liệu khi thi công, ví dụ như:

 

1.1.1

Hình dạng

5.11, 5.12, 5.14, 5.22

1.1.2

Khối lượng và ổn định

5.2.1, 5.2.3, 5.10.1, 5.10.2, Phụ lục F

1.1.3

Khối lượng và gia tốc

5.2.1, 5.2.3.4

1.1.4

Không đảm bảo độ bền cơ học

5.2.2

1.2

Tập trung năng lượng bên trong máy, ví dụ như:

 

1.2.1

Chất lỏng có áp

5.4.1, 5.4.2, 5.4.3, 7.3.2

1.2.2

Các bộ phận dẫn điện có điện áp

5.3, 5.21, 7.3.2

1.3

Các dạng chủ yếu của các mối nguy hiểm cơ học

 

1.3.1

Chèn ép

5.7, 5.8, 5.9, 5.12, 5.23, 7.2.2, 7.2.3

1.3.2

Cắt

5.7, 5.8, 5.9, 5.12, 5.23, 7.2.2, 7.2.3

1.3.3

Cắt và đứt

5.8, 5.9, 5.12, 5.23, 7.2.2, 7.2.3

1.3.4

Mối nguy hiểm do mắc lại/cuốn vào

5.9, 5.23

1.3.5

Mối nguy hiểm do kéo vào hoặc mắc kẹt

Các chi tiết truyền lực chuyển động

5.23

5.23.3

1.3.6

Mối nguy him do bị đâm hoặc đâm thng

5.20

1.3.7

Mối nguy hiểm do chất lỏng có áp suất cao phun ra hoặc phụt ra

5.4.1, 5.4.3

2

Mối nguy hiểm về điện gây ra bởi:

 

2.1

Tiếp xúc giữa người và các bộ phận mang điện điện (tiếp xúc trực tiếp)

5.3.1

2.2

Tiếp xúc giữa người và các bộ phận trở thành bộ phận mang điện trong tình trạng có sự cố (tiếp xúc gián tiếp)

5.3.1

2.3

Tiếp cận các bộ phận mang điện có điện áp cao

5.3.1

2.4

Sự bức xạ nhiệt hoặc các hiện tượng khác như là sự bắn ra của các chi tiết bị nóng chảy và hiệu ứng hóa học khi bị ngắn mạch, quá tải

5.3.2

3

Mối nguy hiểm do nhiệt:

 

3.1

Cháy hoặc bỏng do tiếp xúc với các vật thể hoặc vật liệu có nhiệt độ cao, do ngọn lửa hoặc bức xạ nhiệt của nguồn nhiệt...

5.22

3.2

Môi trường làm việc nóng hoặc lạnh

5.14.1

4

Mối nguy hiểm do tiếng ồn dẫn đến:

 

4.1

Mất khả năng nghe và rối loạn sinh học

5.14.1, 5.27, Phụ lục B

4.2

Tai nạn gây ra do rối loạn về khả năng giao tiếp bằng lời nói và tín hiệu cảnh báo ...

5.27, Phụ lục B

5

Mối nguy hiểm do rung

 

5.1

Rung toàn thân, đặc biệt trong điều kiện tư thế không có lợi đến sức khỏe

5.14.1, 5.27.3, Phụ lục C

6

Mối nguy hiểm do vật liệu và chất xử lý cũng như vật liệu được sử dụng và nhiên liệu

 

6.1

Mối nguy hiểm do tiếp xúc với chất lỏng nguy hại, khí gas, sương mù, khói và bụi

5.3.2, 5.14, 5.28

6.2

Mối nguy hiểm do cháy hoặc n

5.26, 5.28, 5.3.2

7

Mối nguy hiểm do bỏ qua các nguyên tắc Ecgônômi khi thiết kế máy, ví dụ:

 

7.1

Tư thế có hại cho sức khỏe hoặc gắng sức quá mức

5.11, 5.14.1

7.2

Quan tâm không đầy đủ về cơ thể học con người đối với bàn tay-cánh tay và bàn chân-chân

5.14

7.3

Bỏ qua việc sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân

5.11, 5.13, 5.14

7.4

Chiếu sáng cục bộ không đầy đủ

5.25

7.5

Trí óc bị quá tải hoặc trì trệ, căng thẳng

5.11, 5.14.1

7.6

Hành vi không đúng của con người

5.11, 5.14.1

7.7

Lắp đặt, bố trí hoặc ký hiệu hệ thống điều khiển bằng tay không đầy đủ

5.11, 5.14.1

7.8

Lắp đặt hoặc bố trí hệ thống hiển thị trực quan không đầy đủ

5.11, 5.14.1

8

Tổ hợp các mối nguy hiểm

5.18, 5.23.2.2, 5.23.5, 5.23.6, 5.29, 7.2.2

9

Khởi động không mong muốn, di chuyển quá mức/quá tốc độ (hoặc sự cố tương tự) từ các nguyên nhân:

 

9.1

Hệ thống điều khiển bị hư hỏng

5.15, 5.17, 5.18

9.2

Khôi phục nguồn cấp năng lượng sau khi bị ngắt

5.5, 5.15

9.3

Ảnh hưởng bên ngoài lên thiết bị điện

5.3.1

9.4

Các ảnh hưởng bên ngoài khác (trọng lực, gió...)

5.2

9.5

Phần mềm bị hư hỏng

5.15

9.6

Hư hỏng do người điều khiển (gây ra bởi sự không phù hợp giữa máy với đặc tính và khả năng của con người)

5.14.1

10

Không thể dừng máy trong điều kiện tốt nhất có thể

5.5, 5.6, 5.15

10.1

Kích hoạt một cách vô tình các chuyển động nguy hiểm

5.15.4, 5.16, 5.17, 5.18

11

Hư hỏng do nguồn cấp điện

5.5, 5.6

12

Hư hỏng do mạch điều khiển

5.15

13

Lắp đặt sai

5.9, 7.3

14

Gián đoạn trong quá trình làm việc

5.2, 7.3

15

Vật bị rơi hoặc bắn ra một cách ngẫu nhiên hoặc chất lỏng bị phụt ra

5.4.3, 5.14.1, 5.24

16

Mất ổn định /lật đ máy

5.2.3

17

Mối nguy hiểm do trượt, vấp và té ngã (liên quan đến máy)

5.12

Các mối nguy hiểm và các tình huống nguy hiểm bổ sung gây ra bởi các chuyển động

18

Liên quan đến chức năng di chuyển:

 

18.1

Các chuyển động không điều khiển của máy khi khởi động động cơ

5.6

18.2

Chuyển động khi không có người vận hành ở vị trí lái

5.15, 5.16.1

18.3

Máy không đủ khả năng để giảm tốc độ, dừng hoặc đỗ

5.6, 5.7

19

Kết nối với vị trí làm việc của máy (bao gồm cả vị trí lái)

 

19.1

Người bị ngã trong khi đến (hoặc rời khỏi) vị trí làm việc

5.12

19.2

Khí gas/ thiếu oxy tại vị trí làm việc

5.14.1, 5.28

19.3

Cháy (khả năng bắt lửa của cabin, thiếu phương tiện dập lửa)

5.26

19.4

Mối nguy hiểm cơ học ở vị trí làm việc

 

 

- chạm vào bánh xe/dải xích;

- vật rơi, vật xuyên vào

5.14.1, 5.23

5.24

19.5

Thiếu tầm nhìn từ vị trí làm việc

5.14.2

19.6

Chiếu sáng không phù hợp

5.25

19.7

Ghế ngồi không phù hợp

5.14.1

19.8

Tiếng ồn tại vị trí lái

5.14.1, 5.27.2, Phụ lục B

19.9

Rung tại vị trí lái

5.14.1,5.27.3, Phụ lục C

19.10

Điều kiện không đủ để sơ tán/thoát hiểm

5.14.1

20

Gây ra bởi hệ thống điều khiển:

 

20.1

Thiết bị điều khiển/bộ phận điều khiển bố trí không phù hợp

5.16

20.2

Thiết kế phương thức vận hành và/hoặc phương thức hoạt động không phù hợp

5.15, 5.16

21

Do lắp đặt máy (thiếu ổn định)

5.2, 5.19, 7.3

22

Gây ra bởi nguồn cung cấp công suất và sự truyền công suất:

 

22.1

Mối nguy hiểm từ động cơ và Ắc quy

5.3.2, 5.15, 5.23.3

22.2

Mối nguy hiểm từ sự ghép nối và kéo theo

5.19

23

Từ/đến người thứ ba

 

23.1

Khởi động trái phép

5.13.3, 5.15.3

23.2

Vật bị sai lệch khỏi v trí dừng của nó

5.4.1, 5.5, 5.6, 5.7, 5.8

23.3

Cảnh báo bằng âm thanh hoặc trực quan không đầy đủ hoặc không có

5.30

24

Hướng dẫn không đầy đủ cho người lái/ người vận hành

7.3.2

Các mối nguy hiểm và các tình huống nguy hiểm bổ sung gây ra bởi việc nâng hạ tải

25

Các mối nguy hiểm cơ học và hậu quả

 

25.1

Do vật rơi, va chạm, lật máy bởi các nguyên nhân:

 

25.1.1

Thiếu ổn định

5.2.3, 5.8.2, 5.10, 7.3.2

25.1.2

Tải trọng không kiểm soát được, quá tải, vượt quá mô men gây lật

5.6, 5.8.2, 5.9, 5.10, 7.3.2

25.1.3

Không điều khiển được phạm vi hoạt động của các chuyển động

5.5, 5.6, 5.8.2, 5.10, 7.3.2

25.1.4

Chuyển động ngoài ý muốn/không kiểm soát được của tải

5.5, 5.6, 5.8.2, 7.3.2

25.1.5

Thiết bị/phụ tùng neo giữ không đầy đủ

5.8.2, 5.9, 7.3.2, 7.3.3

25.1.6

Va chạm giữa nhiều máy với nhau

5.7

25.2

Lối tiếp cận đến vị trí neo đỡ tải

7.3.2

25.3

Các bộ phận không đảm bảo độ bền cơ học

5.2, 5.9

25.4

Puly cáp và tang cuốn cáp điện lắp đặt không đầy đủ

5.8.2, 5.8.3

25.5

Lựa chọn/lắp đặt xích, cáp, phụ kiện nâng không phù hợp

5.8.3, 5.8.4, 5.8.5, Phụ lục E

25.6

Hạ tải nhờ phanh ma sát

5.8.2

25.7

Các điều kiện không bình thường khi lắp đặt/thử nghiệm/sử dụng/bảo dưỡng

6.1, 6.2, 7.3.3

25.8

Tải va vào người (va chạm do tải)

7.3.2

26

Mối nguy hiểm do điện

5.3, 5.5

27

Mối nguy hiểm do bỏ qua nguyên tắc Ecgônômi

 

27.1

Thiếu tầm nhìn từ vị trí lái

5.14.2

Các mối nguy hiểm và các tình huống nguy hiểm bổ sung gây ra bởi việc nâng hạ người

28

Mối nguy hiểm cơ học và các sự cố nguy hiểm gây ra bởi:

 

28.1

Hệ sế làm việc không phù hợp

5.13.2, 5.13.3

28.2

Bộ kiểm soát tải trọng gặp sự cố

5.8.2, 5.13.2

28.3

Hư hng bộ điều khiển trên sàn nâng để nâng người (chức năng, sự ưu tiên)

5.13.2

28.4

Sàn nâng vượt quá tốc độ để nâng người

5.13.2

29

Người bị ngã từ sàn nâng dùng để nâng người

5.13.2

30

Sàn nâng dùng để nâng người bị bật ra khỏi đường ray

5.13.2

5  Yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ

5.1  Quy định chung

Thiết bị khoan và gia cố nền móng phải tuân theo các yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ của Điều này. Ngoài ra, thiết bị khoan và gia cố nền móng phải được thiết kế theo nguyên tắc của ISO 12100:2010 đối với các mối nguy hiểm có liên quan nhưng không đáng kể và không được đề cập trong tiêu chuẩn này.

5.2  Yêu cầu về độ bền và độ ổn định

5.2.1  Tải trọng

5.2.1.1  Chỉ dẫn chung

Các tải trọng tác dụng lên thiết bị khoan và gia cố nền móng được chia ra thành các loại tải trọng thường xuyên, tải trọng tạm thời và tải trọng bất thường được nêu trong 5.2.1.2, 5.2.1.3 và 5.2.1.4. Tải trọng tác dụng cục bộ được nêu trong ISO 2867:2011 dùng để tính toán các phương tiện dùng cho việc tiếp cận.

Các tải trọng này phải được xem xét trong tính toán chống lại sự hư hỏng do các chuyển động không kiểm soát được, do mất ổn định vì biến dạng dẻo, do mỏi nếu áp dụng.

5.2.1.2  Tải trọng thường xuyên

Tải trọng thường xuyên bao gồm, ví dụ các tải trọng dưới đây:

a) Tác động của việc nâng và trọng lượng của thiết bị khoan và gia cố nền móng;

b) Tác động của lực quán tính và trọng lượng của vật nâng;

c) Tải trọng gây ra do chuyển động trên bề mặt không bằng phẳng;

d) Tải trọng gây ra do gia tốc của tất cả các cơ cấu dẫn động;

e) Tải trọng gây ra do chuyển vị;

f) Tải trọng gây ra bởi hoạt động khoan và gia cố nền móng.

Các tải trọng thường xuyên luôn xuất hiện khi máy vận hành bình thường.

5.2.1.3  Tải trọng tạm thời

Tải trọng tạm thời bao gồm, ví dụ các tải trọng dưới đây:

a) Tải trọng do gió trong trạng thái làm việc;

b) Tải trọng tuyết hoặc băng;

c) Tải trọng gây ra do thay đổi nhiệt độ;

d) Tải trọng do lắp dựng và tháo dỡ;

Các tải trọng tạm thời xuất hiện không thường xuyên, do đó việc đánh giá về mỏi là không bắt buộc.

5.2.1.4  Tải trọng bất thường

Các tải trọng bất thường bao gồm, ví dụ các tải trọng dưới đây:

a) Tải trọng gây ra trong quá trình cứu hộ (nâng hoặc kéo) trong các hoàn cảnh đặc biệt;

b) Tải trọng do gió ở trạng thái không làm việc;

c) Tải trọng thử;

d) Tải trọng gây ra do thiết bị dừng khẩn cấp;

Các tải trọng bất thường xuất hiện không thường xuyên, do đó việc đánh giá về mỏi là không bắt buộc.

5.2.2  Tính toán bền

5.2.2.1  Quy định chung

Các tính toán phải tuân theo các nguyên tắc kỹ thuật chung có chú ý đến đặc tính của vật liệu. Nếu áp dụng công thức đặc biệt thì phải đưa ra nguồn trích dẫn. Trường hợp công thức được bắt nguồn từ các nguyên lý cơ bản thì phải kiểm tra tính đúng đắn của nó.

Các tải trọng riêng rẽ phải được đặt vào các vị trí, các hướng và các trường hợp mà ở đó các điều kiện bất lợi nhất được tạo ra dưới tất c các điều kiện làm việc dự kiến.

Các thông tin cần thiết về tải trọng hoặc hệ số an toàn cho tất cả các chi tiết chịu lực và liên kết phải ở dưới dạng rõ ràng và dễ kiểm tra trong các tính toán. Phải nêu cụ thể các kích thước cơ bản, tiết diện và vật liệu của từng chi tiết và các liên kết nếu như nó cần thiết cho việc kiểm tra khi tính toán.

5.2.2.2  Phương pháp tính toán

Phương pháp tính toán phải tuân theo một tiêu chuẩn thiết kế quốc gia hoặc quốc tế đã được công nhận, bao gồm cả các phương pháp tính toán sức bền mỏi.

Ví dụ có thể sử dụng loạt tiêu chuẩn EN 13001.

Các biến dạng dẻo và hiệu ứng hình học phi tuyến trên các chi tiết có độ mảnh phải được xem xét nếu điều đó là cần thiết cho một kết cấu an toàn và phù hợp.

EN 1993-1-1:2005, 5.2 có thể được sử dụng.

Việc tính toán phải được tiến hành đối với các tổ hợp tải trọng bất lợi nhất. Các giá trị ứng suất tính toán không được phép vượt quá giá trị cho phép. Các hệ số an toàn tính toán không được phép nhỏ hơn các giá trị yêu cầu. Các giá trị ứng suất cho phép và các giá trị yêu cầu của hệ số an toàn phụ thuộc vào vật liệu, tổ hợp tải trọng và phương pháp tính toán.

5.2.2.3  Phân tích kết cấu

5.2.2.3.1  Phân tích ứng suất tổng hợp

Phân tích ứng suất tổng hợp là việc chứng minh khả năng chống lại sự hư hng do phá hủy hoặc nứt. Việc phân tích ứng suất tổng hợp phải được thực hiện cho tất cả các chi tiết chịu lực và các mối liên kết có khả năng bị hư hỏng. Mô hình phân tích phần tử hữu hạn có thể được áp dụng để đáp ứng các yêu cầu này. Mô hình phân tích phần tử hữu hạn được thiết lập và phải bao gồm các thông tin về loại tải, độ lớn của tải, vị trí và các điều kiện ràng buộc.

5.2.2.3.2  Phân tích ổn định đàn hồi

Phân tích ổn định đàn hồi phục vụ việc kiểm tra kết cấu về mất ổn định đàn hồi (oằn). Phân tích ổn định được tiến hành chủ yếu cho tất c các phần tử chịu nén và sự hư hỏng của chúng sẽ gây ra nguy hiểm cho toàn bộ kết cấu. Phải kể đến ứng suất dư và khiếm khuyết hình học của các chi tiết khi phân tích ổn định đàn hồi.

Có thể áp dụng EN 1993-1-1:2005, 5.3.

5.2.2.3.3  Phân tích mỏi vật liệu

Phân tích ứng suất mỏi là việc chứng minh khả năng chống lại sự mỏi của vật liệu do sự thay đổi của tải trọng theo thời gian. Việc phân tích mỏi vật liệu được thực hiện cho tất cả các chi tiết chịu lực và các mối liên kết dễ bị mỏi. Khi này phải xem xét từng phần tử kết cấu, mức độ thay đổi của tải trọng và số chu kỳ tải trọng.

5.2.3  Ổn định của toàn máy

5.2.3.1  Quy định chung

Điều này bao gồm các yêu cầu đề tính toán ổn định của thiết bị khoan và gia cố nền móng.

Một thiết b khoan và gia cố nền móng phải được thiết kế và chế tạo sao cho phải đảm bảo ổn định và không có nguy cơ bị lật đổ trong các điều kiện làm việc cho trước, ví dụ khi vận chuyển, lắp dựng, di chuyển trong quá trình làm việc, đỗ trên bãi và khi làm việc.

Các điều kiện làm việc nói trên phải giống như các mục đích sử dụng đã được mô tả trong hướng dẫn vận hành.

Phải lường trước việc sử dụng sai mục đích.

n định của toàn máy phải được chứng minh bằng tính toán.

5.2.3.2  Điều kiện ổn định

Các điều kiện và tính toán ổn định dưới đây áp dụng cho các thiết bị di động và cố định:

a) khi tính toán gi thiết máy đứng trên nền cứng. Góc nghiêng lớn nhất cho phép khi làm việc, nếu có, phải được kể đến khi tính toán.

b) tính toán dựa vào tổng mô men xuất hiện đồng thời;

c) thông số chọn để đánh giá ổn định là góc ổn định. Nó được mô tả là góc nghiêng xuất hiện khi thiết bị chịu một tổ hợp tải trọng bao gồm cả tải trọng động trước khi bị lật đổ.

d) Ổn định phải được chứng minh theo Điều 5.2.3.5. Điều kiện ổn định là: góc ổn định không được phép nhỏ hơn góc ổn định yêu cầu.

e) như một sự thay thế cho Khoản c) và Khoản d): Để tính toán một cách đơn giản, mô men giữ do các bộ phận nằm ở phía sau cạnh lật phải lớn hơn ít nhất là 10% mô men lật do các bộ phận nằm ở phía trước cạnh lật;

f) Việc tính toán áp lực nền phải tuân theo Điều 5.2.3.7.

Các điều kiện ổn định này không áp dụng cho các thiết bị được gắn cố định trên nền đất, trên phao nổi hoặc trên móng. Đối với các thiết bị này, mô men do trọng lực và tải phải được xem xét khi tính toán và thiết kế hệ thống neo giữ.

5.2.3.3  Cạnh lật

5.2.3.3.1  Quy định chung

Cạnh lật được xác định theo TCVN 9329:2012 (ISO 10567-2007), 4.1.3 và 4.1.4.

5.2.3.3.2  Cạnh lật đối với máy bánh xích

Đối với máy bánh xích lấy cạnh lật như quy định trên Hình 1.

CHÚ DN

a) Bánh xích chủ động hoặc bánh xích bị động

b) Con lăn tỳ

Chọn 1 khi β

Chọn 2 khi β > 2°

Hình 1 - Cạnh lật theo hướng di chuyển

5.2.3.3.3  Gối tựa bổ sung

Một ví dụ cho các cạnh lật trong trường hợp có gối tựa bổ sung nhờ một chân tựa bên ngoài hoặc một giá dẫn hướng được mô tả trên hình 2.

Hình 2 - Các cạnh lật

5.2.3.4  Hệ thống tải trọng

5.2.3.4.1  Quy định chung

Các tải trọng tác dụng lên thiết bị là ngoại tải (tải hạ và nhổ cọc hoặc tải nâng), tải trọng do khối lượng (gây ra bởi trọng lực, lực li tâm và lực quán tính tiếp tuyến) và tải trọng lên bề mặt (chủ yếu là từ gió).

5.2.3.4.2  Trọng lượng và mô men quán tính

Trọng lượng, trọng tâm và mô men quán tính từng bộ phận của thiết bị bao gồm cả máy cơ sở có ảnh hưởng quyết định đến ổn định và là dữ liệu đầu vào đề tính toán ổn định được xác định bằng cách cân và/hoặc nhờ tính toán.

Vị trí của trọng tâm toàn bộ máy và tổng trọng lượng được xác định nhờ thử nghiệm hoặc được tính toán từ trọng tâm và trọng lượng của tất cả các bộ phận của thiết bị.

Tính toán này được tiến hành để khảo sát tổ hợp bất lợi nhất của các khối lượng, vị trí của chúng và cấu hình của thiết bị.

5.2.3.4.3  Lực li tâm

Ở thiết bị với kết cấu bên trên có khả năng quay, khi tính toán phải kể đến tác động của lực li tâm đặt tại trọng tâm của các khối lượng tham gia chuyển động quay. Các khối lượng tham gia chuyển động quay bao gồm khối lượng của phần kết cấu quay và tải làm việc.

Đối với từng tải trọng làm việc (ví dụ giá dẫn hướng quay, tải nâng), khoảng cách hướng tâm của chúng đến trục quay không phải là cố định, coi lực li tâm của nó đặt tập trung tại vị trí mà bộ phận đó được gắn vào.

Tốc độ quay phải được hạn chế đến một giá trị dùng để tính toán nhờ một thiết bị giới hạn tốc độ.

5.2.3.4.4  Tải trọng gió

Tính toán phải tuân theo ISO 4302:1981 với áp lực gió được lấy như sau:

- trường hợp tải trọng khi làm việc:

p = 0,25 kPa (250 N/m2);

- trường hợp tải trọng khi không làm việc:

p = 0,8 kPa (800 N/m2), khi bề mặt chắn gió thấp hơn 20m tính từ mặt đất;

p = 1,1 kPa (1100 N/m2), khi bề mặt chắn gió cao hơn 20m tính từ mặt đất;

p = 1,65 kPa (1650 N/m2), khi sử dụng ở vùng ven biển

Lực gió phải tác động theo hướng bất lợi nhất tùy theo từng trường hợp tải trọng.

5.2.3.4.5  Tải trọng động

Phải xem xét ảnh hưởng của tải trọng động gây ra bởi chuyển động của thiết bị cũng như tải nâng bị dỡ đột ngột.

Ví dụ: gia tốc tải nâng, gia tốc khi di chuyển, gia tốc khi quay, khi điều chỉnh vị trí của giá dẫn hướng ...

Đối với từng loại tải làm việc (ví dụ giá dẫn hướng quay, tải nâng), khoảng cách hưởng tâm của chúng đến trục quay không phải là cố định, coi khối lượng của nó đặt tập trung tại vị trí mà bộ phận đó được gắn vào.

Ảnh hưởng động lực của tải nâng bị dỡ tải đột ngột là một lực tác động theo hướng đi lên bằng trọng lực của khối lượng được giải phóng. Chúng xảy ra các thiết bị, ví dụ như: búa rơi tự do, búa điêzen, lưỡi cắt, gầu búa, gầu ngoạm điều khiển cáp...

Trường hợp cho phép, để tính toán có thể sử dụng các giá trị đo được của gia tốc.

Phép đo này được tiến hành trong trường hợp điều khiển được tác động một cách đột ngột nhất có thể cũng như khi khởi động và khi dừng chuyển động với/từ tốc độ cao nhất để xác định được gia tốc lớn nhất.

Nếu không có các giá trị đo của gia tốc, khi tính toán có thể sử dụng các giá trị gần đúng (aappr, ω'appr).

aapprω'appr được xác định như sau:

Trong đó

vmax là tốc độ chuyển động lớn nhất;

Δs là quãng đường m máy/quãng đường phanh yêu cầu để tăng tốc/giảm tốc đến/từ tốc độ vmax;

Δt là thời gian nhỏ nhất trong hai thời gian mở máy và thời gian phanh;

Trong đó

ωmax là tốc độ góc lớn nhất của chuyển động quay;

Δθ là góc quay (rad) để tăng tốc/giảm tốc đến/từ tốc độ ωmax;

Δt là thời gian nhỏ nhất trong hai thời gian mở máy và thời gian phanh;

k là hệ số khuếch đại.

hệ số k được lấy như sau:

k=1

đối với lực li tâm;

1 k ≤ 1,5

đối với chuyển động không có tác động ngược hoặc trong trường hợp có tác động ngược nhưng không ảnh hưởng đến các lực động cùng với việc thay đổi tải diễn ra một cách từ từ;

1,5 ≤ k ≤ 2

đối với chuyển động không có tác động ngược hoặc trong trường hợp có tác động ngược nhưng không ảnh hưởng đến các lực động cùng với việc thay đổi tải diễn ra một cách đột ngột;

k=3

đối với chuyển động có tác động ngược ảnh hưởng đáng kể, nếu như không đánh giá được một cách chính xác bằng một mô hình đàn hồi một khối lượng;

Nếu không thể đo được giá trị trực tiếp(atest, ω’test) hoặc giá trị gián tiếp (Δs, Δθ, Δt), có thể sử dụng các giá trị gia tốc được cho trong Bảng 2 dưới đây.

Nhà sản xuất phải đảm bảo không được phép vượt quá các giá trị này.

Bảng 2 cũng bao gồm tóm tắt của các phương pháp đã nêu ở trên.

Bảng 2 - Các giá trị cho gia tốc

Chuyển động

Gia tốc

Phương pháp 1 thông qua đo trực tiếp

Phương pháp 2 thông qua các giá trị gần đúng

Phương pháp 3 thông qua các giá trị cho trước

Nâng tải

 

atest

aappr

1 m/s2

Di chuyển

Di chuyển bánh xích- truyền động thủy lực

atest

aappr

0,4 m/s2

Di chuyển bánh xích - truyền động cơ khí

atest

aappr

0,6 m/s2

Di chuyển bánh lốp

atest

aappr

2,5 m/s2

Chuyển động quay

Truyền động thủy lực

ω'test

ω'appr

0,25 rad/s2

Truyền động cơ khí

ω'test

ω'appr

0,35 rad/s2

Điều chỉnh giá dẫn hướng

 

atest

aappr

0,6 m/s2

phần ngoài cùng của giá dẫn hướng

5.2.3.4.6  Lực ngang của tải nâng do cáp bị xiên

Khi thiết kế phải xét đến các lực ngang khi nâng các vật không theo phương thẳng đứng phát sinh ở cơ cấu nâng. Nhà sản xuất phải quy định trong hướng dẫn sử dụng giá trị giới hạn của việc kéo nghiêng cho phép của cáp để nâng tải không được dẫn hướng khi việc nâng đó là một phần của quy trình làm việc. Việc kéo nghiêng đó không được phép vượt quá giá trị giới hạn đó.

Mặc dù chỉ nâng tải theo phương đứng, nhưng trong thực tế không thể loại bỏ được việc cáp bị lệch đôi chút trong các trường hợp làm việc bình thường. Trong trường hợp này ảnh hưởng của việc kéo cáp bị lệch được xét đến thông qua một lực ngang.

Giá trị lực ngang đó được xác định như sau:

khi L 10 t: 0,1.L.g, kN

khi L > 10 t: (5 + 0,05.L.g), kN

với giá trị lớn nhất là 50 kN,

Trong đó L là tải nâng, t;

g là gia tốc trọng trường, được lấy gần đúng là 10m/s2.

Chiều của tải được lấy sao cho mô men lật là bất lợi nhất.

Không cần thiết phải xét đến tổ hợp từ việc kéo tải xiên và quay.

CHÚ THÍCH: khi góc lệch giữa cáp nâng và trục đứng là 6° thì thành phần lực kéo ngang có thể lấy bằng 0,1 thành phần lực thẳng đứng.

Tải trọng ngang được coi như đặt tập trung tại vị trí mà bộ phận đó được gắn vào.

5.2.3.4.7  Tải trọng làm việc

Các tải trọng làm việc khác có khả năng ảnh hưởng đến ổn định phải được xét đến khi tính toán ổn định:

- lực kéo của tời giữa tháp khoan và công cụ khoan trong lỗ khoan. Chuỗi cần khoan và công cụ khoan không được coi là một gối tựa nếu như chỉ có một sợi cáp được dùng đề kéo công cụ khoan lên trên.

- lực nhổ hoặc lực kéo;

- lực ép hoặc lực đẩy có thể gây cho máy lật về phía sau.

Trong khi khoan xuống, không được coi chuỗi cần khoan như là một gối tựa.

Trong quá trình rút khoan đi lên, phải kiểm tra lực rút theo khả năng có thể của máy sao cho phần phía sau của thiết bị khoan không bị nâng lên cao.

Nhà sản xuất phải cung cấp trong hướng dẫn sử dụng giá trị góc giới hạn cho phép khi sử dụng cáp kéo xiên để nâng các bộ phận không được dẫn hướng mà việc đó thuộc vào quy trình làm việc. Việc tính toán ổn định phải xét đến tải trọng xiên đó trong tổ hợp bất lợi nhất.

5.2.3.5  Tính toán ổn định - góc lật

Đối với từng cạnh lật, khi tính toán tổng mô men có thể xuất hiện đồng thời, phải xét đến tổ hợp bất lợi nhất của tải trọng, vị trí của chúng và dạng hình học của thiết bị.

Việc tính toán các mô men đối với một vị trí lật được lặp lại đối với từng cạnh lật, khi này phải chú ý một số tải trọng (ví dụ lực ép, lực li tâm và lực quán tính) sẽ quay cùng thiết bị, trong khi các tải trọng khác ch tác động theo một hướng (ví dụ: trọng lực và lực gió, các lực quay vòng).

Góc lật tăng lên cho đến khi tổng mô men bằng không. Góc lật cuối cùng được coi là góc lật theo cạnh lật đó.

Góc ổn định của thiết bị ở một trường hợp tải trọng và vị trí được xem xét là giá trị nhỏ nhất của các góc lật được tính tương ứng với các cạnh lật.

Tất cả các điều kiện vận hành, di chuyển, lắp dựng, tháo dỡ phải được kiểm tra phù hợp với các chỉ dẫn trong hướng dẫn sử dụng. Góc ổn định phải được xác định cho tất cả các trường hợp tải trọng đã nói ở trên.

Góc ổn định không được phép nhỏ hơn giá trị yêu cầu như được quy định trong các Phần 2 đến Phần 7 của bộ TCVN 12091 (EN 16228).

Các phần của bộ tiêu chuẩn này chỉ quy định việc tính toán đối với các trường hợp cụ thể.

Biến dạng và các chuyển dịch dưới tải phải được kể đến nếu như việc đánh giá bằng tính toán hoặc thực tế chỉ ra rằng chúng có thể ảnh hưởng đáng k đến ổn định của thiết bị.

CHÚ THÍCH: Hình 3 là sơ đồ giải thích cho phương pháp tính toán ổn định máy (xem tương tự Điều 5.2.3.6.6).

Hình 3 - Giải thích bằng sơ đồ tính toán ổn định

5.2.3.6  Điều kiện làm việc

5.2.3.6.1  Quy định chung

Việc tính toán phải chú ý đến từng trạng thái bất lợi nhất có thể xuất hiện đồng thời và kết hợp với các yếu tố dưới đây do nhà sản xuất cung cấp trong hướng dẫn sử dụng.

Dưới đây nêu một số ví dụ.

5.2.3.6.2  Trạng thái làm việc - trong quá trình hoạt động

Dưới đây liệt kê ví dụ về các điều kiện thường được chú ý:

a) Sự bố trí của giá dẫn hướng ở từng trạng thái bất lợi nhất cũng như độ nghiêng lớn nhất về phía trước, về phía sau và phía bên.

b) Tải di động ở vị trí bất lợi nhất của nó;

c) Cạnh lật bất lợi nhất;

d) Các lực li tâm ở phần quay phía trên do quay với tốc độ lớn nhất và gia tốc gây ra;

e) Lực do điều chỉnh độ nghiêng của giá dẫn hướng;

f) Lực động gây ra do kéo lên hoặc giải phóng tải đột ngột;

g) Lực nhổ hoặc lực ép lớn nhất;

h) lực kéo cáp xiên khi nâng tải không có dẫn hướng;

i) gió theo hướng bất lợi nhất.

5.2.3.6.3  Di chuyển trong quá trình làm việc

Để di chuyển giữa các vị trí trong quá trình làm việc phải xét đến các tham số được nêu trong Điều 5.2.3.6.2, nếu áp dụng.

Trong trường hợp này phải xét đến các lực quán tính gây ra do chuyển động của máy cơ sở.

Các hạn chế có thể về hình học và tải trọng khi di chuyển trong quá trình làm việc phải được quy định trong hướng dẫn sử dụng.

5.2.3.6.4  Trạng thái không làm việc - giá khoan dựng lên

Việc tính toán phải dựa vào khối lượng của thiết bị và áp lực gió lên mô hình đã biết.

5.2.3.6.5  Trạng thái không làm việc - giá khoan hạ xuống trong khi lắp dựng và thu gọn trong quá trình vận chuyển

Việc tính toán phải dựa vào khối lượng của thiết bị và áp lực gió lên mô hình đã biết.

5.2.3.6.6  Di chuyển và làm việc trên nền nghiêng

Tính toán góc ổn định được tiến hành từ trạng thái ban đầu của các bộ phận máy và thiết bị với góc nghiêng lấy theo quy định trong hướng dẫn sử dụng. Ví dụ như, coi góc giữa máy và tháp khoan khi làm việc trên nền nghiêng giống như khi làm việc trên nền nằm ngang, khi này sẽ có một mô hình có sự khác biệt về hình học và vị trí tải. Mô hình này sẽ được sử dụng để tìm góc ổn định.

5.2.3.6.7  Thiết bị lắp trên xe tải hoặc đầu kéo

Bổ sung cho các quy định được nêu ở trên là các nội dung dưới đây:

Nếu thiết bị được lắp trên một khung xe tải hoặc đầu kéo, phải phân bố khối lượng sao cho tải trọng tác dụng lên trục và các bánh xe phải nằm trong giá trị giới hạn được quy định của nhà sản xuất xe.

Phải xét đến ảnh hưởng đàn hồi của hệ thống treo của xe.

5.2.3.6.8  Chân tựa cho giá dẫn hướng

Phải quan tâm đặc biệt đến thiết bị được trang bị thêm một điểm tựa ở chân của giá dẫn hướng (chân tháp khoan kiểu ống lồng, giá dẫn hướng kiểu trượt hoặc tương tự).

CHÚ THÍCH: Nếu như chân tựa có khả năng nâng phần phía trước của hệ di chuyển bánh xích cũng như một số điểm tựa trước đây bị loại bỏ và khu vực bao quanh bởi các cạnh lật bị thu nhỏ, sẽ tạo ra một mối nguy hiểm bổ sung. Mặt khác sinh ra một góc lật nhất định nếu như chân tựa không tiếp xúc với nền (ví dụ do đất bị lún sụt) trước khi tác dụng của chân được thiết lập lại. Phải chú ý rằng hiệu quả dự định của các thiết bị như vậy trong cả hai trường hợp có thể bị giảm mạnh.

Nếu có một chân tựa nằm ở vị trí làm việc thì nó phải được thiết kế để chịu được phản lực tựa dự kiến.

5.2.3.7  Áp lực nền

Áp lực nền của thiết bị khoan và gia cố nền móng lắp trên hệ di chuyển bánh xích được tính toán tuân theo Phụ lục F.

5.2.4  Tàu, xà lan hoặc phao nổi

Khi tính toán bền và ổn định của thiết bị khoan và gia cố nền móng làm việc trên tầu, xà lan hoặc phao nổi, phải xét đến độ lệch gây ra do mớn nước và do chòng chành. Khi điều chỉnh và đóng cọc, góc nghiêng tổng cộng gây ra do mớn nước và do chòng chành không vượt quá 2,5°. Khi nâng các chi tiết cọc và/hoặc khi thay đổi vị trí của thiết bị trên phao nổi, góc nghiêng lớn nhất cho phép gây ra do mớn nước và do chòng chành là 5°.

5.3  Thiết bị điện

5.3.1  Quy định chung

Các linh kiện điện và dây dẫn điện phải được lắp đặt sao cho loại trừ được các hư hỏng do ảnh hưởng của môi trường (phù hợp với mục đích sử dụng của máy). Hệ thống đỡ dây cáp điện,ví dụ như khung và vách ngăn, phải chống được sự cọ sát.

Dây/cáp điện không được bảo vệ bởi các thiết bị bảo vệ quá dòng thì không được phép tiếp xúc trực tiếp với các đường ống và các ống mềm dẫn nhiên liệu.

Công việc lắp đặt thiết bị điện của thiết bị khoan và gia cố nền móng phải tuân theo các yêu cầu của EN 60204-1:2006.

CHÚ THÍCH: Điều 4, 5, 6, 13, 14 và 15 của EN 60204-1:2006 là đặc biệt quan trọng.

Nếu như nhiệt độ môi trường vượt quá giới hạn được quy định trong EN 60204-1:2006, cần áp dụng các biện pháp thích hợp như sưởi hoặc làm mát.

5.3.2  Lắp đặt ắc quy

c quy phải được gắn một cách chắc chắn ở nơi có thông gió và phải được trang bị cùng với các tay cầm và/hoặc thanh kẹp để có thể tháo ra một cách nhẹ nhàng.

Phải lắp đặt và che đậy ắc quy sao cho ngay cả trong trường hợp máy bị đổ hoặc khi nạp lại ắc quy và trong khi tiến hành bảo dưỡng không có mối nguy hiểm do chất điện phân hoặc khí độc gây ra cho người vận hành và nhân viên bảo dưỡng.

Các chi tiết dẫn điện không được cố định trên khung và/hoặc phích cắm phải được bao bọc bằng vật liệu cách điện.

Vị trí gắn ắc quy phải dễ tiếp cận. Ắc quy phải có khả năng dễ tháo ra khỏi vị trí lắp đặt.

Ắc quy phải có khả năng dễ đấu nối, ví dụ nhờ một đầu nối nhanh hoặc một bộ đóng ngắt cách điện có khả năng tiếp cận. Để nhận biết nó phải sử dụng biểu tượng 2063 của ISO 7000:2012.

5.4  Hệ thống thủy lực và khí nén

5.4.1  Hệ thống thủy lực

Hệ thống thủy lực phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn của ISO 12100:2010, 6.2.10 và ISO 4413:2010.

Xi lanh thủy lực để co duỗi và nâng phải trang bị một van giữ tải trực tiếp trên xi lanh và phải có khả năng tự thông khí hoặc phải trang bị một lỗ thông khí ở điểm cao nhất. Van này được gắn bên trong xi lanh hoặc trực tiếp trên xi lanh và được nối với ngăn chịu tải.

CHÚ THÍCH: Cũng có thể thực hiện việc thông khí nhờ dịch chuyển pit tông hết hành trình nhiều lần.

Các đường ống thủy lực mềm dùng cho áp lực lớn hơn 15 MPa phải trang bị các phụ tùng nối ống kiểu ép chặt.

Ống thủy lực mềm và đường ống thủy lực phải được ngăn tách ra khỏi cáp điện động lực (không kể cáp tín hiệu) và phải được bảo vệ đối với các bề mặt nóng và các cạnh sắc.

Đường ống và ống thủy lực mềm thường xuyên được tháo lắp phải được trang bị đầu nối có khả năng tự làm kín cùng với van một chiều được tích hợp. Đầu nối phải được đánh dấu để đảm bảo kết nối lại một cách chính xác.

Thùng chứa chất lỏng thủy lực phải trang bị thiết bị chỉ báo mức đày và một cảm biển mức dầu thấp nhất hoặc một công tắc ngắt khi dầu ở mức nguy hiểm. Công tắc này phát ra tín hiệu cảnh báo nhằm ngăn ngừa các hư hỏng ở hệ thống thủy lực và ngăn ngừa sự mất nguồn thủy lực. Mức đầy của thùng chứa dầu phải được thiết kế sao cho khi thiết bị khoan và gia cố nền móng làm việc ở mọi độ dốc phải loại trừ được việc dầu bị tràn ra.

Phải có một thiết bị đo nhiệt độ hoặc một thiết bị chỉ báo để phát tín hiệu cảnh báo (tối thiểu là bằng trực quan) khi vượt quá nhiệt độ cho phép.

5.4.2  Hệ thống khí nén

Lắp đặt hệ thống khí nén phải tuân theo các yêu cầu về an toàn trong ISO 12100:2010, 6.2.10 và ISO 4414:2010.

5.4.3  ng mềm, đường ống và các phụ kiện chịu áp

Ống mềm, đường ống và các phụ kiện phải có khả năng chịu được tác động của áp lực và phải đáp ứng các yêu cầu của ISO 4413:2010 và ISO 4414:2010.

Tại những chỗ mà rủi ro do vỡ ống mềm và đường ống ở vị trí vận hành có thể gây ra nguy hiểm cho người vận hành, các ống mềm và đường ống trong khu vực này phải được trang bị bộ phận bảo vệ tuân theo ISO 3457:2003, 9.

Ống mềm, đường ống và vòi phun dùng cho khí, nước, dung dịch khoan, bê tông, dung dịch phun... phải được đảm bảo chống lại sự phun ra một cách tự động khi bị đứt hoặc bị vỡ nhờ các thiết bị hạn chế phù hợp.

5.5  Mất nguồn cung cấp năng lượng

Sự gián đoạn của nguồn cung cấp năng lượng và việc cung cấp trở lại sau khi bị gián đoạn không được phép dẫn đến bất cứ tình huống nguy hiểm nào, đặc biệt là:

- thiết bị khoan và gia cố nền móng chỉ có thể hoạt động trở lại nhờ các thao tác được mô tả trong Điều 5.15.3;

- không ngăn cản việc dừng hoạt động của thiết bị khoan và gia cố nền móng trong trường hợp có một mệnh lệnh dừng máy được đưa ra;

- bộ phận hoặc công cụ làm việc của thiết bị không được phép bị rơi hoặc bắn ra;

- không ngăn cản việc dừng tự động hoặc dừng bằng tay các bộ phận chuyển động;

- bộ phận che chắn và các biện pháp bảo vệ vẫn duy trì tính năng hoạt động của nó.

Mất điện hoặc sự giảm áp suất thủy lực hoặc khí nén không được phép gây ra các chuyển động và các hoạt động nguy hiểm. Các sự cố như trên không được phép làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của hệ thống dừng khẩn cấp.

5.6  Chuyển động không được kiểm soát

Chuyển động của máy và trang thiết bị hoặc các bộ phận kèm theo ra khỏi vị trí dừng của nó không phải do tác động vào hệ thống điều khiển của người vận hành mà là do bị trôi hoặc quá đà (ví dụ do rò rỉ) hoặc do nguồn cung cấp năng lượng bị gián đoạn thì phải được hạn chế để không gây ra nguy hiểm cho người ở khu vực xung quanh máy.

5.7  Phanh của máy cơ sở

5.7.1  Phanh di chuyển máy

Phanh của máy cơ sở phải tuân theo các yêu cầu của ISO 3450:2011 (máy bánh lốp) và ISO 10265 (máy bánh xích).

5.7.2  Phanh cho chuyển động quay

Thiết bị khoan và gia cố nền móng có khả năng quay phải tuân theo các yêu cầu của EN 474- 5:2006/A3:2013, Phụ lục C.

5.8  Tời, cơ cấu nâng và cáp thép

5.8.1  Quy định chung

Tời, cáp thép và pu li cáp dùng để nâng là một bộ phận cấu thành của thiết bị khoan và gia cố nền móng và tham gia trực tiếp vào quy trình khoan phải tuân theo các yêu cầu được nêu trong Điều 5.8.3 và Điều 5.8.4.

CHÚ THÍCH: Các hệ thống nêu trên gồm:

- Hệ thống để nâng cần khoan, lưỡi cắt, cần kelly, gầu khoan, búa rơi, bủa đóng cọc và các công cụ va đập khác nhờ rơi tự do, di chuyển tự do có kiểm soát và hạ xuống có kiểm soát;

- Hệ thống để đưa cần khoan, ống vách, công cụ làm việc, phễu đ và các phụ tùng khác xuống hoặc ra khỏi lỗ khoan;

- Hệ thống để vận chuyển búa rung, các cấu kiện cọc, cọc cừ, cốt thép đến và đi khỏi thiết bị khoan và gia cố nền móng;

- Hệ thống hỗ trợ lắp ráp, thay thế và tháo dỡ trang thiết bị và công cụ làm việc;

- Hệ thống đẩy bằng cáp;

- Tất cả các hệ thống khác, tời, cáp thép và pu li cáp dùng cho các mục đích khác nhưng không phải để nâng vật liệu và người.

Yêu cầu đối với tời, cáp thép và pu li cáp để nâng người và sàn công tác di động có thể xem Điều 5.13.2 và Điều 5.13.3.

5.8.2  Tời và pu li

Tời được trang bị với:

- Một hệ thống phanh công tác;

- Một hệ thống phanh dừng.

Hai hệ thống phanh này làm việc độc lập với nhau.

Hệ thống phanh dừng phải hoạt động một cách tự động và phải loại trừ được chuyển động ngược chiều không mong muốn của tải trọng trong trường hợp bộ phận điều khiển tời không hoạt động hoặc do mất nguồn năng lượng.

CHÚ THÍCH: Các hệ thống phanh có thể dùng chung nhau các bộ phận. Van hạ tải của tời dẫn động thủy lực hoặc thiết bị hạ tải được coi là phanh công tác.

Cả hai hệ thống phanh phải giữ được một lực tối thiểu bằng 1,3 lần lực kéo lớn nhất cho phép. Phanh phải cho phép người vận hành phanh và dừng tải đang đi xuống một cách nhẹ nhàng.

Trường hợp hệ thống phanh công tác được nối với tời hoặc cơ cấu nâng thông qua một khớp nối li hợp, phải có một thiết bị đặt trong tầm nhìn của người vận hành để chỉ rõ khớp nối li hợp đã được đóng lại hay chưa.

Nếu như một phanh hãm bằng dòng điện xoáy (dòng Fuco) hoặc hãm bằng dòng xoáy chất lỏng được sử dụng để làm phanh công tác, tất cả các thông tin cần thiết cho công việc như, ví dụ tốc độ quay, nhiệt độ, lưu lượng chất lỏng, điện áp làm việc phải được chỉ rõ trong tầm nhìn của người vận hành.

Tời hoặc cơ cấu nâng gây ra tải trọng bên ngoài tác động lên thiết bị và có ảnh hưởng xấu tới độ ổn định của máy, vì vậy phải có một thiết bị chỉ báo lực kéo thực tế của cáp hoặc tải trọng thực tế dưới móc. Một cách khác phải có một thiết bị giới hạn lực kéo cáp (ví dụ hạn chế mô men dẫn động) trên tời. Phải bố trí một bảng đặc tính tải chỉ rỗ lực căng cáp cho phép nằm trong tầm nhìn của người vận hành.

Phải trang bị một thiết bị hạn chế hành trình cho tời hoặc cơ cấu nâng để dừng chuyển động nâng thông qua tác động của nó đến hệ thống điều khiển tời trước khi tải nâng tiếp cận đến vị trí cuối. Đối với tời có sức nâng lớn nhất là 20 kN thì ch cần một thiết bị hạn chế hành trình kiểu cơ khí không cần có tác động đến hệ thống điều khiển tời.

Chức năng hạ tải rơi tự do của tời chỉ được phép kích hoạt thông qua hoạt động đồng thời của hai thiết bị điều khiển độc lập với nhau. Cả hai thiết bị điều khiển phải là loại có khả năng tự hồi vị trí.

CHÚ THÍCH Sau sự kích hoạt thứ nhất của chức năng hạ tải rơi tự do, có thể tiếp tục kích hoạt mô đun điều khiển theo chu kỳ một cách tự động.

Trường hợp một tời có thể thực hiện nhiều chức năng, trong đó có chức năng hạ tải rơi tự do thì phải trang bị một bộ đóng ngắt điều khiển bổ sung có khóa để vận hành hoạt động hạ tải rơi tự do.

Vành tang phải có kích thước sao cho trong mọi trường hợp làm việc, chiều cao tính từ lớp cáp ngoài cùng đến mép ngoài vành tang tối thiểu phải bằng 1,5 lần đường kính cáp.

Luôn phải có ít nhất ba vòng cáp còn lại trên tang. Kẹp đầu cáp trên tang phải được thiết kế chịu được một lực tối thiểu bằng 70% lực kéo cáp cho phép lớn nhất.

5.8.3  Đường kính của pu li và tang

Đường kính của pu li cáp và tang phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu dưới đây:

- Đường kính tang tính đến tâm lớp cáp thử nhất = 14,0 d;

- Đường kính pu li tính đến tâm cáp = 16 d;

- Đường kính pu li cân bằng = 12,5 d;

- Pu li trong hệ thống đẩy cần khoan = 12,5 d;

Trong đó d là đường kính cáp.

Tất cả các cụm pu li phải trang bị thiết bị chống bật cáp ra khỏi pu li.

5.8.4  Cáp thép và cố định đầu cáp

Phải tuân theo các yêu cầu tối thiểu dưới đây:

Hệ số an toàn cho cáp (kể cả cố định đầu cáp):

- Đối với cáp di động = 3,0;

- Đối với cáp để dịch chuyển tay cần và giá dẫn hướng trong quá trình lắp đặt, tháo dỡ = 3,0;

- Đối với cáp cố định khi máy làm việc và không làm việc = 3,0;

- Cáp cố định trong quá trình lắp dựng và tháo dỡ = 2,5;

- Đối với búa rơi tự do hoặc lưỡi cắt = 3,0;

- Đối với cáp đy cần khoan và cáp kéo = 3,0;

- Đối với cáp của thiết bị khoan kiểu va đập = 5,0.

CHÚ THÍCH: Đối với cáp thép cho thiết bị khoan va đập, hệ số an toàn cáp bằng 5,0 là tỉ số giữa lực phá hủy nhỏ nhất của cáp và trọng lượng tĩnh của công cụ khoan, không bao gồm trọng lượng của gầu.

Cố định đầu cáp vĩnh viễn phải sử dụng ống dập hoặc ống đúc đổ thiếc.

Cố định đầu cáp có khả năng tháo được làm từ khóa cáp và nêm phải tuân theo EN 13411-6:2004 /A1:2008 hoặc EN 13411-7:2006/A1:2008.

Cố định đầu cáp kiểu bu lông kẹp chỉ dùng ở các ứng dụng rơi tự do và phải được áp dụng tuân theo Phụ lục E.

5.8.5  Xích con lăn và xích tấm

Xích con lăn và xích tấm là bộ phận cấu thành của hệ thống đẩy cần khoan của một thiết bị khoan và gia cố nền móng và tham gia trực tiếp vào các hoạt động đẩy và kéo trở lại phải tuân theo các yêu cầu dưới đây:

- được tính chọn với hệ số an toàn, là tỉ số giữa lực phá hủy nhỏ nhất với tải lớn nhất, bằng 3,5;

- phải có một thiết bị căng xích phù hợp và an toàn;

- nếu có thể, góc ôm của xích trên dĩa xích hoặc bánh dẫn hướng là 180°.

5.9  Tháp khoan, cột và khung đẩy cần khoan

Tháp khoan, cột và khung đẩy cần khoan được dựng lên bằng cơ khí phải được trang b thiết bị bảo vệ hoạt động một cách tự động trong trường hợp hư hỏng cơ cu nâng để ngăn chặn chúng bị đổ xuống.

Chốt hoặc các thiết bị có khả năng bị tháo rời có tác dụng giữ tháp khoan và khung đy cần khoan ở vị trí đã được dựng lên phải được đảm bảo không bị tự tháo ngoài ý muốn.

CHÚ THÍCH: Chốt hoặc các chi tiết an toàn phải được giữ c định quanh vị trí lắp bằng một dây xích hoặc một phương tiện tương tự.

Tải trọng từ sự không đối xứng của giá đỡ cần khoan hoặc hộp chứa cần khoan phải được xem xét một cách phù hợp.Trường hợp tháp khoan và cột phải có dây giằng, lực căng trước phải được xác định theo một biểu đồ lực căng. Lực căng trước phải có khả năng kiểm soát được.

Tải định mức (tải danh nghĩa hoặc lực kéo) của tháp khoan, cột và khung đẩy cần khoan phải được chỉ ra một cách rõ ràng tại vị trí của người vận hành.

5.10  Thiết bị chỉ báo/thiết bị hạn chế góc nghiêng

5.10.1  Độ nghiêng của giá dẫn hướng, tháp khoan hoặc tay cn

Nếu như vị trí của một giá dẫn hướng, tháp khoan hoặc tay cần có khả năng ảnh hưởng đến ổn định máy, phải trang bị một thiết bị hiển thị góc nghiêng (góc giữa giá dẫn hướng/ tháp khoan/ tay càn và trục thẳng đứng/trục nằm ngang) sao cho người vận hành có thể nhìn được một cách rõ ràng. Yêu cầu này không áp dụng đối với thiết bị khoan và gia cố nền móng mà tay cần/ tháp khoan/giá dẫn hướng có số bậc tự do động học lớn hơn 3.

Thiết bị khoan và gia cố nền móng mà tổ hợp tay cần/ tổ hợp tháp khoan/tổ hợp giá dẫn hướng có số bậc tự do động học lớn hơn 3 phải:

- tại vị trí của người lái và người vận hành cũng như trong hướng dẫn sử dụng phải thể hiện các chỉ dẫn dưới dạng biểu đồ đơn giản về ổn định và các hạn chế bất kỳ nào đó, ví dụ khóa cứng khung di chuyển dao động.

- phải thiết kế sao cho người vận hành/người lái có thể kiểm tra được độ nghiêng của máy cơ sở chỉ bằng thiết bị hiển thị góc nghiêng của máy cơ sở.

5.10.2  Độ nghiêng của máy sở

Phải có một hệ thống đo độ nghiêng tuyệt đối của máy cơ sở ở vị trí làm việc.

5.10.3  Thiết bị giới hạn hành trình nâng

Phải gắn các thiết bị giới hạn hành trình nâng để dừng chuyển động của tay cần, tháp khoan hoặc giá dẫn hướng trong quá trình làm việc để tránh hư hỏng kết cấu trên máy.

Các thiết bị giới hạn hành trình nâng chỉ được phép dừng chuyển động của tay cần, tháp khoan hoặc giá dẫn hướng. Chúng không được phép dừng động cơ. Nếu một thiết bị hạn chế chuyển động nâng hoạt động, người vận hành phải có khả năng đưa tay cần, tháp khoan hoặc giá dẫn hướng về vị trí làm việc bình thường của nó. Khi này đòi hỏi phải bố trí một hộp nút bấm có khả năng tự hồi vị trí để điều khiển không qua các thiết bị giới hạn hành trình nâng để dùng cho lắp dựng và tháo dỡ thiết bị khoan và gia cố nền móng.

5.11  Ecgônômi cho vị trí vận hành và bảo dưỡng

Thiết bị khoan và gia cố nền móng phải được thiết kế theo nguyên tắc ecgônômi để tránh gây mệt mỏi và căng thẳng cho người vận hành và nhân viên bảo dưỡng máy. Khi này phải yêu cầu người vận hành và nhân viên bảo dưỡng máy, trong trường hợp có thể, phải mang găng tay dùng cho công việc nặng nhọc, giầy và các trang thiết bị bảo vệ cá nhân khác. Xem hướng dẫn trong ISO 3411:2007 và ISO 6682:1986.

5.12  Tiếp cận vị trí làm việc, các điểm cần can thiệp và các vị trí bảo dưỡng

Hệ thống tiếp cận phải tuân theo ISO 2860:1992 và ISO 2867:2011.

Hệ thống tiếp cận phải được thiết kế đảm bảo an toàn khi tiếp cận đến:

- vị trí làm việc của máy tại nơi sử dụng trong khi làm việc;

CHÚ THÍCH: “trạng thái làm việc” bao gồm:

+ bất kỳ vị trí làm việc nào;

+ trên chân chống hoặc trên bộ phận ổn định máy;

+ ca bin ở trên cao hoặc các vị trí khác của người vận hành.

- vị trí làm việc và điểm neo buộc khi chất và dỡ tải trên phương tiện vận tải khi máy được vận chuyển giữa các nơi làm việc;

- các vị trí để lắp ráp/tháo d các bộ phận tại nơi sử dụng;

- các khu vực phải thực hiện công tác bảo dưỡng và kiểm tra và các khu vực không thể tiếp cận từ mặt đất. Các khu vực này tuân theo quy trình bảo dưỡng như được nêu trong sổ tay bảo dưỡng máy.

- cáp thép ở tời, ở tháp khoan/tay cần hoặc giá dẫn hướng để thay thế một cách an toàn hoặc có một hệ thống cơ khí mà nhờ nó không phải tiếp cận đến tháp khoan hoặc tay cần.

Lối vào sàn công tác phải tuân theo các yêu cầu của TCVN 7387-4:2011 (ISO 14122-4:2004), 4.7.3.2.

Lối vào sàn công tác qua cửa sập phải tuân theo các yêu cầu của TCVN 7387-4:2011 (ISO 14122- 4:2004), 4.7.3.3.

Nếu không thể hạ tháp khoan nằm trên thiết bị để bảo dưỡng và việc tiếp cận đến các điểm bảo dưỡng bằng thang trèo thì phải bố trí các móc neo cho dây đai an toàn nằm dọc trên tháp khoan. Hướng dẫn sử dụng phải có các thông tin về công tác thử nghiệm và kiểm định các móc neo theo EN 795:2012.

CHÚ THÍCH: Đối với tháp khoan/giá dẫn hướng cao hơn 20m, ưu tiên sử dụng sàn nâng để nâng người.

5.13  Sàn công tác trên tháp khoan và giá dẫn hướng

5.13.1  Quy định chung

Sàn công tác phải tuân theo ISO 2867:2011.

5.13.2  Sàn để nâng người

Định nghĩa sàn nâng để vận chuyển người có thể xem Điều 3.15. Sàn nâng phải được thiết kế và bố trí sao cho người trên sàn nâng không bị va chạm vào bất cứ bộ phận nào của máy trong quá trình máy làm việc như nhà sản xuất dự kiến.

Sàn nâng phải được dẫn hướng bởi một khung dẫn hướng gắn trên tháp khoan/ giá dẫn hướng.

Tốc độ nâng và hạ sàn nâng không được phép vượt quá 0,75 m/s. Cửa ra vào phải có khả năng tự đóng lại và phải được trang bị một thiết bị khóa tự động, xem Điều 5.12.

Nhà sản xuất phải quy định khối lượng chất tải lớn nhất cho phép và số lượng người được vận chuyển lớn nhất. Phải áp dụng 100 kg cho một người và tổng khối lượng nhỏ nhất là 500 kg. Tải thiết kế sàn nâng được xác định bằng 1,25 lần tải cho phép lớn nhất.

Sàn nâng phải được di chuyển nhờ hệ thống cáp thép, xích, bánh răng thanh răng hoặc nhờ một (các) xi lanh thủy lực.

Phải có một thiết bị an toàn làm việc khi tốc độ của sàn nâng vượt quá 40% tốc độ danh nghĩa. Thiết bị an toàn này phải dừng hoặc giới hạn tốc độ tối đa là 1,4 lần tốc độ danh nghĩa.

Thiết bị an toàn gồm có một thiết bị dừng chuyển động hoặc một thiết bị hãm tác động lên ray dẫn hướng hoặc một dây cáp hoặc xích an toàn được gắn ở giữa vị trí cao nhất và thấp nhất của sàn nâng.

Trường hợp thiết bị khoan có gắn sàn thao tác được treo thõng qua cáp hoặc xích thì phải sử dụng hai sợi cáp hoặc xích độc lập liền nhau với hai điểm treo riêng rẽ hoặc một đòn cân bằng. Hệ số an toàn của cáp treo phải không nhỏ hơn 10 và của xích là không nhỏ hơn 8.

Sợi cáp hoặc xích thứ hai cũng có thể là cáp an toàn cố định hoặc xích an toàn cố định. Thiết bị dừng chuyển động hoặc thiết bị hãm sẽ tác động lên nó để dừng.

Đối với hệ thống treo bằng nhiều si cáp thép phải tuân theo các điều bổ sung dưới đây: phải trang bị một thiết bị an toàn chống chùng dây trên mỗi sợi cáp;

- cáp thép để nâng phải có đường kính tối thiểu là 8 mm. Cáp thép, cố định đầu cáp và điểm treo phải có hệ số an toàn tối thiểu là 10;

- đường kính của pu li cáp và tang cuốn cáp phải lấy tối thiểu bằng 26 lần đường kính cáp;

- tời cáp phải tuân theo các yêu cầu ở Điều 5.8.2 và Điều 5.8.3. Không được sử dụng loại tời rơi tự do.

Trường hợp treo bằng xi lanh phải trang bị một thiết bị giữ tải (van chống rơi) lắp trực tiếp ở khoang chịu tải của (các) xi lanh.

Sàn nâng phải được trang bị một thiết bị hạn chế hành trình cho vị trí cao nhất và thấp nhất.

Sàn nâng phải được thiết kế và chế tạo sao cho người trên sàn nâng có thể điều khiển chuyển động của sàn nâng và phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

- khi làm việc, thiết bị điều khiển có quyền ưu tiên so với tất cả các thiết bị khác dùng để điều khiển cùng một chuyển động, không kể thiết bị dừng khẩn cấp;

- thiết bị điều khiển cho chuyển động này phải là loại tự hồi vị trí;

- người vận hành trong ca bin phải nhìn được toàn bộ khu vực di chuyển;

- đối với trường hợp dừng khẩn cấp phải có một hệ thống khôi phục lại trạng thái được điều khiển bởi người vận hành trong ca bin.

Sàn nâng phải được trang bị một hệ thống khôi phục lại trạng thái để đưa nó xuống mặt đất một cách an toàn trong trường hợp khẩn cấp.

Sàn nâng phải được trang bị một số lượng vừa đủ các móc neo cho dây đai an toàn tương ứng với số người cho phép trên sàn nâng. Móc neo cho dây đai an toàn phải tuân theo các yêu cầu của EN 795:2012.

5.13.3  Sàn thao tác di động

Định nghĩa sàn thao tác di động có thể xem Điều 3.16. Sàn thao tác di động phải được thiết kế và bố trí sao cho không bị va chạm với máy trong quá trình máy làm việc như nhà sản xuất dự kiến.

Người chỉ được phép đi vào và ở lại trên sàn thao tác khi nó đứng yên.

Nhà sản xuất phải quy định khối lượng vật liệu lớn nhất cho phép và số lượng người lớn nhất trên sàn. Phải áp dụng 100 kg cho một người và tổng khối lượng nhỏ nht là 500 kg. Tải thiết kế sàn nâng được xác định bằng 1,25 lần ti cho phép lớn nhất. Nhà sản xuất phải xét đến các ảnh hưởng động lực học.

Sàn thao tác phải được di chuyển bằng hệ thống đẩy các bộ phận của thiết bị khoan và gia cố nền móng. Hệ thống này gồm cáp thép, xích, truyền động bánh răng thanh răng hoặc một (các) xi lanh thủy lực.

Sàn thao tác phải được thiết kế và chế tạo sao cho người trên sàn có thể giao tiếp bằng giọng nói hoặc trực quan với người vận hành.

Cửa ra vào phải có khả năng tự đóng lại và phải được trang bị một thiết bị khóa tự động, xem Điều 5.12.

Sàn thao tác phải được trang bị một số lượng vừa đủ các móc neo cho dây đai an toàn tương ứng với số người cho phép trên sàn. Móc neo cho dây đai an toàn phải tuân theo các yêu cầu của EN 795:2012.

5.14  Vị trí làm việc

5.14.1  Quy định chung

Vị trí lái cho di chuyển trên đường, di chuyển trong quá trình làm việc và vị trí vận hành phải được thiết kế và chế tạo sao cho tất cả các chuyển động cần thiết cho di chuyển và làm việc của thiết bị khoan và gia cố nền móng được tiến hành bởi người điều khiển phải không gây nguy hiểm cho bản thân người điều khiển và những người trong khu vực bao quanh thiết bị.

Để di chuyển trên đường, di chuyển trong quá trình làm việc và thực hiện các công việc của thiết bị khoan và gia cố nền móng ở khu vực có nguy cơ bị lật đ, phải trang bị một vị trí lái thay thế hoặc một hệ thống bảo vệ phòng lật đổ (TOPS) theo EN 474-5:2006/A3:2013, 5.3.2.2.3. Hoặc là trang bị một bộ điều khiển từ xa.

Để di chuyển trên đường, di chuyển trong quá trình làm việc và thực hiện các công việc của thiết bị khoan và gia cố nền móng ở khu vực có nguy cơ bị ngã lộn, phải trang b hệ thống bảo vệ phòng lật (ROPS) theo ISO 12117-2:2008. Một biện pháp khác là trang bị một bộ điều khiển từ xa.

Thiết bị khoan và gia cố nền móng có một ca bin phải trang bị một thiết bị bảo vệ phòng vật rơi (FOPS) tương ứng cấp độ I của ISO 3449:2005.

Mọi thiết bị khoan và gia cố nền móng được thiết kế cho các mục đích sử dụng đặc biệt mà ở đó tồn tại nguy cơ do đá rơi, phải trang bị một thiết bị bảo vệ phòng vật rơi (FOPS) tương ứng cấp độ II của ISO 3449:2005.

Các yêu cầu riêng đối với ROPS, TOPS và FOPS được quy định trong Phần 2 đến Phần 7 của bộ tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH 1: Phạm vi áp dụng của ISO 3449:2005 không bao gồm thiết bị khoan và gia cố nền móng. Tuy nhiên đối với thiết bị khoan và gia cố nền móng có thể áp dụng các yêu cầu của ISO 3449:2005 đúng như đối với máy đào và chuyển đất.

Nếu như tồn tại nguy cơ vật bắn ra theo phương ngang, phải trang bị một thiết bị bảo vệ phù hợp, ví dụ ở trường hợp khoan và đóng cọc.

ISO 10262:1998 được sử dụng như là một hướng dẫn.

Khoảng không gian ngồi cần thiết, không gian để chân phải tuân theo ISO 3411:2007 và ISO 6682:1986.

CHÚ THÍCH 2: Các yêu cầu về vị trí lái của thiết bị khoan và gia cố nền móng lắp trên xe tải hoặc máy kéo được lấy từ tiêu chuẩn phù hợp.

Thiết bị khoan và gia cố nền móng phải được trang bị một ca bin để bảo vệ người lái trước tiếng ồn, bụi và các điều kiện thời tiết bất lợi.

Ca bin phải được trang bị như dưới đây:

- Thông gió với lọc bụi thích hợp, những chỗ cần và những chỗ điều kiện khí hậu đòi hỏi như quy định trong EN 474-1:2006/A4:2013, 5.3.2.1 phải trang bị thiết bị sưởi hoặc làm mát.

CHÚ THÍCH 3: đối với yêu cầu này không yêu cầu kiểm tra.

- Bảo vệ chống tiếng ồn, xem Điều 5.27.2;

- Lớp bảo vệ rung của sàn, xem Điều 5.27.3;

- Phương tiện cho thoát nhanh khỏi ca bin;

- Một lối thoát khẩn cấp, ví dụ dưới dạng cửa sổ hoặc tấm kính dễ đập vỡ bố trí ở phía khác so với phía có lối ra thông thường và/hoặc có một dụng cụ để phá cửa sổ, trừ trường hợp có lối ra/ lối vào ở c hai bên máy;

- Một ghế ngồi, không kể trường hợp người vận hành phải làm việc ở tư thế đứng. Ghế ngồi phải tạo cho người vận hành một tư thế làm việc thoải mái, ổn định và phù hợp một cách dễ dàng với trọng lượng và độ lớn khác nhau của người vận hành. Ghế ngồi phải được thiết kế sao cho rung truyền lên người vận hành giảm xuống mức thấp nhất ở mức hợp lý có thể, xem Điều 5.27.3;

- Một thiết bị làm sạch kính cho cửa s cần thiết cho quan sát quá trình làm việc.

Cửa sổ và tm kính trong suốt phải được làm từ kính an toàn hoặc từ vật liệu tương tự (xem ví dụ ECE R43).

Vật liệu bên trong ca bin phải tuân theo yêu cầu của Điều 5.26.1.

Có một số loại thiết bị khoan và gia cố nền móng hoặc một số điều kiện làm việc mà ở đó việc sử dụng ca bin là không phù hợp hoặc không thể được. Ví dụ:

- máy có kích thước nhỏ, ví dụ sử dụng với lối đi hạn chế;

- kích thước và cấu tạo của máy ngăn cản việc lắp ca bin trên máy ở vị trí để người vận hành có thể quan sát các hoạt động từ nó;

- bộ điều khiển cho di chuyển trên đường, di chuyển trong quá trình làm việc và khi được kéo theo có thể đặt ở một vị trí khác so với bộ điều khiển quá trình khoan;

- sự tồn tại của ca bin ảnh hưởng xấu đến các chức năng hoạt động của máy, ví dụ máy được sử dụng ở sườn dốc đứng;

- máy điều khiển từ xa.

Mức áp suất âm trọng số A ở chỗ (các chỗ) làm việc của người vận hành (giá trị đo cộng với độ không tin cậy của phép đo) không được phép vượt quá 80 dB(A) đo ở bên trong ca bin và không được phép vượt quá 85 dB(A) khi kiểm tra theo Phụ lục B.

Nếu như ở phía sau máy có một vị trí điều khiển cho việc di chuyển trong quá trình làm việc của thiết bị thì vị trí điều khiển đó phải được trang bị một lan can và một lối vào an toàn đ loại trừ việc người điều khiển bị rơi khỏi máy.

5.14.2  Tầm nhìn

Tầm nhìn tại vị trí lái và/hoặc tại vị trí vận hành phải đảm bảo sao cho người lái hoặc người vận hành có thể điều khiển thiết bị khoan và gia cố nền móng trong quá trình di chuyển trên đường, di chuyển khi làm việc hoặc khi thực hiện công việc khoan không gây ra nguy hiểm cho bản thân và cho những người khác. Nếu cần, phải trang bị thiết bị quang học trợ giúp hoặc các phương tiện khác.

Nếu chuyển động quay của tháp khoan là một phần của quy trình làm việc liên tục, giống như khi khoan bằng cần kelly và khi đào đất bằng gầu ngoạm, mặt bằng quanh máy phải dễ quan sát đối với người vận hành. Nếu như kích thước và hình dạng của máy và vị trí của ca bin không cho phép một tầm nhìn an toàn thì nó phải được đảm bảo hoặc là nhờ một hệ thống giám sát bằng video hoặc nhờ gương hay các thiết bị quang học khác.

Thiết bị khoan và gia cố nền móng phải được thiết kế tuân theo ISO 5006:2006,10.4 và Điều 12 để người vận hành có đủ tầm nhìn từ vị trí điều khiển khi làm việc và vị trí lái để có thể nhìn được khu vực di chuyển và khu vực làm việc của máy mà mục đích sử dụng của máy đòi hỏi.

CHÚ THÍCH: Phạm vi áp dụng của ISO 5006 không bao gồm thiết bị khoan và gia cố nền móng. Tuy nhiên đối với thiết bị khoan và gia cố nền mộng có thể áp dụng như các yêu cầu của ISO 5006 đúng như đối với máy đào và chuyển đất.

5.15  Hệ thống điều khiển

5.15.1  Quy định chung

Yêu cầu đối với hệ thống điều khiển được nêu trong EN 60204-1:2006, 9, 10 và 11, ISO 4413:2010 và ISO 4414:2010.

5.15.2  Mức hiệu quả hoạt động của các bộ phận có liên quan đến an toàn của hệ thống điều khiển

Các biện pháp bảo vệ như trong ISO 12100:2010, 3.19 quy định bao gồm cả chức năng an toàn. Việc thực hiện chức năng an toàn phải tuân theo các yêu cầu của ISO 13849-1. Mức hiệu quả hoạt động (PL) của chức năng an toàn phải đáp ứng mức đặc tính tối thiểu cần thiết (PLr) như được trình bầy trong Bng 3 dưới đây. Với các bộ phận toàn bộ bằng cơ khí khi nó đáp ứng các chức năng yêu cầu ở bảng 3, không đòi hỏi mức đặc tính đặc biệt, ví dụ như một khóa chốt.

Bảng 3 - Mức hiệu quả hoạt động

Số thứ tự của chức năng an toàn

Yêu cầu đối với chức năng an toàn

Mức đặc tính yêu cầu

 

Di chuyển trên đường

 

1

Khả năng dừng

c

 

Di chuyển khi làm việc

 

2

Khả năng dừng

c

 

Chuyển động quay

 

3

Khả năng dừng

c

 

Chuyển động nâng

 

4

Khả năng dừng

c

5

Giữ tải

c

6

Giới hạn/quá tải

b

 

Tời (kéo/neo giữ)

 

7

Khả năng dừng

c

8

Giới hạn/quá tải

b

 

Sàn nâng đ vận chuyển người

 

9

Khả năng dừng

c

10

Giới hạn/quá tải

c

 

Chân chống của máy và hệ thống neo giữ trong đất

 

11

Khả năng dừng

c

12

Khả hăng giữ

c

 

Sự kích hoạt của thiết bị bảo vệ

 

13

Dừng quay/ đy cần khoan khi kích hoạt thiết bị bảo vệ kiểu khóa ngắt liên động và thiết bị bảo vệ

c

 

Chế độ vận hành hạn chế

 

14

Mối liên hệ giữa quay chậm và tốc độ đầy cần khoan

c

 

Khoan/Đy cần khoan trong chế độ bảo vệ đặc biệt dưới một số trường hợp cụ thể

 

15

Dừng quay/đẩy cần khoan khi kích hoạt thiết bị cảm biến áp lực

c

 

Kẹp và hãm công cụ làm việc

 

16

Khả năng dừng

b

 

Thiết bị để tháo lắp cần khoan

 

17

Khả năng dừng thiết bị

c

 

Hệ thống định vị tháp khoan/tay cần/giá dẫn hướng

 

18

Khả năng dừng tháp khoan/tay cần/giá dẫn hướng

c

 

Khả năng giữ tháp khoan/tay cần/giá dẫn hướng

c

CHÚ THÍCH: Khi biên soạn bảng này, mức đặc tính được quy định trong Bảng 3 đã được tham khảo từ điều kiện có thể của trình độ kỹ thuật hiện tại. Trên cơ sở kinh nghiệm thu được khi áp dụng ISO 13849-1, mức đặc tính sẽ được đánh giá lại ở lần sửa đổi tiếp theo của tiêu chuẩn này.

5.15.3  Khởi động

Chỉ có thể khởi động nguồn động lực chính của thiết bị khoan và gia cố nền móng nhờ sự tác động có chủ ý vào thiết bị dùng để khởi động máy. Điều này cũng được áp dụng cho cả việc khởi động lại sau khi dừng máy do bất kỳ nguyên nhân nào.

Phải loại trừ sự khởi động ngoài ý muốn nhờ lắp đặt các thiết bị bảo vệ phù hợp, ví dụ ca bin có thể khóa được, bộ phận khởi động có thể khóa được hoặc bộ đóng ngắt điện có thể khóa được.

Nếu như thiết bị khoan và gia cố nền móng có nhiều thiết bị dùng để khởi động thì chúng phải được khóa liên động với nhau, nhờ đó mà việc khởi động chỉ có thể tiến hành từ một thiết bị khởi động.

Đối với thiết bị khoan và gia cố nền móng sử dụng truyền động khí nén phải trang bị một van trên đường ống chính để nối thiết bị với nguồn cung cấp khí nén hoặc ở trạng thái đóng để tắt nguồn cung cấp khí nén và xả khí có áp trong hệ thống thiết bị.

5.15.4  Dừng máy

5.15.4.1  Dừng bình thường

Thiết bị khoan và gia cố nền móng phải trang bị một thiết bị để dừng, nhờ nó mà chức năng hoạt động được đưa về trạng thái dừng hoàn toàn.

5.15.4.2  Dừng khẩn cấp

Phải lắp đặt thiết bị dừng khẩn cấp trên thiết bị để ngăn chặn một cách nhanh chóng các nguy hiểm tồn tại trước mắt hoặc sắp xảy ra. Thiết bị này phải dừng một cách nhanh nhất có thể tất cả các chuyển động hoặc các hoạt động nguy hiểm để ngăn chặn một tình huống nguy hiểm có thể xảy ra mà không tạo thêm mối nguy hiểm khác. Thiết bị dừng khẩn cấp phải tuân theo TCVN 6719:2008 (ISO 13850:2006).

Tại mỗi vị trí vận hành và vị trí lái phải có một thiết bị dừng khẩn cấp.

Đối với thiết bị khoan và gia cố nền móng lắp trên xe tải hoặc máy kéo không áp dụng yêu cầu này đối với vị trí lái.

Việc ứng dụng các thiết bị dừng khẩn cấp tiếp theo phải tuân theo các yêu cầu của Phần 2 đến Phần 7 của bộ tiêu chuẩn này.

Chức năng dừng khẩn cấp phải được sử dụng một cách độc lập với chế độ vận hành.

5.16  Thiết bị điều khiển

5.16.1  Quy định chung

Phải ký hiệu các thiết bị điều khiển một cách rõ ràng phù hợp với các tiêu chun áp dụng và phải bố trí chúng sao cho có khả năng điều khiển an toàn, nhanh và thuận tiện. Chữ tượng hình được ưu tiên khi ký hiệu.

Hướng dẫn xem ISO 12100:2010, 6.2.8, ISO 6405-1 và Phụ lục D.

Nếu việc nhận dạng các thiết bị điều khiển được thực hiện bằng văn bản thì phải có các thông tin và các cảnh báo bằng ngôn ngữ chính thức của các nước mà ở đó máy được bán và/hoặc sử dụng.

Ngoài các thiết bị điều khiển được dùng cho các hoạt động liên tục và tự động, ví dụ khoan và thi công ống vách, các thiết bị điều khiển còn lại phải là loại có khả năng tự hồi vị trí.

Yêu cầu này không áp dụng đối với thiết bị điều khiển không dùng cho vận hành máy, ví dụ công tắc đèn...

Thiết bị điều khiển phải:

- nằm ở phạm vi thuận lợi nhất, nếu như nó có vai trò quan trọng nhất;

- nằm ở phạm vi bình thường, nếu như nó có vai trò quan trọng thứ hai;

- bố trí ngoài khu vực nguy him, càng xa càng tốt.

Định nghĩa về “phạm vi thuận lợi nhất” có thể xem ISO 6682:1986.

Trường hợp có nhiều vị trí điều khiển cho các chức năng quan trọng nhất, thiết bị khoan và gia cố nền móng phải được trang bị một công tắc lựa chọn để có thể chọn một cách chủ động vị trí điều khiển mong muốn.Yêu cầu này không áp dụng cho các lệnh dừng máy hoặc thiết bị dừng khẩn cấp.

Để khởi động máy xem Điều 5.15.3.

Lực yêu cầu tác động lên thiết bị điều khiển phải tuân theo ISO 10968:2004, Bảng 1.

Thiết kế, lắp đặt và bố trí thiết bị điều khiển phải đảm bảo:

- chức năng của chúng phải được nhận biết một cách rõ ràng;

- hành động để kích hoạt thiết bị điều khiển tương ứng là tác động có chủ ý càng nhiều càng tốt.

Nếu một hệ thống điều khiển được thiết kế và lắp đặt để thực hiện nhiều chức năng, ví dụ bàn phím, thì các tác động để kích hoạt phải được phân biệt một cách rõ ràng.

5.16.2  Kích hoạt ngoài ý muốn hệ thống điều khiển

Phải bố trí sao cho thiết bị điều khiển có khả năng gây ra các chuyển động nguy hiểm bất thường bị vô hiệu hóa hoặc được bảo vệ để nó không bị kích hoạt ngoài ý muốn, đặc biệt trong trường hợp người vận hành bước vào hoặc rời khỏi vị trí làm việc.

5.16.3  Điều khiển m rộng hệ di chuyển xích của máy cơ sở

Điều khiển để mở rộng hệ di chuyển xích của máy cơ sở phải được thiết kế và bố trí sao cho không gây chấn thương cho người điều khiển. Điều đó có thể đạt được bằng cách sử dụng một bộ điều khiển từ xa mà yêu cầu của nó được nêu trong Điều 5.17.

Điều khiển mở rộng hệ di chuyển xích được thực hiện khi không có người bên cạnh máy.

5.17  Thiết bị khoan và gia cố nền móng điều khiển từ xa và điều khiển tự động

5.17.1  Quy định chung

Điều khiển từ xa phải tuân theo ISO 15817:2012.

5.17.2  Vị trí vận hành

Khởi động và dừng các chuyển động làm việc của thiết bị khoan và gia cố nền móng chỉ cho phép từ hệ thống điều khiển trên thiết bị khoan và gia cố nền móng hoặc từ một vị trí điều khiển có đủ tầm nhìn đối với khu vực làm việc, ví dụ nhờ một hệ thống giám sát bằng màn hình hiển thị (CCTV).

Thiết bị khoan và gia cố nền móng không bố trí vị trí vận hành phải được trang bị tối thiểu một bộ kết nối cho bộ điều khiển từ xa dùng để điều khiển thiết bị khoan và gia cố nền móng.

Thiết bị khoan và gia c nền móng được điều khiển từ xa, có ngưi lái hoặc không có người lái hoặc tự động điều khiển phải được trang bị một đèn cảnh báo. Nó phải được hoạt động một cách tự động trước khi khởi động và khi điều khiển từ xa và điều khiển tự động. Yêu cầu này không áp dụng đối với thiết bị khoan và gia cố nền móng có bảng điều khiển nằm gần thiết bị và trong trường hợp có sự liên lạc trực tiếp bằng hình ảnh giữa người vận hành và thiết bị khoan và gia cố nền móng.

5.17.3  Thiết bị dừng khẩn cấp

Thiết bị khoan và gia cố nền móng phải được trang bị một thiết bị dừng khẩn cấp ở bảng điều khiển từ xa của vị trí điều khiển/giám sát và phải có một thiết bị dừng khẩn cấp bổ sung trên máy.

Tất cả thiết bị dừng khẩn cấp phải dễ dàng tiếp cận.

Bảng (các bảng) điều khiển không dây để điều khiển từ xa phải được trang bị một thiết bị dừng khẩn cấp tuân theo EN 60204-1:2006, 9.27.3.

5.17.4  Hệ thống điều khiển

Phải thiết kế mạch điều khiển của thiết bị khoan và gia cố nền móng sao cho hoạt động của máy được dừng một cách tự động trong trường hợp sự liên kết điều khiển giữa người vận hành và thiết bị bị gián đoạn hoặc mất hoàn toàn hoặc khi quá trình khởi động hoàn thành.

Một sự cố không được phép dẫn đến tình huống nguy hiểm. Phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn tương tự như đã nêu trong Điều 5.5.

Việc khôi phục lại sau sự cố ở một bộ phận của hệ thống không được phép khởi động lại bất kỳ chức năng tự động nào khác. Việc khởi động lại hoạt động chỉ có thể nhờ một sự tác động có chủ ý của người vận hành.

Tính tương thích điện từ của hệ thống điều khiển điện và điện tử phải tuân theo EN 13309:2010.

5.18  Thiết bị khoan và gia cố nền móng hoạt động không có người điều khiển, hoạt động tự động

Hệ thống điều khiển một thiết bị khoan và gia cố nền móng hoạt động không có người điều khiển, hoạt động tự động phải được trang bị một hệ thống chẩn đoán tích hợp để dừng hoạt động trong trường hợp hệ thống phát hiện có sự cố khi chức năng tự động diễn ra hoặc có hiện tượng bất thường khi làm việc.

5.19  Cứu hộ, vận chuyển, nâng, lai dắt thiết bị khoan và gia cố nền móng và các bộ phận của nó

5.19.1  Sử dụng chung

Nếu như cu hình của máy cho phép, có thể sử dụng chung một thiết bị để cứu hộ, vận chuyển, nâng và lai dắt.

CHÚ THÍCH: ISO/DIS 15818 được sử dụng như là một hướng dẫn.

5.19.2  Cứu hộ/lai dắt

Máy phải có các móc kéo và/hoặc thiết bị dùng khi lai dắt (móc, lỗ móc...). Chúng phải phù hợp với ISO 10532:1995. Phải nêu một cách rõ ràng trong hướng dẫn sử dụng vị trí của chúng, lực cho phép, việc sử dụng đúng khi lai dắt cũng như tốc độ lớn nhất và khoảng cách khi lai dắt.

Nếu như chốt là một bộ phận của thiết bị lai dắt, thì nó phải được gắn chắc chắn trên thiết bị. Thiết bị an toàn cho chốt không được phép tháo rời.

Phải mô tả đim gắn kết cho việc cứu hộ của máy trong hướng dẫn sử dụng, như lực cho phép và việc sử dụng đúng khi cứu hộ.

5.19.3  Chằng buộc

Để đảm bảo vận chuyển an toàn thiết bị khoan và gia cố nền móng, phải có các điểm để chằng buộc máy một cách chắc chắn. Các điểm chằng buộc phải có trên rơ moóc cũng như trên máy và phải được bố trí để nhận biết một cách rõ ràng (xem ISO 6405-1:2017, ký hiệu 7.27). Hướng dẫn việc sử dụng chúng phải được nêu trong Hướng dẫn sử dụng.

5.19.4  Điểm móc hàng

Phải có các điểm móc hàng và được thiết kế ứng với khối lượng của cấu hình bất lợi nhất. Chúng phải được bố trí để nhận biết một cách rõ ràng ở trên máy hoặc trên một khung đỡ nằm bên dưới máy.

Phải mô tả trong Hướng dẫn sử dụng phương pháp để nâng t hợp, các bộ phận và máy có trọng lượng lớn (xem Điều 7.3).

Ký hiệu nâng xem ISO 6405-1:2017, ký hiệu 7.23.

5.19.5  Vận chuyển

Thiết bị hỗ trợ cho ổn định máy, các thiết bị hỗ trợ bên ngoài và các thiết bị chuyển động khác có khả năng xảy ra nguy hiểm khí vận chuyển hoặc di chuyển phải được khóa lại một cách an toàn.

Trong Hướng dẫn sử dụng phải nêu các chỉ dẫn về việc khóa an toàn.

5.20  Lắp ráp công cụ khoan

Công cụ khoan phải có khả năng lắp vào chuỗi cần khoan.

5.21  Thiết bị ngắt nguồn năng lượng

Thiết bị khoan và gia cố nền móng được cung cấp năng lượng từ nguồn bên ngoài phải được trang bị một thiết bị để ngắt chúng ra khỏi tất cả các nguồn năng lượng. Các thiết bị như vậy phải được ký hiệu rõ ràng và phải có khả năng khóa lại khi việc kết nối trở lại với nguồn có khả năng gây nguy hiểm cho người và phải đáp ứng các yêu cầu trong TCVN 7300:2003 (ISO 14118:2000) và EN 60204-1:2006. Sau khi nguồn năng lượng bị ngắt, bắt cứ năng lượng nào còn lại hoặc được lưu trữ trong hệ thống mạch của thiết bị khoan và gia cố nền móng phải đảm bảo được giải tỏa mà không gây nguy hiểm cho người.

Khác với các yêu cầu trên, một số mạch luôn được kết nối với nguồn năng lượng, ví dụ phải giữ các bộ phận ở nguyên trạng thái, lưu trữ thông tin, duy trì chiếu sáng. Mạch này phải được ký hiệu rõ trong hướng dẫn sử dụng. Nó phải có tác dụng cảnh báo một cách lâu dài.

5.22  Bề mặt nóng, lạnh và cạnh sắc

Các bề mặt nóng hoặc lạnh có thể gây nguy hiểm khi người chạm phải cần được bảo vệ bằng một thiết bị bảo vệ hoặc một nắp đậy tuân theo ISO 3457:2003, Điều 8 và ISO 13732-1:2006. Bề mặt và các cạnh phải đáp ứng các yêu cầu trong ISO 12508:1994.

5.23  Bảo vệ đối với các bộ phận chuyển động

5.23.1  Quy định chung

Thiết bị khoan và gia cố nền móng phải được thiết kế, chế tạo và trang bị sao cho sự cần thiết phải có mặt của người ở khu vực nguy hiểm trong quá trình làm việc là ít nhất.

Thiết kế và chế tạo phải chú ý đến môi trường làm việc mà ở đó các công việc khoan và hạ cọc diễn ra, các tải trọng trên thiết bị trong quá trình làm việc, sự cần thiết để vận hành máy trong không gian hạn chế với các bộ phận quay có liên quan trong quá trình khoan ở độ nghiêng khác nhau và trong các cấu hình khác nhau nếu như nhà sản xuất thấy trước được (xem Hướng dẫn sử dụng).

5.23.2  Tiếp cận vào các bộ phận chuyển động tham gia vào quá trình làm việc của thiết bị

5.23.2.1  Quy định chung

Ở những chỗ mà việc tiếp cận vào các bộ phận chuyển động tham gia trực tiếp vào quá trình làm việc có thể thấy trước được trong thời gian máy làm việc bình thường, phải chọn các thiết bị bảo vệ dưới đây:

- bộ phận che chắn cố định; hoặc

- bộ phận che chắn di động với khóa liên động có hoặc không có khóa bảo vệ; hoặc

- thiết bị bảo vệ kiểu cảm biến (không tiếp xúc), ví dụ thiết bị bảo vệ kiểu cảm biến điện hoặc kiểu cảm biến áp suất; hoặc một tổ hợp các thiết bị nêu ở trên.

CHÚ THÍCH 1: Điều chỉnh vị trí của giá dẫn hướng, tay cần và quay tháp khoan không phải là các chuyển động của các bộ phận tham gia quá trình khoan và đóng cọc.

CHÚ THÍCH 2: Dự báo rằng trong thời gian cố hiệu lực của tiêu chuẩn này, có thể xut hiện các phương pháp khác nhau cho thiết bị bảo vệ.

Phải thiết kế máy sao cho người vận hành ở vị trí điều khiển không thể tiếp cận đến các bộ phận chuyển động tham gia vào quá trình khoan, trừ trường hợp khi máy ở chế độ vận hành hạn chế.

5.23.2.2  Bộ phận che chắn và thiết bị bảo vệ

5.23.2.2.1  Quy định chung

Các quy định cho bộ phận che chắn và thiết bị bảo vệ được nêu trong ISO 12100:2010.

5.23.2.2.2  Bộ phận che chắn

Bộ phận che chắn cố định phải tuân theo TCVN 9059:2011 (ISO 14120:2002).

Bộ phận che chắn di động với khóa liên động phải tuân theo TCVN 9059:2011 (ISO 14120:2002) và phải ngăn chặn việc tiếp cận vào khu vực nguy hiểm trong quá trình thực hiện bất kỳ chuyển động nào có thể gây nguy hiểm.

Phải ngăn chặn sự khởi động của chuyển động gây nguy hiểm cho tới khi bộ phận che chắn được đóng lại.

Nếu bộ phận che chắn di động với khóa liên động được mở thì phải dừng lại các hoạt động quay và đẩy cần khoan cũng như tất cả các bộ phận chuyển động có thể gây nguy hiểm. Việc khởi động lại khi bộ phận che chắn di động với khóa liên động ở trạng thái mở chỉ được phép ở chế độ vận hành hạn chế (xem Điều 5.23.2.2.4).

Chỉ lắp đặt bộ phận che chắn với khóa liên động không có khóa bảo vệ trong trường hợp người vận hành không có thời gian để tiếp cận đến khu vực nguy hiểm trước khi bất cứ chuyển động gây nguy hiểm nào dừng lại.

Việc xác định khoảng cách an toàn bằng bộ phận che chắn áp dụng ISO 13857:2008, Bảng 4. Nếu như không có mối nguy hiểm do chèn ép và do cắt, nhưng chỉ có một nguy cơ bị cuốn vào, phải thực hiện các quy định dưới đây:

- đối với lỗ tròn và lỗ vuông nhỏ hơn hoặc bằng 20mm, khoảng cách an toàn phải lấy tối thiểu là 20mm;

- đối với lỗ tròn và lỗ vuông nhỏ hơn hoặc bằng 40mm, khoảng cách an toàn phải lấy tối thiểu là 120mm;

Đầu hở phía cuối của bộ phận che chắn cần khoan không được coi là cửa.

Sau khi bộ phận che chắn di động với khóa liên động được đóng, chỉ có thể thực hiện việc khởi động lại chế độ vận hành bình thường nhờ một hành động có chủ ý thông qua một thiết bị dùng để khởi động lại. Thiết bị này bố trí ở một vị trí cố định nằm ngoài khu vực nguy hiểm với một tầm nhìn rõ ràng đối với toàn bộ khu vực nguy hiểm và nằm bên ngoài khu vực được kiểm soát của thiết bị cảm biến. Khi này không được phép tiếp cận vào trong khu vực nguy hiểm của các bộ phận quay.

5.23.2.2.3  Thiết bị bảo vệ kiểu cảm biến

Phải bố trí thiết bị bảo vệ kiểu cảm biển với một cấu hình thích hợp cho nhiều ứng dụng và cho các điều kiện làm việc như nhà sản xuất quy định.

Thiết bị bảo vệ kiểu cảm biến phải ngăn chặn việc tiếp cận vào khu vực nguy hiểm trong quá trình thực hiện bất kỳ chuyển động nào có thể gây nguy hiểm. Nếu thiết bị bảo vệ kiểu cảm biến được kích hoạt thì phải dừng lại các hoạt động quay và đẩy cần khoan cũng như tất cả các bộ phận chuyển động có thể gây nguy hiểm.

Sau khi kích hoạt và trong khi thiết bị còn bị ngắt, chỉ cho phép khởi động lại các hoạt động quay và/hoặc đẩy cần khoan như mô tả trong Điều 5.23.2.2.4 nhờ một hành động có chủ ý ở chế độ vận hành hạn chế (ROM).

Sau khi việc dò tìm của thiết bị bảo vệ kiểu cảm biến kết thúc, chỉ có thể thực hiện việc khởi động lại chế độ vận hành bình thường nhờ một hành động có chủ ý thông qua một thiết bị để khởi động lại. Thiết bị khởi động lại được bố trí ở một vị trí cố định nằm ngoài khu vực nguy hiểm có các bộ phận quay với một tầm nhìn rõ ràng đối với toàn bộ khu vực nguy hiểm và nằm bên ngoài khu vực được kiểm soát của thiết bị cảm biến. Khi này không được phép tiếp cận vào trong khu vực nguy hiểm của các bộ phận quay.

Nếu vùng kiểm soát của thiết bị có khả năng lập trình, chỉ cho phép thực hiện việc lập trình hoặc điều chỉnh nhờ một mật khẩu hoặc một chìa khóa.

CHÚ THÍCH: Thông tin về vị trí của thiết bị bảo vệ kiểu cảm biến có trong ISO 13855:2010.

5.23.2.2.4  Chế độ vận hành hạn chế (ROM)

Phải chọn chế độ vận hành hạn chế nếu đòi hỏi vận hành trong khu vực nguy hiểm với bộ phận che chắn di động đã mở hoặc thiết bị bảo vệ đã được kích hoạt.

Chế độ vận hành hạn chế phải được kích hoạt nhờ một bộ đóng ngắt có thể khóa được giành cho chế độ vận hành hạn chế.

Phải sử dụng chế độ vận hành hạn chế trong khu vực nguy hiểm mà ở đó người có thể tiếp cận với các bộ phận chuyển động ở độ cao đến 2,5 m tính từ mặt đất hoặc tính từ điểm mà ở đó có người đứng.

Chế độ vận hành hạn chế này được duy trì nhờ bộ đóng ngắt hoặc cho đến khi bộ phận che chắn di động với khóa liên động được đóng và được thiết lập trở lại hoặc thiết bị cảm biến không còn bị ngắt và được thiết lập lại.

Có thể sử dụng chế độ vận hành hạn chế này trong quá trình bảo dưỡng hoặc vận hành với chế độ vận hành được bảo vệ đặc biệt.

Có thể tiến hành vận hành máy bình thường sau khi chế độ vận hành bình thường được chọn, bộ phận che chắn di động với khóa liên động được đóng và được thiết lập trở lại hoặc thiết bị cảm biến không còn bị ngắt và được thiết lập trở lại và bộ điều khiển khởi động được tác động. Việc chọn chế độ vận hành không được phép đưa máy vào hoạt động.

Chế độ vận hành hạn chế bao gồm:

- tốc độ quay không lớn hơn 30 r/min hoặc nhích từng nửa vòng quay cho mỗi lần hoạt động trong khu vực nguy hiểm; và

- tốc độ đy cần khoan không lớn hơn 15m/min hoặc nhích không quá 10 cm cho mỗi lần hoạt động trong khu vực nguy hiểm; và

- hộp nút bấm có khả năng tự hồi vị trí cho chức năng quay; và

- hộp nút bấm có khả năng tự hồi vị trí cho chức năng đẩy cần khoan; và

- hiển thị thông tin cho người vận hành và những người khác để thông báo rằng chế độ vận hành hạn chế đang đóng.

Ngay sau khi nhả nút bấm điều khiển có khả năng tự hồi vị trí, bộ phận đang quay phải dừng lại chỉ sau ít hơn nửa vòng quay.

5.23.2.2.5  Chế độ vận hành có bảo vệ đặc biệt cho các trường hợp làm việc cụ thể

Trường hợp các nhà sản xuất có thể thấy trước việc áp dụng/vị trí/ hướng khi sử dụng thiết bị bảo vệ (bộ phận che chắn và thiết bị bảo vệ) là không cho phép (ví dụ trong không gian chật hẹp, khu vực làm việc hạn chế, làm việc gần chướng ngại vật hoặc các công trình xây dựng) thì phải trang bị một chế độ vận hành có bảo vệ đặc biệt có khả năng vận hành máy trong điều kiện không có bộ phận che chắn (xem Điều 5.23.2.2.2) và thiết bị bảo vệ kiểu cảm biến không hoạt động (xem Điều 5.23.2.2.3).

Bộ phận che chắn hoặc thiết bị bảo vệ, nếu có thể, phải luôn gắn liền với máy, ví dụ có thể điều chỉnh, có thể gập lại, có thể kéo, có thể đẩy.

Không cho phép sử dụng chế độ vận hành này trong trường hợp người vận hành đang ở vị trí điều khiển hoặc trong khi sử dụng điều khiển từ xa có khả năng tiếp cận vào các bộ phận chuyển động tham gia vào quá trình khoan.

Phải kích hoạt chế độ vận hành này nhờ một công tắc lựa chọn chế độ vận hành có thể khóa được.

Trong chế độ vận hành có bảo vệ đặc biệt:

- thiết bị điều khiển chuyển động quay và chuyển động đẩy cần khoan phải có khả năng tự hồi vị trí; và

- chuyển động quay và chuyển động đy cần khoan có khả năng chạy ở tốc độ bình thường; và

- tín hiệu cảnh báo (ánh sáng và/hoặc âm thanh) phải được kích hoạt khi chế độ vận hành có bảo vệ đặc biệt được lựa chọn; và

- lắp đặt một thiết bị bảo vệ cảm biến áp lực bổ sung (xem Điều 5.23.2.2.6)

Chế độ vận hành có bảo vệ đặc biệt khi vận hành dưới các điều kiện đặc biệt phải đạt được việc giảm tốc độ quay và tốc độ đẩy cần khoan của máy khi bổ sung hoặc tháo bớt cần khoan nhờ kích hoạt chế độ vận hành hạn chế.

Phải lắp một cảm biến, ví dụ ở đầu kẹp, sao cho nó kích hoạt một tốc độ quay chậm tuân theo Điều 5.23.2.2.4 để loại trừ việc công cụ khoan được lắp vào hoặc tháo ra ở tốc độ cao.

5.23.2.2.6  Thiết bị bảo vệ bổ sung kiểu cảm biến áp lực

Thiết bị bảo vệ bổ sung kiểu cảm biến áp lực cho loại bảo vệ đặc biệt dùng cho làm việc ở các điều kiện nhất định phải được lắp đặt tuân theo ISO 13856-2:2013 và ISO 13856-3:2013, nếu áp dụng, và phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

- phải được kích hoạt khi tiếp xúc với bất kỳ một bộ phận nào của người;

- được kích hoạt ứng với một lực tiếp xúc được quy định trong ISO 13856 cho thiết bị bảo vệ kiểu cảm biến áp lực và từ từng hướng tác động có thể dự đoán trước;

- được kích hoạt với quãng đường tác động không lớn hơn 50 mm;

- một sự kích hoạt phải dừng các bộ phận chuyển động có thể gây ra các rủi ro còn lại như sau:

+ chế độ bảo vệ đặc biệt phải dừng một cách nhanh nhất có thể các bộ phận quay, các chuyển động đẩy cần khoan và các bộ phận chuyển động còn lại và không tạo ra các mối nguy hiểm bổ sung;

+ chế độ vận hành hạn chế phải dừng các bộ phận quay trong khoảng ít hơn nửa vòng quay; phải dừng một cách nhanh nhất có thể chuyển động đẩy cần khoan và các bộ phận chuyển động còn lại mà không tạo ra các mối nguy hiểm bổ sung.

- phải phù hợp và có số lượng vừa đủ để có thể loại trừ bất kỳ rủi ro còn lại nào;

- phải được thiết kế và chế tạo với các bộ phận cảnh báo kèm theo, các dây dẫn ... sao cho tránh được việc kích hoạt từ các lực trái phép hoặc cố ý từ bên ngoài;

- phải được nhìn thấy một cách rõ ràng và có mầu tương phản với máy cơ sở, thường là mầu đỏ;

- phải được người vận hành kiểm tra trước mỗi lần vận hành máy.

Thời gian dừng phải được kiểm tra tuân theo phương pháp thử nghiệm được quy định trong Phụ lục G.

5.23.3  Bộ phận truyền lực

Các bộ phận truyền lực như trục truyền động, khớp nối, bộ truyền đai nằm ở vị trí mà người có thể tiếp cận vào phải có bộ phận che chắn bảo vệ nhằm loại bỏ các mối nguy hiểm do chạm phải. Bộ phận che chắn bảo vệ phải tuân theo TCVN 9059:2011 (ISO 14120:2002) và phải được lắp đặt chắc chắn cũng như an toàn. Bộ phận che chắn c định là loại được lắp ghép nếu như việc tiếp cận là hiếm khi cần thiết.

CHÚ THÍCH: EN 12100:2010 nêu các quy định chung đối với các nắp đậy của các bộ phận chuyển động.

Thông gió cơ khí và các tấm tản nhiệt được trang bị dưới dạng lưới hoặc thiết bị tương tự nhằm loại trừ các ngón tay, tay và chân tiếp cận vào các bộ phận chuyển động và phải tuân theo ISO 13857:2008.

Phải lắp đặt bộ phận che chắn di động có khóa liên động khi phải tiếp cận một cách thường xuyên nhằm mục đích bảo trì và sửa chữa. Bộ phận che chắn này phải tuân theo các yêu cầu dưới đây:

- trong mọi trường hợp, khi nó ở trạng thái mở vẫn phải gắn liền với máy;

- phải được trang bị một cơ cấu hỗ trợ để giữ nó khi m.

Cơ cấu hỗ trợ phải có khả năng khóa lại, tự khóa hoặc bằng lực lò xo.

5.23.4  Thiết bị khoan và gia cố nền móng sử dụng cần khoan kiểu liên kết ren

Hệ thống tháo cần khoan dẫn động bằng động cơ, nếu áp dụng, phải được lắp đặt trên thiết bị khoan và gia cố nền móng sử dụng cần khoan kiểu liên kết ren.

CHÚ THÍCH: Các khả năng dưới đây được coi như là một bộ phận cần thiết của hệ thống tháo cần khoan dẫn động bằng động cơ:

- ở thiết bị khoan và gia cố nền móng được trang bị đầu va đập, có thể coi cơ cấu va đập như là một bộ phận của hệ thống tháo cần khoan dẫn động bằng động cơ;

- ở thiết bị khoan và gia cố nền móng với đầu khoan dẫn động quay, có thể coi việc điều khiển quay ngược chiều đầu khoan cùng với đầu kẹp hoặc một khớp quay tương tự có th khóa lại như là một bộ phận của hệ thống tháo cần khoan dẫn động bằng động cơ;

- ở thiết bị khoan kiểu vít, có thể coi việc điều khiển quay ngược chiều đầu kẹp hoặc một khớp nối quay tương tự có thể khóa lại và việc quay của cần khoan như là một bộ phận của hệ thống tháo cần khoan dẫn động bằng động cơ;

- thiết bị kẹp và tháo cần khoan lắp ở khu vực phía dưới.

5.23.5  Thiết bị kẹp và tháo cần khoan được sử dụng trong công nghệ khoan

Tất cả thiết bị kẹp và tháo cần khoan kiểu cơ khí hoặc thủy lực phải được thiết kế và chế tạo sao cho chúng phải được bảo vệ trong quá trình vận hành và bảo dưỡng trước các mối nguy hiểm dưới đây:

- Cuốn vào;

- Cắt;

- Chèn ép.

CHÚ THÍCH: Một ví dụ cho điều này có thể là bộ phận điều khiển có khả năng tự hồi vị trí với một tầm nhìn đy đủ từ bảng điều khiển đối với hệ thống kẹp và tháo cần khoan

5.23.6  Hệ thống phục vụ lắp ráp công cụ làm việc

Nếu bất kỳ khối lượng của một công cụ và quy trình làm việc bắt buộc một người nào đó phải chịu một khối lượng lớn hơn 25 kg trong khi thực hiện công việc lắp ráp thì thiết bị khoan và gia cố nền móng phải trang bị một hệ thống phục vụ lắp ráp công cụ làm việc kiểu cơ khí, ví dụ máy vận chuyển quay vòng, hộp chứa cần khoan, tay máy...

Nếu như việc sử dụng thiết bị khoan và gia cố nền móng không cho phép sử dụng hệ thống phục vụ lắp ráp công cụ làm việc kiểu cơ khí thì:

- thiết bị khoan và gia cố nền móng phải được trang bị một cơ cấu nâng cho phép tiếp nhận và chuyển giao an toàn cần khoan và/hoặc ống khoan từ hộp chứa cần khoan đến trục khoan và ngược lại. Một đầu khoan quay với một đầu kẹp hoặc một hệ pa lăng cáp được trang bị cùng với một thang nâng, đầu móc treo, bích nối, dây treo, cáp treo hoặc tương tự được coi là đủ;

hoặc

- nhà sản xuất phải nêu rõ cách tháo lắp cần khoan hoặc ống khoan, ví dụ với thiết bị bổ sung hoặc bổ sung một người thứ hai.

Phải thiết kế và trang bị tất cả hệ thống phục vụ lắp ráp cần khoan hoặc ống khoan hoạt động kiểu cơ khí, bao gồm cả việc lưu trữ cần khoan hoặc ống khoan sao cho loại trừ được việc nới lỏng hoặc chuyển động không có chủ ý của cần khoan hoặc ống khoan trong mọi trường hợp, bao gồm cả công việc bảo dưỡng.

Phải thiết kế và trang bị tất cả hệ thống phục vụ lắp ráp công cụ làm việc sao cho quá trình làm việc và bảo dưỡng phải được bảo vệ trước các mối nguy hiểm sau:

- Cuốn vào;

- Cắt;

- Chèn ép.

CHÚ THÍCH: Một ví dụ cho điều này có thể là bộ phận điều khiển có khả năng tự hồi vị trí với một tầm nhìn đầy đủ từ bảng điều khiển đối với hệ thống kẹp và tháo cần khoan.

5.24  Vật rơi hoặc vật bị văng ra

Thiết bị khoan và gia cố nền móng phải được thiết kế, chế tạo và lắp đặt sao cho có thể ngăn được các vật rơi hoặc văng vào người dẫn đến gây thương tích.

CHÚ THÍCH: Vật rơi hoặc vật văng ra bao gồm:

- Khí thổi rửa, vật liệu nạo vét, bụi;

- Chi tiết máy/các bộ phận máy hoặc các mảnh vỡ của các chi tiết máy/các bộ phận máy;

- Công cụ làm việc hoặc bộ phận của công cụ làm việc.

Thiết bị khoan và gia cố nền móng sử dụng hoặc là khí nén hoặc là khí hòa trộn dạng sương mù để thổi rửa phải trang bị một hệ thống nhằm ngăn chặn việc gây thương tích cho người do vật liệu bị văng ra hoặc bụi, ví dụ hút bụi, tấm chắn làm lệch hướng... Tương tự như vậy xem Điều 5.28.2.

Tất cả các thiết bị khoan và gia cố nền móng trang bị khoan kiểu vít có đường kính ngoài lớn hơn 350 mm và mũi khoan lớn hơn 100 mm, vật liệu được vận chuyển lên độ cao 10m hoặc lớn hơn so với mặt đất, phải trang bị một thiết bị để làm sạch vít khoan hoặc trang bị một bộ kết nối cho một thiết bị làm sạch hoặc sử dụng các biện pháp khác nhằm ngăn không cho phoi khoan gây thương tích cho người trên mặt đất.

Thiết bị làm sạch vít khoan hoặc các biện pháp khác phải:

- bố trí và bảo vệ sao cho không gây thương tích cho người;

- dẫn hướng phoi khoan đ không gây nguy hiểm cho người, ví dụ nhờ lắp đặt một vỏ bao che hoặc một máng trượt để đưa vật liệu xuống mặt đất một cách an toàn.

5.25  Chiếu sáng

5.25.1  Chiếu sáng làm việc

Các thiết bị khoan và gia cố nền móng dùng cho các công việc ngầm dưới mặt đất hoặc dưới các điều kiện không được chiếu sáng phải trang bị thiết.bị để chiếu sáng khu vực hoạt động tối thiểu là 100 lux, ngoài các khu vực có bóng râm tự nhiên.

Phải có chiếu sáng phù hợp cho tất cả các bộ phận bên trong đòi hỏi thường xuyên phải kiểm tra cũng như các khu vực dùng để điều chỉnh và bảo dưỡng.

Phải sử dụng ánh sáng trắng.

5.25.2  Chiếu sáng di chuyển trong quá trình làm việc hoặc khi quay

Thiết bị khoan và gia cố nền móng dẫn động riêng di chuyển trong bóng tối khi làm việc, di chuyển trên đường hoặc quay phải có chiếu sáng tối thiu 10 lux ở khoảng cách 7m tính đến máy.

5.25.3  Chiếu sáng trong ca bin

Máy trang bị ca bin phải có đèn.

Phải có chiếu sáng cho lối tiếp cận vào máy.

5.26  Phòng chống cháy

5.26.1  Quy định chung

Vật liệu sử dụng để chế tạo thiết bị khoan và gia cố nền móng phải là vật liệu chống cháy càng nhiều càng tốt. Nội thất ca bin và vỏ bọc phải là vật liệu chống cháy có tốc độ lan truyền ngọn lửa tuyến tính lớn nhất là 250 mm/min nếu như được thử nghiệm theo TCVN 10211:2013 (ISO 3795:1989).

Phải có một bộ phận che chắn giữa các đường ống thủy lực mềm và các bề mặt nóng hoặc một khe hở không khí đủ lớn để loại trừ hư hỏng do nhiệt trên đường ống mềm. Bộ phận che chắn không ngăn cản sự lưu thông không khí làm mát ở động cơ.

Hệ thống chống cháy được lắp đặt cố định không thay thế các yêu cầu về bình chữa cháy cầm tay như mô tả trong Điều 5.26.2.

5.26.2  Bình chữa cháy

Thiết bị khoan và gia cố nền móng có khối lượng vận hành lớn hơn 1500 kg phải có khoảng không gian để lắp đặt một hoặc nhiều bình chữa cháy và phải dễ tiếp cận đối với người vận hành hoặc phải có một hệ thống phòng hỏa được lắp đặt sao cho người vận hành có thể thoát ra ngoài máy một cách an toàn.

5.26.3  Lắp đặt bình chữa cháy

Phải đặt bình chữa cháy ở gần người vận hành. Trên thiết bị khoan và gia cố nền móng điều khiển từ xa nó phải được đặt ở một vị trí dễ nhận biết và dễ tiếp cận.

Trường hợp trang bị nhiều hơn một bình chữa cháy trên thiết bị khoan và gia cố nền móng thì phải đặt bình chữa cháy ở các phía khác nhau của thiết bị.

Không được phép để bình chữa cháy gần khu vực có nguy cơ cháy lớn, ví dụ các bộ phận dẫn động, thùng chứa nhiên liệu. Bình chữa cháy phải đặt giữa người vận hành và khu vực nói trên.

5.26.4  Phòng cháy cho đường ống dẫn nhiên liệu và đường ống thủy lực

Tất cả các đường ống dẫn nhiên liệu và đường ống thủy lực trong khoang động cơ phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:

- ở nơi có thể, các bộ phận thủy lực không được đặt ở nơi mà dòng khí chính phát tán dầu bị rỏ rỉ trong khoang động cơ;

- khi sử dụng quạt được dẫn động bằng thủy lực thì hệ thủy lc phải được bảo vệ đảm bảo dầu không tiếp xúc với nguồn đánh lửa;

- tất cả các thùng chứa nhiên liệu phải được trang bị nắp sao cho không bị rò rỉ ở bất kỳ tư thế nào của thiết bị;

- phải lắp đặt tất cả các đường ống/các ống mềm đảm bảo có bộ phận bảo vệ bằng cơ khí tối đa để chống mài mòn cũng như các hư hại về cơ và nhiệt;

- tất cả các đường ống nhiên liệu phải được làm từ kim loại hoặc vải kim loại hoặc có một lớp bảo vệ chống mài mòn tương tự;

- phải che chắn hệ thống thủy lực một cách đầy đủ tuân theo Điều 9 của ISO 3457:2003.

5.27  Tiếng ồn và rung

5.27.1  Quy định chung

Phát thải một cách đáng kể tiếng ồn và rung xảy ra trong quá trình khoan, đóng cọc và đào rãnh làm tường trong đất. Phát thải tiếng ồn khi di chuyển trên đường và di chuyển trong quá trình làm việc được đánh giá là thấp hơn. Mức tiếng ồn và mức rung khi khoan chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi quá trình làm việc.

5.27.2  Tiếng ồn

5.27.2.1  Giảm tiếng ồn trong giai đoạn thiết kế

Thiết bị khoan và gia cố nền móng phải được thiết kế và chế tạo sao cho các nguy cơ do tiếng ồn phải được giảm xuống thấp nhất, có chú ý đến tiến bộ kỹ thuật và khả năng có thể giảm tiếng ồn, đặc biệt ở nguồn.

Khi thiết kế thiết bị khoan và gia cố nền móng phải chú ý đến các thông tin hiện có và các biện pháp kỹ thuật để giảm tiếng ồn tại nguồn, ví dụ ISO 11688-1:2009.

CHÚ THÍCH: ISO 11688-2:2000 cho các thông tin hữu ích về cơ chế phát sinh tiếng ồn trên máy.

Các biện pháp dưới đây, nếu có thể, là các ví dụ thích hợp:

- sử dụng các bộ phận máy có tiếng ồn thấp, như động cơ, quạt, bơm và hệ truyền động;

- một ca bin như quy định ở Điều 5.14;

- vỏ bọc cho động cơ (các động cơ);

- giảm thanh;

- vật liệu cách rung.

CHÚ THÍCH: Hướng dẫn thiết kế ca bin và vỏ bọc có thể xem trong ISO 15667:2000.

Có thể sử dụng các biện pháp khác với hiệu quả tương tự hoặc tốt hơn.

5.27.2.2  Đo mức phát thải tiếng ồn

Việc đo công suất âm của thiết bị khoan và gia cố nền móng và mức áp suất âm tại vị trí làm việc phải tiến hành theo Phụ lục B và kết quả phải được công bố tuân theo Điều 7.3.2.2.4 trong hướng dẫn sử dụng.

5.27.3  Rung

Phải thiết kế, chế tạo thiết bị khoan và gia cố nền móng sao cho các nguy cơ do rung phải được giảm xuống thấp nhất, có chú ý đến tiến bộ kỹ thuật và khả năng có thể giảm rung, đặc biệt ở nguồn. Rung làm ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể người vận hành ở tư thế ngồi hoặc đứng tại vị trí điều khiển phải được đo trong các điều kiện theo Phụ lục C và được công bố tuân theo Điều 7.3.2.2.5 trong hướng dẫn sử dụng.

CHÚ THÍCH: Việc giảm các nguy cơ do rung: CEN/TR 15172-1 cung cấp các thông tin về các nguyên tắc được tha nhận rộng rãi đthiết kế cho các máy di động. Việc tham khảo CEN/TR 15172-1 là đủ.

Ghế ngồi cho vị trí điều khiển phải tuân theo các yêu cầu trong ISO 7096:2000, lớp phổ rung EM6 đối với máy bánh xích và EM3 cho máy bánh lốp tùy thuộc vào khả năng giảm rung truyền lên người vận hành.

5.28  Khí thải và bụi

5.28.1  Khí thải động cơ

Khí thải của động cơ đốt trong trên thiết bị khoan và gia cố nền móng phải được dẫn ra xa khỏi vị trí (các vị trí) vận hành.

Khí thải của động cơ đốt trong trên thiết bị khoan và gia cố nền móng sử dụng trong các công trình ngầm không được phép thoát lên trên.

5.28.2  Bụi

Thiết bị khoan và gia cố nền móng trong quá trình khoan gây ra bụi phi trang bị một thiết bị xử lý bụi và đảm bảo giảm một cách đáng kể việc phát sinh bụi. Thiết bị phải hoạt động dưới tất cả các điều kiện làm việc và các mục đích sử dụng của máy như nhà sản xuất đã quy định.

Phương pháp kiểm soát bụi có thể chấp nhận:

- Sử dụng nước như là một màn chắn;

- Thêm chất phụ gia cho khí thổi rửa như nước hoặc chất tạo bọt;

- Sử dụng phương pháp ức chế bụi/phương pháp hút bụi, ví dụ cyclone, thiết bị phân ly.

Phải thiết kế thiết bị xử lý bụi sao cho nó làm việc ngay khi bắt đầu công việc khoan.

5.29  Bảo dưỡng

Vị trí đòi hỏi bảo dưỡng định kỳ phải dễ tiếp cận, tốt nhất là tiếp cận từ mặt đất.

Việc thực hiện các công việc điều chỉnh, bảo dưỡng, bôi trơn, sửa chữa, làm sạch và bảo trì chỉ được tiến hành trong khi thiết bị khoan và gia cố nền móng dừng hoạt động và nguồn động lực chính được tắt,

Trường hợp do nguyên nhân kỹ thuật hoặc một hay nhiều công việc được đề cập ở trên không thể thực hiện ở trạng thái dừng hoạt động, phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm đảm bảo các công việc được thực hiện một cách an toàn, xem Điều 7.3.3.

Phải kiểm tra thường xuyên tời và cáp về tình trạng mòn của nó. Nhà sản xuất phải đảm bảo lối tiếp cận an toàn và phù hợp để thay cáp.

Đối với bảo dưỡng định kỳ, nhà sản xuất phải cung cấp phương tiện và các hướng dẫn cho việc tháo lắp các bộ phận máy có khối lượng lớn hơn 25 kg hoặc gặp khó khăn trong việc tháo lắp chúng.

Từng bộ phận chứa dầu, ví dụ: bộ lọc, động cơ, thùng dầu thủy lực... (không kể các đường ống mềm) tồn tại các nguy cơ gây ô nhim, các mối nguy hiểm cho người hoặc nguy cơ gây trượt phải được thiết kế và bố trí sao cho chất lỏng trong quá trình bảo trì và bảo dưỡng cần được lưu giữ trong một thùng chứa phù hợp.

5.30  Thiết bị cảnh báo

Phải có thiết bị phát tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh do người điều khiển thực hiện để cảnh báo mọi người trong khu vực làm việc về mối nguy hiểm sắp xy ra. Tại từng vị trí lái khi di chuyển hoặc vị trí điều khiển, bao gồm cả vị trí giám sát được đặt ở xa (nếu có) đều có thể tác động được vào thiết bị phát tín hiệu đó. Thiết bị phát tín hiệu bằng âm thanh phải tuân theo các yêu cầu trong ISO 7731:2008 (mức áp suất âm, 1/3 dải băng tần quãng tám hoặc thử nghiệm thính giác). Thử nghiệm được tiến hành ở tốc độ cao nhất của động cơ. Một cách khác, sự phù hợp có thể được xác nhận bằng tính toán.

Thiết bị khoan và gia cố nền móng được trang bị thiết bị cảnh báo tự động bằng âm thanh hoặc hình ảnh để cảnh báo mọi người trong khu vực làm việc khi có chuyển động quay, chuyển động di chuyển trong quá trình làm việc và di chuyển trên đường.

Nếu sử dụng một thiết bị cảnh báo bằng âm thanh cho di chuyển lùi, nó phải tuân theo ISO 9533:2010.

6  Kiểm tra xác nhận các yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ

6.1  Quy định chung

Các yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ trong Điều 5 và Điều 7 của tiêu chuẩn này được kiểm tra xác nhận theo bảng 4 dưới đây. Việc kiểm tra xác nhận bao gồm các loại kiểm tra sau:

a) Kiểm tra thiết kế: kết quả xác nhận các tài liệu thiết kế thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn này;

b) Tính toán: kết quả xác nhận các yêu cầu của tiêu chuẩn này được thỏa mãn;

c) Kiểm tra bằng quan sát: kết quả xác nhận đối tượng kiểm tra là có (ví dụ: một tấm chắn bảo vệ, một ký hiệu, một tài liệu);

d) Đo: kết quả chỉ ra các giá trị yêu cầu được đáp ứng (ví dụ: kích thước hình học, khoảng cách an toàn, độ cách điện của mạch điện, tiếng ồn, rung);

e) Kiểm tra chức năng: kết quả chỉ ra các tín hiệu thích hợp, tín hiệu nào có thể được chuyển tiếp đến hệ điều khiển chính của toàn máy, tín hiệu nào sẵn sàng dùng và tín hiệu nào đáp ứng các yêu cầu cũng như các tài liệu kỹ thuật;

f) Kiểm tra đặc biệt: phương pháp đã cho hoặc trong Điều được tham chiếu.

Bảng 4 - Kiểm tra xác nhận các yêu cầu kỹ thuật an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ

Điều

Tên điều

a) Kiểm tra thiết kế

b) Tính toán

c) Kiểm tra bằng quan sát

d) Đo

e) Kiểm tra chức năng

f) Kiểm tra đặc biệt (xem phía cuối bảng)

5

Yêu cầu về an toàn và/hoặc biện pháp bảo vệ

 

 

 

 

 

2)

5.1

Quy định chung

 

 

 

 

 

2)

5.2

Yêu cầu về độ bền và ổn định

 

 

 

 

 

2)

5.2.1

Tải trọng

 

 

 

 

 

 

5.2.1.1

Chỉ dẫn chung

X

 

 

 

 

2)

5.2.1.2

Tải trọng thường xuyên

X

X

 

 

 

2)

5.2.1.3

Tải trọng tạm thời

X

X

 

 

 

 

5.2.1.4

Tải trọng bất thường

X

X

 

 

 

 

5.2.2

Tính toán bền

X

 

 

 

 

 

5.2.2.1

Quy định chung

X

X

 

 

 

 

5.2.2.2

Phương pháp tính toán

X

X

 

 

 

2)

5.2.2.3

Phân tích kết cấu

X

 

 

 

 

 

5.2.2.3.1

Phân tích ứng suất tổng hợp

X

X

 

 

 

 

5.2.23.2

Phân tích ổn định đàn hồi

X

X

 

 

 

 

5.2.2.3.3

Phân tích mỏi vật liệu

X

X

 

 

 

 

5.2.3

Ổn định của toàn máy

 

 

 

 

 

 

5.2.3.1

Quy định chung

X

 

 

 

 

 

5.2.3.2

Điều kiện ổn định

X

X

 

 

 

 

5.2.3.3

Cạnh lật

 

 

 

 

 

 

5.2.3.3.1

Quy định chung

X

 

 

 

 

2)

5.2.3.3.2

Cạnh lật đối với máy bánh xích

X

X

 

 

 

 

5.2.3.3.3

Gối tựa bổ sung

X

X

 

 

 

 

5.2.3.4

Hệ thống tải trọng

 

 

 

 

 

 

5.2.3.4.2

Trọng lượng và mô men quán tính

X

X

 

 

X

 

5.2.3.4.3

Lực li tâm

X

X

 

 

X

 

5.2.3.4.4

Tải trọng gió

X

X

 

 

 

 

5.2.3.4.5

Tải trọng động

X

X

 

 

X

 

5.2.3.4.6

Lực ngang của tải trọng nâng do cáp bị xiên

X

X

 

 

 

 

5.2.3.4.7

Tải trọng làm việc

X

 

 

 

 

 

5.2.3.5

Tính toán ổn định - góc lật

X

X

 

 

 

 

5.2.3.6

Điều kiện làm việc

X

 

 

 

 

 

5.2.3.6.2

Trạng thái làm việc - trong quá trình hoạt động

X

 

 

 

 

 

5.2.3.6.3

Di chuyển trong quá trình làm việc

X

 

 

 

 

 

5.2.3.6.4

Trạng thái không làm việc - giá khoan dựng lên

X

X

 

 

 

 

5.2.3.65

Trạng thái không làm việc - giá khoan hạ xuống trong khi lắp dựng và thu gọn trong quá trình vận chuyển

X

X

 

 

 

 

5.2.3.6.6

Di chuyển và làm việc trên nền nghiêng

X

X

 

 

 

 

5.2.3.6.7

Thiết bị lắp trên xe tải hoặc đầu kéo

X

 

 

 

 

 

5.23.6.8

Chân tựa cho giá dẫn hướng

X

X

 

 

X

 

5.2.37

Áp lực nền

X

X

 

 

 

 

5.2.4

Tàu, xà lan và phao nổi

X

X

 

 

 

 

5.3

Thiết bị điện

 

 

 

 

 

 

5.3.1

Quy định chung

X

 

X

 

 

2)

5.3.2

Lắp đặt ắc quy

X

 

X

 

 

2)

5.4

Hệ thống thủy lực và khí nén

 

 

 

 

 

 

5.4.1

Hệ thống thủy lực

X

 

X

X

X

2)

5.4.2

Hệ thống khí nén

X

 

X

X

X

2)

5.4.3

Ống mềm, đường ống và các phụ kiện chịu áp

X

 

X

 

X

1),2)

5.5

Mất nguồn cung cấp năng lượng

X

 

 

 

X

 

5.6

Chuyển động không được kiểm soát

X

 

 

 

X

 

5.7

Phanh của máy cơ sở

 

 

 

 

 

 

5.7.1

Phanh di chuyển máy

X

 

 

 

X

2)

5.7.2

Phanh cho chuyển động quay

X

 

 

 

X

2)

5.8

Tời, cơ cấu nâng và cáp thép

 

 

 

 

 

 

5.8.1

Quy định chung

X

 

 

 

 

 

5.8.2

Tời và pu li

X

X

 

 

X

 

5.8.3

Đường kính của pu li và tang

X

 

 

 

X

 

5.8.4

Cáp thép và cố định đầu cáp

X

 

X

 

 

 

5.8.5

Xích con lăn và xích tấm

X

 

X

 

 

 

5.9

Tháp khoan, cột và khung đẩy cần khoan

X

 

X

 

X

 

5.10

Thiết bị chỉ báo/thiết bị hạn chế góc nghiêng

 

 

 

 

 

 

5.10.1

Độ nghiêng của giá dẫn hướng, tháp khoan hoặc tay cần

X

 

X

 

X

 

5.10.2

Độ nghiêng của máy cơ sở

X

 

X

 

 

 

5.10.3

Thiết bị giới hạn hành trình nâng

X

 

 

 

X

 

5.11

Ecgônômi cho vị trí vận hành và bảo dưỡng

X

 

 

 

 

2)

5.12

Tiếp cận vị trí làm việc, các điểm cần can thiệp và vị trí bảo dưỡng

X

 

 

 

 

2)

5.13

Sàn công tác lắp trên tháp khoan và giá dẫn hướng

 

 

 

 

 

 

5.13.1

Quy định chung

X

 

 

 

 

2)

5.13.2

Sàn để nâng người

X

 

 

X

X

2)

5.13.3

Sàn thao tác di động

X

 

 

X

X

2)

5.14

Vị trí làm việc

 

 

 

 

 

 

5.14.1

Quy định chung

X

 

 

X

X

2)

5.14.2

Tầm nhìn

X

 

X

 

X

2)

5.15

Hệ thống điều khiển

 

 

 

 

 

 

5.15.1

Quy định chung

X

 

 

 

 

2)

5.15.2

Mức hiệu quả hoạt động của các bộ phận có liên quan đến an toàn của hệ thống điều khiển

X

X

 

 

X

2)

5.15.3

Khởi động

X

 

 

 

X

 

5.15.4

Dừng máy

 

 

 

 

 

 

5.15.4.1

Dừng bình thường

X

 

 

 

X

 

5.15.4.2

Dừng khẩn cấp

X

 

X

 

X

2)

5.16

Thiết bị điều khiển

X

 

 

 

 

 

5.16.1

Quy định chung

X

 

X

 

X

2)

5.16.2

Kích hoạt ngoài ý muốn hệ thống điều khiển

X

 

 

 

X

 

5.16.3

Điều khiển mở rộng hệ di chuyển xích của máy cơ sở

X

 

X

 

 

 

5.17

Thiết bị khoan và gia cố nền móng điều khiển từ xa và điều khiển tự động

 

 

 

 

 

 

5.17.1

Quy định chung

X

 

 

 

X

2)

5.17.2

Vị trí vận hành

X

 

X

 

X

 

5.17.3

Thiết bị dừng khẩn cấp

 

 

X

 

X

2)

5.17.4

Hệ thống điều khiển

X

 

 

 

X

2)

5.18

Thiết bị khoan và gia cố nền móng hoạt động không có người điều khiển, hoạt động tự động

X

 

 

 

 

 

5.19

Cứu hộ, vận chuyển, nâng, lai dắt thiết bị khoan và gia cố nền móng và các bộ phận của nó

 

 

 

 

 

 

5.19.1

Sử dụng chung

X

 

 

 

 

 

5.19.2

Cứu hộ/lai dắt

X

 

 

 

 

2)

5.19.3

Chằng buộc

X

 

 

 

 

2)

5.19.4

Điểm móc hàng

X

X

 

 

 

2)

5.19.5

Vận chuyển

X

 

X

 

 

 

5.20

Lắp ráp công cụ khoan

X

 

X

 

 

 

5.21

Thiết bị ngắt nguồn năng lượng

X

 

 

 

X

2)

5.22

Bề mặt nóng, lạnh và cạnh sắc

X

 

 

 

 

2)

5.23

Bảo vệ đối với các bộ phận chuyển động

 

 

 

 

 

 

5.23.1

Quy định chung

X

 

 

 

 

 

5.23.2

Tiếp cận vào các bộ phận chuyển động tham gia vào quá trình làm việc của thiết bị.

X

 

 

 

 

 

5.23.2.1

Quy định chung

 

 

 

 

 

2)

5.23.2.2

Bộ phận che chắn và thiết bị bảo vệ

X

 

X

 

X

2)

5.23.2.2.1

Quy định chung

X

 

X

 

X

2)

5.23.2.2.2

Bộ phận che chắn

X

 

X

 

X

2)

5.23.2.2.3

Thiết bị bảo vệ kiểu cảm biến

X

 

X

 

X

 

5.23.2.2.4

Chế độ vận hành hạn chế (ROM)

X

 

X

 

X

 

5.23.2.2.5

Chế độ vận hành có bảo vệ đặc biệt cho các trường hợp làm việc cụ thể

X

 

X

 

X

 

5.23.2.2.6

Thiết bị bảo vệ bổ sung kiểu cảm biến áp lực

X

 

 

X

 

 

5.23.3

Bộ phận truyền lực

X

 

X

 

 

2)

5.23.4

Thiết bị khoan và gia cố nền móng sử dụng cần khoan kiểu liên kết ren

X

 

 

 

 

 

5.23.5

Thiết bị kẹp và tháo cần khoan được sử dụng trong công nghệ khoan

X

 

X

 

 

 

5.23.6

Hệ thống phục vụ lắp ráp công cụ làm việc

X

 

X

 

X

 

5.24

Vật rơi hoặc vật bị văng ra

X

 

X

 

X

 

5.25

Chiếu sáng

 

 

 

 

 

 

5.25.1

Chiếu sáng làm việc

X

 

 

X

 

 

5.25.2

Chiếu sáng di chuyển trong quá trình làm việc hoặc khi quay

X

 

 

X

 

 

5.25.3

Chiếu sáng trong ca bin

X

 

 

 

X

 

5.26

Phòng chống cháy

 

 

 

 

 

 

5.26.1

Quy định chung

X

 

X

 

 

2)

5.26.2

Bình chữa cháy

X

 

X

 

 

 

5.26.3

Lắp đặt bình chữa cháy

X

 

X

 

 

 

5.26.4

Phòng cháy cho đường ống dẫn nhiên liệu và đường ống thủy lực

X

 

X

 

 

2)

5.27

Tiếng ồn và rung

 

 

 

 

 

 

5.27.2

Tiếng ồn

X

 

 

 

 

 

5.27.2.1

Giảm tiếng ồn trong giai đoạn thiết kế

X

 

 

 

 

2)

5.27.2.2

Đo mức phát thải tiếng ồn

 

 

 

X

 

 

5.27.3

Rung

X

 

 

X

 

2)

5.28

Khí thải và bụi

 

 

 

 

 

 

5.28.1

Khí thải động cơ

X

 

 

 

X

 

5.28.2

Bụi

X

 

 

 

X

 

5.29

Bảo dưỡng

X

 

X

 

 

 

5.30

Thiết bị cảnh báo

X

 

 

 

X

 

7

Thông tin cho sử dụng

X

 

 

 

 

 

7.1.1

Nhãn cho thiết bị khoan và gia cố nền móng

X

 

X

 

 

 

7.1.2

Nhãn cho sàn thao tác để vận chuyển người cũng như cho sàn di động

X

 

X

 

 

 

7.2

Chỉ báo

X

 

 

 

 

 

7.2.1

Chỉ báo thông tin

X

 

X

 

 

 

7.2.2

Dấu hiệu cảnh báo cho các mối nguy hiểm còn lại

X

 

X

 

 

2)

7.2.3

Thiết bị cảnh báo

X

 

X

 

X

2)

7.3

Sổ tay vận hành cho thiết bị khoan và gia cố nền móng

X

 

 

 

 

 

7.3.1

Quy định chung

X

 

X

 

 

2)

7 3.2

Hướng dẫn sử dụng

X

 

X

 

 

 

7.3.2.1

Các thông tin chung

X

 

X

 

 

 

7.3.2.2

Các thông tin về an toàn

X

 

X

 

 

 

7.32.2.2

Dấu hiệu cảnh báo

X

 

X

 

 

 

7.32.2.3

Khả năng và các hạn chế

X

 

X

 

 

 

7.32.2.4

Tiếng ồn

X

 

X

 

 

 

7.32.2.5

Rung

X

 

X

 

 

2)

7.3.2.3

Thông tin kỹ thuật

X

 

X

 

 

2)

7.3.2.4

Hướng dẫn sử dụng

X

 

X

 

 

 

7.3.2.5

Hướng dẫn cho vận chuyển và lắp dựng

X

 

X

 

 

 

7.3.3

Hướng dẫn bảo dưỡng

X

 

X

 

 

2)

7.3.4

Danh mục phụ tùng thay thế

X

 

X

 

 

 

1) Kiểm tra thông qua tài liệu của nhà sản xuất ống

2) Kiểm tra thông qua tài liệu tham khảo của tiêu chuẩn được nêu trong các phần có liên quan.

6.2  Thử nghiệm

6.2.1  Quy định chung

Phải thử nghiệm tất cả các thiết bị khoan và gia cố nền móng trước khi đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo các chức năng được quy định của nó được thực hiện một cách an toàn. Phải ghi lại kết quả thử nghiệm.

Việc thử nghiệm phải bao gồm các nội dung dưới đây:

- Thử không tải theo Điều 6.2.2.1; và

- Thử có tải theo Điều 6.2.2.2 và 6.2.2.3.

Khi kết thúc thử nghim, tất cả các thiết bị hạn chế đã được ngắt ra hoặc được điều chỉnh để cho việc thử nghiệm được dễ dàng phải được khôi phục lại hoạt động và điều chỉnh đưa về trạng thái làm việc trước đây.

6.2.2  Thử nghiệm

6.2.2.1  Thử không tải

Tất cả các chuyển động của thiết bị khoan và gia cố nn móng phải được chạy thử không tải trên toàn bộ phạm vi chuyển động của nó cho tới tốc độ làm việc lớn nhất. Đầu tiên phải cho thiết bị chuyển động với tốc độ chậm tiến đến các giới hạn hành trình hoặc vị trí đặt giảm chấn, trước khi tiếp xúc đạt được tốc độ làm việc cao nhất.

Tất cả các chức năng hoạt động của thiết bị khoan và gia cố nền móng phải được kiểm tra theo yêu cầu về an toàn của Điều 5.

6.2.2.2  Thử tải tĩnh

Thiết bị khoan và gia cố nền móng có khả năng nâng và kéo, ví dụ tời, xi lanh thủy lực, truyền động thanh răng - bánh răng, truyền động xích, được kiểm tra với tải thử như sau:

- tất cả tải được dẫn hướng bằng tháp khoan/ giá dẫn hướng hoặc dẫn hướng trên tay cần, 100% tải danh nghĩa;

- tất cả các tải được treo, 125% tải danh nghĩa hoặc tải nâng của tời nhân với hệ số được sử dụng khi tính toán thiết kế, chọn giá trị lớn hơn để thử.

Thực hiện việc thử tải thiết bị với các tổ hợp tải trọng được phép sử dụng, khi này chọn vị trí nguy hiểm nhất.

Nếu thiết bị khoan và gia cố nền móng được trang bị nhiều hơn một cơ cấu nâng/ kẻo được sử dụng riêng rẽ thì phải thử nghiệm cho từng cơ cấu.

Thiết bị khoan và gia cố nền móng chỉ được trang bị một bộ hạn chế được tác động trực tiếp phải được thử nghiệm phù hợp với các giá trị tải trọng nêu trên hoặc giá trị được cài đặt của bộ hạn chế được tác động trực tiếp, chọn giá trị lớn hơn để thử.

Thực hiện việc thử tải ở vị trí bất lợi nhất để kiểm tra khả năng quá tải và các yêu cầu về độ ổn định một cách chính xác.

Tải kiểm tra phải ở cách mặt đất 100mm đến 200mm và được treo tối thiểu 5 phút ở từng vị trí bất lợi nhất.

Việc thử nghiệm được coi là đạt yêu cầu nếu như không có phá hủy, không có biến dạng dư hoặc hư hỏng ảnh hưởng đến sự hoạt động hoặc độ an toàn của thiết bị khoan và gia cố nền móng và không có sự nới lỏng các mối liên kết hoặc các dấu hiệu bị hư hỏng.

Biến dạng dư nhỏ, chẳng hạn do lắp đặt, có thể chấp nhận với điều kiện nó không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của thiết bị khoan và gia cố nền móng.

6.2.2.3  Thử tải động

Tiến hành việc thử tải động với tải thử tối thiểu bằng 100% sức nâng danh nghĩa.

Thử tải động phải bao gồm khởi động và dừng nhiều lần cho mỗi chuyển động, bao gồm tất cả các phối hợp chuyển động được cho bởi mục đích sử dụng trên toàn bộ phạm vi chuyển động của nó. Trong quá trình thử nghiệm thiết bị khoan và gia cố nền móng phải được giám sát liên tục để kiểm tra các vấn đề sau:

- sự làm việc trơn tru của thiết bị khoan và gia cố nền móng;

- hiệu quả làm việc của hệ thống phanh;

và nếu trước đó chưa kiểm tra, hiệu lực và độ chính xác của các thiết bị hạn chế và thiết bị hiển thị.

Thử tải động được coi là đạt yêu cầu nếu như các bộ phận máy được kiểm tra đáp ứng các chức năng làm việc của nó, kiểm tra sau đó không thấy có hư hỏng của các cơ cấu công tác và hệ kết cấu chịu lực và không có sự nới lỏng hoặc hư hỏng của các mối liên kết.

6.2.2.4  Thử nghiệm phù hợp được áp dụng

Trước khi đưa vào làm việc, từng sàn công tác phục vụ vận chuyển người được dẫn động nhờ cáp thép, xích, bánh rang - thanh răng hoặc xi lanh thủy lực phải được thử nghiệm theo yêu cầu trong Điều 5.13.2 với mức tải là 125 % tải danh nghĩa.

7  Thông tin cho sử dụng

7.1  Ghi nhãn

7.1.1  Nhãn cho thiết bị khoan và gia cố nền móng

Nhãn cho thiết bị khoan và gia cố nền móng phải bao gồm tối thiểu các thông tin dưới đây:

a) Tên công ty và địa chỉ đầy đủ của nhà sản xuất và có thể là đại diện ủy quyền của họ.

b) Tên máy;

c) Loại máy;

d) Số sê ri và năm sản xuất, là năm hoàn thành quá trình sản xuất sản phẩm đó;

e) Công suất lắp đặt, kW;

f) Điện áp làm việc và tần số của thiết bị điện;

g) Tổng khối lượng của cấu hình ph biến nhất, kg (xem các phần cụ thể tương ứng của tiêu chuẩn này);

h) Ghi nhãn bắt buộc.

7.1.2  Nhãn cho sàn thao tác để vận chuyển người và sàn di động

Một sàn thao tác để vận chuyển người hoặc sàn di động phải đóng nhãn với các thông tin dưới đây:

- số lượng người lớn nhất được phép ở trên sàn;

- Tải làm việc lớn nhất.

7.2  Chỉ báo

7.2.1  Chỉ báo thông tin

Thông tin cần thiết cho điều khiển thiết bị khoan và gia cố nền móng phải được trình bầy một cách rõ ràng, dễ hiểu. Ưu tiên sử dụng hình tượng, xem Phụ lục D.

7.2.2  Dấu hiệu cảnh báo cho các mối nguy hiểm còn lại

Cho dù tất cả các biện pháp được áp dụng, vẫn còn các mối nguy hiểm còn lại hoặc các mối nguy hiểm tiềm tàng, do vậy phải có các chỉ báo về an toàn trên máy và phải được nêu trong hướng dẫn sử dụng.

Các chỉ báo về an toàn này phải được mô tả bằng hình tượng thông dụng và dễ hiểu nhất, xem Phụ lục D, và/hoặc được soạn thảo bằng ngôn ngữ như yêu cầu trong ISO 12100:2010, 6.4.4.

Thiết bị khoan và gia cố nền móng phải có dấu hiệu cảnh báo cấm người không có trách nhiệm đi vào khu vực nguy hiểm của thiết bị.

Phải trang bị dấu hiệu cảnh báo cho thiết bị khoan và gia cố nền móng điều khiển từ xa và/hoặc không có người lái, làm việc tự động để có thể nhận biết đó là thiết bị khoan và gia cố nền móng được điều khiển từ xa và/hoặc làm việc tự động.

7.2.3  Thiết bị cảnh báo

Thiết bị cảnh báo, như bộ phát tín hiệu (xem các Điều 5.4, 5.17.2, 5.23.2.2.5; 5.23.2.2.6, 5.30)... phải rõ ràng và dễ nhận biết. Người vận hành phải có khả năng kiểm tra sự hoạt động cho tất cả các thiết bị cảnh báo quan trọng vào bất cứ thời gian nào.

7.3  Sổ tay vận hành cho thiết bị khoan và gia cố nền móng

7.3.1  Quy định chung

Sổ tay vận hành phải được lập tuân theo ISO 12100:2010, 6.4.5.

Các tài liệu dưới đây (riêng hoặc tập hợp) phải được cung cấp cho từng thiết bị khoan và gia cố nền móng cũng như thiết bị bổ sung có thể hoán đổi được:

- Hướng dẫn sử dụng, phải có trên máy tại vị trí dễ thấy. Hướng dẫn sử dụng cho thiết bị bổ sung có thể hoán đổi được cần có ở trên máy cơ sở;

- Hướng dẫn bảo dưỡng máy;

- Hướng dẫn kiểm tra;

- Danh mục phụ tùng thay thế;

- Hướng dẫn vận chuyển và hướng dẫn lắp đặt, nếu áp dụng;

- Nếu được, một báo cáo với các số liệu chính xác của thử tải tĩnh và thử tải động được tiến hành bởi nhà sản xuất hoặc đại diện ủy quyền.

Tiêu chuẩn này chỉ quy định các vấn đề liên quan đến an toàn trong các hướng dẫn này.

Sổ tay vận hành là một phần của sản phẩm và là tài liệu quan trọng cho việc vận hành, bảo dưỡng và bảo trì đúng và an toàn thiết bị khoan và gia cố nền móng. Nội dung phải hợp lý và đầy đủ. Lựa chọn ngôn từ phải phù hợp với nhóm nước sử dụng sản phẩm. Thông tin phải dễ hiểu và đại chúng.

Tất cả các thông tin liên quan đến an toàn cho con người phải được đánh dấu đặc biệt để dễ nhận biết rằng nó là thông tin về an toàn cho con người.

CHÚ THÍCH Hướng dẫn xem ISO 6750:2005.

Các người vận hành, bảo trì và lắp đặt/tháo dỡ thiết bị khoan và gia cố nền móng phải được đào tạo bằng thực hành. Phải nêu trong s tay vận hành các nội dung đào tạo nói trên cùng với các điểm nhấn mạnh đặc biệt về các biện pháp an toàn.

7.3.2  Hướng dẫn sử dụng

7.3.2.1  Các thông tin chung

Trên trang nhất và/hoặc trên tờ bìa của hướng dẫn sử dụng phải nêu các thông tin dưới đây:

- Tên nhà sản xuất hoặc đại diện ủy quyền của họ;

- Tên của hướng dẫn;

- Kiểu loại của thiết bị khoan và gia cố nền móng cùng với các thông tin về kiểu loại, mô đen và số sêri, nếu có;

- Các thông tin giống như trên nhãn;

- Tên và chữ ký đầy đủ của nhà sản xuất và của doanh nghiệp bán hàng, của các đại lý hoặc của ủy quyền và các thông tin cá nhân để liên hệ;

Tất cả hướng dẫn quan trọng cho vận hành an toàn thiết bị phải bao gồm:

- Một hình chung thiết bị khoan và gia cố nền móng và các bộ phận đi kèm của nó;

- Mô tả ứng dụng được cung cấp của máy;

- Một chỉ dẫn liên quan đến những thay đổi có thể được trên máy và chống lại sự sử dụng sai mục đích nhưng hợp lý có thể dự đoán;

- Nếu sử dụng khoan kiểu vít có đường kính ngoài lớn hơn là 350mm và mũi khoan lớn hơn 100mm, vật liệu được vận chuyển lên độ cao 10m hoặc lớn hơn so với mặt đất, phải sử dụng một thiết bị làm sạch cho vít khoan;

- Các bản vẽ cần thiết, sơ đồ và hình minh họa phải rõ ràng, đủ lớn để mô tả các bộ phận chính, nguyên lý hoạt động, vị trí lắp đặt của chúng và mối liên hệ đối với toàn bộ thiết bị khoan và gia cố nền móng;

Giải thích rõ các ký hiệu được sử dụng;

- Tên của từng bộ phận của thiết bị, ví dụ đầu va đập;

- Mô tả một cách chi tiết từng tời và mục đích sử dụng;

- Một chỉ dẫn nêu rõ các ứng dụng bị cấm của tời (ví dụ nâng vật liệu nói chung) và được coi là sử dụng không đúng thiết bị;

- Cnh báo về các hành động có thể là nguyên nhân gây chấn thương cho người vận hành hoặc các nhân viên khác.

7.3.2.2  Thông tin về an toàn

7.3.2.2.1  Quy định chung

Phải có các thông tin liên quan đến an toàn dưới đây;

- Thông tin về các nguy cơ còn lại và các biện pháp phòng ngừa sẽ được thực hiện bởi người sử dụng;

- Phải giải thích rõ cho người sử dụng rằng các nguy cơ chủ yếu nằm ở đâu và các biện pháp nào được áp dụng để làm việc một cách an toàn;

- Mô tả về vùng nguy hiểm xung quanh máy và chỉ rõ rằng tất cả những người không được phép phải tránh xa khu vực nguy hiểm trong quá trình máy làm việc;

- Mô tả về các biện pháp an toàn trong quá trình thực hiện các thao tác trong khu vực nguy hiểm, ví dụ khu vực dễ bị vật văng vào khi sử dụng công cụ khoan;

- Thông tin về khu vực bắt buộc cấm đi vào đối với thiết bị khoan và gia cố nền móng điều khiển từ xa và/hoặc không có người điều khiển, làm việc tự động;

- Thông tin về khu vực an toàn để từ đó người vận hành có thể điều khiển thiết bị khoan và gia cố nền móng bằng điều khiển từ xa, ví dụ khoảng cách an toàn giữa người vận hành và thiết bị khoan và gia cố nền móng;

- Thông tin về sự cần thiết của hệ thống bảo vệ nối đất tại vị trí sử dụng cho thiết bị khoan và gia cố nền móng dẫn động bằng điện lưới hoặc bằng nguồn năng lượng di động;

- Hướng dẫn sử dụng thời điểm và cách sử dụng dây đai an toàn hoặc các phương tiện thoát hiểm;

- Hướng dẫn về các phương tiện bảo hộ cá nhân cần thiết (PPE);

- Biện pháp an toàn được áp dụng cho các bộ phận thiết bị và các bộ phận đi kèm khi vận chuyển cũng như lắp dựng, tháo dỡ thiết bị khoan và gia cố nền móng, đặc biệt chú ý khi dựng và giữ tháp khoan, giá dẫn hướng, cột và khung đẩy;

- Vị trí và việc sử dụng bình chữa cháy;

- Hướng dẫn cho thiết bị khoan và gia cố nền móng làm việc dưới điều kiện chật hẹp phải dẫn khí thải động cơ sao cho chúng không lùa ngược trở lại khu vực làm việc và mối nguy hiểm do nó gây ra;

- Hướng dẫn về các biện pháp bảo vệ mà người vận hành buộc phải áp dụng;

- Hướng dẫn về việc sử dụng các chế độ bảo vệ đặc biệt;

- Hướng dẫn cách lắp và tháo công cụ khoan;

- Hướng dẫn việc thực hiện lắp đặt các chi tiết cọc.

7.3.2.2.2  Dấu hiệu cảnh báo

Tất cả các dấu hiệu cảnh báo được sử dụng phải được nêu trong hướng dẫn sử dụng.

7.3.2.2.3  Khả năng và các hạn chế

Hướng dẫn sử dụng phải quy định các điều dưới đây:

- Các điều kiện bất lợi nhất có khả năng xuất hiện đồng thời;

- Lực kéo danh nghĩa của tất cả các tời và cơ cấu nâng (bao gồm cả góc nghiêng cho phép, nếu áp dụng, xem Điều 5.2.3.4.6 và Điều 5.2.3.4.7);

- Các hướng dẫn hiển thị bằng hình đối với ổn định và từng giới hạn của độ nghiêng của tay cần/cột/giá dẫn hướng hoặc của máy cơ sở ở vị trí vận hành;

- Tất cả các khả năng làm việc;

- Đồ thị tải/đồ thị tốc độ cho tời và cơ cu nâng;

- Phải gắn tại vị trí lái và vị trí vận hành một hiển thị rõ ràng, dễ nhìn về các chỉ dẫn liên quan đến ổn định và các hạn chế sử dụng quan trọng khác, ví dụ góc dốc lớn nhất cho phép khi di chuyển trong quá trình làm việc, di chuyển trên đường và/hoặc làm việc trên sườn dốc, đầy đủ với các cấu hình tương ứng theo quy định, bản vẽ minh họa cho trường hợp được khuyến cáo;

- Nếu một máy nén khí hoặc một bộ nguồn là một bộ phận cân bằng được kể đến trong tính toán ổn định thì phi ghi một cách chi tiết điều này;

- Phải nêu trong hướng dẫn sử dụng hướng dẫn chi tiết liên quan đến các hạn chế và các biện pháp đặc biệt cần thiết khi khoan, di chuyển trong quá trình làm việc hoặc dừng đỗ;

- Quy định vị trí và cấu hình cho phép của thiết bị và của tải khi dừng làm việc. Ghi rõ việc có thể sử dụng các điểm tựa và cáp căng;

- Tốc độ gió lớn nhất cho cấu hình này;

- Phải ghi rõ giới hạn của các điều kiện để di chuyển máy trong quá trình làm việc.

7.3.2.2.4  Tiếng ồn

Hướng dẫn sử dụng phải ghi rõ các thông tin về mức công suất âm của thiết bị khoan và gia cố nền móng và mức áp suất âm phát thải tại vị trí/các vị trí vận hành như dưới đây:

- Các thông tin trong Phụ lục B.7;

- Hướng dẫn bảo dưỡng và lắp ráp các thiết bị giảm tiếng ồn;

- Giải thích rằng, các giá trị phát thải tiếng ồn được xác định trong một chu kỳ kiểm tra chuẩn và không phải là đại diện cho tất cả các điều kiện phù hợp với mục đích sử dụng đã dự định. Các điều kiện làm việc, như đất hoặc đá mà máy làm việc trên đó hoặc các điều kiện về môi trường như bề mặt phản xạ âm gần đó có thể gây ra mức âm lớn hơn các giá trị đã nêu.

7.3.2.2.5  Rung

Hướng dẫn sử dụng phải bao gồm các thông tin dưới đây về sự phát thải rung tay - cánh tay và rung toàn bộ cơ thể trên thiết bị khoan và gia cố nền móng:

- Đối với rung tay - cánh tay nếu như giá trị này vượt quá 2,5 m/s2. Kinh nghiệm cho thấy phần lớn phát thải rung tay-cánh tay trên vô lăng lái hoặc tay điều khiển của thiết bị khoan và gia cố nền móng với người vận hành ngồi trên ghế nhìn chung phần lớn nằm dưới 2,5 m/s2. Trong trường hợp này chỉ cần ghi rõ gia tốc nằm dưới giá trị này là đủ. Xem thêm các quy định trong các phần giành cho các thiết bị cụ thể của bộ TCVN 12091 (EN 16228).

- Trị số hiệu dụng cao nhất của gia tốc nội tại đặt lên toàn bộ cơ thể khi giá trị này vượt quá 0,5m/s2. Nếu như giá trị này không lớn hơn 0,5m/s2, nó cũng phải được nêu ra. Các điều kiện làm việc đặc biệt của thiết bị cho việc xác định các giá trị riêng này phải được nêu ra;

- Độ không tin cậy của phép đo;

CHÚ THÍCH 1: Giá trị duy nhất này của phát thải rung toàn thân được xác định dưới các điều kiện vận hành và điều kiện địa hình cụ th và do vậy không đại diện cho các điều kiện khác nhau có liên quan đến mục đích sử dụng được cung cấp của thiết bị. Do vậy giá trị phát thải rung toàn thân duy nhất này được công bố bởi nhà sản xuất tuân theo tiêu chuẩn này không dùng để xác định rung toàn thân của người vận hành.

CHÚ THÍCH 2: Như một sự thay thế cho việc đo lường các giá trị rung bởi nhà sản xuất, giá trị này có thể được xác định trên cơ s các phép đo trên máy có đặc tính kỹ thuật tương tự thay cho thiết bị được sản xuất.

CHÚ THÍCH 3: Các thông tin về độ không tin cậy của các phép đo rung và về việc công bố cũng như xác minh các giá trị rung được nêu trong EN 12096:1997. Các giá trị 0,4 và 0,5 của các giá trị đo rung phụ thuộc vào mức độ rung nêu trong trong Bảng D.1 để đánh giá độ không tin cậy.

- Nếu áp dụng, thông tin về các điều kiện giảm các nguy cơ do rung, trong đó chế độ vận hành của máy được hạn chế, nhờ điều khiển phương thức hoạt động hoặc nhờ thời gian vận hành hạn chế (ví dụ di chuyển máy trong quá trình làm việc).

7.3.2.3  Thông tin kỹ thuật

Hướng dẫn sử dụng phải bao gồm các thông tin kỹ thuật dưới đây:

- Khối lượng máy:

- Khối lượng tất cả các cụm chính, ví dụ giá dẫn hướng, hệ thống dẫn động;

- Nêu giá trị áp lực nền đối với tất cả các điều kiện;

- Khối lượng cho phép lớn nhất và công suất của các thiết bị như búa đóng cọc, búa rung, đầu khoan... (xem TCVN 12091-7:2018 (EN 16228-7:2014));

- Các yêu cầu về nguồn điện, quy định theo đơn vị điện áp (V), tần số (Hz), công suất (kW);

- Thông tin đầy đủ về ổn định để thiết bị khoan và gia cố nền móng có thể dừng đỗ, di chuyển và làm việc. Phải nêu góc nghiêng lớn nhất cho phép đối với các điều kiện dừng đỗ, làm việc và di chuyển trong quá trình làm việc;

- Giá trị giới hạn của nhiệt độ môi trường mà thiết bị khoan và gia cố nền móng được thiết kế;

- Tốc độ gió lớn nhất, m/s và cấp gió, xem ISO 4302:1981;

- Độ nghiêng lớn nhất khi di chuyển và khi làm việc;

- Tải kéo lớn nhất theo phương đứng và theo các phương khác;

- Giới hạn tốc độ trong khi được sử dụng đúng mục đích;

- Áp suất làm việc lớn nhất trong khi được sử dụng đúng mục đích;

- Góc nghiêng lớn nhất cho phép của thiết bị khoan và gia cố nền móng cùng với hệ số ổn định khi di chuyển trên mặt nghiêng trong quá trình làm việc;

- Hướng dẫn về ổn định trong quá trình làm việc, vận chuyển, lắp dựng hoặc tháo dỡ ... của thiết bị khoan và gia cố nền móng:

+ Các cạnh lật cho tất cả các vị trí có thể, bao gồm cả thiết bị bổ sung cho ổn định máy;

- Nếu yêu cầu khởi động máy, thứ tự các biện pháp theo một quy trình nhất định được thực hiện;

- Hướng dẫn tháo lắp công cụ khoan và các chi tiết cọc;

- Hướng dẫn cho mạch điện nhất định nào đó trong trường hợp nó được nối vào nguồn điện từ bên ngoài (xem Điều 5.21), ví dụ để giữ các bộ phận ở vị trí của nó, để bảo vệ thông tin, để chiếu sáng bên trong.

7.3.2.4  Hướng dẫn sử dụng

Hướng dẫn sử dụng phải bao gồm tối thiểu các thông tin và các hướng dẫn sử dụng an toàn thiết bị khoan và gia cố nền móng dưới đây:

- Xem xét và kiểm tra chức năng của thiết bị trước khi khởi động và làm việc với các chú ý đặc biệt sau:

+ Sự cần thiết phải kiểm tra bắt buộc về khả năng hoạt, động của thiết bị (các thiết bị) dừng khẩn cấp, thiết bị bảo vệ kiểu cảm biến cũng như thiết bị bảo vệ bổ sung kiểu cảm biến áp lực;

+ Mức dầu và mức chất lỏng;

- Vị trí lắp đặt và cách thức hoạt động của thiết bị (các thiết bị) dừng khẩn cấp theo Điều 5.15.4.2, thiết bị bảo vệ kiểu cảm biến theo Điều 5.23.2.2.3 cũng như thiết bị bảo vệ bổ sung kiểu cảm biến áp lực theo Điều 5.23.2.2.6;

- Biện pháp thay thế một cách an toàn cần khoan/ống khoan với sự trợ giúp của bộ dẫn động khoan và các thiết bị phụ trợ hiện có;

- Cách thao tác với các chi tiết cọc;

- Mô tả sự vận hành và các hướng chuyển động của thiết bị điều khiển;

- Vị trí, sự hoạt động và chức năng của bộ phận che chắn và thiết bị bảo vệ;

- Hướng dẫn về chế độ làm việc hạn chế và các biện pháp tổ chức trên công trường;

- Hướng dẫn về chế độ bảo vệ đặc biệt dưới các điều kiện nhất định và các biện pháp tổ chức trên công trường;

- Hướng dẫn sử dụng thiết bị bảo vệ kiểu cảm biến áp lực, nếu như được lắp đặt;

- Thông tin về các biện pháp cần thiết trong trường hợp lực gió ở trạng thái dừng đỗ xe và trạng thái không làm việc vượt quá giá trị cho phép;

- Các biện pháp đặc biệt cần thiết yêu cầu cho tầu thuyền;

- Thông tin về vị trí, nơi mà năng lượng tích lũy không được tiêu thụ một cách tự động (ví dụ: ắc quy thủy lực) và cách để giải phóng nó.

- Hướng dẫn làm sạch băng tuyết khi điều kiện nhiệt độ dưới 0°C.

7.3.2.5  Hướng dẫn vận chuyển và lắp dựng

Mô tả cách lắp ráp các cụm máy và lắp dựng, tháo dỡ thiết bị khoan và gia cố nền móng;

- Các thông tin liên quan đến phương tiện lai dắt và cách thức để lai dắt thiết bị khoan di động trong trường hợp gặp sự cố;

- Các thông tin về điểm chằng buộc và cách thức để đảm bảo an toàn cho thiết bị trong quá trình vận chuyển;

- Các thông tin về điểm treo buộc và cách thức để nâng thiết bị;

7.3.3  Hướng dẫn bảo dưỡng

Trong hướng dẫn bảo dưỡng phải nêu các biện pháp phòng ngừa cần chú ý trong quá trình tiến hành bảo dưỡng và làm việc;

Hướng dẫn bảo dưỡng phi gồm tối thiểu các nội dung dưới đây:

- Việc trình bày tương tự như hướng dẫn sử dụng;

- Tên và địa chỉ hoặc một thống kê danh mục các nhà máy sa chữa và bảo hành được ủy quyền;

- Khoảng thời gian bảo dưỡng theo ngày, theo tuần và theo định kỳ khác;

- Hướng dẫn việc kiểm tra tối thiểu một lần mỗi ngày và thay thế khi bị hư hỏng đối với cáp chịu mài mòn nhiều (ví dụ cáp ở tời làm việc theo chế độ rơi tự do);

- Đặc tính kỹ thuật của dầu, chất lng bôi trơn và dầu thủy lực;

- Hướng dẫn việc chăm sóc bình chữa cháy;

- Cách thức loại bỏ và thay thế một cách an toàn các chi tiết và bộ phận máy;

- Cách thức loại bỏ và thay thế một cách an toàn dây cáp;

- Các thông tin về các điểm đo và/hoặc vị trí lắp đặt thiết bị tìm kiếm và chẩn đoán hư hỏng. Chúng phải được mô tả một cách rõ ràng dưới dạng hình ảnh hoặc bảng biểu;

- Bản vẽ/ sơ đồ nguyên lý làm việc của mạch điện, mạch thủy lực và khí nén, bao gồm cả các cài đặt có liên quan. Các hình minh họa phải đủ lớn và rõ ràng, phải bao gồm tên của các linh kiện chỉnh cũng như chức năng của chúng, phải miêu tả vị trí lắp đặt và mối quan hệ đến toàn bộ thiết bị khoan và gia cố nền móng.

- Hướng dẫn cụ thể cách sử dụng các công cụ do nhà sản xuất cung cấp;

- Hướng dẫn về tần suất kiểm tra và thay thế các bộ phận được nhà sản xuất coi là đặc biệt quan trọng đối với an toàn (các bộ phận liên quan đến an toàn). Cách thức kiểm tra sự hao mòn ở các bộ phận này phải được nêu cũng như các tiêu chí để sửa chữa, điều chnh hoặc thay thế;

- Hướng dẫn về việc bảo dưỡng/ kiểm tra cáp thép, xem TCVN 10837:2015 (ISO 4309:2010);

- Hướng dẫn về việc bảo dưỡng/ kiểm tra tời và pa lăng cáp;

- Các khuyến cáo đặc biệt trước các hành động có thể gây tổn thương đến thợ sửa chữa hoặc đến những người khác;

- Hướng dẫn về các dụng cụ bảo hộ cá nhân cần thiết (PPE);

Trường hợp cần thiết mà một người vận hành hoặc nhân viên tr giúp phải làm việc trong khu vực làm việc hoặc khu vực nguy hiểm, bao gồm cả việc kích hoạt một hoặc nhiều chức năng hoạt động của máy, thì các công việc đó chỉ được tiến hành dưới các điều kiện dưới đây và các vấn đề này/các yêu cầu này phải được nêu trong hướng dẫn sử dụng:

- Luôn phải có mặt hai người và cả hai đều phải được hướng dẫn rõ về các vị trí nguy hiểm. Một trong hai nhân viên đó phải giám sát sự an toàn của nhân viên còn lại khi tiến hành công việc;

- Nhân viên giám sát được đào tạo một cách đầy đủ về sự hoạt động của máy và phải có sự tiếp cận ngay lập tức đến các thiết bị dừng khẩn cấp trong tt cả các tình huống nếu như máy được yêu cầu hoạt động;

- Khu vực tiến hành công tác bảo dưỡng phải được chiếu sáng một cách phù hợp;

- Thông tin giữa nhân viên bảo dưỡng và nhân viên giám sát phải được thiết lập một cách đáng tin cậy ở bất cứ thời gian nào;

- Chỉ khi thiết bị khoan và gia cố nền móng được dừng một cách hoàn toàn và các thiết bị để khởi động được ngắt ra mới cho phép chỉ có một người ở bên thiết bị để thực hiện các công việc sửa chữa và bảo dưỡng.

7.3.4  Danh mục phụ tùng thay thế

Phải cung cấp danh mục phụ tùng thay thế, bao gồm tất cả các phụ tùng thay thế quan trọng với nhận dạng rõ ràng và các thông tin về vị trí lắp đặt của từng bộ phận trên thiết bị khoan và gia cố nền móng.

 

Phụ Lục A

(tham khảo)

Danh mục thiết bị khoan và gia cố nền móng

A.1  Quy định chung

Phụ lục này không phải là danh mục đầy đủ nhưng là một hướng dẫn đủ chính xác để nhận biết các loại thiết bị khoan và gia cố nền móng khác nhau. Các nhà sản xuất có thể sử dụng phụ lục này để so sánh với các thiết bị cụ thể của họ và tìm ra các phần phù hợp của tiêu chuẩn này để áp dụng.

Bộ TCVN 12091 (EN 16228) Thiết bị khoan và gia cố nền móng - An toàn” được chia làm 7 phần sau:

Phần 1: Yêu cầu chung

Phần 2: Máy khoan tự hành dùng trong xây dựng, địa kỹ thuật và khai thác mỏ

Phần 3: Thiết bị khoan ngang có định hướng (HDD)

Phần 4: Thiết bị gia cố nền móng

Phần 5: Thiết bị thi công tường trong đất

Phần 6: Thiết bị dùng trong khoan phụt

Phần 7: Thiết bị bổ sung có thể hoán đổi được

Trong Phần 2, thuật ngữ “thiết bị khoan” bao gồm một số loại máy khác nhau được sử dụng trong:

- xây dựng dân dụng;

- địa kỹ thuật (bao gồm thăm dò địa chất, neo đất (khoan neo), công nghệ gia cố mái dốc bằng đinh đất, cọc khoan tiết diện nhỏ, gia cố nền, khoan phun;

- khoan giếng nước;

- công trình địa nhiệt;

- khoan bãi chôn lấp;

- gia cố móng, đào hầm, khai khoáng và khai thác đá;

- sử dụng trên mặt đất cũng như dưới mặt đất.

Trong Phần 4, thuật ngữ “thiết bị gia cố nền móng” bao gồm nhiều loại máy khác nhau được sử dụng để:

- hạ hoặc nhổ các cấu kiện gia cố nền móng theo phương đứng;

- gia cố đất nền nhờ đầm động, rung và biện pháp kỹ thuật trộn đất;

- thoát nước theo phương đứng;

bằng cách khoan, đóng, rung, ép, nhổ hoặc một tổ hợp các biện pháp kỹ thuật, hoặc bằng các cách khác.

Phương pháp kỹ thuật gia cố nền móng thông thường bao gồm công việc đưa vào lòng đất các cấu kiện dài như cọc bê tông, dầm thép, ống và cọc cừ, các bộ phận để khoan phụt như ống và các đường ống mềm cũng như ống vách (ống casing) cho đ bê tông tại chỗ.

A.2  Minh họa

Cột cuối cùng trong các bảng minh họa dưới đây đưa ra các Phần liên quan của bộ tiêu chuẩn này mà thiết bị phải tuân thủ theo.

 

 

Thiết bị

Mô tả

Hình vẽ minh họa

Phần của bộ tiêu chuẩn này

A.2.1

Thiết bị khoan kiểu va đập phía trên

Các thiết bị khoan này được trang bị công cụ khoan va đập kiểu thủy lực. Chúng có thể được dẫn động bằng động cơ diesel, có khả năng tự di chuyển và được trang bị máy nén khí và bộ lọc bụi. Được sử dụng trong xây dựng dân dụng, xây dựng đường, khoan và gia cố nền móng trong thi công đường ống, trong khai thác mỏ hoặc khai thác lộ thiên.

Chúng có thể có một phần quay phía trên, một tay cần được liên kết khớp, bộ phận thay đổi cần khoan bằng cơ giới, điều khiển từ xa và chúng có thể vận hành được trên các địa hình khó khăn.

Các kiểu máy theo trình tự từ thiết bị khoan bánh lốp hạng nhẹ đến thiết bị khoan bánh xích hạng nặng.

Hình A.1

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-2

A.2.2

Thiết bị khoan khảo sát đá tự nhiên

Thiết bị khoan dùng trong ngành công nghiệp khoan đá tự nhiên gồm tổ hợp các cụm thiết bị loại nhỏ như thiết bị lắp trên máy cơ sở là máy đào thủy lực cũng như thiết bị khoan được dẫn động riêng hoàn toàn bằng động cơ diesel có khả năng làm việc một cách độc lập.

Phạm vi ứng dụng như là tạo rãnh, khoan khảo sát, xẻ đá, cắt bavia và khoan dẫn hướng.

Hình A.2

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-2 hoặc TCVN 12091-7

A.2.3

Thiết bị khoan kiểu va đập từ bề mặt lỗ khoan

Chúng được thiết kế để phục vụ khoan đá năng suất cao trong mỏ đá, khai thác lộ thiên và các công trình xây dựng, được trang bị một búa khoan va đập dưới lỗ khoan. Các máy này có thể hoạt động hoàn toàn độc lập và được trang bị một máy nén khí hoặc bơm nước và bộ lọc bụi. Các máy này có thể được sử dụng giống như búa khoan dưới lỗ (DTH) hoạt động bằng áp lực nước.

Hình A.3

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-2

A.2.4

Hệ thống với đầu khoan kép

Sử dụng cho các mục đích khác nhau, ở đó sử dụng hai cần khoan khác nhau (một cái lồng vào bên trong cái kia)

Hình A.4

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-2 hoặc TCVN 12091-4

A.2.5

Thiết bị khoan thăm dò, khảo sát nền đất

Thiết bị phục vụ khoan lỗ có đường kính nhỏ hơn để lấy mẫu nghiên cứu từ đất hoặc đá hoặc để lắp đặt ống hoặc để tiến hành kiểm tra tại chỗ.

Việc thay đổi hoặc lưu giữ cần khoan có thể thực hiện bằng cơ giới.

a)

TCVN 12091-1, TCVN 12091-4 và TCVN 12091-7

 

 

 

Hình A.5

 

A.2.6

Thiết bị siêu nhỏ để khoan cọc

Sử dụng cho mục đích khoan và/hoặc gia cố nền móng (có thể được thiết kế đặc biệt cho các vị trí thi công có chiều cao thông thủy thp).

Thiết bị có thể được dẫn động trực tiếp từ động cơ diesel hoặc từ động cơ điện.

Một vài thiết bị sử dụng bộ nguồn độc lập với đường ống thủy lực hoặc cáp điện có chiều dài lớn

Hình A.6

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-2 hoặc TCVN 12091-4

A.2.7

Thiết bị khoan đặt trên ô tô tải

Thiết bị được sử dụng để khoan khảo sát, khoan giếng nước, cho mục đích địa nhiệt, để tạo cọc...

Phần trên của thiết bị có thể cố định hoặc quay.

Hình A.7

TCVN 12091-1, TCVN 12091-2 TCVN 12091-4

A.2.8

Thiết bị khoan cho thi công ngầm dưới đất

Máy được dùng để khoan lỗ nổ mìn, khoan bu lông neo vào đá, khoan neo trong các đường hầm, mỏ hoặc các cấu trúc ngầm tương tự. Máy này có thể được lắp một hoặc nhiều cần khoan và một sàn công tác gắn trên tay cần. Hầu hết các máy này đều là loại máy có hệ di chuyển là bánh lép.

Hình A.8

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-2

Thiết bị khoan có chiều cao nhỏ hoặc rất nhỏ được thiết kế để làm việc một cách an toàn hơn và tiết kiệm hơn khi dùng khai thác quặng quý hiếm từ các dải quặng và các vỉa quặng có chiều dày dưới 1,1m. Hầu hết các máy này đều là loại máy bánh lốp.

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-2

A.2.9

Thiết bị khoan đặt thép gia cố sử dụng ngầm dưới đất

Thiết bị khoan được thiết kế chuyên để đặt thép gia cố và chỉ dành cho sử dụng ngầm dưới đất. Các máy này thường thực hiện việc gia cố phần đất mở rộng cho mái vòm và tường, ví dụ như đặt cốt thép gia cường, cột chống tăng cường, đặt cọc cừ trước ...theo phương ngang hoặc gần như theo phương ngang.

Máy này có thể được lắp một hoặc nhiều cần khoan và tay cần gắn sàn công tác.

Phụ thuộc vào công nghệ gia cường có thể có một bộ phận cung cấp cần khoan.

Hình A.9

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-2

A.2.10

Thiết bị khoan ngang có định hướng HDD

Dùng để khoan các lỗ khoan theo phương ngang hoặc gần như theo phương ngang. Chuỗi cần khoan có thể được định hướng chui qua bên dưới đường giao thông, kênh rạch, các cóng trình xây dựng...

Hình A.10

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-3

A.2.11

Thiết bị khoan hầm/lò nằm ngang

Được sử dụng trong các hầm lò hoặc đường hầm với công nghệ khoan ngang có định hướng HDD.

Hình A.11

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-3

A.2.12

Thiết bị khoan xoay

Loại A: Mũi khoan dạng vít liên tục (CFA)

Loại B: Đầu khoan kép

Loại C: Khoan chuyển đất

Đầu khoan xoay và vít khoan với cần khoan rỗng

Đầu khoan kép quay mũi khoan trong ống vách và quay ống vách theo chiều ngược lại.

Đầu khoan xoay và hai vành ren nằm ở cuối cần khoan có hướng ngược nhau (ren trái và ren phải)

Hoặc mũi khoan đặc biệt có phần vít xoắn hình nón

Hình A.12

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-2 hoặc TCVN 12091-4

A.2.13

Thiết bị trộn đất

Thiết bị khoan xoay với một hoặc nhiều cần khoan rỗng. Ở đầu cần khoan có các cánh để trộn đất với các vật liệu thêm vào như xi măng, vôi, hóa chất hoặc các hỗn hợp trộn khác.

Hình A.13

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-4

A.2.14

Thiết bị khoan với cần kelly

Thiết bị khoan với đầu khoan xoay, mũi khoan hoặc gầu, có hoặc không có ống vách.

Giá dẫn hướng không tựa trên nền.

Thường được sử dụng cho các cọc có đường kính lớn.

Hình A.14

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-4

A.2.15

Thiết bị khoan phun vào nền đất

Dùng để lắp đặt các đường ống để phun vữa lỏng hoặc xi măng, hoặc phun trực tiếp qua các vòi phun.

Có thể sử dụng để phun vữa áp lực cao.

Hình A.15

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-2

A.2.16

Thiết bị khoan gắn trên cần trục

Thiết bị khoan xoay được gắn trên một máy đào kiểu truyền động cáp hoặc một cần trục bánh xích.

Được sử dụng để tạo lỗ có đường kính lớn.

Cơ cấu quay cần khoan có thể được dẫn động bằng nguồn công suất riêng hoặc bằng nguồn trên máy cơ sở.

Hình A.16

TCVN 12091-1, TCVN 12091-4 và TCVN 12091-7

A.2.17

Thiết bị hạ và nhổ cọc cừ

Thiết bị được dẫn hướng bởi một giá dẫn hướng hoặc đặt tự do trên đầu cọc cừ. Cọc cừ được hạ xuống hoặc nhổ lên bằng xylanh thủy lực. Cọc cừ được kẹp giữ bằng cấu kẹp thủy lực.

Hình A.17

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-4

A.2.18

Máy đóng cọc chế tạo sẵn

Thiết bị với giá dẫn hướng được trang bị búa diesel, búa khí nén hoặc búa thủy lực để đóng cọc bê tông đúc sẵn, cọc thép, cọc cừ, ống thép.

Hình A.18

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-4

A.2.19

Thiết bị thi công cọc bê tông đổ tại chỗ

Thiết bị đóng cọc (ống vách) với giá dẫn hướng được trang bị búa diesel hoặc búa thủy lực hoặc búa rung để đóng một ống vách có nắp ở đáy. Sau khi đóng cọc, cốt thép và bê tông được đưa vào ống vách, ống vách được rút lên bằng búa hoặc búa rung.

Hình A.19

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-4

A.2.20

Thiết bị gia cố nền đất bằng rung

Búa rung được dẫn hướng hoặc không dẫn hướng cùng với ống để gia cố đất.

Ở đầu dưới của ống có khối lệch tâm quay sẽ tạo ra rung để làm chặt đất.

Trong trường hợp cần thiết, phần lỗ khoan bên cạnh vòi phun sẽ được lấp đầy bằng bê tông, cát hoặc sỏi;

Búa rung có thể được dẫn động từ nguồn thủy lực trên máy cơ sở hoặc bằng một bộ nguồn thủy lực riêng hoặc bằng một máy phát điện.

Hình A.20

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-4

A.2.21

Thiết bị hạ cọc đa năng có giá dẫn hướng cứng

Thiết bị đa chức năng được sử dụng cho một số kỹ thuật khác nhau như khoan, đóng cọc bê tông đúc sẵn, thi công cọc bê tông đổ tại chỗ và ống thép...

Máy cơ sở được trang bị khung chữ A phía sau để nâng và cố định giá dẫn hướng có chiều dài đến 60m. Giá dẫn hướng được tăng cứng có thể được bố trí ở các góc làm việc khác nhau.

Được sử dụng cùng với búa đóng cọc, búa rung, búa rung/khoan tần số cao hoặc đầu khoan xoay.

Phần lớn các thiết bị phụ trợ được dẫn động bằng nguồn công suất cố sẵn hoặc một nguồn công suất riêng đặt ở phía đối trọng.

Hình A.21

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-4

A.2.22

Thiết bị thi công cọc nhỏ bằng búa rơi tự do

Dùng để thi công các cọc nhỏ trong không gian không có khoảng trống và/hoặc ở nơi chật hẹp.

Sử dụng tời rơi tự do dẫn động bằng tay hoặc tự động với búa rơi bên trong một ống vách.

Ống vách sẽ được hàn hoặc được liên kết ren với nhau.

Hình A.22

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-2 hoặc TCVN 12091-4

A.2.23

Thiết bị thi công cọc nhỏ bằng búa va đập trên đầu cọc

Dùng để thi công cọc bê tông, cọc gỗ hoặc cọc thép có đường kính nhỏ trong không gian không có khoảng trống và/hoặc ở nơi chật hẹp. Sử dụng tời rơi tự do hoạt động bằng tay hoặc tự động với búa rơi lên đầu cọc hoặc ống vách.

Hình A.23

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-2 hoặc TCVN 12091-4

A.2.24

Gầu ngoạm đào rãnh thi công tường trong đất

Gầu ngoạm dùng để đào từng đoạn rãnh làm tường trong đất, có thể được treo trên cáp hoặc được dẫn trong một khung dẫn hướng, đóng mở gầu bằng thủy lực hoặc cơ khí.

Hình A.24

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-5

A.2.25

Thiết bị cắt rãnh thi công tường trong đất

Thiết bị dùng để cắt từng đoạn rãnh làm tường trong đất.

Phoi cắt được lấy đi bằng hệ thống bơm trên thiết bị cắt, dung dịch khoan bao gồm cả phoi cắt được bơm lên trên mặt đất và đi đến một bể lọc.

Thiết bị cắt có thể được treo hoặc dẫn hướng trên một máy cơ sở được thiết kế chuyên biệt hoặc một máy cơ sở thông thường với một vài cải tiến.

Hình A.25

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-5

A.2.28

Thiết bị phân tán hỗn hợp trộn vào đường ống

Dùng để trộn xi măng và/hoặc dung dịch hóa chất trong công nghệ khoan phụt, dung dịch khoan... ứng dụng cho khoan và gia cố nền móng.

Khuấy hỗn hợp một cách liên tục. Được kết nối vào đường ống có áp suất để phân tán chất lỏng và/hoặc chất rắn vào hỗn hợp trộn.

Hình A.28

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-6

A.2.26

Máy trộn theo chu kỳ

Trộn xi măng và/hoặc dung dịch hóa chất trong công nghệ khoan phụt, dung dịch khoan... dùng cho các ứng dụng khoan và gia cố nền móng.

Từng mẻ trộn được một lượng hỗn hợp cố định cho mỗi lỗ khoan hoặc cọc.

Hình A.26

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-6

A.2.27

Máy trộn liên tục

Trộn xi măng và/hoặc dung dịch hóa chất trong công nghệ khoan phun, dung dịch khoan... dùng cho các ứng dụng khoan và gia cố nền móng.

Trộn hỗn hợp một cách liên tục.

Hình A.27

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-6

A.2.29

Thiết bị phun hỗn hợp trộn trong công nghệ khoan phun

Hệ thống trộn và bơm với bơm pit tông áp suất cao dùng để bơm và phun hỗn hợp trộn đến đầu phun hoặc ống phun.

Hình A.29

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-6

A.2.30

Bơm áp suất cao

Bơm dùng để bơm nước, dung dịch khoan hoặc vữa xi măng đến hệ thống phun với áp suất cao (phun vữa).

Hình A.30

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-6

A.2.31

Bơm rô to ống mềm

Bơm có áp suất thấp dùng để vận chuyển một lượng lớn dung dịch khoan, chát làm kín, dung dịch trong công nghệ khoan phụt, hỗn hợp bê tông...

Đường kính của ống mềm từ 25mm đến 200mm

Hình A.31

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-6

A.2.32

Bể khuấy dung dịch

Bộ phận chứa trung gian dùng để giữ bùn, dung dịch trong công nghệ khoan phun hoặc hỗn hợp bê tông ở dạng hỗn hợp lỏng.

Hình A.32

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-6

A.2.33

Silo và vít tải

Thùng chứa trung gian dùng để chứa cốt liệu rắn và hỗn hợp lỏng được tổ hợp với vít tải để phân phối cốt liệu vào máy/các máy trộn.

Hình A.33

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-6

A.2.34

Thiết bị lọc bùn khoan

Bùn khoan và bùn nạo vét sẽ được lọc và cải tạo thành bùn thông thường bằng các cyclon, lưới lọc và khuấy.

Hình A.34

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-6

A.2.35

Đầu khoan xoay dùng cho thiết bị khoan và hạ cọc

Được sử dụng trên thiết bị khoan và hạ cọc cho công tác khoan và gia cố nền móng.

Tốc độ quay thông thường từ 15 đến 75 r/min. Hướng quay trái hoặc phải.

Được sử dụng kết hợp với mũi khoan, cần kelly hoặc ống vách.

Mô men xoắn thông thường trên 35 kNm.

Hình A.35

TCVN 12091-1, TCVN 12091-4 và TCVN 12091-7

A.2.36

Đầu khoan xoay dùng cho thiết bị khoan khác

Sử dụng trong một số loại thiết bị khoan dùng trong công tác khoan và gia cố nền móng.

Có thể dùng được với cần khoan kín và hở

Chuyển động quay được dẫn động bằng nguồn thủy lực, thay đổi tốc độ quay bằng lưu lượng dầu thủy lực và/hoặc hộp số.

Chuỗi cần khoan được liên kết cố định hoặc liên kết bằng khớp nối tháo nhanh.

Mô men xoắn thông thường nhỏ hơn 35 kNm.

Hình A.36

TCVN 12091-1, TCVN 12091-2, TCVN 12091-4 và TCVN 12091-7

A.2.37

Búa khoan kiểu xoay va đập

Sử dụng trong một số loại thiết bị khoan dùng trong công tác khoan và gia cố nền móng.

Có thể dùng với cần khoan kín hoặc hở.

Chuyển động quay và va đập được dẫn động bằng nguồn thủy lực, thay đổi tốc độ quay và tần số va đập bằng lưu lượng dầu thủy lực và/hoặc hộp số.

Chuỗi cần khoan được liên kết cố định hoặc liên kết bằng khớp nối tháo nhanh.

Hình A.37

TCVN 12091-1, TCVN 12091-2 và TCVN 12091-7

A.2.38

Búa khoan kiểu va đập dưới lỗ khoan

Búa khoan kiểu va đập bố trí ở đầu cắt của chuỗi cần khoan dùng để khoan nền cứng (ví dụ như đá). Thiết bị có thể được dẫn động bằng khí nén hoặc thủy lực (dung dịch khoan).

Hình A.38

TCVN 12091-1, TCVN 12091-2 và TCVN 12091-7

A.2.39

Giá dẫn hướng lắp trên máy đào

Giá dẫn hướng được gắn trên máy đào dùng cho các công tác khoan và gia cố nền móng khác nhau, với đầu khoan xoay hoặc búa thi công cọc.

Hình A.39

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-7

A.2.40

Búa diesel

Búa đóng cọc được dẫn động bằng sự đốt cháy dầu diesel hoặc nhiên liệu khác, có thể là búa đơn động hoặc song động.

Lực va đập được tạo ra bởi sự va chạm do trọng lực của pit tong vào bệ búa ở đáy xylanh.

Hình A.40

TCVN 12091-1, TCVN 12091-4 và TCVN 12091-7

A.2.41

Búa thủy lực

Búa đóng cọc được dẫn động bằng một (các) xy lanh thủy lực. Lực va đập được tạo ra bởi sự va chạm của bộ phận va đập vào mũ cọc đặt trực tiếp trên đầu cọc.

Hình A.41

TCVN 12091-1, TCVN 12091-4 và TCVN 12091-7

A.2.42

Búa rung

Hệ thống gây rung truyền lực rung vào cọc, ống thép, cọc cừ hoặc dầm.

Rung được tạo ra bằng một tổ hợp các khối lệch tâm có chuyển động quay.

Tần số rung thông thường từ 20 Hz đến 50 Hz.

Búa rung được treo tự do trên cần trục bánh xích hoặc máy đào truyền động cáp hoặc được dẫn hướng trên một giá dẫn hướng.

a)

TCVN 12091-1, TCVN 12091-4 và TCVN 12091-7

 

Búa rung tần số cao

Hệ thống gây rung truyền lực rung vào cọc, ống thép, cọc cừ hoặc dầm.

Rung được tạo ra bằng một tổ hợp các khối lệch tâm có chuyển động quay.

Tần số rung thông thường từ 20 Hz đến 50 Hz.

Búa rung được dẫn hướng trên một giá dẫn hướng của một thiết bị đóng cọc.

b)

 

 

Búa rung lắp trên tay cần

Búa rung được liên kết với tay cần của một máy đào thông qua một khuỷu nối chữ thập.

c)

Hình A.42

 

A.2.43

Thiết bị khoan kiểu treo

Thiết bị khoan được liên kết với ống vách để khoan lỗ bên trong và bên dưới ống vách và được treo trên cần trục hoặc máy đào kiểu truyền động cáp.

Để dỡ tải cho gầu khoan và mũi khoan, toàn bộ thiết bị sẽ được nâng lên khỏi ống vách và được quay sang bên để dỡ tải cạnh lỗ khoan.

Hình A.43

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-7

A.2.44

Thiết bị khoan với dẫn động phía trên (khoan tuần hoàn ngược)

Thiết bị khoan được liên kết với đầu trên của ng vách. Các đoạn cn khoan được lắp mũi khoan bi xoay. Đất đá thải được lấy lên bằng hệ thống tuần hoàn ngược qua các đoạn cần khoan.

Hình A.44

TCVN 12091-1, TCVN 12091-2 và TCVN 12091-7

A.2.45

Gầu nạo vét hố khoan

Gầu hình tròn (gầu búa) dùng để đào bên trong hố khoan.

Hình A.45

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-7

A.2.46

Thiết bị làm sạch vít khoan kiểu bàn chải

Dùng để làm sạch đất đá thải bám trên vít khoan đang quay.

Hình A.46

TCVN 12091-1, TCVN 12091-2, TCVN 12091-4 và TCVN 12091-7

A.2.47

Thiết bị làm sạch vít khoan kiểu quay

Dùng để làm sạch đất đá thải bám trên vít khoan đang quay hoặc đứng yên. Thiết bị làm sạch tự quay với góc nghiêng của cánh vít trên vít khoan.

Hình A.47

TCVN 12091-1, TCVN 12091-2, TCVN 12091-4 TCVN 12091-7

A.2.48

Thiết bị hạ ống vách theo phương pháp xoay lắc

Thiết bị để dịch chuyển ống vách bằng cách quay trái, quay phải hoặc xoay lắc kết hợp với việc thực hiện một chuyển động lên và xuống theo phương đứng nhờ một kích thủy lực.

Có thể hoạt động độc lập và dẫn động bằng nguồn công suất riêng hoặc liên kết với kết cấu bên dưới của thiết bị khoan và được dẫn động bởi chính thiết bị khoan đó.

a)

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-4 hoặc 7

 

 

 

Hình A.48

 

A.2.49

Thiết bị hạ ống vách theo phương pháp xoay

Thiết bị để dịch chuyển ống vách bằng cách quay liên tục một góc 360° kết hợp với việc thực hiện một chuyển động lên và hạ xuống theo phương đứng nhờ một kích thủy lực.

Có thể hoạt động độc lập và dẫn động bằng nguồn công suất riêng hoặc liên kết với kết cấu bên dưới của thiết bị khoan và được dẫn động bởi chính thiết bị khoan đó.

Hình A.49

TCVN 12091-1, TCVN 12091-4 và TCVN 12091-7

A.2.50

Thiết bị đầm sâu

Búa rung dùng để gia cố nền.

Một khối lượng lệch tâm quay tạo ra rung ở đáy của ống nhờ đó tạo trạng thái tốt hơn cho nền đất.

Trường hợp cần thiết, lỗ được lấp đầy bằng bê tông, cát và sỏi.

Hình A.50

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-7

A.2.51

Thiết bị kẹp thủy lực

Thiết bị kẹp được gắn cùng đầm rung hoặc thiết bị đóng/ thiết bị nhổ để kẹp chặt cọc cừ, dầm thép hoặc ống thép.

Hình A.51

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-7

A.2.52

Máy cơ sở với thiết bị cắt

Dùng để treo gầu hoặc thiết bị cắt để đào rãnh trong thi công tường trong đất.

Hình A.52

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-5

A.2.53

Thiết bị khoan cho mục đích địa nhiệt

Dùng để khoan các lỗ có đường kính nhỏ dùng để lắp đặt các ống phục vụ cho mục đích địa nhiệt.

Hình A.53

TCVN 12091-1, TCVN 12091-2 và TCVN 12091-7

A.2.54

Đầu khoan rung tần số cao

Sử dụng trong một số loại thiết bị khoan thăm dò khoáng chất, khoan khảo sát địa nhiệt, khoan và lấy mẫu liên quan đến môi trường, khoan địa chất và lấy mẫu địa kỹ thuật.

Có thể sử dụng lực rung để khoan hoặc kết hợp với chuyển động quay của cần khoan. Chức năng khoan nghiêng của cần khoan có thể được tích hợp.

Tần số rung từ 0 đến 150 Hz thậm chí đến 200 Hz phụ thuộc vào lưu lượng dầu.

Đầu khoan dùng cho mục đích lấy mẫu hoặc khoan lỗ có đường kính từ 40mm đến 300mm.

Các đoạn cần khoan được nối với nhau bằng ren.

Hình A.54

TCVN 12091-1, TCVN 12091-2, TCVN 12091-4 TCVN 12091-7

A.2.55

Thiết bị khoan neo

Sử dụng cho các công việc khoan và/hoặc gia cố nền móng.

Được trang bị một cơ cấu động cho phép khoan với góc nghiêng khác nhau, thông thường là 20° so với phương ngang.

Thiết bị khoan có thể được dẫn động trực tiếp từ động cơ diesel hoặc động cơ điện.

Một số thiết bị khoan sử dụng nguồn công suất riêng với các đường ống thủy lực hoặc dây cáp điện có chiều dài lớn.

Đầu khoan có thể khoan xoay, khoan tần số cao hoặc khoan va đập.

Cho phép sử dụng vít khoan hoặc búa khoan dưới lỗ.

Công việc thay đổi hoặc lưu trữ cần khoan có thể thực hiện bằng cơ giới.

Hình A.55

TCVN 12091-1 và TCVN 12091-2 hoặc TCVN 12091-4

 

 

Phụ lục B

(quy định)

Phương pháp thử tiếng ồn

B.1  Quy định chung

Phương pháp kiểm tra này cùng với các yêu cầu bổ sung trong các phần liên quan của bộ tiêu chuẩn chỉ rõ tất cả các thông tin cần thiết để xác định và công bố đặc tính phát thải tiếng ồn của thiết bị khoan và gia cố nền móng dưới các điều kiện tiêu chuẩn.

Các đại lượng cơ bản của phát thi tiếng ồn là mức áp suất âm phát thải đo tại vị trí làm việc và mức công suất âm. Sự xác định các giá trị này cần thiết cho:

- các nhà sản xuất, để công bố tiếng ồn phát ra;

- so sánh phát thải tiếng ồn của các máy nằm trong nhóm máy có liên quan.

Việc áp dụng phương pháp kiểm tra này đảm bảo khả năng lặp lại của việc xác định các đại lượng cơ bản của phát thải tiếng ồn trong một giới hạn cho trước phụ thuộc vào cấp chính xác của phương pháp đo tiếng ồn cơ bản được sử dụng. Các phương pháp đo tiếng ồn được cho phép trong tiêu chuẩn này là các phương pháp kỹ thuật, cấp chính xác 2 như định nghĩa trong ISO 3740:2000 và ISO 11200:2009.

CHÚ THÍCH: Các tiêu chuẩn này đang được hiệu chỉnh lại. Mục đích việc hiệu chỉnh để văn bản được hiệu chỉnh sẽ được sử dụng cùng với TCVN 12091-1:2018 (EN 16228-1:2014).

Sự phát thải tiếng ồn của thiết bị khoan và gia cố nền móng do bản thân máy gây ra và ở mức độ lớn do quá trình làm việc tạo ra. Tiếng ồn có thể thay đổi tùy thuộc vào loại nền đất hoặc đá mà tại đó thiết bị khoan và gia cố nền móng làm việc. Đối với từng loại kiểm tra, một sự vận hành chỉ có thể được áp dụng dưới các điều kiện được quy định đầy đủ nhằm đạt được một sự tái lập đầy đủ và tốt.

B.2  Vận hành thiết bị khoan và gia cố nền móng trong quá trình thử tiếng ồn

B.2.1  Quy định chung

Trước khi tiến hành bất kỳ phép đo nào, động cơ và hệ thống thủy lực của thiết bị khoan và gia cố nền móng phải được đưa về nhiệt độ làm việc bình thường của chúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và tất cả các biện pháp có liên quan đến an toàn được nêu trong hướng dẫn sử dụng.

Thời gian đo tối thiểu là 15 s.

Các điều kiện làm việc trong quá trình kiểm tra tiếng ồn đề xác định mức công suất âm và mức áp suất âm đo được tại các vị trí làm việc phải giống nhau.

B.2.2  Thiết bị có nhiều nguồn công suất

Các động cơ hoạt động riêng rẽ trên thiết bị khoan và gia cố nền móng không được phép hoạt động cùng lúc trong quá trình kiểm tra.

Khi cung cấp một cụm nguồn riêng lẻ khác với động cơ trên máy cơ sở, cụm nguồn này phải được phép đo và công bố riêng rẽ. Nếu một cụm nguồn được dành cho một thiết bị cụ thể có khả năng hoán đổi được, trong trường hợp này phép đo được tiến hành cùng với các cụm nguồn khác là không cần thiết.

B.2.3  Tốc độ quạt

Nếu động cơ của máy hoặc hệ thống thủy lực của nó được trang bị một hoặc nhiều quạt làm mát thì chúng phải được hoạt động trong quá trình kiểm tra. Tốc độ của quạt phải tuân theo một trong các điều kiện dưới đây được đưa ra và được quy định bởi nhà sản xuất máy:

a) Cơ cấu dẫn động quạt kết nối trực tiếp với động cơ:

Nếu cơ cấu dẫn động quạt kết nối trực tiếp với động cơ và/hoặc thiết bị thủy lực (ví dụ bằng bộ truyền đai), nó phải hoạt động trong quá trình kiểm tra.

b) Cơ cấu dẫn động quạt với nhiều tốc độ khác nhau:

Nếu quạt có thể hoạt động ở nhiều tốc độ khác nhau, việc kiểm tra phải được tiến hành:

1) ở tốc độ làm việc lớn nhất của quạt; hoặc

2) ở lần kiểm tra đầu tiên, với quạt đặt ở tốc độ 0 và ở lần kiểm tra thứ hai, với quạt đặt ở tốc độ làm việc lớn nhất. Kết quả mức áp suất âm LpA phải được tính toán bằng cách kết hợp cả hai kết quả nhờ sử dụng công thức sau:

Trong đó:

LpA,0% là mức áp suất âm xác định với quạt đặt ở tốc độ 0;

LpA,100% là mức áp suất âm xác định với quạt đặt ở tốc độ làm việc lớn nhất;

CHÚ THÍCH: Công thức trên được áp dụng để xác định mức công suất âm với LpA được thay bằng LWA.

c) Cơ cấu dẫn động quạt với tốc độ thay đổi liên tục:

Nếu quạt có thể hoạt động ở tốc độ thay đổi liên tục, việc kiểm tra phải được tiến hành theo B.2.3 b) hoặc với tốc độ của quạt đặt bởi nhà sản xuất ở giá trị không nhỏ hơn 70% tốc độ làm việc lớn nhất.

d) Nếu máy được trang bị nhiều quạt, thì tất cả các quạt phải chạy theo điều kiện quy định trong a) hoặc b) hoặc c).

CHÚ THÍCH: Điều này có hiệu lực cho cả mức công suất âm và mức áp suất âm phát thải đo được ở vị trí người điều khiển.

B.2.4  Các loại khác của thiết bị khoan và gia cố nền móng

Nếu như các phần khác của tiêu chuẩn này không quy định, thì các động cơ và các cụm dẫn động của thiết bị khoan và gia cố nền móng phải hoạt động với tốc độ danh nghĩa. Các thiết bị phụ trợ (ngoại trừ các quạt làm mát), là một bộ phận của máy phải được chạy ở tốc độ làm việc bình thường được nhà sản xuất quy định.

B.3  Xác định mức công suất âm

B.3.1 Tiêu chuẩn phát thải tiếng ồn cơ bản

Mức công suất âm trọng số A được xác định theo tiêu chuẩn đo mức phát thải tiếng ồn cơ bản, ở đó có phương pháp tính toán kỹ thuật (cấp chính xác 2) có xét đến các yếu tố ảnh hưởng (xem Bảng B.1). Phương pháp phổ biến được nêu trong ISO 3744:2010. Có thể sử dụng các tiêu chuẩn khác như ISO 3747:2010 và ISO 9614-2:1996.

Bảng B.1 - Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp

 

ISO 3744

ISO 3747

ISO 9614-2

Cấp chính xác

Cấp 1 (chính xác)

 

 

 

 

Cấp 2 (kỹ thuật)

x

x

x

 

Cấp 3 (nghiên cứu)

 

x

x

Đối với môi trường giả định để xác định mức công suất âm

Phòng bán phản xạ

xa

 

 

Môi trường đo

Bên trong phòng nằm trong một trường âm đầy đủ

 

x

x

 

Bên trong phòng nằm trong một trường âm tự do xấp xỉ phía trên một mặt phẳng phản xạ

 

 

 

 

Ngoài trời và bên trong phòng nằm trong một trường âm tự do cơ bản phía trên một mặt phẳng phản xạ

x

 

x

Mức tiếng ồn phía sau

ΔL ≥ 10 dB

x

x

x

 

ΔL ≥ 6 dB

x

x

x

 

ΔL ≥ 3 dB

 

 

x

 

ΔL < 3 dB

 

 

xb

Đặc tính tiếng ồn

Tất cả các loại theo định nghĩa trong ISO 12001

x

 

 

 

Tất cả các loại, ngoại trừ trường hợp va đập âm được cách ly

 

x

 

 

Cố định theo thời gian

 

 

x

Dụng cụ đo

Đồng hồ đo mức âm, cấp 1

x

x

 

 

Bộ lọc dải tần số, cấp 1

 

 

 

 

Trang thiết bị đo cường độ âm

x

x

 

 

 

 

 

x

Công suất âm có thể thu được

1/3 mức dải bộ lọc quãng tám

x

 

x

Mức dải bộ lọc quãng tám

x

x

x

Mức trọng số A

x

x

xc

Thông tin tùy chọn có sẵn

Trọng số tần số khác

x

x

 

 

Thông tin định hướng

x

 

 

 

Mẫu thời gian

x

 

 

a Hiệu chỉnh môi trường K2 2 dB.

b giới hạn dưới xấp xỉ -10 dB, nhưng nó phụ thuộc vào điều kiện đo.

c Có thể áp dụng

B.3.2  Xác định mức công suất âm theo ISO 3744

Khi áp dụng ISO 3744, kích thước bề mặt đo hình bán cầu phải được áp dụng cùng với các điều bổ sung dưới đây.

Bán kính của bán cầu phải bằng hoặc lớn hơn hai lần kích thước lớn nhất do (kích thước nguồn đặc trưng) theo định nghĩa trong ISO 3744:2010. Hình hộp tham chiếu được định nghĩa là hình hộp nhỏ nhất có thể để bao quanh thiết bị khoan và gia cố nền móng (không bao gồm bộ phận đi kèm) và kết thúc ở mặt phẳng phản xạ. Bán kính của bán cầu phải được làm tròn gần với cận trên theo các giá trị sau: 4m, 10m, 16m.

Nếu kích thước lớn nhất của hình hộp tham chiếu lớn hơn 8m, hoặc việc sử dụng bề mặt đo dạng bán cầu không được do, ví dụ tiếng ồn phía sau hoặc các yêu cầu về bề mặt phản xạ, thì phải sử dụng một hình hộp theo ISO 3744:2010. Lý do sử dụng bề mặt đo hình hộp thay thế cho bề mặt đo hình bán cầu phải được thông báo.

CHÚ THÍCH: Phương pháp đo với bề mặt dạng hình hộp gây kết quả cao cho mức công suất âm.

ISO 3744:2010 được áp dụng với việc bố trí đầu thu âm theo Bảng F.1.

Máy phải được đặt ở vị trí sao cho tâm của hình hộp quy chiếu gằn như nằm thẳng đứng phía trên tâm của bán cầu. Trục dọc của máy phải trùng với trục X và mặt trước của máy phải được bố trí nằm đối diện với vị trí đầu thu âm 1.

Để giảm số lượng đầu thu âm, sử dụng tối thiểu 6 vị trí đầu thu âm có số 2, 4, 6, 8, 10 và 12 tuân theo các yêu cầu của ISO 3744:2010.

Mức áp suất âm trên bề mặt phải được xác định ít nhất 3 lần. Nếu có ít nhất hai giá trị được xác định có sự sai lệch với nhau không lớn hơn 1 dB thì không phải đo các lần tiếp theo; ngược lại các lần đo phải được tiếp tục tiến hành đến khi đạt được sai lệch giá trị giữa 2 lần đo không lớn hơn 1 dB. Mức áp suất âm trọng số A trên bề mặt được sử dụng để tính toán mức công suất âm là giá trị trung bình cộng của hai giá trị cao nhất có sai lệch không lớn hơn 1 dB.

B.4  Đo mức áp suất âm tại vị trí người điều khiển

B.4.1  Quy định chung

Mức áp suất âm trọng số A và giá trị áp suất âm tức thời trọng số C tại vị trí người điều khiển phải được đo. Với mục đích của bộ tiêu chuẩn này, vị trí người điều khiển khi hoạt động phải được nêu trong Hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

B.4.2  Tiến hành thử nghiệm tại vị trí người điều khiển cố định

Việc thử nghiệm phải được tiến hành theo ISO 11201:2010, tiến hành theo phương pháp và cung cấp các kết quả của cấp chính xác 2.

Khi vị trí cố định của người vận hành nằm trong cabin, các yêu cầu sau được áp dụng:

- Các phép đo phải được tiến hành khi cửa ra vào và cửa sổ đều đóng và hệ thống điều hòa không khí và/hoặc hệ thống thông gió phải đang hoạt động. Nếu có nhiều cấp tốc độ hoạt động khác nhau, hệ thống điều hòa và/hoặc hệ thống thông giỏ điều áp phải được hoạt động ở tốc độ cao thứ 2 cho hệ thống có đến 4 cấp tốc độ. Với hệ thống có nhiều hơn 4 cấp tốc độ, sử dụng cấp tốc độ cao thứ 3 và khi tốc độ có thể thay đổi liên tục thì sử dụng tốc độ gần với phạm vi tốc độ trung bình.

- Nếu hệ thống điều hòa không khí và/hoặc hệ thống thông gió có hệ thống tuần hoàn và kiểm soát không khí từ bên ngoài thì phải đưa hệ thống đó vào hoạt động.

Người vận hành phải có mặt ở vị trí điều khiển trong quá trình thử nghiệm (Áp dụng Điều 9.1 của ISO 11201:2010) và mức áp suất âm phải được đo ở cả hai bên tai.

B.4.3  Tiến hành thử nghiệm vị trí người điều khiển và vị trí nhân viên trợ giúp ở máy được điều khiển từ xa

Bổ sung cho các yêu cầu đối với vị trí người điều khiển cố định, các yêu cầu dưới đây phải được áp dụng cho vị trí người điều khiển và vị trí cố định của nhân viên trợ giúp ở máy được điều khiển từ xa.

Mức áp suất âm trọng số A phải được tính toán theo ISO 11203:1995. Bán kính được sử dụng để tính toán Q2 phải là 4m. Nếu sự phát thải tiếng ồn là tự phát, giá trị lớn nhất của LpCpeak phải được lấy từ phép đo theo ISO 11201:2010 ở các vị trí khác nhau cách 4m so với máy, tối thiểu ở một cạnh bên của máy.

B.4.4  Các tiêu chí được chấp nhận của phép đo

Mức áp suất âm trọng số A phải được xác định ít nhất 3 lần. Nếu có ít nhất hai giá trị được xác định có sự sai lệch với nhau không lớn hơn 1 dB thì không phải đo các lần tiếp theo; ngược lại các lần đo phải được tiếp tục tiến hành đến khi đạt được sai lệch giá trị giữa 2 lần đo không lớn hơn 1 dB; Mức áp suất âm trọng số A trên bề mặt được sử dụng để tính toán mức công suất âm là giá trị trung bình cộng của hai giá trị cao nhất có sai lệch không lớn hơn 1 dB.

B.5  Độ tin cậy của phép đo

Tổng sai số của mức công suất âm và mức áp suất âm phát ra ở vị trí làm việc của máy được quy định trong tiêu chuẩn này là 3 dB cho đối với máy hoạt động không có va đập và 6 dB đối với máy hoạt động có va đập. Ngoài ra, nhà sản xuất có thể sử dụng giá trị thấp hơn nếu các giá trị này có thể được chứng minh bằng thử nghiệm (xem ISO 3744:2010, Điều 9 và Phụ lục H.3) và ISO 11201:2010, Điều 9 và Phụ lục A.3).

CHÚ THÍCH: Những giá trị này bao gồm sai số do phép đo, do hoạt động của thiết bị và do các sai lệch trong khi chế tạo. Những giá trị này được dựa trên hệ số mở rộng là 2.

B.6  Ghi chép thông tin và báo cáo

Biên bản và báo cáo kiểm tra phải chứa đựng các thông tin theo yêu cầu của các tiêu chuẩn cơ bản để xác định mức công suất âm và mức áp suất âm ở vị trí điều khiển.

Ngoài ra biên bản và báo cáo kiểm tra phải bổ sung thêm các điều dưới đây:

- công suất danh nghĩa của thiết bị khoan và gia cố nền móng;

- số lượng và loại đầu khoan/máy khoan và loại mũi khoan/cần khoan;

- loại hệ thống dẫn động quạt, như như quy định trong B.2.3 a), b) hoặc c), bao gồm tốc độ lớn nhất tương ứng của hệ thống quạt và tốc độ được sử dụng trong khi kiểm tra cho mỗi quạt;

- cấu trúc của hệ thống điều hòa không khí và/hoặc hệ thống thông gió điều áp;

- tốc độ làm việc của thiết bị phụ trợ được quy định bởi nhà sản xuất.

Trường hợp có sai lệch của phương pháp đo tiếng ồn này, chúng phải được ghi và báo cáo cụ thể cùng với các nguyên nhân gây ra các sai lệch này.

B.7  Công bố của nhà sản xuất về tiếng ồn

Công bố của nhà sản xuất về tiếng ồn phải khẳng đnh rõ ràng là các giá trị phát thải tiếng ồn được xác định theo Phụ lục B. Trong trường hợp không thể, Công bố của nhà sản xuất về tiếng ồn phải mô tả một cách rõ ràng các sai lệch.

Giá trị phát thải tiếng ồn được công bố là:

- mức áp suất âm trọng số A phát ra đo được tại vị trí điều khiển, nếu giá trị này vượt quá 70 dB. Ở nơi mà mức áp suất không vượt quá 70 dB, các giá trị này cũng phải được công bố;

- giá trị mức áp suất âm tức thời trọng số C tối đa ở vị trí điều khiển, nếu giá trị này vượt quá 63 Pa (tương đương 130 dB với áp suất âm chuẩn là 20 pPa);

- mức công suất âm trọng số A phát ra từ máy.

CHÚ THÍCH: Việc công bố giá trị mức công suất âm chỉ yêu cầu ở nơi mức áp suất âm phát ra đo được ở vị trí điều khiển vượt quá 80 dB (A) hoặc các máy quy định trong Hướng dẫn 2000/14/EC.

Độ không tin cậy của phép đo phải được đề cập đến theo cách thức sau:

- Công bố mức áp suất âm phát ra ở vị trí điều khiển phải ở dạng giá trị phát thải tiếng ồn có hai con số như quy định trong ISO 4871:1996;

- Công bố mức công suất âm phải ở dạng giá trị phát thải tiếng ồn có một con số như quy định trong ISO 4871:1996 nếu máy được đề cập đến trong Hướng dẫn 2000/EC/14, và ở dạng giá trị phát thải tiếng ồn có hai con số như đã nêu trong ISO 4871:1996 cho các trường hợp khác.

Việc công bố giá trị phát thải tiếng ồn phải được thực hiện tuân theo ISO 4871:1996. Có thể công bố các giá trị khác của độ lệch chuẩn so sánh (σR) được lựa chọn bởi nhà sản xuất như là các giá trị quy định trong ISO 4871:1996 nếu như có các số liệu phù hợp.

CHÚ THÍCH: Phương pháp luận được dựa trên việc sử dụng giá trị đo và các sai số đo. Sai số đo nối ở trên là các sai số được quy định bởi phương pháp đo (nó được xác định từ cáp chính xác của phương pháp đo được sử dụng) và sai số chế tạo (sự khác nhau về phát thải tiếng ồn giữa một máy với một máy khác cùng loại được cùng một nhà sản xuất chế tạo ra).

Có thể đưa các giá trị phát thải tiếng ồn bổ sung vào bản công bố của nhà sản xuất, nhưng chỉ khi chúng không gây nhầm lẫn với các giá trị công bố.

Trong trường hợp thẩm định các giá trị được công bố, các phép đo phải được tiến hành theo Phụ lục B dưới các điều kiện hoạt động của máy tương tự như các điều kiện để xác định ln đầu các giá trị phát thải tiếng ồn.

 

Phụ lục C

(quy định)

Thử rung toàn thân và rung tay - cánh tay

C.1  Quy định chung

Điều kiện làm việc phải tuân theo Phụ lục B.2.

C.2  Phương pháp đo

Rung phải được đo cho một người vận hành ở trạng thái ngồi hoặc trạng thái đứng tại vị trí điều khiển theo quy định của nhà sản xuất. Rung phải được đo theo ISO 2631-1:1997 ở tất cả 3 hướng x,y và z. Giá trị rung công bố phải là giá trị trung bình lớn nhất (trung bình bình phương) được xác định theo các trục tọa độ trực giao (1,4 awx; 1,4 awy; 1,4 awz).

CHÚ THÍCH 1: Kinh nghiệm chỉ ra rằng giá trị rung toàn bộ của máy tác động lên hệ thống tay-cánh tay thông thường nằm trong phạm vi dưới 2,5 m/s2. Trong trường hợp này chỉ cần viết là gia tốc nằm dưới giá trị giới hạn là đủ.

CHÚ THÍCH 2: Do thời gian di chuyển trong quá trình hoạt động bình thường là tương đối ngắn nên việc di chuyển trong quá trình đo rung là không cần thiết.

CHÚ THÍCH 3: Một cách khác cho việc đo các giá trị rung này thông qua nhà sản xuất, những giá trị này có thể được xác định trên cơ sở của phép đo được thực hiện cho cho máy có đặc tính kỹ thuật tương đương được làm mẫu để sản xuất.

 

Phụ lục D

(tham khảo)

Biểu tượng và ký hiệu

D.1  Giới thiệu

Phụ lục này đưa ra các biểu tượng nhằm nâng cao việc sử dụng và vận hành an toàn thiết bị khoan và gia cố nền móng. Các biểu tượng được lấy từ ISO 7000:2012, ISO 6405-1:2017, ISO 6405-2:1993 và ISO 7010:2011, tuy nhiên một vài biểu tượng được thiết kế riêng cho cho thiết bị khoan và gia cố nền móng.

Phụ lục này chia làm nhiều phần. Phần đầu tiên cha các biểu tượng chung liên quan đến việc cảnh báo trước các mối nguy hiểm đối với an toàn và sức khỏe, tiếp theo là các phần chứa các biểu tượng dùng cho điều khiển và vận hành nói chung, cho động cơ, cho hệ thống thủy lực và khí nén và cho các hoạt động khoan đặc biệt.

Các biểu tượng được đưa ra là các biểu tượng cơ bản cho một chức năng duy nhất nhưng một biểu tượng có thể được kết hợp để tượng trưng cho một chức năng phức tạp và một số ví dụ được đưa ra cho sự kết hợp này là phổ biến trong hoạt động của các thiết bị khoan và gia cố nền móng.

Trong phụ lục này máy cơ sở của thiết bị được thể hiện bằng một hình tam giác hoặc một khối mà trong trường hợp cụ thể, khối đó có thể được thay thế bằng một biểu tượng mô tả cấu hình của máy cơ sở.

D.2  Các dấu hiệu an toàn và cảnh báo chung

Biểu tượng

Ý nghĩa

Ghi chú

Đọc hướng dẫn vận hành

 

Bắt buộc đối với tất cả thiết bị khoan và gia cố nền móng

ISO 7000:2012, 0419

Biểu tượng màu trắng

Nền màu xanh da trời

ISO 7010-M002

Phải đeo bảo vệ tai

Biểu tượng màu trắng

Nền màu xanh da trời

ISO 7010-M003

Phải đeo dây đai an toàn

Biểu tượng màu trắng

Nền màu xanh da trời

ISO 7010-M018

Phải đội mũ bảo hộ

Biểu tượng màu trắng

Nền màu xanh da trời

ISO 7010-M014

Phải đi giầy bảo hộ

Biểu tượng màu trắng

Nền màu xanh da trời

ISO 7010-M008

Phải đeo găng tay bảo hộ

Biểu tượng màu trắng

Nền màu xanh da trời

ISO 7010-M009

Phải đeo kính bảo vệ mắt

Biểu tượng màu trắng

Nền màu xanh da trời

EN 61310-1:2008

Phải đeo mặt nạ phòng độc

Biểu tượng màu trắng

Nền màu xanh da trời

ISO 7010-M017

Cảnh báo chung

Chú ý, mối nguy hiểm

Biểu tượng và các đường viền màu đen

Nền màu vàng

ISO 7010-W001

ISO 7000:2012

0434

Chú ý, mối nguy hiểm điện giật

Biểu tượng và đường viền màu đen

Nền màu vàng

ISO 7010-W012

Lối thoát hiểm

Biểu tượng màu trắng

Nền màu xanh lá cây

ISO 7010-E001

Cấm vào đối với người không được phép

Biểu tượng màu đen và dải vòng tròn và thanh chéo màu đỏ

Nền màu trắng

 

Mối nguy hiểm do chèn ép

Biểu tượng và đường viền màu đen

Nền màu vàng

ISO 7010-W019

D.3  Các biểu tượng cho điều khiển chung

CHÚ THÍCH Tất cả các biểu tượng đều là màu đen, trừ khi cố quy định khác.

Biểu tượng

Ý nghĩa

Ghi chú

Bật/Khởi động

ISO 6405-1:2017

IEC 417

5007

Tắt/Dừng

ISO 6405-1:2017

5008

Bật và tắt

 

ISO 6405-1:2017

5010

Thiết bị dừng khẩn cấp

Màu đỏ, nút ấn loại nấm trên nền màu vàng

Như quy định trong TCVN 6719:2008 (ISO 13850:2006)

Chuyển động quay

Màu đen

ISO 7000:2012

0258

Thay đổi liên tục-thẳng

ISO 6405-1:2017

 

7.12

Thay đổi liên tục - quay

ISO 6405-1:2017

 

7.13

 

ISO 7000:2012

 

1364

Thẳng

Quay

Tốc độ

 

Chậm

 

Bình thường

 

Nhanh

 

Chức năng khóa

ISO 7000:2012

Chức năng mở khóa

0018;0019

Hướng di chuyển

ISO 6405-1:2017

Hình chữ nhật nét đứt được thay thế bằng một hình tượng trưng của bộ phận máy được tác động

7.17; 7.18

Áp lực

(được sử dụng, khi không quy định các phương tiện chịu áp)

ISO 6405-1:2017

6.9

ISO 7000:2012

1701

Áp lực dầu

Biểu tượng kết hợp

Điều khiển từ xa

ISO 7000:2012

0093

Chu trình tự động

ISO 7000:2012

0026

    

D.4  Các biểu tượng về thông tin

Biểu tượng

Ý nghĩa

Ghi chú

Điểm móc hàng

ISO 6405-1:2017

7.25

Giới hạn ổn định

Góc theo chiều dọc

Góc theo chiều ngang

Hình khối có thể được thay thế bằng biểu tượng hình ảnh cửa thiết bị khoan đặt trên các bánh xe hoặc trên dải xích

ISO 7010-M003

D.5  Các biểu tượng được sử dụng để điều khiển động cơ, các hệ thống nhiên liệu, hệ thống phanh, hệ thống truyền động và hệ thống thủy lực

Đối với thiết bị khoan và gia cố nền móng, các biểu tượng từ ISO 6405-1:2017 dùng để điều khiển các chức năng dưới đây cần được lựa chọn:

Biểu tượng cơ bản;

hình dáng

theo Điều 6;

biểu tượng chung

theo Điều 7;

động cơ

theo Điều 8;

hệ truyền động

theo Điều 9;

hệ thống thủy lực

theo Điều 10;

phanh

theo Điều 11;

hệ thống nhiên liệu

theo Điều 12;

hệ thống chiếu sáng

theo Điều 13;

cửa sổ

theo Điều 14;

điều hòa không khí

theo Điều 15;

chỗ ngồi

theo Điều 16;

D.6  Các biểu tượng được sử dụng để điều khiển hoạt động khoan

D.6.1  Các biểu tượng chung

Biểu tượng

Ý nghĩa

Ghi chú

Năng lượng khí nén (khí nén)

ISO 7000:2012

0231

Xả khí nén

Pneurop (Hiệp hội các nhà sản xuất châu Âu về máy nén khí, máy bơm chân không, các công cụ khí nén và thiết bị cùng loại)

Xả khí cùng với dầu

Biểu tượng kết hợp

Xả chất lỏng

Pneurop (Hiệp hội các nhà sản xuất châu Âu về máy nén khí, máy bơm chân không, các công cụ khí nén và thiết bị cùng loại)

Áp suất khí nén

Biểu tượng kết hợp

Áp suất nước

Biểu tượng kết hợp

Xoay lắc

ISO 7000:2012

Xoay và xoay trở lại có giới hạn

0007; 0008

Chuyển động xoay lắc (liên tục)

 

D.6.2  Các biểu tượng cho các chức năng chung của máy

Biểu tượng

Ý nghĩa

Ghi chú

Ly hợp

ISO 6405-1:2017

 

9.7

 

ISO 7000:2012

 

1308

Phanh

ISO 7000:2012

0020; 0021

Bơm ly tâm

ISO 7000:2012

0135

Bơm pít tông

 

Các biểu tượng chức năng của bơm

X = G đối với bơm vữa

X = C đối với bơm xi măng

X = M đối với bơm bùn

 

Bơm ly tâm, áp lực

Biểu tượng kết hợp

Đẩy

ISO 7000:2012

0259; 0262

Áp lực đy

Biểu tượng kết hợp

Lực đẩy

Biểu tượng kết hợp

Vị trí nổi

 

Khoan va đập

 

Áp lực cơ cấu va đập

Biểu tượng kết hợp

Chân chống ổn định

ISO 6405-2:1993

7.2; 7.6

D.6.3  Hệ thống lắp đặt cn khoan

Biểu tượng

Ý nghĩa

Ghi chú

Tháo và nối đoạn cần khoan

 

Bộ kẹp

Mở

Đóng

 

Nắp giữ

 

Cờ lê giữ

 

Bàn cặp/tháo

Chiều quay mũi tên để tháo

Biểu tượng kết hợp

Bộ lưu giữ cần khoan, được tổ hợp với ký hiệu chiều quay

Di chuyển tay đòn điều khiển đoạn cần khoan từ bộ lưu giữ cần khoan đến tâm lỗ khoan

Di chuyển tay đòn điều khiển đoạn cần khoan từ tâm lỗ khoan đến bộ lưu giữ cần khoan

Bộ lưu giữ cần khoan cho chuyển động thẳng đứng của các đoạn cần khoan

 

Thiết bị kẹp các đoạn cần

 

Đóng

Mở

 

D.6.4  Lắp dựng và cố định giá khoan

Biểu tượng

Ý nghĩa

Ghi chú

Nâng và hạ tháp khoan

 

Duỗi dài và thu gọn tháp khoan, tương ứng với các mũi tên theo chiều chuyển động

 

Duỗi dài giá dẫn hướng

 

Hạ giá dẫn hướng

 

Xoay giá dẫn hướng

 

Duỗi dài tay cần, kiểu cần gập được

 

Duỗi dài tay cần, kiểu cần ống lồng

 

Nâng hạ cần

 

Quay cần

 

Quay giá dẫn hướng

 

Duỗi dài tháp khoan, khóa và mở khóa

 

Duỗi dài tháp khoan, lên và xuống

 

Chân tựa giá dẫn hướng, lên và xuống

 

Tháp khoan kiểu gập được

 

Nghiêng tháp khoan sang hai bên

 

Nghiêng tháp khoan về phía trước và sau

 

Di chuyển tháp khoan song song với hướng di chuyển

 

Lật đầu khoan

 

Xoay đầu khoan trong mặt bằng

 

Dịch đầu khoan sang hai bên

 

Khóa và mở đầu khoan

 

D.6.5 Tời nâng và tang ma sát

Biểu tượng

Ý nghĩa

Ghi chú

Tời - Biểu tượng cơ bản

ISO 6405-2:1993, 4

18.1

ISO 7000:2012

1176

Tời - Phanh thường đóng

Biểu tượng kết hợp

Tời nâng - nhả cáp

ISO 6405-2:1993

18.2

Tời nâng-cáp tự do

ISO 6405-2:1993

18.4

ISO 7000:2012

1540

Tời cáp dùng cho búa va đập

(rơi tự do)

Biểu tượng kết hợp

Tời ma sát

 

D.6.6  Di chuyển trong quá trình làm việc

Biểu tượng

Ý nghĩa

Ghi chú

Di chuyển thiết bị bánh xích, tiến hoặc lùi

Pneurop

Di chuyển thiết bị đặt trên các bánh xe, tiến

 

Dao động của dải xích

 

D.7  Các biểu tượng khác

Biểu tượng

Ý nghĩa

Ghi chú

Máy trộn

ISO 7000:2012

0131

Thiết bị làm sạch vít khoan

 

Đùn lõi khoan

 

Thiết bị hạ ống vách (xoay lắc hoặc xoay)

Biểu tượng kết hợp

Kết cấu phía trên quay

 

Chuyển động tương đối của hệ thống đầu khoan kép

 

Nắp đậy đầu hút, lên và xuống

 

Hút bụi

 

 

Phụ lục E

(quy định)

Hướng dẫn lựa chọn và lắp ráp kẹp cáp cho ứng dụng rơi tự do

E.1  Quy định chung

Các hướng dẫn sau được áp dụng cho cáp thép có sử dụng kẹp cáp, xem Điều 5.8.4.

Có thể sử dụng các loại kẹp cáp khác với điều kiện chúng đã được nhà sản xuất kẹp đầu cáp kiểm tra một cách đầy đủ và phải chịu được 80% tải trọng phá hủy nhỏ nhất của cáp. Việc lắp ráp kẹp cáp phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

E.2  Lắp ráp

Khoảng cách giữa các kẹp cáp phải không nhỏ hơn 1,5 lần và không lớn hơn 3 lần chiều rộng của tấm kẹp, “H”, (xem Hình E.1 và E.2).

Hình E.1 - Lắp ráp và khoảng cách giữa các kẹp cáp

Khi sử dụng vòng lót, kẹp cáp đầu tiên phải có nhiệm vụ chặn sao cho vòng lót không tuột ra khỏi vòng cáp. Tấm kẹp phải luôn được đặt ở phía sợi cáp chịu tải trọng.

E.3  Số lượng kẹp cáp

Bảng E.1 khuyến cáo về số lượng kẹp cáp được sử dụng.

E.4  Mômen xiết đai ốc kẹp cáp

Khi lắp ráp kẹp cáp, và trước khi đưa vào sử dụng, đai ốc kẹp cáp phải được xiết chặt bằng mômen xoắn được nêu trong Bảng E.1.

Giá trị khuyến cáo của mômen xiết đai ốc áp dụng cho kẹp cáp có bề mặt chịu tải và ren của đai ốc được bôi trơn.

Sau một vài chu kỳ chịu tải phải kiểm tra lại mômen xoắn đai ốc kẹp cáp.

Hình E.2 - Chiều rộng tám kẹp và đường kính ren bu lông kẹp

Bảng E.1 - số lượng và mômen xiết đai ốc kẹp cáp

Kích thước danh nghĩa của kẹp cáp phù hợp với đường kính cápa) mm

Số lượng kẹp cáp

Đường kính ren xiết A

Mômen xiết chặt Nm

14

4

M12

33

16

4

M14

49

19

4

M14

68

22

5

M16

107

26

5

M20

147

30

6

M20

212

34

6

M22

296

40

6

M24

363

a) Với cáp có đường kính trung gian, sử dụng kẹp cáp có kích thước lớn hơn gần nhất

E.5  Các liên kết có thể tháo rời

Một khóa chêm có thể được dùng đ cố định đầu cáp theo cách mà đường tâm của cáp chịu tải trọng được xỏ qua tâm lỗ khóa.

Khóa chêm phải được đảm bảo an toàn bằng cách lắp ngay sau nó, trên nhánh cáp không chịu tải, một khóa cố định theo một trong hai cách được thể hiện trên hình E.3, ví dụ như một kẹp cáp hình chữ U. Khóa cố định này phải có khả năng tiếp nhận tối thiểu 10% tải trọng lớn nhất cho phép của cáp thép.

Biện pháp an toàn này không yêu cầu đối với tang của tời.

Tải trọng cho phép, đường kính của cáp thép và đường kính chốt của khóa chêm phải được ghi rõ ràng trên khóa chêm. Đường kính của cáp thép cũng phải được ghi trên nêm của khóa chêm.

Hình E.3 - Các biện pháp đảm bảo an toàn cho khóa chêm

 

Phụ lục F

(quy định)

Tính toán áp lực nền cho thiết bị khoan và giá cố nền móng lắp trên bánh xích

F.1  Quy định chung

Đối với các thiết bị khoan và gia cố nền móng lắp trên bánh xích, áp lực nền lớn nhất phải được tính toán theo Điều F.2 cho tất các các điều kiện làm việc và các hướng phù hợp, bao gồm tất cả các kiểu hoạt động, di chuyển trong quá trình làm việc và di chuyển trên đường dốc, nếu có thể. Các giá trị cho tất cả các điều kiện này phải được ghi trong hướng dẫn sử dụng.

F.2  Tính toán áp lực nền

Tính toán áp lực nền tại điểm tiếp xúc giữa dải xích và nền phải được tiến hành theo Hình F.1. Thành phần vuông góc với nền của tổ hợp các tải trọng được quy thành tải trọng tập trung p tác dụng lên mỗi dải xích ở vị trí phụ thuộc vào tổ hợp các tải trọng đó.

Vị trí của tải trọng tập trung P được xác định theo nguyên tắc cân bằng mômen, trong đó có chú ý đến mômen do các thành phần tải trọng song song với nền gây ra.

Các thông số được định nghĩa như sau:

- P là tải trọng tác dụng lên 1 dải xích, tính bằng N;

- e là độ lệch tâm của tải trọng P, tính bằng mét, xem bảng F.1;

- d là chiều dài vùng tiếp xúc, hoặc là d1 hoặc d2;

- d1 là khoảng cách giữa các trục của bánh xích chủ động và bánh xích căng, tính bằng mét, trong trường hợp cạnh lật 1 theo Điều 5.2.3.3.2, Hình 1, nếu β nhỏ hơn hoặc bằng 2°;

- d2 là khoảng cách giữa các bánh tỳ ngoài cùng, tính bằng mét, trong trường hợp cạnh lật 2 theo Điều 5.2.3.3.2, Hình 1, nếu β lớn hơn 2°:

- b là chiều rộng của dải xích, tính bằng mét;

- σ2, σ1 là áp lực nền lớn nhất và nhỏ nhất, tính bằng N/m2.

Hình F.1 - Vùng tiếp xúc của dải xích

Bảng F.1 - Áp lực nền

Sơ đồ tải trọng và áp lực nền

Vị trí của tải trọng tập trung P

Áp lực nền

e = 0

P nằm giữa

 

Phụ lục G

(quy định)

Điều kiện kiểm tra thời gian dừng chuyển động quay của đầu khoan

G.1  Quy định chung

Thiết bị khoan và gia cố nền móng có chế độ vận hành hạn chế hoặc chế độ có thiết bị bảo vệ đặc biệt phải được kiểm tra để chứng tỏ các điều dưới đây:

- nó phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn về cự li dừng ở chế độ làm việc hạn chế (xem Điều 5.23.2.2.4) và chế độ có thiết bị bảo vệ đặc biệt (xem Điều 5.23.2.2.5);

- tốc độ quay và tốc độ đy cần khoan của đầu khoan đạt được ở chế độ hoạt động hạn chế phải tuân theo các giá trị được quy định trong các phần liên quan của bộ tiêu chuẩn này;

- các thiết bị bảo vệ kiểu cảm biến (xem Điều 5.23.2.2.3) bao quanh khu vực nguy hiểm phải phù hợp với thời gian dừng của các bộ phận chuyển động tham gia vào quá trình khoan.

G.2  Các điều kiện đo

Thiết bị khoan và gia cố nền móng phải được đo dưới các điều kiện sau:

- đầu khoan phải quay ở tốc độ lớn nhất cho phép sau khi lắp đặt;

- thiết bị khoan và gia cố nền móng phải được đỗ tại vị trí làm việc;

- đầu khoan phải quay vừa đủ cho đến khi nóng lên đến nhiệt độ làm việc;

- không có công cụ làm việc, không có cần khoan, không có ống hoặc không có thiết bị truyền động nào được lắp trên trục ra của đầu khoan, ngoại trừ các bộ phận cần thiết cho việc đo;

- chuyển động quay được xem xét là dừng khi tốc độ quay nhỏ hơn 3 r/min.

G.3  Tiến hành các phép đo

G.3.1  Quy định chung

Các phép đo phải được tiến hành khi có lệnh dừng cho mạch điều khiển của các bộ phận chuyển động quay tham gia vào quá trình khoan và các dữ liệu đo phải được ghi chép lại.

Phải áp dụng các yêu cầu dưới đây:

- Ở chế độ bảo vệ đặc biệt, một lệnh dừng để có thể tiến hành đo phằi hoạt động theo cách thức giống như tác động của thiết bị bảo vệ kiểu cảm biến áp lực được lắp trên thiết bị hoặc nếu cần thiết như ở thiết bị bảo vệ kiểu cảm biến trong khi xác định vị trí của nó;

- Trong quá trình đo, người vận hành phải giữ bộ điều khiển bằng tay cho các chuyển động, không phụ thuộc vào loại tác động của bộ điều khiển (bộ điều khiển có khả năng tự hồi vị trí hay hay bộ điều khiển có khả năng duy trì hoạt động hoặc bộ điều khiển có khả năng duy trì hoạt động ở một số vị trí được đánh dấu).

G.3.2  Các phép đo

Các phép đo sau phải được tiến hành:

- với tốc độ lớn nhất có thể đạt được ở chế độ vận hành hạn chế;

- với tốc độ lớn nhất có thể đạt được ở chế độ có bảo vệ đặc biệt;

- nếu áp dụng, với tốc độ lớn nhất được ghi trong bảng đặc tính của máy (trong trường hợp có lắp các thiết bị bảo vệ).

G.3.3  Dữ liệu được ghi lại

Với mỗi điểm đo, các dữ liệu sau đây phải được ghi lại:

- tốc độ ban đầu của bộ phận chuyển động khi lệnh dừng được đưa ra. Ở chuyển động quay nó là tốc độ góc (r/min);

- thời gian dừng (ms), là thời gian từ lúc có lệnh dừng đến lúc chuyển động quay dừng hẳn;

- khoảng cách vượt qua của bộ phận chuyển động từ lúc có lệnh điều khiển dừng đến lúc chuyển động quay dừng hẳn. Nó được biểu thị bằng góc quay (radian).

G.3.4  Xử lý kết quả do

Với mỗi điểm đo phải thực hiện ghi kết quả 3 lần. Nếu khoảng cách giữa các giá trị đo lớn nhất và nhỏ nhất của điểm dừng lớn hơn 20 % giá trị trung bình thì phải thực hiện thêm hai lần đo nữa.

Nếu thực hiện 3 lần đo, phải tính giá trị trung bình từ 3 giá trị.

Nếu thực hiện 5 lần đo, có thể bỏ đi lần đo có kết quả tốt nhất và kém nhất, và tính toán giá trị trung bình từ 3 giá trị còn lại.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] Directive 2000/14/EC of the European Parliament and of the council on the approximation of the laws of the Member States relating to the noise emission in the environment by equipment for use outdoors (Chỉ thị 2000/14/EC của Nghị viện châu Âu và của hội đồng luật của các thành viên liên quan đến phát thài tiếng ồn trong môi trường thiết bị sử dụng bên ngoài nhà)

[2] EN 1993-1:2005, Eurocode 3: Design of steel structures - Part 1-1: General rules and rules for buildings (Thiết kế kết cấu thép - Phần 1 -1: Quy định chung và quy định cho các tòa nhà).

[3] EN 12096:1997, Mechanical vibration - Declaration and verification of vibration emission values (Rung cơ học - Công bố và kiểm tra giá trị phát thi rung)

[4] EN 13001-1:2004/A1:2009, Cranes - General design - Part 1: General principles and requirements (Cần trục- Nguyên tắc thiết kế - Phần 1: Nguyên tắc chung và các yêu cầu)

[5] EN 13001-2:2012, Crane safety - General Design - Part 2: Load actions (An toàn cần trục - Nguyên tắc thiết kế - Phần 2: Tải trọng tác động)

[6] EN 13001-3-1:2012/A1:2013, Crane - General Design - Part 3-1: Limit States and proof of competence of steel structure (Cần trục - Nguyên tắc thiết kế - Phần 3-1: Trạng thái giới hạn và sự chứng minh khả năng chịu lực của kết cấu thép)

[7] CEN/TS 13001-3-2:2008, Crane - General Design - Part 3-2: Limit States and proof of competence of wire ropes in reeving systems (Cần trục - Nguyên tắc thiết kế - Phần 3-2: Trạng thái giới hạn và sự chứng minh khả năng chịu lực của cáp thép trong hệ thống palăng cáp)

[8] EN 16191:2010, Tunnelling machinery - Safety requirements (Thiết thị thi công hầm - Các yêu cầu an toàn)

[9] EN 61310-1:2008, Safety of machinery - Indication, marking and actuation - Part 1: Requirements for visual, acoustic and tactile signals (IEC 61310-1:2007) (An toàn máy - Dấu hiệu, ghi nhãn, phát động - Phần 1: Yêu cầu cho tín hiệu trực giác, âm thanh và xúc giác)

[10] ISO 3471:2008, Earth-moving machinery - Roll-over protective structures - Laboratory tests and performance requirement (Máy đào và chuyển đất - Kết cấu bảo vệ chống ngã lộn - Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và các yêu cầu đặc tính)

[11] ISO 3740:2010, Acoustics - Determination of sound power levels of noise sources - Guidelines for the use of basic standards (Âm học - Xác định mức công suất âm của nguồn tiếng ồn - Hướng dẫn sử dụng các tiêu chuẩn cơ bản)

[12] ISO 11200:2009, Acoustics - Noise emitted by machinery and equipment - Guidelines for the use of basic standards for the determination of emission sound pressure levels at a work station and at other specified positions (Âm học - Tiếng ồn phát thải từ máy và thiết bị - Hướng dẫn sử dụng các tiêu chuẩn cơ bản để xác định mức áp suất âm phát thải ở vị trí vận hành và các vị trí đặc biệt khác)

[13] ISO 11688-1:2009, Acoustics - Recommended practice for the design of low-noise machinery and equipment - Part 1: Planning (ISO/TR 11688-1:1995) (Âm học - Khuyến cáo thực tế cho thiết kế máy và thiết bị để giảm tiếng ồn - Phần 1: Sơ đồ)

[14] ISO 11688-2:2009, Acoustics - Recommended practice for the design of low-noise machinery and equipment - Part 1: Introduction to the physics of low-noise design (ISO/TR 11688-2:1998) (Âm học - Khuyến cáo thực tế cho thiết kế máy và thiết bị để giảm tiếng ồn - Phần 2: Hướng dẫn thiết kế giảm tiếng ồn vật lý)

[15] ISO 12001:2009, Acoustics - Noise emitted by machinery and equipment - Rules for the drafting and presentation of a noise test code (ISO 12001:1996) - (Âm học - Tiếng ồn phát thải từ máy và thiết bị - Quy tắc cho thiết kế sơ bộ và giới thiệu quy tắc kiểm tra tiếng ồn)

[16] ISO 13855:2010, Safety of machinery - Positioning of safeguards with respect to the approach speeds of parts of the human body (ISO 13855:2010) (An toàn máy - Vị trí của bộ phận che chắn an toàn với mối quan hệ đến tốc độ đến gần của các bộ phận cơ thể người)

[17] ISO 15667:2000, Acoustics - Guidelines for noise control by enclosures and cabins (ISO 15667:2000) (Âm học - Hướng dẫn cho việc kiểm soát tiếng ồn bằng bộ phận che chắn và cabin)

[18] ISO 6405-2:1993, Earth-moving machinery - Symbols for operator controls and other displays - Part 2: Specific symbols for machines, equipment and accessories) (Máy đào và chuyển đất - Biểu tượng cho điều khiển hoạt động và các hiển thị khác- Phần 2: Biểu tượng đặc biệt cho máy, thiết bị và các bộ phận đi kèm)

[19] ISO 6750:2005, Earth-moving machinery - Operator's manual - Content and format (Máy đào và chuyển đất - Hướng dẫn vận hành - Nội dung và định dạng)

[20] ISO 7010:2011, Graphical symbols - Safety colours and safety signs - Registered safety signs (Biểu tượng hình tượng - Dấu hiệu an toàn và màu sắc an toàn - Du hiệu an toàn đã đăng ký)

[21] ISO 10262:1998, Earth-moving machinery - Hydraulic excavators - Laboratory tests and performance requirements for operator protective guards (Máy đào và chuyển đất - Máy đào thủy lực - Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và yêu cầu đặc tính cho bộ phận che chắn bảo vệ người vận hành)

[22] ISO 10570:2004, Earth-moving machinery - Articulated trame lock - Performance requirements (Máy đào và chuyển đất - Khóa khung nối khớp - Yêu cầu đặc tính)

[23] ISO/DIS 15818:2013, Earth-moving machinery - Lifting and tying-down attachment points - Performance requirements (Máy đào và chuyển đất - Điểm nâng và điểm treo buộc - Yêu cầu đặc tính)

[24] CEN/TR 15172-1:2005, Whole-body vibration - Guideline for vibration hazards reduction - Part 1: Engineering methods by design of machinery (Rung toàn thân - Hướng dẫn để giảm nguy hiểm ro rung - Phương pháp kỹ thuật nhờ thiết kế máy)

 

Mục lục

Lời nói đầu

Lời giới thiệu

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Danh mục các mối nguy hiểm đáng kể

5  Yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ

6  Kiểm tra xác nhận các yêu cầu về an toàn và/hoặc các biện pháp bảo vệ

7  Thông tin cho sử dụng

Phụ lục A (tham khảo) Liệt kê thiết bị khoan và gia cố nền móng

Phụ lục B (quy định) Phương pháp thử tiếng ồn

Phụ lục C (quy định) Thử rung toàn thân và rung tay - cánh tay

Phụ lục D (tham khảo) Biểu tượng và ký hiệu

Phụ lục E (quy định) Hướng dẫn lựa chọn và lắp ráp kẹp cáp cho ứng dụng rơi tự do

Phụ lục F (quy định) Tính toán áp lực nền cho thiết bị khoan và gia cố nền móng lắp trên bánh xích

Phụ lục G (quy định) Điều kiện kiểm tra thời gian dừng chuyển động quay của đầu khoan

Thư mục tài liệu tham khảo

 

 

1) Hiện nay trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã có TCVN 9228:2012 hoàn toàn tương đương với ISO 3747:2000.

2) Hiện nay trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã cố TCVN 7383-1:2004 hoàn toàn tương đương với ISO 12100- 1:2003; TCVN 7383-2:2004 hoàn toàn tương đương với ISO 12100-2:2003.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi