Tiêu chuẩn TCVN 8817-15:2011 Độ dính bám cốt liệu nhũ tương nhựa đường axit

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8817-15:2011

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8817-15:2011 Nhũ tương nhựa đường axit-Phương pháp thử-Phần 15: Xác định độ dính bám với cốt liệu tại hiện trường
Số hiệu:TCVN 8817-15:2011Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng, Giao thông
Năm ban hành:2011Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8817-15:2011

NHŨ TƯƠNG NHỰA ĐƯỜNG A XÍT – PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 15: XÁC ĐỊNH ĐỘ DÍNH BÁM VỚI CỐT LIỆU TẠI HIỆN TRƯỜNG

Cationic Emulsified Asphalt – Test Method – Part 15: Test Method for Determining Field Coating

Lời nói đầu

TCVN 8817-15:2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 354:2006 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8817:2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8817:2011 bao gồm 15 phần:

TCVN 8817-1:2011, Nhũ tương nhựa đường a xít – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 8817-2:2011, Nhũ tương nhựa đường a xít – Phương pháp thử - Phần 2: Xác định độ nhớt Saybolt Furol

TCVN 8817-3:2011, Nhũ tương nhựa đường a xít – Phương pháp thử - Phần 3: Xác định độ lắng và độ ổn định lưu trữ

TCVN 8817-4:2011, Nhũ tương nhựa đường a xít – Phương pháp thử - Phần 4: Xác định lượng hạt quá cỡ (Thử nghiệm sàng)

TCVN 8817-5:2011, Nhũ tương nhựa đường a xít – Phương pháp thử - Phần 5: Xác định diện tích hạt

TCVN 8817-6:2011, Nhũ tương nhựa đường a xít – Phương pháp thử - Phần 6: Xác định độ khử nhũ

TCVN 8817-7:2011, Nhũ tương nhựa đường a xít – Phương pháp thử - Phần 7: Thử nghiệm trộn với xi măng

TCVN 8817-8:2011, Nhũ tương nhựa đường a xít – Phương pháp thử - Phần 8: Xác định độ dính bám và tính chịu nước

TCVN 8817-9:2011, Nhũ tương nhựa đường a xít – Phương pháp thử - Phần 9: Thử nghiệm chưng cất

TCVN 8817-10:2011, Nhũ tương nhựa đường a xít – Phương pháp thử - Phần 10: Thử nghiệm bay hơi

TCVN 8817-11:2011, Nhũ tương nhựa đường a xít – Phương pháp thử - Phần 11: Nhận biết nhũ tương nhựa đường axít phân tách nhanh

TCVN 8817-12:2011, Nhũ tương nhựa đường a xít – Phương pháp thử - Phần 12: Nhận biết nhũ tương nhựa đường a xít phân tách chậm

TCVN 8817-13:2011, Nhũ tương nhựa đường a xít – Phương pháp thử - Phần 13: Xác định khả năng trộn lẫn với nước

TCVN 8817-14:2011, Nhũ tương nhựa đường a xít – Phương pháp thử - Phần 14: Xác định khối lượng thể tích

TCVN 8817-15:2011, Nhũ tương nhựa đường a xít – Phương pháp thử - Phần 15: Xác định độ dính bám với cốt liệu tại hiện trường

NHŨ TƯƠNG NHỰA ĐƯỜNG A XÍT – PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 15: XÁC ĐỊNH ĐỘ DÍNH BÁM VỚI CỐT LIỆU TẠI HIỆN TRƯỜNG

Cationic Emulsified Asphalt – Test Method – Part 15: Test Method for Determining Field Coating

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử nghiệm nhanh tại hiện trường xác định độ dính bám với cốt liệu của nhũ tương nhựa đường.

1.2. Tiêu chuẩn này không đề cập đến tất cả các vấn đề liên quan đến an toàn khi sử dụng. Người sử dụng tiêu chuẩn này có trách nhiệm thiết lập các nguyên tắc về an toàn và bảo vệ sức khỏe cũng như khả năng áp dụng phù hợp với các quy định khi đưa vào sử dụng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có)

ASTM E11, Standard specification for wire cloth and sieves for testing purposes (Quy định kỹ thuật đối với lưới sàng và sàng dùng cho thử nghiệm)

3. Tóm tắt phương pháp thử

Một khối lượng cốt liệu quy định được trộn bằng tay với một lượng nhũ tương nhựa đường quy định. Quan sát khả năng duy trì dính bám của nhũ tương nhựa đường với cốt liệu trong một chu kỳ trộn mẫu 5 phút. Khả năng kháng nước của hỗn hợp được xác định bằng cách dùng nước rửa hỗn hợp nhiều lần cho đến khi nước trong chảy ra, sau đó quan sát nhận xét.

4. Thiết bị và dụng cụ thử

4.1. Cốc kim loại dung tích 500 mL.

4.2. Chảo dung tích từ 2500 mL đến 3000 mL có tay cầm.

4.3. Ống đong 50 mL có vạch chia thể tích.

4.4. Dao trộn có tay cầm.

4.5. Sàng tiêu chuẩn lỗ vuông 19 mm phù hợp với tiêu chuẩn ASTM E11.

5. Tiến hành thử

5.1. Sàng loại bỏ các hạt lớn hơn 19 mm có trong cốt liệu.

5.2. Dùng cốc kim loại 500 mL đong đầy cốt liệu đổ vào chảo, sau đó rót 50 mL nhũ tương nhựa đường vào cốc.

5.3. Dùng dao trộn mạnh tay hỗn hợp trong khoảng thời gian 5 phút.

5.4. Quan sát, đánh giá mức độ dính bám cốt liệu của nhũ tương nhựa đường và lượng nước tách ra.

5.5. Đổ hỗn hợp từ chảo trộn vào đầy cốc kim loại sau đó đặt cốc đựng mẫu vào chảo trộn.

5.6. Rửa hỗn hợp trong cốc kim loại bằng cách đổ đầy nước vào rồi lại gạn ra 5 lần.

5.7. Đổ rải đều hỗn hợp còn lại trong cốc kim loại lên một tờ giấy và quan sát, đánh giá mức độ dính bám của màng nhựa trên cốt liệu.

6. Báo cáo thử nghiệm

6.1. Sau khi kết thúc quá trình trộn mẫu cốt liệu với nhũ tương nhựa đường (5.4), nhận xét và báo cáo kết quả dính bám theo 3 mức độ: khá, đạt và kém, trong đó:

- Được đánh giá là khá (good) khi nhũ tương nhựa đường kính bám trên toàn bộ bề mặt các hạt cốt liệu trừ những lỗ rỗ trên bề mặt và các cạnh góc;

- Được đánh giá là đạt (fair) khi phần diện tích có nhũ tương nhựa đường kính bám lớn hơn 50 %;

- Được đánh giá là kém (poor) khi phần diện tích có nhũ tương nhựa đường kính bám nhỏ hơn 50%.

6.2. Sau khi kết thúc quá trình rửa hỗn hợp (5.7), nhận xét và báo cáo kết quả dính bám theo 3 mức độ: khá, đạt và kém, trong đó:

- Được đánh giá là khá (good) khi nhựa đường dính bám trên toàn bộ bề mặt các hạt cốt liệu trừ những lỗ rỗ trên bề mặt và các cạnh góc;

- Được đánh giá là đạt (fair) khi phần diện tích có nhựa đường dính bám lớn hơn 50%;

- Được đánh giá là kém (poor) khi phần diện tích có nhựa đường dính bám nhỏ hơn 50%.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi