Tiêu chuẩn TCVN 9079:2012 Xi măng đóng rắn nhanh

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9079:2012

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9079:2012 Xi măng đóng rắn nhanh
Số hiệu:TCVN 9079:2012Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng
Ngày ban hành:26/03/2012Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9079:2012

XI MĂNG ĐÓNG RẮN NHANH

Chemical-resistant polymer mortars - Specifications

 

Lời nói đầu

TCVN 9079:2012 được xây dựng dựa trên cơ sở ASTM C 395:2006, Standard specification for chemical-resistant resin mortars và ASTM C 904:2006, Standard terminology relating to chemical-resistant nonmetallic materials.

TCVN 9079:2012 do Viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

XI MĂNG ĐÓNG RẮN NHANH

Chemical-resistant polymer mortars - Specifications

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật cho sản phẩm vữa bền hóa gốc polyme.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố áp dụng thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 9080-1:2012, Vữa bền hóa gốc polyme - Phương pháp thử - Phần 1: Xác định độ bền kéo.

TCVN 9080-2:2012, Vữa bền hóa gốc polyme - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định độ bền nén.

TCVN 9080-3:2012, Vữa bền hóa gốc polyme - Phương pháp thử - Phần 3: Xác định độ bám dính.

TCVN 9080-4:2012, Vữa bền hóa gốc polyme - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định thời gian công tác, thời gian đóng rắn ban đầu và thời gian đóng rắn đủ cường độ sử dụng.

TCVN 9080-5:2012, Vữa bền hóa gốc polyme - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định độ co và hệ số dãn n nhiệt.

TCVN 9080-6:2012, Vữa bền hóa gốc polyme - Phương pháp thử - Phần 6: Xác định độ hấp thụ nước.

TCVN 9080-7:2012, Vữa bền hóa gốc polyme - Phương pháp thử - Phần 7: Xác định độ bền hóa.

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Chất kết dính (binder)

Chất được sử dụng để kết dính các chất độn hoặc cốt liệu hoặc cả hai thành một khối rắn.

3.2

Chất đóng rắn (setting agent)

Thành phần trong hỗn hợp có tác dụng xúc tác hoặc phản ứng với thành phần nhựa đề đóng rắn bằng phản ứng trùng hợp.

3.3

Cốt liệu (aggregate)

Các loại vật liệu trơ như cát, sỏi, tro xì, cacbon... với các kích thước hạt khác nhau và được sử dụng với chất kết dính bền hóa tạo thành vữa bền hóa.

3.4

Độ bền hóa (chemical resistant)

Khả năng của vật liệu chống lại sự thay đổi có hại do phản ứng, sự hòa tan hoặc giảm tính chất vật lý liên tục khi tiếp xúc với một hay nhiều tác nhân hóa chất, từ đó duy trì khả năng làm việc của vật liệu trong cấu trúc hoặc tính thẩm mỹ của công trình.

3.5

Vữa bền hóa gốc polyme (chemical resistant resin mortar)

Vữa được chế tạo từ các nguyên liệu: chất kết dính và/hoặc chất đóng rắn gốc polyme, các cốt liệu vô cơ, bột màu có khả năng chịu hóa chất. Các thành phần này tạo thành vữa đóng rắn bằng phản ứng hóa học.

3.6

Nhựa furan (furan resin)

Loại nhựa nhiệt rắn thu được từ phản ứng trùng ngưng có xúc tác của furfuryl ancol, furfural hoặc kết hợp cả hai loại.

3.7

Nhựa phenolic (phenonic resin)

Loại nhựa nhiệt rắn thu được từ phản ứng trùng ngưng của phenol với anđehyt.

3.8

Nhựa polyeste (polyester resin)

Sản phẩm trùng ngưng của phản ứng hóa học giữa axit dicacboxylic và dihydroxy ancol hoặc bằng quá trình polyme hóa của một axit hydroxy cacboxylic.

3.9

Nhựa epoxy (epoxy resin)

Chất lỏng nhớt hoặc chất rắn giòn có chứa nhóm epoxy, có thể tạo liên kết ngang với các chất đóng rắn bằng phản ứng hóa học khi có hoặc không có quá trình gia nhiệt.

3.10

Nhựa vinyleste (vinyl ester resin)

Loại nhựa nhiệt rắn hình thành do phản ứng của nhựa epoxy với một axit chưa bão hòa có khả năng polyme hóa (thường là axit metaacrylic) và được pha loãng với một monome hoạt tính (thường là styren).

3.11

Thời gian đóng rắn ban đầu (initial setting time)

Khoảng thời gian từ lúc bắt đầu trộn các thành phần vữa ở nhiệt độ xác định cho tới khi kim Gillmore nặng 454 g với đầu kim có đường kính 1 mm xuyên vào lớp vữa dày 16 mm với độ sâu 5 mm trong 1 min, hoặc tới thời điểm kim Vicat xuyên vào mạch vữa rộng 6,4 mm giữa các viên gạch và độ sâu nhỏ hơn 1 mm trong khoảng thời gian 10 min.

3.12

Thời gian đóng rắn đủ cường độ sử dụng (service strength setting time)

Khoảng thời gian từ lúc trộn các thành phần vữa xong ở nhiệt độ xác định đến thời điểm sản phẩm đạt được 90% cường độ theo thiết kế.

3.13

Độ co ngót (shrinkage)

Sự giảm kích thước của khối vật liệu xảy ra trong quá trình đóng rắn hoặc bảo dưỡng của hợp phần hoặc cả hai quá trình trên.

3.14

Độ co theo chiều dài (linear shrinkage)

Sự giảm kích thước theo chiều dài thanh mẫu thử xảy ra trong quá trình đóng rắn hoặc bảo dưỡng của hp phần hoặc cả hai quá trình trên.

3.15

Thời gian công tác (working time)

Khoảng thời gian tính bằng phút sau khi trộn các thành phần ban đầu ở nhiệt độ xác định, không chịu trực tiếp ánh sáng mặt trời đến thời điểm vữa trát lên bề mặt gạch không bị dính bay.

4  Phân loại

Căn cứ vào loại chất kết dính và cốt liệu bền hóa sử dụng, vữa bền hóa gốc polyme được phân thành 10 loại sau:

- Vữa bền hóa gốc nhựa furan với cốt liệu là cacbon.

- Vữa bền hóa gốc nhựa furan với cốt liệu là silica.

- Vữa bền hóa gốc nhựa phenol với cốt liệu là cacbon.

- Vữa bền hóa gốc nhựa phenol với cốt liệu là silica.

- Vữa bền hóa gốc nhựa polyeste với cốt liệu là cacbon.

- Vữa bền hóa gốc nhựa polyeste với cốt liệu là silica.

- Vữa bền hóa gốc nhựa epoxy với cốt liệu là cacbon.

- Vữa bền hóa gốc nhựa epoxy với cát liệu là silica.

- Vữa bền hóa gốc nhựa polyvinyleste với cốt liệu là cacbon.

- Vữa bền hóa gốc nhựa polyvinyleste với cốt liệu là silica.

5  Yêu cầu kỹ thuật

5.1  Các tính chất cơ lý

Các ch tiêu cơ lý của vữa bền hóa gốc polyme được quy định ở Bảng 1.

 

Bảng 1 - Các chỉ tiêu cơ lý của vữa bền hóa gốc polyme

Tên ch tiêu

Mức

Phương pháp thử

Nhựa furan

Nhựa phenolic

Nhựa polyeste

Nhựa epoxy

Nhựa vinyleste

Cốt liệu cacbon

Cốt liệu silica

Cốt liệu cacbon

Cốt liệu silica

Cốt liệu cacbon

Cốt liệu silica

Cốt liệu cacbon

Cốt liệu silica

Cốt liệu cacbon

Cốt liệu silica

1. Độ bền kéo, MPa, không nhỏ hơn

5,0

3,0

6,0

3,0

7,0

7,0

7,0

7,0

7,0

7,0

TCVN 9080-1:2012

2. Độ bền nén, MPa, không nhỏ hơn

35,0

35,0

31,0

41,0

62,0

62,0

48,0

48,0

62,0

62,0

TCVN 9080-2:2012

3. Độ bám dính, MPa, không nhỏ hơn

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

2,0

2,0

2,0

1,0

2,0

TCVN 9080-3:2012

4. Thời gian công tác, min, không nhỏ hơn

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

TCVN 9080-4:2012

5. Thời gian đóng rắn - Ban đầu, h, không lớn hơn

6

6

6

6

6

6

6

6

6

6

TCVN 9080-4:2012

- Đ cường độ sử dụng, ngày, không lớn hơn

7

7

7

7

7

7

7

7

7

7

 

6. Độ co dài sau 7 ngày, %, không lớn hơn

1,0

1,0

1,0

1,0

1,5

1,5

0,5

0,5

1,5

1,5

TCVN 9080-5:2012

7. Độ hấp thụ nước, %, không lớn hơn

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

TCVN 9080-6:2012

 

 

5.2 Độ bền hóa

Mức yêu cầu về độ bền hóa của các loại vữa được xác định theo công bố của nhà sản xuất với các thông tin chi tiết về môi trường và nồng độ sử dụng.

Phương pháp xác định độ bền hóa của vữa được tiến hành theo TCVN 9080-7:2012.

6  Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

6.1  Bao gói

Sản phẩm được đóng trong bao PE, thùng nhựa hoặc kim loại. Khối lượng được xác định theo công bố của nhà sản xuất với sai số ≤ 1% khối lượng của bao.

6.2  Ghi nhãn

Ngoài bao bì đựng sản phẩm phải ghi nhãn với nội dung chính sau:

- Tên cơ sở, địa chỉ xuất;

- Tên sản phm, loại thành phần;

- Khối lượng tịnh (hay thể tích thực);

- Sản xuất theo TCVN 9079:2012;

- Ngày sản xuất và hạn sử dụng;

- Hướng dẫn sử dụng và bảo quản.

6.3  Vận chuyển

Vận chuyển bằng các phương tiện tránh được tác động của mưa nắng. Không được ch chung với các loại hóa chất khác có ảnh hưởng đến chất lượng của vữa.

6.4  Bảo quản

Vữa phải được bo quản nơi khô ráo, cách m. Kho chứa phải đảm bảo sạch, có tường bao và mái che chắc chắn, có lối ra vào xut nhập dễ dàng và lưu ý tránh xa nguồn lửa.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi