Tiêu chuẩn TCVN 8264:2009 Quy phạm thi công và nghiệm thu gạch ốp lát

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8264:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8264:2009 Gạch ốp lát-Quy phạm thi công và nghiệm thu
Số hiệu:TCVN 8264:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8264:2009

GẠCH ỐP LÁT - QUY PHẠM THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Wall and floor tiles - Code of practice and acceptance

Lờii đu

TCVN 8264 : 2009 do Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa hc và Công nghệ công bố.

 

TCVN 8264 : 2009

GẠCH ỐP LÁT - QUY PHẠM THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU

Wall and floor tiles - Code of practice and acceptance

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định việc thi công và nghiệm thu công tác ốp lát trong các công trình xây dựng dân dng và công nghip đối với các sản phẩm gch gốm ốp lát, gạch terrazzo, gạch mosaic và đá ốp lát tự nhiên.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mi nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4085 : 1985, Kết cu gạch đá - Quy phạm thi công và nghiệm thu.

TCVN 4314 : 2003, Vữa xây dựng - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 4452 : 1987, Kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi công và nghiệm thu.

TCVN 4453 : 1995, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu.

TCVN 4732 : 2007, Đá ốp lát tự nhiên.

TCVN 7744 : 2007, Gạch terrazzo.

TCVN 7745 : 2007, Gạch gốm ốp lát ép bán khô - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 7483 : 2005, Gạch gốm ốp lát đùn dẻo - Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 7899-1 : 2008, Gạch gốm ốp lát - Vữa, keo chít mạch và dán gạch - Phần 1: Thuật ngữ, định nghĩa và yêu cầu kỹ thuật đối với vữa, keo dán gạch.

TCVN 7899-3: 2008, Gạch gốm ốp lát - Vữa, keo chít mạch và dán gạch - Phần 3: Thuật ngữ, định nghĩa và yêu cầu kỹ thuật đối với vữa, keo chít mạch.

TCXDVN 336 : 2005*), Vữa dán gạch ốp lát - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Vật liệu p/lát (Materials for floors or walls)

Gạch gốm ốp lát, gạch terrazzo, gạch mosaic và đá ốp lát tự nhiên dùng để ốp/lát, trong TCVN 7393-1 (ISO 11137-1), TCVN 7393-2 (ISO 11137-2) và như sau:

3.2. Lớp nền (Layer of base)

Lớp có bề mặt dùng để ốp/lát.

3.3. Lớp lót (Underlayer)

Lớp đ làm phng bề mặt lớp nền.

3.4. Vật liệu gắn kết (Material for adhesives)

Vật liệu dùng để gắn kết vật liệu ốp/lát với lớp nền. Vật liệu gắn kết có thể là vữa xi măng cát, keo dán gạch, vữa bán khô

3.5. Mặt ốp/lát (Surface of floors or walls)

Bề mặt lớp ốp/lát sau khi đã hoàn thiện.

3.6. Vật liệu chèn mạch (Jointing materials)

Vật liệu chèn vào mạch ốp/lát.

4. Quy định chung

4.1. Những quy định trong quy phạm này được áp dụng như nhau khi thi công bên trong và bên ngoài công trình.

4.2. Hướng thi công khi ốp tường ngoài:

- Đối với công trình xây mới, quá trình thi công được thực hiện từ tầng cao nhất tr xuống.

- Đối với công trình sa chữa, quá trình thi công có thể được thực hiện từ tầng dưới lên.

- Tùy theo từng công trình cụ thể mà nhà thầu có thể đề nghị các giải pháp thi công phù hợp.

4.3. Trước khi tiến hành thi công, cần phải hoàn thành các công việc có liên quan đ tránh mọi va chạm làm hư hại hay ảnh hưng đến chất lượng mặt ốp/lát. Lập kế hoch các công việc để đm bảo đủ thời gian cho việc thi công và thời gian không được đi lại trên những diện tích vừa lát.

4.4. Toàn bộ ống dẫn nước, ống dẫn khí đốt, cáp điện, hộp điện đường ống được gắn chắc chắn trước khi việc thi công được thực hiện. Trước khi tiến hành ốp mặt ngoài các vị trí có đường ống kỹ thuật chạy qua như ống thông hơi, thông gió, thông khói, kênh máng cho các thiết bị làm lạnh và những nơi nhiệt độ thay đi thường xuyên, cần phải bọc quanh kết cấu ốp một lớp lưới thép có đường kính 1 mm trước khi trát lót. Đoạn lưới bọc phải phủ quá ra ngoài phạm vi các đường kỹ thuật ít nht 20 cm.

4.5. Khi vật liệu gắn kết bắt đầu đóng rắn thì không được trộn lại mà phải bỏ đi.

4.6. Khi ốp vật liệu đá tự nhiên có kích thước lớn và khối lượng trên 5 kg, nên dùng các móc kim loại hay hệ thống giá treo có đinh vít, bu lông điều chỉnh để gắn chặt vào mặt ốp. Trong trưng hợp ốp mặt ngoài công trình bằng phương pháp này phải có biện pháp chống thấm cho mặt ngoài của tường khi ốp.

4.7. Khi thi công, tránh cắt gạch càng nhiều càng tốt. Nếu phải cắt thì nên đưa những viên bị cắt vào những vị trí khuất. Nếu sản phẩm ốp lát có hoa văn cần lựa chọn và sắp xếp các tấm kề nhau sao cho phù hợp về màu sắc, độ bóng, hài hòa về đường vân và theo hướng dẫn của kiến trúc sư thiết kế.

5. Yêu cầu kỹ thuật

5.1. Vật liệu

- Khi nhận vật liệu cần kiểm tra chứng từ giao nhận, chủng loại, tình trạng vật liệu và các chứng chỉ kỹ thuật. Vật liệu ốp lát khi đưa đến hiện trường phải được bao gói theo đúng quy cách, có dán nhãn, ghi rõ kích thước, chng loại, màu sắc ...

- Các vật liệu ốp lát phải sạch, không sứt vỡ, khô ráo, đủ số lượng để thi công và phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật trong tiêu chuẩn TCVN 7483, TCVN 7745, TCVN 4732, TCVN 7744.

- Vữa, keo chít mạch và dán gạch phải phù hợp với lớp nền và thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn TCVN 7899-1, TCVN 7899-3, TCXDVN 336.

- Vữa xi măng cát thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4314.

5.2. Lớp nền

- Mặt lớp nền đảm bo phẳng, chắc chắn, ổn định, có độ bám dính với vật liệu gắn kết và được làm sạch tạp chất.

- Cao độ nền lát phù hợp với vật liệu lát phủ bên trên. Độ dốc ca lớp nền phù hợp với thiết kế.

- Bề mặt kết cấu được ốp trang trí hay ốp bảo vệ theo phương thẳng đứng không được nghiêng lệch vượt quá giá trị cho phép theo quy định trong các tiêu chuẩn TCVN 4085, TCVN 4453, TCVN 4452.

- Cần kiểm tra độ phẳng nền ốp trước khi thi công ốp phẳng. Nếu nền ốp có đ lồi m lớn hơn 15 mm cần phải trát phẳng bằng vữa xi măng cát. Đ lồi lõm của nền ốp khi ốp bng keo phải £ ± 3 mm khi kiểm tra bng thước dài 2 m.

- Chỉ tiến hành ốp trên nền ốp có lớp vữa trát lót tạo phẳng khi cường độ lớp vữa trát lót đạt tối thiểu bằng 75 % của mác vữa thiết kế. Lớp vữa trát lót phải đảm bảo khả năng bám dính tốt với nền trát. Khi ốp bằng vữa xi măng cát, ch nên ốp cho loại gạch có trọng lượng  £ 20 kg/m2.

5.3. Lớp ốp/lát

5.3.1. Chất lưng lớp lát

- Mặt lát phải đảm bảo các yêu cầu về độ cao, độ phẳng, độ lệch, độ dốc và độ dính kết với lớp nền, chiều dày vật liệu gắn kết, bề rộng mạch lát, màu sắc, hoa văn, hình dáng trang trí v.v...

- Vật liệu lát dùng vữa làm vật liệu gắn kết thì vữa phải được trải đều trên lớp nền để đảm bo giữa lớp lát và lớp nền được đầy vữa.

- Các mạch lát phải sắc nét, đều thẳng và được lấp đầy bằng vật liệu chèn mạch.

- Dung sai trên mặt lát không vượt quá các giá trị yêu cầu trong Bng 1 và Bảng 2.

Bảng 1 - Dung sai cho phép

Loại vật liệu lát

Khe h với thước 3 m

mm

Dung sai cao độ

cm

Dung sai độ dốc

%

Đá tự nhiên không mài mặt

3

2

0,5

Gạch gốm, terrazzo

3

1

0,3

Bảng 2 - Chênh lệch cao độ giữa hai mép vật liệu lát

Loại vật liệu lát

Chênh lệch độ cao

mm

Đá tự nhiên không mài mặt

3

Gạch gốm, terrazzo

0,5

5.3.2. Chất lượng lớp ốp

- Tổng thể mặt ốp đm bảo đúng hình dạng, kích thước hình học, những chi tiết hình ốp, đường nét hoa văn trên bề mặt ốp phải theo đúng thiết kế.

- Vật liệu ốp sử dụng phải đúng quy cách về chủng loại kích thước màu sắc, không cong vênh, sứt mẻ, các khuyết tật trên mặt ốp không được vượt quá trị số quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan hay quy định của thiết kế.

- Những chi tiết hình ốp, hoa văn trên mặt ốp phải đúng theo thiết kế.

- Các mạch ốp ngang và dọc phi sắc nét, đều thẳng và được lấp đầy bằng vt liệu chèn mạch.

- Độ phẳng ca các mạch ốp trong trường hợp ốp phẳng không được sai lệch vượt quá 1 mm khi chiều rộng mạch ốp < 6="" mm;="" không="">t quá 2 mm khi mạch ốp ³ 6 mm.

- Trên bề mặt ốp không được có vết nứt, vết ố của vữa xi măng, keo dán gạch còn sót lại.

- Dung sai cho phép của bề mặt ốp không vượt quá quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 - Dung sai cho phép ca mặt ốp

Đơn vị tính bng milimét

Tên bề mặt ốp và phạm vi tính sai s

Mặt ốp ngoài công trình

Mặt ốp trong công trình

Vật liệu đá tự nhiên

Vật liệu gốm sứ

Vật liệu đá tự nhiên

Vật liệu gốm sứ

Phẳng nhẵn

Lượn cong cục bộ

Màng hình khối

Phẳng nhẵn

Lượn cong cục bộ

Sai lệch mặt ốp theo phương thẳng đứng trên 1 m

2

3

-

2

2

3

1,5

Sai lệch mặt ốp trên 1 tng nhà

5

10

-

5

4

8

4

Sai lệch vị trí mặt ốp theo phương ngang và phương thẳng đứng trên 1 m

1,5

3

3

3

1,5

3

1,5

Sai lệch vị trí mặt ốp theo phương ngang và phương thẳng đứng trên suốt chiều dài của mạch ốp trong giới hạn phân đoạn của kiến trúc

3

5

10

4

3

5

3

Độ không trùng khít của mạch nối ghép kiến trúc và chi tiết trang trí

0,5

1

2

1

0,5

0,5

0,5

Độ không bằng phẳng theo 2 phương trên 1 m

2

4

-

3

2

4

2

6. Thi công lát

6.1. Chuẩn bị vật liệu lát và vật liệu gắn kết

- Gạch lát phải được làm vệ sinh, không để bụi bẩn, dầu mỡ, các chất làm giảm tính dính kết giữa lớp nền và lớp lát.

- Đối với vật liệu lát có khả năng hút nước từ vật liệu gắn kết, vật liệu lát phải được nhúng nước và vớt ra để ráo trước khi lát.

- Pha trộn, sử dụng và bảo quản vật liu gắn kết phải tuân theo yêu cầu của từng loại vật liệu.

- Vật liệu gắn kết có thể là vữa xi măng cát, vữa tam hợp, vữa dán gạch, keo dán.

6.2. Chuẩn bị lớp nền

- Dùng dây căng, ni vô hoặc máy trắc đạc kim tra cao độ, độ phẳng, độ dốc của lớp nền.

- Gắn các mốc cao độ chuẩn, mỗi phòng có ít nhất bốn mốc tại bốn góc, phòng diện tích ln mốc gắn theo lưới ô vuông, khoảng cách giữa các mốc không quá 3 m.

6.3. Dụng cụ lát

- Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cho công tác lát như: dao xây, bay lát, bay miết mạch, thước tầm 3 m, thước rút, búa cao su, máy ct gạch, máy mài gạch, đục, chổi đót, giẻ lau, ni vô hoặc máy trắc đạc.

- Dụng cụ cần đầy đủ và phù hợp với yêu cầu thi công cho từng thao tác nghề nghiệp. Dụng cụ đã hư hỏng và quá cũ, bị mòn, không đảm bảo chính xác khi thi công không được sử dụng.

6.4. Tiến hành lát

6.4.1. Lát bằng vữa xi măng cát

- Trải vữa đều trên bề mặt lớp nền đủ rộng để lát từ 3 đến 5 viên, sau khi lát hết các viên này mới trả vữa lát tiếp.

- Sau khi lớp vữa se lại, tiến hành rắc một lớp bột xi măng lên lớp vữa vừa trải hoặc phết lên mặt sau viên gạch một lớp hồ xi măng.

- Đặt gạch ngay vào vị trí, tránh ấn các góc viên gạch.

- Dùng búa cao su gõ nhẹ, căn chỉnh vào vị trí cho phẳng mặt, thẳng mạch và thẳng theo dây căng.

- Trình tự như sau: căng dây và lát các viên gạch trên đường thẳng nối giữa các mốc đã gắn trên lớp nền. Sau đó lát các viên gạch nằm trong phạm vi các mốc cao độ chuẩn, hướng lát vuông góc với hướng đã lát trước đó. Hướng lát chung cho toàn nhà hoặc công trình là từ trong lùi ra ngoài.

- Trong khi lát thường xuyên dùng thước tầm 3 m để kim tra độ phẳng của mặt lát. Độ phẳng của mặt lát được kiểm tra theo các phương dọc, ngang và chéo. Thường xuyên kiểm tra cao độ mặt lát căn cứ trên các mốc cao độ tham chiếu.

- Khi lát phải chú ý sắp xếp các viên gạch đúng hoa văn thiết kế.

6.4.2. Lát bằng keo hoặc vữa dán gạch

- Tiến hành lát từng viên một và vật liệu gắn kết phải được phết đều lên mặt sau viên gạch.

- Dùng búa cao su gõ nhẹ, căn chỉnh vào v trí cho phẳng mt, thẳng mạch và thẳng theo dây căng.

- Trình tự lát theo 6.4.1

6.4.3. Lát bng vữa bán khô

- Phương pháp này sử dụng cho gạch terrazzo.

- Tri trên bề mặt lớp nền một lớp hồ xi măng dày 2 mm.

- Tiếp theo, trải đều và đầm chặt lớp vữa bán khô có chiều dày lớn hơn chiều dày thiết kế khong 10 % đến 15 %. Lượng vữa tri đều trên bề mặt lớp nền đủ rộng để lát từ 3 đến 5 viên, sau khi lát hết các viên này mới trải vữa lát tiếp.

- Dùng hồ xi măng phết vào mặt sau viên gạch và đặt ngay vào vị trí, tránh ấn các góc viên gạch.

- Căn chỉnh các viên gạch cân đối, mạch thẳng và thẳng theo dây căng. Sau đó gõ nhẹ để bề mt gạch bng phẳng và gắn chặt vào lớp vữa.

- Quét sạch hồ xi măng trên bề mặt lớp lát.

6.5. Chèn mạch lát

- Công tác chèn mạch lát chỉ được tiến hành khi các viên gạch lát đã dính kết với lớp nền. Trước khi chèn mạch lát, mặt lát phải được vệ sinh sạch sẽ. Mạch lát sau khi chèn xong, lau ngay cho đường mạch sắc gọn và vệ sinh mt lát không để chất chèn mạch bám dính làm bẩn mặt lát.

- Thời gian chèn trong khoảng từ 12 h đến 48 h.

6.6. Bảo dưỡng mặt lát

- Sau khi làm đầy mạch lát không được va chạm mạnh trước khi vật liệu gắn kết đủ rắn.

- Với mặt lát ngoài trời và vật liệu gắn kết là vữa, phải có biện pháp che nắng và chống mưa xối trong 1 đến 3 ngày sau khi lát.

7. Thi công ốp

7.1. Chuẩn bị vật liệu ốp và vật liệu gắn kết

- Hầu hết các phương pháp ốp đều yêu cầu gạch khô ráo. Riêng gạch ốp bng vữa xi măng cát có thể nhúng nước trước khi ốp.

- Pha trộn, sử dụng và bảo quản vật liệu gắn kết phải tuân theo yêu cầu của từng loại vật liệu.

- Vật liệu gắn kết có thể là vữa xi măng cát, vữa tam hợp, vữa dán gạch, keo dán.

7.2. Chun bị lớp nền

Mặt nền ốp phải phng, thỏa mãn các yêu cầu quy định mục 5.2.

7.3. Dụng cụ lát

- Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cho công tác ốp như: bay dàn vữa, bay miết mạch, thước tầm 3 m, thước rút, búa cao su, máy cắt gạch, máy mài gạch, đục, chổi đót, giẻ lau, ni vô.

- Dụng cụ cần đầy đủ và phù hợp với yêu cầu thi công trong thao tác nghề nghiệp. Dụng cụ đã hư hỏng và quá cũ, bị mòn, không đảm bảo chính xác khi thi công không được sử dụng.

7.4. Tiến hành ốp

7.4.1. p bằng vữa xi măng cát

- Trát một lớp vữa có chiều dày £ 10 mm, xoa phẳng bề mặt ốp và chờ cho vữa se lại.

- Phết đều một lớp vữa xi măng cát tỷ lệ 1:1 loãng với chiều dày không quá 3 mm lên mặt sau viên gạch.

- Gắn gạch lên lớp vữa đã trát, căn chỉnh vào vị trí cho phẳng, thẳng mạch và thẳng theo dây căng ngang.

- Ấn hoặc gõ nhẹ vào gạch để tạo sự bám dính giữa hai lớp vữa.

- Đối với gạch mosaic thì phải bóc bỏ lớp giấy.

- Trong trường hợp không thể trát lớp vữa đầu tiên hoặc khi ốp diện tích nhỏ, có thể ốp trực tiếp lên nền ốp bằng cách phết vữa xi măng cát lên mặt sau viên gạch ốp và gắn vào vị trí đã xác định, căn chỉnh và gõ nhẹ cho phẳng mặt ốp. Chiều dày lớp vữa ốp khoảng 6mm và không lớn hơn 12 mm. Phương pháp này không được áp dụng với các loại gạch gốm có chiều dày £ 5,5 mm vì dễ gây ra hiện tượng nứt gạch.

- Quá trình ốp phải đưc kim tra theo phương ngang và phương đứng.

- Sau 2 h khi vữa đông cứng mới được làm sạch vữa bám trên bề mặt.

7.4.2. p bằng keo hoặc vữa dán gạch

- Vật liệu gắn kết s dụng để ốp phải phù hợp và tương thích với nền ốp và vật liệu ốp.

- Khi ốp bằng keo, bề mặt sau của vật liệu ốp và bề mặt nền ốp phải khô để không làm giảm khả năng bám dính của keo.

- Công tác chuẩn bị, hòa trộn keo và quy trình thao tác ốp phi tuân thủ theo đúng quy định của thiết kế và nhà sản xuất.

7.4.3. Ốp bằng phương pháp móc, treo đỡ

- Hệ thống giá đỡ, móc treo phải đưc thiết kế và thi công chắc chắn để gn vật liu ốp vào bộ phận kết cấu chịu lực của công trình.

- Khi ốp mặt ngoài công trình, tất cả các chi tiết giá đỡ, móc treo ... phải được thiết kế hoặc có các biện pháp xử lý thích hợp để chịu được tác động xâm thực của thời tiết, môi trường.

- Khi ốp những tấm vật liệu có kích thước và trọng lượng lớn cần phải dùng các phương tiện nâng bằng cơ giới hoặc bán cơ giới. Hệ thống giàn giáo đảm bảo thi công chắc chắn, không ảnh hưng đến hoạt động của thiết bị khi ốp.

- Quy trình thi công lắp dựng hệ thống giá đỡ, móc treo ... và gắn cố định vật liệu ốp lên kết cấu phải tuân thủ theo quy định, chỉ dẫn thiết kế hoặc của nhà sản xuất.

- Khi ốp bên ngoài công trình, phía mặt ốp trên và các khe co dãn cần có biện pháp xử lý thích hợp phòng tránh nước mưa thâm nhập vào phía sau ca mặt ốp. Để tránh hiện tượng đọng nước mưa làm ố mặt ốp, các bề mặt ốp ca mái, ca các chi tiết trang trí gờ, cạnh... khi ốp nên có độ dốc để thoát nước.

- Hàng ốp cuối cùng dưới chân tường không được tiếp xúc với nền, hoặc lớp gạch lát... đ tránh hiện tượng thẩm thấu nước từ dưới lên hoặc bị tác động do hiện tượng phồng rộp của nền đất hoặc lớp lát.

7.5. Mạch ốp

- Khi ốp cao trong phạm vi không quá 5 m, các mạch ốp cần được chèn vật liệu chèn mạch ngay trong quá trình ốp.

- Khi ốp bằng vữa xi măng cát, vữa dán hoặc keo qua các khe co giãn, các mạch ốp nên bố trí trùng với khe co giãn để phòng tránh hiện tượng nứt, vỡ vật liệu ốp.

7.6. Bảo dưỡng mặt ốp

- Khi ốp tường, mặt ốp cần được bảo vệ không bị mưa, nắng cho tới khi vật liệu gắn kết đóng rắn. Sau đó, tiếp tục bảo vệ ít nhất 2 tuần.

- Cần có các biện pháp bảo vệ, che chắn để tránh va đập, trầy xước hoặc làm hỏng mặt ốp.

- Sau khi làm đầy mạch lát không được va chạm mạnh trước khi vật liệu gắn kết đ rắn.

- Với mặt lát ngoài trời và vật liệu gắn kết là vữa, phải có biện pháp che nắng và chống mưa xối trong 1 ngày đến 3 ngày sau khi lát.

8. Kiểm tra và nghiệm thu

8.1. Kiểm tra chất lượng ốp lát được tiến hành theo trình tự thi công:

- Bề mặt lớp nền được đo trực tiếp bằng thước, ni vô, máy trắc đạc.

- Kiểm tra cht lượng vật liệu ốp lát, vật liu gắn kết bằng việc lấy mẫu, thí nghim theo tiêu chuẩn của vật liệu.

- Cao độ mặt lát được đo trực tiếp bng thước, ni vô, máy trắc đc.

- Độ phng mặt ốp lát được đo trực tiếp bằng thước tầm, ni vô, máy trắc đạc.

- Độ dốc mặt lát được đo bằng ni vô, đổ nước thử hay lăn viên bi thép có đường kính 10 mm.

- Độ chắc chắn và độ bám dính giữa vật liệu ốp lát với lớp nền bằng cách dùng thanh gỗ gõ nhẹ lên bề mặt, tiếng gõ phải chắc đều mọi điểm.

- Độ đồng đều về màu sắc, hoa văn, các chi tiết đường viền trang trí được quan sát bằng mắt.

- Các yêu cầu đặc biệt khác theo chỉ định thiết kế.

- Các sai số về cao độ, độ dốc, độ phẳng mặt không vượt quá các giá trị trong Bảng 1, Bảng 2 và Bảng 3.

8.2. Nghiệm thu công tác ốp lát được tiến hành tại hiện trường. Hồ sơ nghiệm thu gồm có:

- Biên bản nghiệm thu chất lượng vật liệu ốp lát và vật liệu gắn kết;

- Biên bản nghiệm thu lớp nn;

- Biên bản nghiệm thu lớp ốp lát;

- Biên bản nghiệm thu các công việc hoàn thành;

- Nhật ký công trình.

 

*) Các TCXDVN và TCXD sẽ đưc chuyển đổi thành TCVN hoặc QCVN.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi