Tiêu chuẩn TCVN 8223:2009 Xác định tim kênh và các công trình trên kênh thủy lợi

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8223:2009

Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8223:2009 Công trình thuỷ lợi-Các quy định chủ yếu về đo đạc địa hình, xác định tim kênh và các công trình trên kênh
Số hiệu:TCVN 8223:2009Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Xây dựng, Nông nghiệp-Lâm nghiệp
Năm ban hành:2009Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8223:2009

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - CÁC QUY ĐỊNH CHỦ YẾU VỀ ĐO ĐỊA HÌNH, XÁC ĐỊNH TIM KÊNH VÀ CÔNG TRÌNH TRÊN KÊNH

Hydraulic work - The basic stipulation for topographic measurement and defined centerline of canal and the structures on it

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chủ yếu khảo sát địa hình, thành lập bình đồ, cắt dọc, cắt ngang và xác định tim tuyến kênh, các công trình trên kênh (làm mới và sửa chữa kênh cũ) trong các công trình thủy lợi Việt Nam.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCXDVN 364 Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công.

TCXDVN 3091 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung.

TCVN 4118 Hệ thống tưới tiêu - Tiêu chuẩn thiết kế.

TCVN 8224 : 2009 Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về lưới khng chế mặt bằng địa hình.

TCVN 8225 : 2009 Công trình thủy lợi - Các quy định chủ yếu về lưới khống chế cao độ địa hình.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ định nghĩa sau:

3.1. Tuyến kênh thiết kế (design canal line)

Là tuyến thiết kế kênh mới (hoặc tuyến kênh cũ) nằm dọc theo vị trí giữa của băng kênh cần đo địa hình.

3.2. Các điểm tim tuyến (axis points)

Là tập hợp điểm trên tuyến kênh gồm các điểm đầu K0, các điểm ngoặt Si, các điểm tạo thành cung cong T0, TF, Bi, các điểm cuối kênh Kc. Các điểm này được xác định cao, tọa độ với độ chính xác quy định, đảm bảo độ tin cậy quá trình thiết kế, thi công.

3.3. Các điểm Km để xác định chiều dài kênh (Ki) (Km points)

Là tập hợp các điểm từ điểm đầu (Ko) theo từng Km: K1, K2, vv...Kn đến điển kết thúc kênh (Kc).

3.4. Công trình trên kênh (structures on canal)

Là các công trình lấy nước (cống lấy nước dẫn đến các kênh nhánh, kênh vượt cấp...), điều tiết, đo nước, chuyển nước, tiêu nước, xả nước trên kênh...

3.5. Các điểm tim công trình trên kênh (axis points of structures on canal)

Là các điểm đầu, điểm ngoặt, điểm tạo thành cung cong (T0, TF, Bi) và điểm cuối trên tuyến công trình.

- Xác định tuyến, tim công trình gồm hai giai đoạn:

+ Theo tuyến, tim thiết kế được chủ nhiệm đồ án vạch trên bản đồ địa hình hoặc chỉ qua địa vật ngoài thực địa, tiến hành xác định tuyến, tim ngoài thực địa qua hệ thống mốc, cọc đánh du;

+ Đo, tính, vẽ bằng các dụng cụ, máy đo trắc địa theo độ chính xác quy định, xác định tọa độ X, Y, cao độ H rồi biểu diễn lại trên bản đồ phục vụ thiết kế.

3.6. Điểm gốc (original point)

Là các điểm ở hạng cao hơn dùng làm điểm xuất phát và khép kín tuyến khống chế mặt bằng và cao độ.

4. Quy định kỹ thuật

4.1. Hệ cao tọa độ sử dụng

4.1.1. Hệ cao độ

a) Sử dụng hệ cao độ quốc gia, lấy điểm gốc là điểm Hòn Du- Hải Phòng.

b) Khu vực biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa: Nếu chưa có lưới cao độ quốc gia thì thực hiện theo hai bước:

- Giả định theo bản đồ 1:50 000 VN 2000 cho toàn công trình;

- Chuyn cao độ giả định khu vực về cao độ quốc gia để hòa mạng quốc gia (khi có điều kiện).

4.1.2. Hệ tọa độ

a) Sử dụng hệ tọa độ VN 2000 thống nhất toàn quốc

b) Khi công trình ở vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, chưa có lưới tọa độ quốc gia, có thể giả định tọa độ theo bản đồ 1:50 000 VN 2000.

4.2. Phân loại hệ thống kênh

4.2.1. Hệ thống kênh tưới

a) Hệ thống kênh tưới bao gồm các kênh tưới và công trình trên kênh (công trình lấy nước, điều tiết, đo nước, chuyển nước, xả nước, tiêu nước, công trình giao thông và các công trình quản lý hệ thống kênh).

b) Hướng nước chy của kênh tưới là từ công trình (đập dâng, hồ chứa, trạm bơm...vv) chảy dọc theo kênh đến vị trí cần tưới.

c) Phân cấp hệ thống kênh tưi và công trình trên kênh theo TCVN 4118, Bảng 1.

Bảng 1 - Phân cấp công trình trên kênh

TT

Diện tích tưới (1000 ha)

Cấp công trình trên kênh

1

Lớn hơn 50

II

2

Lớn hơn 10 đến 50

III

3

Lớn hơn 2 đến 10

IV

4

Nhỏ hơn hoặc bằng 2

V

4.2.2. Hệ thống kênh tiêu

a) Hệ thống kênh tiêu bao gồm các kênh tiêu và công trình trên kênh (công trình tiêu nước, điều nước, đo nước, chuyển nước, công trình giao thông và các công trình quản lý hệ thống kênh).

b) Phân cấp Hệ thống kênh tiêu và công trình trên kênh cùng với hệ thống kênh tưới theo Bảng 1 (diện tích là diện tích tự nhiên ngập lụt).

c) Hướng nước chảy của kênh tiêu là từ các vị trí cần tiêu chảy dọc theo kênh về trạm tiêu.

4.2.3. Hệ thống kênh tưới tiêu kết hợp

Trong hệ thống tưới tiêu kết hợp phân cấp kênh và công trình trên kênh lấy theo cấp cao nhất xác định theo tưới hoặc tiêu làm tiêu chuẩn xác định khảo sát.

4.2.4. Phân cấp kênh trong một hệ thống kênh

a) Mạng lưới kênh tưới tiêu bao gồm: Kênh chính, các kênh nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3, kênh vượt cấp v.v ... và các kênh nhánh cấp cuối cùng (dẫn nước vào nơi cần tưới, lấy nước ra từ nơi cần tiêu).

b) Kí hiệu các kênh thuộc mạng lưới kênh tưới như quy định trong TCVN 4118:

+ Kênh chính: KC

+ Kênh nhánh cp 1 : Từ kênh chính theo chiều nước chảy, những kênh bên trái kênh chính đánh số lẻ: N1, N3, N5 v.v ...những kênh bên phải kênh chính, đánh số chẵn: N2,N4,N6 v.v ...

+ Kênh nhánh cấp 2:

+ Bắt nguồn từ kênh nhánh cấp 1 : Cách đánh số cúng theo cách trên: N1-1, N1-2, N1-3 v.v…; N2-1, N2-2, N2-3 v.v ...

+ Kênh nhánh cấp 3:

Bắt nguồn từ kênh nhánh cấp 2 : Cách đánh số cúng theo cách trên: N1-1-1, N1-1-2, N1-1-3 v.v…; N1-2-1, N1-2-2, N1-2-3 v.v ...

c) Nếu hệ thống kênh có nhiều kênh chính thì kí hiệu KCi (i=1 ¸ n theo chiều kim đồng hồ) hoặc đặt tên theo vị trí và hướng của kênh: KCĐ, KCB (kênh chính đông, kênh chính bắc v.v ...).

d) Sơ đồ hệ thống kênh được kí hiệu như Hình 1.

Hình 1 - Sơ đồ hệ thống kênh

4.3. Bình độ địa hình

4.3.1. Tỷ lệ bình đồ

- Tỷ lệ đo vẽ bình đồ băng kênh và các công trình trên kênh phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Độ chính xác yêu cầu của cấp công trình trên kênh;

+ Độ rộng băng kênh, phạm vi diện tích công trình trên kênh;

+ Đặc điểm địa hình (độ dốc), địa vật có trên băng kênh, công trình trên kênh.

- Quan hệ giữa tỷ lệ bình đồ với các yếu tố trên được nêu trong Bảng 2

Bảng 2 - Quan hệ giữa tỷ lệ bình đồ với các yếu tố

Tỷ lệ bình đồ

Khoảng cao đều đường bình độ (m)

Kích thước; B-độ rộng băng kênh tính bằng m ; S-Diện tích công trình tính bằng ha

Cấp công trình trên kênh

Độ dốc địa hình

Ghi chú

1/5000

1,0

2,0

B500

Il,lll

a<>o

a6o

Không áp dụng cho công trình trên kênh

1/2000

0,5

1,0

500>B200

S100

III,IV

a<>o

2oa<>o

 

1/1000

0,5

1,0

200>B100

100>S20

IV,V

a<>o

2oa<>o

 

1/500

0,5

1,0

100>B50

20>S≥1

IV,V

a<>o

2oa<>o

 

1/200

0,25

0,4

1,0

B<>

S<>

V

a<>o

2o a<>o

a4o

 

4.3.2. Mật độ điểm cao độ trên bình đồ

- Trung bình 1 dm2 trên bình đồ t lệ lớn (1/5000 - 1/200) phải có từ 15 đến 20 điểm cao độ

- Địa hình vùng núi, trung du có nhiều phân cắt, nhiều kênh rạch, đường phân thủy dày, có dạng địa hình thay đi độ dốc không đều ... phải tăng điểm cao độ lên 1,2 đến 1,5 lần.

- Địa hình vùng đồng bằng phẳng, nhiều cửa sông như Đồng bằng sông Cửu Long, cũng phải tăng mật độ lên 1,5 lần để xác định chính xác biến đổi vi địa hình, phục vụ công tác tưới, tiêu phù hợp.

4.4. Mặt cắt dọc, ngang

4.4.1. Hạng mục đo mặt cắt dọc, cắt ngang

- Tất c các kênh chính (trong các giai đoạn thiết kế).

- Các kênh nhánh (cấp 1.2...vv...) đo mặt cắt dọc, cắt ngang theo quy định sau:

+ Những kênh cấp 1 khi bình đồ khu tưới đã đo vẽ ở tỷ lệ 1:2000;

+ Những kênh nhánh có lưu lượng Q 1m3/s.

+ Hệ thống kênh cũ phục vụ nâng cấp và sửa chữa;

+ Khi khu tưới đã đo vẽ bình đồ tỷ lệ lớn như 1:1000; 1:500, thì mặt cắt dọc, ngang các kênh nhánh được lập từ bình đồ.

4.4.2. Tỷ lệ mặt cắt dọc

- Tỷ lệ mặt cắt dọc quy định phụ thuộc vào những yếu tố sau:

+ Độ dốc dọc thiết kế của kênh;

+ Độ dốc của đa hình;

+ Độ dài của cắt dọc.

- Quan hệ giữa tỷ lệ mặt cắt dọc với các yếu tố trên được nêu trong Bảng 3

- Khi xác định tỷ lệ mặt cắt dọc theo tương quan giữa các yếu t, có khác nhau thì thứ tự ưu tiên chọn như sau:

+ Độ dốc dọc đáy kênh thiết kế;

+ Độ dài mặt cắt dọc;

+ Độ dốc và phức tạp địa hình.

Bảng 3 - Quan hệ giữa tỷ lệ mặt cắt dọc và các yếu tố

Tỷ lệ mặt cắt dọc

Độ dốc dọc đáy kênh thiết kế

Độ dốc địa hình (a0)

Độ dài mặt cắt dọc L (km)

Ghi chú

1/10 000

1/3000 ≤ i ≤ 1/2000

a 60

L 10

Khu đồi, núi

1/5 000

1/5000 i 1/3000

a 60

L > 10

Khu đồi, núi

1/2 000

1/10 000 i 1/5000

a <>0

L <>

Khu đi

1/1 000

1/15 000 i 1/10 000

a 40

L <>

Khu duyên hải

1/500

i 1/15 000

a 20

L <>

Vùng đồng bằng

4.4.3. Tỷ lệ mặt cắt ngang

- Tỷ lệ mặt cắt ngang quy định phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Độ phức tạp của địa hình, địa vật băng kênh;

+ Độ rộng mặt cắt ngang kênh;

+ Độ lồi, lõm, dốc, xói, lở lòng, mái bờ kênh cũ.

- Quan hệ giữa tỷ lệ mặt cắt ngang kênh với các yếu tố trên được nêu trong Bảng 4.

Bảng 4 - Quan hệ giữa tỷ lệ mặt cắt ngang với các yếu tố

Tỷ lệ mặt cắt ngang

Độ phức tạp địa hình, địa vật

Độ rộng mặt cắt kênh D (m)

Độ xói l, lồi lõm lòng mái bờ kênh cũ

Ghi chú

1/500

Địa hình thay đổi đều, địa vật bình thường

D 50

Độ xói lở bình thường

 

1/200

Địa hình thay đổi nhiều

50 > D 20

Độ xói l nhiều hơn, từng vùng, từng đoạn.

 

1/100

Địa hình thay đổi nhiều, có nhiều địa vật, biến đi độ dốc theo từng đoạn

20 > D 10

Xói lở nhiều, thay đổi lớn mặt cắt thiết kế của kênh

 

Từ 1/50 đến 1/100

Địa hình phức tạp, địa vật dày thường là khu dân cư đông đúc, khu có xây dựng v.v...

D <>

Xói l nhiều, nhiều công trình hỏng không sử dụng được hoặc sử dụng không hiệu quả. Mặt cắt thiết kế kênh thay đổi lớn

 

4.5. Tuyến, tim kênh

- Tất cả các kênh chính (với mọi lưu lượng), kênh nhánh có lưu lượng Q 1 m3/s được xác định tuyến tim ngoài thực địa. Các loại kênh nhánh khác được xác định tuyến tim ngay trong quá trình đo cắt dọc kênh.

- Các điểm tim kênh là các mốc đỉnh ngoặt Si, các mốc chôn theo cung cong gồm có: T0, TF, Bi, và một số điểm xác định tim cong theo mật độ yêu cầu (gọi là điểm chi tiết của đường cong).

4.6. Tuyến, tim công trình trên kênh

- Các công trình trên kênh chính, kênh nhánh cấp 1, cấp 2 phải xác định tuyến và tim công trình. Tuyến, tim công trình trên kênh cấp 3.v.v... và kênh nội đồng được xác định cùng với cắt dọc kênh.

- Các điểm tim công trình trên kênh là các điểm đầu, cuối, đỉnh ngoặt, cung cong (T0, TF, Bi) dọc theo tim tuyến công trình.

5. Khống chế mặt bằng và cao độ dọc theo tuyến kênh

5.1. Khống chế mặt bằng

Khng chế mặt bằng dọc theo tuyến kênh được tiến hành theo các phương pháp truyền thống hoặc đo qua công nghệ GPS.

5.1.1. Tuyến lưới đường chuyền

a) Tuyến đường chuyền dọc theo băng kênh phải được xây dựng ở một trong hai dạng:

- Dạng phù hợp: Xuất phát từ 2 điểm gốc khép về 2 điểm gốc khác;

- Dạng khép kín: Xuất phát từ hai điểm gốc khép về chính nó hoặc xuất phát từ một điểm gốc có đo phương vị và khép về chính nó.

b) Khi chiều dài kênh L 1 km, được phép xây dựng lưới đường chuyền cấp 1, cấp 2, Nếu L < 1="" km="" chỉ="" được="" xây="" dựng="" lưới="" đường="" chuyền="">p 2.

c) Khi băng kênh có chiều dài lớn hơn 5 km mà chỉ có 2 điểm khống chế cấp cao (hạng I,II,III,IV) phải xây dựng lưới đường chuyền nhiều điểm nút.

d) Tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường chuyền ở Bảng 5.

e) Thiết kế tuyến, lưới, chọn điểm trong đường chuyền như quy định trong 6.5, 6.6 trong TCVN 8224.

Ký hiệu mốc quy định như sau:

- Kênh chính: KC-1ĐCi (i = 1¸n) với đường chuyền cấp 1; KC-2ĐCi (i = 1¸n) với đường chuyền cấp 2. Nếu có nhiều kênh chính, thêm chỉ số kênh chính.

VÍ DỤ: KCj-1ĐCi (i = 1+n) với đường chuyền cấp 1; KCj-2ĐCi (i = 1+n) với đường chuyền cấp 2. (j = 1¸n - chỉ thứ tự kênh chính tính theo chiều thuận kim đồng hồ)

- Kênh nhánh cũng tương tự, chỉ thay tên kênh nhánh: N2-1ĐCi, N2-2ĐCi..v...v.

f) Đo góc trong tuyến đường chuyền có thể đo theo góc bên trái (ngắm điểm gốc trước sau ngắm đến điểm phát triển) hoặc theo góc bên phải (ngắm ngược lại). Phương pháp đo là phương pháp toàn vòng với 2 vị trí của bàn độ. Số lần đo quy định đối với 1 số loại máy thông dùng ở Bảng 6.

g) Đo cạnh theo chiều thuận nghịch, số lần đo được quy định kèm theo Catalog của từng máy. Bảng 2.3 quy định cho một số máy đo cạnh quang điện thường dùng ở nước ta. Kiểm nghiệm và hiệu chnh theo A.1, A.2 trong Phụ lục A.

h) Bình sai tuyến, lưới đường chuyền theo phương pháp gián tiếp có điều kiện. Bình sai trên máy vi tính theo B.1 trong Phụ lục B.

Bảng 5 - Các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường chuyền (tiếp theo)

TT

Ch tiêu

Cấp 1

Cấp 2

1

Chiều dài giới hạn lớn nhất của tuyến đường chuyền (Km)

 

 

 

- Tuyến đường đơn;

5

3

 

- Giữa điểm gốc và điểm nút;

3

2

 

- Giữa các điểm nút;

2

1,5

 

-Chu vi của vòng khép:

15

9

2

Chiều dài cạnh đường chuyền (Km)

 

 

 

- Cạnh dài nht:

0,8

0,35

 

- Cạnh ngắn nhất;

0,12

0,08

 

- Cạnh trung bình

0,3

0,2

3

Góc nhỏ nhất:

250

250

4

Số cạnh giới hạn ngắn nhất trong tuyến không vượt quá:

15

15

5

Sai số tương đối do cạnh không vượt quá:

1/10.000

1/5.000

6

Sai số trung phương đo góc (theo sai s khép) không vượt quá:

5

10”

7

Sai số khép góc của tuyến đường chuyền (n-số đỉnh trong tuyến đường chuyền):

8

Sai số khép vị trí điểm tính theo sai số khép tương đối:

fs[S] 1/10.000

fs[S] 1/5.000

Bảng 6 - Số lần đo

Cấp

Loại máy

THEO 010, WILDT2, SET3B, SET3C

DT2, DT6

THEO 020, 020A

Đường chuyền cấp 1

3

4

6

Đường chuyền cấp 2

2

2

3

Bảng 7 - Số lần đo cạnh lưới đường chuyền

Cấp

Loại máy

SET3B, SET3C, DTM720

Set5e, set5f, dtm420

CT5,

EOK2000

Đường chuyền cấp 1

2

3

4

Đường chuyền cp 2

1

2

2

5.1.2. Giao hội giải thích 1,2

a) Giao hội lưới giải thích 1.2 được ứng dụng thuận tiện trong các trường hợp:

- Những băng kênh và vị trí tuyến kênh ngắn (L 1 km)

- Những băng kênh có nhiều đồi núi xen kẽ, sử dụng thuận lợi giao hội chùm: dang quạt, Durnhep.

b) Số điểm gốc quy định cho các loại giao điểm giao hội (Hình 2: a,b,c):

- 3 điểm gốc giao hội giải tích phía trước;

- 2 điểm giao hội và 1 điểm kiểm tra cho giao hội bên cạnh;

- 3 điểm gốc cho giao hội nghịch và một điểm kiểm tra.

a-Giao hội phía trước

b-Giao hội bên cạnh

c-Giao hội nghịch

     
 

Hình 2 - Các trường hợp giao hội giải tích

c) S điểm gốc cho lưới giao hội: Số điểm gốc xuất phát là 2 điểm, cứ cách 10 đường đáy thì có thêm một điểm gốc (xem Hình 3) Độ dài cạnh đáy b 0,5 D đến 0,6 D.

Trong đó: D là khoảng cách từ đường đáy đến điểm cần giao hội (đảm bảo góc giao hội giữa hai tuyến 25o).

CHÚ DN:

A, B, C, D là các điểm gốc

Pi (i = 1 ÷ n) là điểm cần xác định

Hình 3 - Giao hội lưới

d) Quy định đo góc cạnh tuân theo quy định ở Bảng 6 và Bảng 7 trong lưới đường truyền tính và bình sai trên máy vi tính theo phương pháp gián tiếp có điều kiện tham khảo ở B.2 trong Phụ lục B.

e) mốc bê tông của điểm giao hội: kích thước, hình dạng quy định như điểm đường chuyền. Ký hiệu các các đim như sau:

- Kênh chính: KCJ-1GHI -điểm giao hội giải tích 1thứ i của kệnh chính thứ j (i = 1+n) (i = 1+k)

Kcj-2GHi - điểm giao hội giải tích 2 thứ i của kênh chính thứ j (i=1+n).(j = 1+k);

- Kênh nhánh: nj-1Ghi- điểm giao hội giải tích 1 thứ i của kênh nhánh thứ j

5.1.3. Phương pháp GPS: Theo quy định của tiêu chuẩn TCXDVN 364.

5.2. Khống chế cao độ

Lưới khống chế cao độ nhằm xác định cao độ khống chế mặt bằng trên kênh, các công trình trên kênh, các điểm tim tuyến kênh. Được sử dụng hai phương pháp: Thủy chuẩn hình học hạng 3, hạng 4, kỹ thuật và thủy chuẩn lượng giác đo theo tuyến chênh cao (nghĩa là đo h, loại bỏ sai số đo chiều cao máy).

5.2.1. Phương pháp thủy chuẩn hình học

Phương pháp thủy chuẩn hình học tiến hành theo thứ tự sau:

a) Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy thủy chuẩn (xem A.3 trong Phụ lục A).

b) Tu theo mối quan hệ giữa độ dốc dọc kênh (i) với các hạng cấp chính xác của tuyến thủy chuẩn quy định như sau:

- Kênh có độ dốc dọc i 1/10.000: phải xác định độ lưới cơ sở kênh theo tuyến thủy chuẩn hạng 3, xác định cao độ tim kênh tuyến theo tuyến thủy chuẩn hạng 4.

- Kênh có độ dốc dọc 1/5.000 < i=""> 1/5.000: phải xác định cao độ lưới cơ sở, tim kênh theo tuyến thủy chuẩn hạng 4:

- Kênh có độ dốc dọc 1/5.000 < i=""> 1/2.000: phải xác định cao độ lưới cơ sở kênh theo tuyến thủy chuẩn hạng 4, tim kênh theo tuyến thủy chuẩn kỹ thuật.

- Sai số khép của các tuyến thủy chuẩn: quy định theo TCVN 8225.

+ Thủy chuẩn hạng 3 có sai số khép tuyến: fh ± 10 mm  ;

+ Thủy chuẩn hạng 4 có sai số khép tuyến: fh ± 20 mm ;

+ Thủy chuẩn kỹ thuật có sai số khép tuyến: fh ± 50 mm

trong đó: L là chiều dài tuyến thủy chuẩn tính bằng kilômét.

c) Bình sai tính toán (xem B.3 trong Phụ lục B)

d) Sơ họa, thống kê cao độ (xem B.4 trong Phụ lục B)

5.2.2. Phương pháp thủy chuẩn lượng giác

a) Phương pháp thủy chuẩn lượng giác áp dụng đ xác định cao độ tuyến kênh phù hợp với các điều kiện sau:

- Vùng núi đồi kênh chy theo sườn núi dốc, khó đi qua, có nhiều địa vật và độ phủ thực vật nhiều;

- Độ dốc dọc kênh i > 1/5000.

b) Phương pháp đo.

Đo chênh cao h với trị số của 3 dây chỉ: Kết quả lấy trị trung bình qua dây giữa nếu sai số so với 2 dây 1/10 khoảng cao đều đường bình độ (xem hình 4).

Hình 4 - Đo chênh cao thủy chuẩn lượng giác

Chênh cao giữa 1 và 3 tính theo công thức: h1-3= h1-2 + h2-3

h1-2 = S1tga1 + S2tga2 – (l1 – l2)

tương tự:

h2-3 = S3tga3 + S4tga4 – (l3 – l4)

trong đó

ai (i = 1¸4) - Góc nghiêng trung bình của từng đoạn đo;

Si (i = 1¸4) - Khoảng cách nằm ngang từng đoạn đo;

li = (i = 1¸4) - Trị số chiều cao đọc trên mia hoặc trị số chiều cao của gương đo (l = 2,3,4 m).

c) Tính toán bình sai theo phương pháp gián tiếp có điều kiện (xem B.3 trong Phụ lục B)

5.3. Mốc và sơ họa khống chế mặt bằng, độ cao: Xem B.4 trong Phụ lục B.

6. Đo vẽ bình đồ băng kênh và các công trình trên kênh

Đo vẽ bình đồ băng kênh, các công trình trên kênh có thể áp dụng phương pháp toàn đạc hoặc phương pháp bàn đạc. Phương pháp đo ảnh lập th có chi phí cao hơn khi diện tích 20 km2; Khi diện tích toàn công trình lớn hơn có th sử dụng phương pháp đo ảnh lập thể, nhưng phải bổ sung cao độ điểm chi tiết qua các phương pháp trực tiếp như: Bàn đạc, Toàn đạc.

6.1. Phương pháp toàn đạc

6.1.1. Phạm vi ứng dụng

Phương pháp đo vẽ bằng máy toàn đạc thường sử dụng đo vẽ khu vực có độ dốc địa hình a 6o, cây cối rậm rạp, khu vực có dạng hẹp kéo dài như băng kênh.vv...

6.1.2. Thứ tự tiến hành đo bình đồ băng kênh và các công trình trên kênh

- Chuẩn bị máy và thiết bị

- Theo phạm vi đo vẽ băng kênh và các công trình trên kênh theo yêu cầu của ch nhiệm công trình đã xác định trên các loại bản đồ có tỷ lệ nhỏ hơn như 1:10.000, 1:25.000 hoặc chỉ tại thực địa qua ranh giới địa vật, xác định tuyến ngoài thực địa qua các điểm cọc gỗ là các điểm: điểm đầu, các điểm ngoặt Si, điểm cuối.

- Xác định ranh giới đo của băng kênh hoặc công trình ngoài thực địa.

- Khống chế mặt bằng và cao độ dọc theo băng kênh, sau đó phát triển các trạm đo vẽ phạm vi công trình như quy định trong 5.1 và 5.2.

- Đo vẽ bình đồ băng kênh các công trình trên kênh.

6.1.2.1. Chuẩn bị máy và thiết bị

- Máy toàn đạc hiện dùng là các loại toàn đạc quang cơ như Delta020,010v..v..., máy toàn đạc điện tử như: Set3B,Set3C của hãng SOKKIA, DTM420, 520, 720v...vv của hãng Nikon có độ phóng đại 20x, độ chính xác: sai số đo góc 30 và độ chính xác đo cạnh phải đảm bảo sai số tương đối đo cạnh S/S 1/500.

- Phụ kiện kèm theo là biển ngắm, mia địa hình, gương đo chi tiết.

- Máy và thiết bị phải kiểm nghiệm và hiệu chnh theo các bước ở A.1, A.2 trong Phụ lục A.

6.1.2.2. Xác định tuyến băng kênh và công trình trên kênh

- Theo tuyến thiết kế trên bản đồ tỷ lệ nhỏ hơn, sử dụng các máy kinh vỹ toàn đạc theo 6.1.2, phóng tuyến ngoài thực địa theo một trong hai phương pháp. Tiến dần hoặc lùi dần (xem C.1.C.2 trong Phụ lục C).

- Nếu có chướng ngại vật: Xác định tuyến theo phương án có chưng ngại vật (xem C.3 trong Phụ lục C)

- Tuyến xác định ngoài thực địa: Phi được đóng cọc 5 cm x 5 cm x 20 cm, đánh số trên điểm đầu Ko, điểm ngoặt Si (i = 1¸n), điểm cuối Kc, các điểm trung gian đánh số từ đầu kênh đến hết kênh (Ci:-i = 1¸n).

- Độ chính xác xác định tuyến phải đảm bảo:

+ Mặt bằng mS/S 1/2000.

+ Cao độ fh ≤ 100 mm .

trong đó: L là chiều dài tuyến băng kênh hoặc công trình tính bằng kilômét.

6.1.2.3. Xây dựng lưới khống chế mặt bằng, cao độ: Theo 5.1 và 5.2

6.1.2.4. Đo vẽ bình đồ băng kênh và các công trình trên kênh

a) Xác định cao, tọa độ trạm đo vẽ.

Đ đảm bảo mật độ đo vẽ chi tiết, phải xác định thêm cao, tọa độ trạm đo vẽ để đặt máy toàn đạc như đường chuyền toàn đạc, giao hội điểm hoặc tuyến dẫn. Điểm gốc là các điểm đường chuyền cấp 1, cấp 2, giải tích 1, giải tích 2.

- Đường chuyền toàn đạc: Phải đạt yêu cầu kỹ thuật ở Bảng 8.

Bảng 8 - Tiêu chuẩn kỹ thuật đường chuyền toàn đạc

Tỷ lệ bình đồ

Chiều dài lớn nhất đường chuyền toàn đạc (m)

Chiều dài cạnh đường chuyền (m)

S cạnh lớn nhất trong đường chuyền

1:500

200

Từ 50 đến 60

4

1:1000

300

Từ 60 đến 100

5

1:2000

600

Từ 100 đến 200

8

1:5000

1200

Từ 200 đến 300

10

+ Cạnh đường chuyền toàn đạc phải đo đi, về qua lưới chỉ khong cách của máy đọc đến 0,1 m. Nếu đo bằng máy đạc điện tử chỉ đọc 1 chiều, sai s tương đối chiều dài cạnh đo đi, về 1/500.

+ Góc đường chuyền toàn đạc đo bằng phương pháp toàn vòng với 1 lần đo (2 vị trí bàn độ). Trị số dọc đến 10”.

+ Cao độ đo đi về bằng phương pháp cao độ lượng giác, sai số chênh cao h ≤ 100 mm , trong đó D là chiều dài từ máy đến điểm mia tính bằng kilômét. Khi đo bản đồ 1:500 phải sử dụng máy toàn đạc điện tử đo chênh cao hoặc sử dụng thủy chuẩn kỹ thuật.

(Mời xem tiếp trong file tải về)

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi