Tiêu chuẩn TCVN 8860-6:2011 Xác định độ chảy nhựa của bê tông nhựa

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8860-6:2011

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8860-6:2011 Bê tông nhựa-Phương pháp thử-Phần 6: Xác định độ chảy nhựa
Số hiệu:TCVN 8860-6:2011Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng
Năm ban hành:2011Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8860-6:2011

BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 6: XÁC ĐỊNH ĐỘ CHẢY NHỰA

Asphalt Concrete – Test methods – Part 6: Determination of Draindown

Lời nói đầu

TCVN 8860-6 : 2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 62-84 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8860-6 : 2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8860 : 2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử gồm mười hai phần:

- TCVN 8860-1 : 2011, Phần 1: Xác định độ ổn định, độ dẻo Marshall

- TCVN 8860-2 : 2011, Phần 2: Xác định hàm lượng nhựa bằng phương pháp chiết sử dụng máy quay li tâm

- TCVN 8860-3 : 2011, Phần 3: Xác định thành phần hạt

- TCVN 8860-4 : 2011, Phần 4: Xác định tỷ trọng lớn nhất, khối lượng riêng của bê tông nhựa ở trạng thái rời

- TCVN 8860-5 : 2011, Phần 5: Xác định tỷ trọng khối, khối lượng thể tích của bê tông nhựa đã đầm nén

- TCVN 8860-6 : 2011, Phần 6: Xác định độ chảy nhựa

- TCVN 8860-7 : 2011, Phần 7: Xác định độ góc cạnh của cát

- TCVN 8860-8 : 2011, Phần 8: Xác định hệ số độ chặt lu lèn

- TCVN 8860-9 : 2011, Phần 9: Xác định độ rỗng dư

- TCVN 8860-10 : 2011, Phần 10: Xác định độ rỗng cốt liệu

- TCVN 8860-11 : 2011, Phần 11: Xác định độ rỗng lấp đầy nhựa

- TCVN 8860-12 : 2011, Phần 12: Xác định độ ổn định còn lại của bê tông nhựa

BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 6: XÁC ĐỊNH ĐỘ CHẢY NHỰA

Asphalt Concrete – Test methods – Part 6: Determination of Draindown

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ chảy nhựa của hỗn hợp bê tông nhựa (BTN), thường áp dụng đối với BTN có độ rỗng lớn bao gồm BTN cấp phối hở, BTN cấp phối gián đoạn để đánh giá khả năng ổn định định chống chảy nhựa của hỗn hợp trong quá trình sản xuất, vận chuyển và thi công.

2 Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

Độ chảy nhựa của BTN (Draindown)

Tỷ lệ phần trăm giữa lượng hỗn hợp (bao gồm cả nhựa đường và cốt liệu mịn) chảy ra khỏi rọ chứa hỗn hợp BTN khi nung mẫu ở nhiệt độ và thời gian quy định so với khối lượng mẫu ban đầu.

3 Nguyên tắc

Mẫu BTN được chuẩn bị trong phòng hoặc lấy từ hiện trường. Cho mẫu BTN ở trạng thái rời vào trong rọ thép, đặt rọ thép lên trên một chiếc đĩa kim loại. Sấy toàn bộ đĩa chứa rọ thép và mẫu BTN ở nhiệt độ và khoảng thời gian quy định. Xác định lượng hỗn hợp chảy ra khỏi rọ thép chứa trong đĩa kim loại, tính độ chảy nhựa của BTN.

4 Thiết bị, dụng cụ

4.1 Tủ sấy có thông gió, điều chỉnh được nhiệt độ với độ chính xác 2 oC, có khả năng sấy ở nhiệt độ trong phạm vi từ 110 oC đến 175 oC.

4.2 Rọ đựng mẫu: hình trụ, chiều cao 165 mm, đường kính 108 mm. Rọ được chế tạo bằng lưới kim loại, lỗ vuông, kích cỡ 6,3 mm ( như kích cỡ sàng lỗ vuông 6,3 mm). Đáy rọ được thiết kế cao hơn đáy thành bên 25 mm (Hình 1).

4.3 Đĩa kim loại bền nhiệt để hứng lượng nhựa chảy ra từ hỗn hợp BTN.

4.4 Cân có độ chính xác tới 0,1 g.

4.5 Dụng cụ trộn: chảo, bay.

Hình 1 - Kích thước rọ đựng mẫu

5 Điều kiện thử nghiệm

5.1 Trong quá trình thiết kế hỗn hợp, thử nghiệm độ chảy nhựa ở hai nhiệt độ: nhiệt độ quy định để trộn hỗn hợp tại trạm trộn (T) và nhiệt độ cao hơn 15 oC (T+15 oC) để xét tới điều kiện thực tế có thể xảy ra trong trạm trộn.

5.2 Trong quá trình sản xuất, chỉ cần thử nghiệm độ chảy nhựa ở nhiệt độ quy định để trộn hỗn hợp trong trạm trộn.

6 Chuẩn bị mẫu

Ứng với mỗi nhiệt độ thử nghiệm, chuẩn bị 2 mẫu BTN, mỗi mẫu có khối lượng 1 200 g 200 g.

7 Cách tiến hành

7.1 Sấy mẫu, rọ đựng mẫu và đĩa kim loại đến khối lượng không đổi.

7.2 Xác định khối lượng rọ thép chính xác tới 0,1 g (ký hiệu là A). Chuyển mẫu hỗn hợp đã sấy vào rọ. Đảm bảo nhiệt độ hỗn hợp BTN khi cho vào rọ không nhỏ hơn 25 oC so với nhiệt độ thử nghiệm. Xác định khối lượng rọ đựng mẫu có chứa mẫu BTN chính xác tới 0,1 g (ký hiệu là B).

7.3 Xác định khối lượng đĩa kim loại chính xác tới 0,1 g (ký hiệu là C). Đặt rọ chứa mẫu lên đĩa kim loại và cho tất cả vào tủ sấy đã gia nhiệt tới nhiệt độ thử nghiệm, duy trì trong thời gian 60 min ± 5 min. Trường hợp nhiệt độ hỗn hợp BTN khi cho vào rọ nhỏ hơn 25 oC so với nhiệt độ thử nghiệm, thời gian duy trì mẫu trong lò ở nhiệt độ thử nghiệm là 70 min ± 5 min.

7.4 Đưa mẫu ra khỏi lò sấy. Nhấc rọ đựng mẫu ra, xác định khối lượng đĩa kim loại có lượng nhựa đường trong đĩa chính xác tới 0,1 g (ký hiệu là D).

8 Biểu thị kết quả

8.1 Độ chảy nhựa của mẫu BTN (M), tính bằng phần trăm (%), chính xác tới 0,1%, theo công thức:

trong đó:

A là khối lượng của rọ, tính bằng gam (g);

B là khối lượng của rọ và mẫu, tính bằng gam (g);

C là khối lượng của đĩa, tính bằng gam (g);

D là khối lượng của đĩa và hỗn hợp nhựa chảy ra, tính bằng gam (g).

8.2 Độ chảy nhựa của BTN ở nhiệt độ thử nghiệm là giá trị trung bình cộng số học của hai kết quả thử nghiệm.

9 Báo cáo thử nghiệm

Kết quả thử nghiệm cần có các thông tin sau:

- Nguồn gốc vật liệu;

- Loại BTN;

- Độ chảy nhựa của BTN ở nhiệt độ thử nghiệm;

- Người thí nghiệm và cơ sở thí nghiệm;

- Viện dẫn tiêu chuẩn này.

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM

TÊN ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

Địa chỉ:

Tel/Fax:

Email:

Số:.............../ LAS-XD…

KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ĐỘ CHẢY NHỰA CỦA BÊ TÔNG NHỰA

1. Đơn vị yêu cầu :

2. Công trình :

3. Hạng mục:

4. Loại bê tông nhựa:

5. Nguồn gốc mẫu::

6. Mã số mẫu

7. Ngày nhận mẫu:

8. Ngày thí nghiệm:

9. Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 8860-6: 2011

10. Kết quả thí nghiệm:

Mẫu thí nghiệm số:

1

2

Trung bình

A

Khối lượng rọ (g)

B

Khối lượng rọ chứa mẫu (g)

C

Khối lượng đĩa và hỗn hợp nhựa (g)

Độ chảy nhựa (%)

11. Ghi chú:

12. Những người thực hiện:

Người thí nghiệm: (Họ tên, chữ ký)

Người lập báo cáo (Họ tên, chữ ký)

Người kiểm tra : (Họ tên, chữ ký)

Tư vấn giám sát: (Họ tên, chữ ký)

..., ngày.....tháng.....năm.........
PHÒNG THÍ NGHIỆM LAS-XD...

MỤC LỤC

1

Phạm vi áp dụng .....................................................................................................................

2

Thuật ngữ và định nghĩa .........................................................................................................

3

Nguyên tắc ...............................................................................................................................

4

Thiết bị, dụng cụ .....................................................................................................................

5

Điều kiện thử nghiệm ...............................................................................................................

6

Chuẩn bị mẫu...........................................................................................................................

7

Cách tiến hành .........................................................................................................................

8

Biểu thị kết quả .......................................................................................................................

9

Báo cáo thử nghiệm.................................................................................................................

Phụ lục A (Tham khảo): Mẫu báo cáo kết quả thử nghiệm .....................................................

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi