Tiêu chuẩn TCVN 9260:2012 Độ sai lệch giới hạn trong bản vẽ xây dựng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9260:2012

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9260:2012 ISO 6284:1996 Bản vẽ xây dựng-Cách thể hiện độ sai lệch giới hạn
Số hiệu:TCVN 9260:2012Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng
Năm ban hành:2012Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9260:2012

ISO 6284:1996

BẢN VẼ XÂY DỰNG - CÁCH THỂ HIỆN ĐỘ SAI LỆCH GIỚI HẠN

Construction drawings - Indication of limit deviation

Lời nói đầu

TCVN 9260 : 2012 hoàn toàn tương đương với ISO 6284 : 1996.

TCVN 9260 : 2012 được chuyển đổi từ TCXD 251 : 2001 (ISO 6284 : 1996) theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a) Khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9260 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

BẢN VẼ XÂY DỰNG - CÁCH THỂ HIỆN ĐỘ SAI LỆCH GIỚI HẠN

Construction drawings - Indication of limit deviation

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thể hiện độ sai lệch giới hạn trong bản vẽ xây dựng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5896 : 20121), Bản vẽ xây dựng - Chỗ bố trí hình vẽ, chú thích bằng chữ và khung tên trên bản vẽ.

TCVN 9261 : 20121), Xây dựng công trình - Dung sai - Cách thể hiện độ chính xác kích thước - Nguyên tắc và thuật ngữ.

ISO 286 - 1 : 1988 2), ISO code system for tolerances on linear sizes - Part 1: Basis of tolerances, deviations and fits (Hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế về giới hạn và sự phù hợp - Phần 1: Các cơ sở của dung sai, độ sai lệch và sự phù hợp).

3. Thuật ngữ, định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong ISO 286 - 1 và TCVN 9261 : 2012.

4. Quy định chung

Độ lệch giới hạn chỉ được thể hiện trong bản vẽ khi có yêu cầu kiểm tra kích thước, phương hướng hoặc hình dạng.

5. Cách thể hiện độ sai lệch giới hạn

5.1. Khi có yêu cầu về độ chính xác được xác định bằng độ sai lệch giới hạn, cần sử dụng các cách sau để thể hiện độ sai lệch giới hạn:

a) Trường hợp độ lệch lặp lại cần có phần chú thích bằng chữ, (xem TCVN 5896 : 2012);

b) Được xếp cùng hoặc liền kề với lời chú thích của các hình vẽ khi độ sai lệch giới hạn chỉ áp dụng cho kích cỡ bên trong hình vẽ (ví dụ: như hình vẽ chi tiết tiết diện);

c) Được xếp cùng hoặc liền kề với kích cỡ có liên quan khi độ sai lệch giới hạn chỉ áp dụng với kích cỡ này.

5.2. Độ sai lệch giới hạn về kích cỡ sẽ thể hiện bằng kích cỡ chuẩn và các độ sai lệch giới hạn. Kích thước chuẩn và giá trị của độ sai lệch giới hạn được tính bằng milimet (xem Hình 1 và Hình 2). Trong trường hợp góc, kích thước chuẩn và độ sai lệch giới hạn được tính bằng độ, trường hợp cần thiết được tính bằng “gon”.

Các thông tin về độ lệch giới hạn thể hiện trên bản vẽ phải phù hợp với ví dụ trong Hình 1a) với trường hợp độ lệch giới hạn đối xứng và phù hợp với Hình 1b) hay Hình 1c) với trường hợp độ lệch giới hạn không đối xứng.

Kích thước tính bằng milimet

Hình 1 - Ví dụ thể hiện độ sai lệch giới hạn v kích c

5.3. Độ lệch giới hạn về kích thước của vị trí là độ lệch giới hạn kích thước dùng để định vị bộ phận này so với bộ phận khác, ví dụ như một đường chun so với một đường khác, một cấu kiện so với đường chuẩn (xem Hình 2a) hoặc cao độ mặt sàn hoàn thiện so với cao độ chọn làm mốc (xem Hình 2b).

Các cao độ được tính so với cốt “0” của khu đất xây dựng và được tính bằng mét với ba con số bên phải của dấu thập phân.

Kích thước tính bằng mét

a) Đường tâm ca cột so với đường chun

b) Cao độ mặt sàn đã hoàn thiện so vi cao độ chọn làm mốc

Hình 2 - Ví dụ độ sai lệch giới hạn v kích thước của vị trí

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

ISO 129 - 1 : 20041), Technical drawings - Indication of dimensions and tolerances - Part 1: General principles (Bản vẽ kỹ thuật. Biểu diễn kích thước và dung sai. Phần 1: Nguyên tắc chung);

ISO 406 : 19872), Technical drawings. Tolerancing of linear and angular dimensions (Bản vẽ kỹ thut - Dung sai v kích thước ca đường thẳng và góc);

ISO 1101 : 19833), Technical drawings - Geometrical tolerancing - Tolerancing of form, orientation, location and run-out- Generalities, definitions, symbols, indications on drawings (Bản vẽ kỹ thuật. Dung sai hình học. Dung sai về hình dạng, phương hướng, vị trí. Nguyên tắc chung, định nghĩa, ký hiệu và biểu thị trên bản vẽ).

MỤC LỤC

1. Phạm vi áp dụng

2. Tài liệu viện dẫn

3. Thuật ngữ định nghĩa

4. Quy định chung

5. Cách thể hiện độ sai lệch giới hạn


1) ISO 286- 1 : 1988 hiện nay đã có phiên bản mới ISO 286 - 1 : 2010.

1) ISO 129-1: 2004 thay thế cho ISO 129: 1985

2) ISO 406 đã hủy và thay thế bởi ISO 14405

3) ISO 1101 hiện đã có phiên bản mới

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi