Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13503-1:2022 Khớp nối mềm - Phần 1: Yêu cầu về tính năng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13503-1:2022

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13503-1:2022 Khớp nối mềm - Phần 1: Yêu cầu về tính năng
Số hiệu:TCVN 13503-1:2022Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệLĩnh vực: Xây dựng
Năm ban hành:2022Hiệu lực:
Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

                  TIÊU CHUẨN QUỐC GIA                       

TCVN 13503-1:2022

KHỚP NỐI MỀM - PHẦN 1: YÊU CẦU VỀ TÍNH NĂNG

Flexible couplings - Part 1: Performance requirements

Lời nói đầu

TCVN 13503-1:2022 được xây dựng trên cơ sở tham khảo EN 16397-1:2014

TCVN 13503-1:2022 do Viện Vật liệu xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 13503, Khớp nối mềm bao gồm các phần sau:

- Phần 1: Yêu cầu về tính năng

- Phần 2: Đặc tính và thử nghiệm khớp nối mềm, bộ điều chỉnh và ống lót đai kim loại

 

KHỚP NỐI MỀM - PHẦN 1: YÊU CẦU VỀ TÍNH NĂNG

Flexible couplings - Part 1: Performance requirements

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn quy định các yêu cầu về tính năng cho khớp nối mềm, bộ điều chỉnh và ống lót sử dụng cho ống và phụ tùng trong hệ thống thoát nước tự chảy và lưu lượng vượt quá tính toán định kỳ, đặt ngầm và nỗi trên mặt đất, trong hoặc ngoài nhà và được sử dụng để đấu nối ống nhằm:

Sửa chữa đường ống bị hư hại;

- Đấu nối ống có vật liệu và/ hoặc đường kính khác nhau;

- Nối các ống cắt ngắn;

- Nối các hệ thống ống đặc biệt;

- Nối các mối nối chế tạo sẵn.

Một khớp nối điển hình gồm có một ống bao đúc hoặc ép đùn mềm cùng với hai đai kẹp có hoặc không có đai kháng cắt. Đai kẹp cho phép phần ống bao tạo thành một miếng đệm kín khi ống được nối vào. Đai kháng cắt tạo ra khả năng chống lại các lực cắt. Những ống có kích thước hoặc vật liệu khác nhau không thể nối với nhau một cách thích hợp chỉ bằng một khớp nối thì có thể được đấu nối với nhau bằng cách sử dụng một ống lót hoặc ống lót với khớp nối hoặc sử dụng một bộ điều chỉnh phù hợp.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố áp dụng thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 13502, Yêu cầu chung cho các thành phần được sử dụng trong hệ thống thoát nước và nước thải)

TCVN 13503-2, Khớp nối mềm - Phần 2: Đặc tính và thử nghiệm khớp nối mềm, bộ điều chỉnh và ống lót đai kim loại)

EN 1055:1996 Plastics piping systems - Thermoplastics piping systems for soil and waste discharge inside buildings - Test method for resistance to elevated temperature cycling (Hệ thống đường ống nhựa - Hệ thống đường ống bằng nhựa nhiệt dẻo cho xả thải đất và chất thải bên trong tòa nhà - Phương pháp thử độ bền chu kỳ nhiệt)

EN 13501-1 Fire classification of construction products and building elements - Part 1: Classification using data from reaction to fire tests (Phân loại khả năng chịu lửa của sản phẩm xây dựng và thành phần của tòa nhà - Phần 1: Phân loại bằng dữ liệu từ sự phản ứng với lửa)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1

Khớp nối mềm (Flexible coupling)

Ống bao mềm được đúc hoặc ép đùn dùng để nối, có hoặc không có ống lót hoặc đai kháng cắt, có đai kẹp có thể điều chỉnh để siết chặt các đầu ống có đường kính ngoài nằm trong phạm vi dung sai kích thước được giới hạn bởi khớp nối.

CHÚ THÍCH: Ví dụ được thể hiện từ Hình 1 đến Hình 3.

CHÚ DẪN:

1  Ống 1

6  ng bao

2  Ống 2

7  Đai kẹp

3  Bộ siết

b  Chiều rộng của ng bao

4  Di điều chỉnh

d3  Đường kính ngoài của ống

5  Đai kháng cắt

 

Hình 1 - Ví dụ khớp nối mềm có đai kháng cắt

CHÚ DN:

1  Bộ điều chỉnh có đai kháng cắt

Hình 2 - Ví dụ hình chiếu thẳng đứng cho thấy bộ điều chỉnh đai kháng cắt

CHÚ DN:

1  Ống 1

b  Chiều rộng của ống bao

2  Đai kẹp với bộ siết

d3  Đường kính ngoài của ống

3  Ống bao

 

4  Ống 2

 

CHÚ THÍCH: Khi cần thiết, có thể sử dụng nhiều hơn một bộ siết

Hình 3 - Ví dụ khớp nối mềm không có đai kháng cắt

3.2

Bộ điều chỉnh mềm (Flexible adaptor)

Ống bao chuyển bậc mềm được đúc hoặc ép đùn với đai kẹp có thể điều chỉnh để siết chặt các ống có đường kính ngoài khác nhau vượt quá phạm vi dung sai kích thước mà một khớp nối mềm có thể đáp ứng được sự thay đổi đột ngột của mặt cắt.

CHÚ THÍCH: Ví dụ về bộ điều chỉnh đai kim loại được thể hiện trong Hình 4

CHÚ DẪN:

1  ng 1

5  Đai kẹp

2  ng 2

b  Chiều rộng của ống bao

3  ng bao bằng cao su đúc

d3  Đường kính ngoài của ống

4  Bộ siết

 

CHÚ THÍCH: Khi cần thiết, có thể sử dụng nhiều hơn một bộ siết

Hình 4 - Ví dụ bộ điều chỉnh đai kim loại

3.3

Ống lót (Bush)

Ống được đúc hoặc ép đùn và được nối với phần vật liệu đàn hồi chỉ sử dụng với khớp nối có các đai kháng cắt để làm cân bằng những thay đổi giữa đường kính ngoài của các ống không thể được nối bằng một khớp nối.

3.4

Kích thước danh nghĩa của khớp nối mềm và bộ điều chỉnh (Nominal size of a flexible coupling and an adoptor)

Đường kính ngoài lớn nhất của ống mà khớp nối mềm hoặc bộ điều chỉnh có thể được sử dụng

3.5

Đai kháng cắt (Shear band)

Thành phần chịu các tải trọng cắt sau khi lắp đặt

3.6

Đai kẹp (Clamping band)

Bộ phận để giữ chặt khớp nối mềm với ống bằng một lực nhất định

3.7

Dải điều chỉnh/ Bộ phận cố định đai kháng cắt (Adjustor strip/ shear band fixing)

Bộ phận để giữ chặt đai kháng cắt với khớp nối mềm bằng một lực nhất định

CHÚ THÍCH: Xem Hình 2

3.8

Đầu bịt (Stopper)

Bộ phận cơ khí để bịt đầu hở của ống, thường được sử dụng trong thử nghiệm áp suất

4  Ký hiệu và chữ viết tắt

Ký hiệu

Mô tả

Đơn vị

FE

Khối lượng danh nghĩa của đầu bịt (đối với thử nghiệm độ kín)

kN

FR

Khối lượng danh nghĩa của ng (có thể xác định bằng tính toán thể tích và khối lượng riêng)

kN

FS

Tải trọng cắt

kN

Fw

Khối lượng của nước trong ống

kN

Fz

Tải trọng gia tải

kN

C1

Khoảng cách giữa gioăng và trục gia tài Fz

m

C2

Khoảng cách giữa gối đỡ bên phải và trục tải trọng FE

m

Ss

Khoảng cách giữa gioăng và gối đỡ của ống chịu tải

m

5  Đặc tính sản phẩm

5.1  Yêu cầu chung

Khớp nối mềm, bộ điều chỉnh và ống lót phải đáp ứng các đặc tính sản phẩm trong tiêu chuẩn này.

Khi được lắp đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất, khớp nối mềm, bộ điều chỉnh và ống lót không được gây hư hại hoặc gây biến dạng cho ống được đấu nối.

Khớp nối mềm, bộ điều chỉnh và ống lót không được có khuyết tật có thể gây hư hại các chức năng khi vận hành.

5.2  Vật liệu

Tất cả vật liệu được sử dụng cho khớp nối mềm, bộ điều chỉnh và ống lót phải đáp ứng các đặc tính vật liệu cụ thể theo TCVN 13503 - 2.

5.3  Dung sai kích thước

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu về dung sai và kích thước được quy định trong TCVN 13503- 2.

5.4  Độ kín của hệ mối nối

5.4.1  Yêu cầu chung

Hệ mối nối sử dụng khớp nối mềm, bộ điều chỉnh và ống lót phải đáp ứng các yêu cầu của 5.4.2, 5.4.3, 5.4.4 và 5.4.5.

Khớp nối và bộ điều chỉnh phải được thử nghiệm trong các hệ kết hợp cả ống cứng, ống mềm và tổ hợp các ống cứng với ống mềm.

Khi ống lót được cung cấp cùng với sản phẩm, phải thử tối thiểu một phép thử cho mỗi cấu kiện bao gồm có ít nhất một tổ hợp ống lót/khớp nối.

Ngoài ra, khi thực hiện phép thử nghiệm quy định trong phần vật liệu cụ thể của TCVN 13503-2, khớp nối có kích thước lớn nhất lắp ráp với ống lót dày nhất được cung cấp và phù hợp với những ống từ mỗi nhóm kích thước được thiết kế và chế độ thử nghiệm phải được thử nghiệm tại hệ mô-meri xoắn được khuyến cáo.

5.4.2  Áp suất thử nghiệm

Hệ mối nối sử dụng các khớp nối liên kết với đai kháng cắt phải đáp ứng các yêu cầu của 5.4.3 và 5.4.4, khi được thử nghiệm với áp suất bên trong là 100 kPa (1,0 bar) theo 6.1.2.

Hệ mối nối sử dụng khớp nối hoặc bộ điều chỉnh không có đai kháng cắt phải đáp ứng các yêu cầu của 5.4.3 và 5.4.4, khi được thử nghiệm với áp suất bên trong là 50 kPa (0,5 bar) theo 6.1.2.

Nếu các sản phẩm được đề cập trong tiêu chuẩn này cần chịu được điều kiện làm việc liên tục dưới áp suất thấp (tương ứng với lưu lượng vượt quá tính toán được dự kiến, ví dụ cho nước chảy qua đường ống), áp suất thử nghiệm phải cao hơn áp suất được quy định bên trên cho loại khớp nối hoặc loại bộ điều chỉnh.

Áp suất thử nghiệm cao hơn cần theo thỏa thuận giữa nhà sản xuất và các bên liên quan.

Hệ mối nối sử dụng các khớp nối kết hợp với một đai kháng cắt phải đáp ứng các yêu cầu của 5.4.3 và 5.4.4 khi được thử nghiệm với một áp suất chân không là -0,25 bar (áp suất tuyệt đối 0,75 bar) khi được thử nghiệm theo 6.1.3.

Một bộ phận của hệ mối nối không được sử dụng trong nhiều hơn một phép thử nghiệm.

5.4.3  Độ lệch góc

Một ống trong hệ mối nối phải được làm lệch theo phương pháp mô tả trong 6.1.4 bằng giá trị được quy định trong Bảng 1 có liên quan đến kích thước danh nghĩa của khớp nối. Độ lệch phải chịu được áp suất thử nghiệm quy định trong 5.4.2 trong 5 min mà không xuất hiện rò rỉ nhìn thấy bằng mắt thường hoặc áp suất không thay đổi quá 10 % sau khi đã ổn định.

Bảng 1 - Độ lệch

Kích thước danh nghĩa của khớp nối

mm

Độ lệch a

mm/m

Độ lệch

độ

Lên đến 200

80

4,6

201 đến 500

30

1,7

501 đến 800

20

1,1

>800

10

0,6

a giá trị lệch trên một mét chiều dài đoạn ống (xem Hình 5).

Trường hợp thực hiện một hệ mối nối từ hai ống có kích thước khác nhau, phải áp dụng độ lệch thích hợp cho ống có kích thước lớn hơn.

5.4.4  Độ bền kháng cắt và độ biến dạng

5.4.4.1  Yêu cầu chung

Một hệ mối nối phải chịu được tải trọng cắt ngắn hạn và dài hạn khi được thử nghiệm theo 6.1.5. Ngoài ra còn theo 6.1.5.1, 6.1.5.3 và 6.1.5.4 hoặc 6.1.5.2, 6.1.5.3 và 6.1.5.4.

5.4.4.2  Hệ mối nối đấu nối ống cứng

Đối với hệ mối nối đấu nối với đường ống làm từ vật liệu không chịu được biến dạng đáng kể theo đường kính dưới tác dụng của tải trọng thử nghiệm cắt (ví dụ ống gốm, bê tông, gang, gang dẻo, thép và xi măng cốt sợi) một tải trọng bên ngoài FZ (xem Công thức 1) được gia tải lên một ống đề tạo ra lực cắt tối thiểu tại hệ mối nối là 25 N trên một milimet kích thước danh nghĩa. Hệ mối nối phải chịu được áp suất thử nghiệm quy định trong 5.4.2 là 15 min mà không xuất hiện rò rỉ nhìn thấy bằng mắt thường hoặc áp suất không thay đổi quá 10 % sau khi đã ổn định.

Đai kẹp, đai kháng cắt, bộ điều chỉnh và bất kỳ bộ phận nào của bộ điều chỉnh gắn kèm không được thể hiện bất kỳ dấu hiệu suy giảm hoặc sự xuống cấp rõ ràng nào.

5.4.4.3  Hệ mối nối đấu nối ống mềm và ống cứng với ống mềm

Đối với hệ mối nối đấu nối với đường ống làm từ vật liệu không chịu được biến dạng nghiêm trọng theo đường kính dưới tác dụng của tải trọng thử nghiệm cắt (các ví dụ điển hình bao gồm ống PVC-U, PE, pp và ống GRP độ cứng thấp) thì tải trọng gia tải yêu cầu phải tạo được một biến dạng theo đường kính là (10 ± 1,0) % đường kính ngoài khi cả hai ống trong một hệ mối nối đều là ống mềm và (5 ± 0,5) % đường kính ngoài mà khi ống trong hệ mối nối là ống cứng. Khi thử nghiệm ống mềm, tại đó không được có khe hở giữa khối chân đỡ và ống đặt bên trên.

Đai kẹp, đai kháng cắt, bộ điều chỉnh và bất kỳ phương tiện nào của bộ điều chỉnh gắn kèm không được thể hiện bất kỳ dấu hiệu suy giảm hoặc sự xuống cấp rõ ràng nào.

Hệ mối nối phải chịu được áp suất thử nghiệm theo 5.4.2 trong 15 min mà không xuất hiện rò rỉ nhìn thấy bằng mắt thường hoặc áp suất không thay đổi quá 10 % sau khi đã ổn định.

5.4.5  Chu kỳ nhiệt

5.4.5.1  Yêu cầu chung

Hệ mối nối cũng phải được thử nghiệm dưới tác dụng của tải trọng cắt và các điều kiện lệch thẳng sau khi thử nghiệm chu kỳ nhiệt. Thử nghiệm này phải được giới hạn ở các khớp nối cho đường ống có đường kính trong lên đến 200 mm, nhiệt độ thử nghiệm không được vượt quá nhiệt độ gia tải trong các chu kỳ kéo dài (xem 6.5, TCVN 13502).

5.4.5.2  Ứng dụng chôn ngầm dưới đất

Khi được thử nghiệm theo 6.1.6.1, hệ mối nối không được xuất hiện rò rỉ nhìn thấy bằng mắt thường tại cấp mô-men xoắn do nhà sản xuất khuyến cáo.

5.4.5.3  Đặt nổi trên mặt đất và trong tòa nhà

Khi được thử nghiệm theo 6.1.6.2, hệ mối nối không được xuất hiện rò rỉ nhìn thấy bằng mắt thường tại cấp mô-men xoắn do nhà sản xuất khuyến cáo.

5.5  Độ bền của đai kẹp và đai kháng cắt

5.5.1  Hệ đai kẹp

Trừ khi có tính năng ngăn chặn sự cố siết quá chặt, hệ đai kẹp cho khớp nối mềm phải được thử nghiệm để chứng minh có độ bền phù hợp để duy trì hiệu suất bít kín cho mối nối.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu thử nghiệm và phương pháp thử được quy định trong phần cụ thể cho vật liệu của tiêu chuẩn này.

5.5.2  Phép thử nghiệm cho bộ phận đai kẹp cố định và dải điều chỉnh của đai kháng cắt

Bộ phận dải điều chỉnh cố định đến đai kẹp hoặc đai kháng cắt phải khỏe hơn vật liệu gốc khi chứng minh được vật liệu gốc có sự hư hỏng nhiều hơn các bộ phận cố định.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu thử nghiệm và phương pháp thử được quy định trong phần cụ thể về vật liệu của tiêu chuẩn này.

5.6  Phản ứng với lửa

5.6.1  Sử dụng chôn ngầm

Khi sử dụng khớp nối mềm, bộ điều chỉnh và ống lót tuân theo các yêu cầu trong quy chuẩn quốc gia về phản ứng với lửa, tính năng phản ứng với lửa của các bộ phận này phải được công bố như vật liệu chính cấu thành lên ống. Đối với vật liệu như ống gốm và ống bê tông thì phải được công bố như Nhóm A1 theo EN 13501-1.

CHÚ THÍCH: Nhóm tính năng phản ứng với lửa của khớp nối mềm được xem như tương đương với loại vật liệu cấu thành ống vì chỉ có một phần không đáng kể của vật liệu mối nối tiếp xúc với lửa bên trong ống và mặt ngoài của đường ống thường được chôn xuống.

Đối với Ống làm từ gốm và bê tông mà không có bất kỳ thành phần vật liệu hữu cơ nào khác và không phản ứng với lửa có thể được xem như vật liệu Nhóm A1.

Ngược lại, trường hợp quy chuẩn quốc gia không quy định các yêu cầu về phản ứng với lửa khi sử dụng sản phẩm này thì có thể công bố theo Nhóm A1 (xem ở trên) hoặc NPD (Tính năng không xác định).

5.6.2  Sử dụng đặt nổi trên mặt đất

Khi tuân theo yêu cầu quy chuẩn quốc gia, việc phân loại tính năng phản ứng với lửa của khớp nối mềm, bộ điều chỉnh và ống lót được sử dụng cho hệ thống thoát nước đặt nổi trên mặt đất phải được xác định và công bố theo EN 13501-1 dựa trên thử nghiệm của mẫu vật liệu theo các tiêu chuẩn liên quan trong EN 13501-1, khi vật liệu không đáp ứng yêu cầu để nhóm CWT (classified without need for testing - Nhóm không cần thử nghiệm).

5.7  Độ bền lâu

5.7.1  Yêu cầu chung

Khớp nối mềm, bộ điều chỉnh và ống lót là những sản phẩm có tính năng xác định và ổn định, đáp ứng được mục đích sử dụng và đảm bảo độ bền trong suốt thời gian làm việc. Độ bền được đảm bảo khi đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn này.

5.7.2  Độ bền kín nước

Hệ mối nối phải được thử nghiệm theo phương pháp được mô tả trong 6.1, bằng cách sử dụng tất cả dung dịch thử nghiệm được quy định và sử dụng những ống có tính trơ với các dung dịch thử nghiệm (ví dụ ống men sứ, PVC, PE, PP). Một hệ mối nối riêng phải sử dụng cho mỗi dung dịch thử nghiệm. Mỗi hệ mối nối tiếp xúc với một trong các dung dịch thử nghiệm phải chịu áp suất bên trong được quy định tại 5.4.2 trong 5 min mà không xuất hiện rò rỉ nhìn thấy bằng mắt thường sau khi áp suất đã ổn định.

5.8  Chất nguy hại

Quy chuẩn quốc gia có thể yêu cầu xác minh và công bố khi ban hành, và đôi khi công bố trong nội dung, về các chất nguy hại khi các sản phẩm xây dựng quy định trong tiêu chuẩn này được đưa ra thị trường.

6  Phương pháp thử

6.1  Phương pháp thử độ kín của hệ mối nối

6.1.1  Yêu cầu chung

Dụng cụ thử nghiệm phải chứa được hai ống, được nối với một khớp nối mềm hoặc bộ điều chỉnh và được đỡ sao cho hai ống có thể dịch chuyển về phía nhau trong giới hạn được quy định bởi các phép thử nghiệm.

Nếu không thể áp dụng một cách chính xác sai số về áp suất, tải trọng hoặc khoảng cách được yêu cầu, một hệ mối nối được xem là đáp ứng các yêu cầu thử nghiệm khi mức áp dụng lớn hơn các mức quy định.

6.1.2  Áp suất bên trong

Đối với ống được bít kín bằng nút bịt kín nước, làm đầy nước với nhiệt độ không vượt quá 30 °C, loại bỏ hết không khí bên trong trước khi áp dụng áp suất thử nghiệm cho đến khi áp suất được xem là ổn định.

6.1.3  Chân không

Đối với ống được bít kín khí, hút chân không đến áp suất thử nghiệm, tắt nguồn chân không và đo áp suất bên trong hệ thử nghiệm.

6.1.4  Thử nghiệm độ lệch

Độ lệch được tính bằng mm/m, là khoảng cách đo được theo chiều thẳng đứng tính từ trục dọc kéo dài của một ống đến trục dọc của ống khác với chiều dài đo được (xem Hình 5).

Kích thước tính bằng milimet

CHÚ DN:

a  Giá trị độ lệch mối nối tính bằng mm

Hình 5 - Hình dạng độ lệch mối nối

Lắp toàn bộ các ống vào mối nối, căn chỉnh các ống theo trục, sau đó tách các ống theo trục dọc với các đầu ống được chặn để ngăn sự dịch chuyển theo chiều dài. Đối với mối nối có kích thước danh nghĩa nhỏ hơn 300 mm thì khoảng cách giữa các mối nối cách nhau 5 mm. Đối với kích thước danh nghĩa bằng và lớn hơn 300 mm, khoảng cách phải là tối thiểu để cho phép độ lệch theo Bảng 1.

Làm lệch theo yêu cầu thử nghiệm một ống tạo góc với một ống khác với điểm tựa trên trục ngang của ống và bên trong mối nối (xem Hình 6).

Hình 6 - Thử nghiệm độ lệch

6.1.5  Thử nghiệm cắt

6.1.5.1  Thử nghiệm độ bền cắt cho khớp nối có đai kháng cắt

Ống phải được gắn hoàn toàn vào mối nối, căn chỉnh các ống theo trục, sau đó tách các ống cách nhau 5 mm theo trục dọc với các đầu ống được cố định để hạn chế sự dịch chuyển theo chiều dài (xem Hình 7).

Một ống phải được đỡ chắc chắn và cố định, ống thứ hai phải được đỡ thích hợp ở khoảng cách SS từ điểm mối nối thử nghiệm.

Tải trọng cắt tác dụng lên mối nối bít kín được tạo ra bởi tải trọng tác dụng bên ngoài cũng như khối lượng của ống được lắp vào và lượng nước kèm theo. Tải trọng cắt phải được áp dụng trong 15 min.

CHÚ DN:

Xem Công thức (1)

Hình 7 - Thử nghiệm độ bền cắt cho khớp nối nối ống cứng

Mức gia tải bên ngoài được xác định theo khoảng cách của điểm gia tải từ mối nối ống và theo chiều dài đoạn ống tự do, ống được chèn vào giữa mối nối và gối đỡ ống.

Tải trọng ngoài bổ sung, FZ, được tính theo Công thức (1):

(1)

Trong đó:

FE Khối lượng danh nghĩa của đầu bịt, theo kN;

FR Khối lượng danh nghĩa của ống (có thể xác định bằng tính toán thể tích và khối lượng riêng), tính bằng kN;

FS Tải trọng cắt, tính bằng kN;

FW Khối lượng của nước trong ống, tính bằng kN;

FZ Tải trọng bổ sung, tính bằng kN;

SS Khoảng cách giữa gioăng và gối đỡ bên phải của ống chịu tải, tính bằng m;

C1 Khoảng cách giữa gioăng và trục gia tải FZ, tính bằng m;

C2 Khoảng cách giữa gối đỡ bên phải và trục gia tải cho FE, tính bằng m.

6.1.5.2  Thử nghiệm độ bền cắt cho bộ điều chỉnh và khớp nối không có đai kháng cắt

Đối với hệ mối nối không có đai kháng cắt, áp dụng tải trọng trong thời gian 15 min cho các ống được lắp đặt như quy định trong 6.1.5.1 nhưng mặt dưới của hệ mối nối được đỡ trên một mặt phẳng cứng và được ngăn ngừa khỏi sự dịch chuyển (xem Hình 8).

CHÚ THÍCH: Khi khớp nối không được thiết kế để kháng cắt, toàn bộ khớp nối phải được đỡ để chỉ thử nghiệm mỗi tính nguyên vẹn của nút bít kín.

CHÚ DẪN:

Xem Công thức (1)

Hình 8 - Bố trí thử nghiệm cắt với khớp nối được đặt trên một tấm đỡ

6.1.5.3  Thử nghiệm độ bền cắt dài hạn

Phép thử độ bền cắt dài hạn của hệ mối nối phải tuân theo phương pháp được đưa ra trong 6.1.5.1 với tải trọng được áp dụng trong thời gian 3 tháng (xem Hình 7). Tại thời điểm kết thúc giai đoạn thử nghiệm này, phải tiến thành thử nghiệm áp suất trong 15 min.

Đối với hệ mối nối không có đai kháng cắt, phải thực hiện thêm một thử nghiệm dài hạn mà tại đó tải trọng được áp dụng trong thời gian là 3 tháng với những ống được thiết lập như. trước nhưng mặt dưới của hệ mối nối được đỡ trên mặt phẳng cứng và được ngăn ngừa khỏi sự dịch chuyển (xem Hình 8).

6.1.5.4  Thử nghiệm sự biến dạng cho ống mềm nối với ống cứng

CHÚ DẪN:

F  Tải trọng

Hình 9 - Thử nghiệm độ biến dạng cho khớp nối nối các ống mềm

Tải trọng trên một ống mềm phải được tăng cho đến khi đạt được độ lệch quy định trong 5.4.4.3 và được áp dụng trong thời gian là 15 min (xem Hình 9).

6.1.6  Thử nghiệm chu kỳ nhiệt

6.1.6.1  Ứng dụng chôn ngầm

Sử dụng các hệ mối nối trong Hình 7, Hình 8 và Hình 9, vận chuyển nước nóng có nhiệt độ ≥ 45 °C và ống có đường kính trong 200 mm theo chu kỳ nhiệt (trong không khí) sau:

- Bắt đầu tại nhiệt độ không khí với 4 chu kỳ:

- 8 h tại (-10 ±2) °C

- 16 h tại (+70 ±2) °C

- 8 h tại (-10 ± 2) °C

- Nhiệt độ môi trường cho 2 h.

- Sau đó thực hiện các thử nghiệm về độ lệch góc, độ bền cắt và độ biến dạng được quy định trong 5.4.3 và 5.4.4.

6.1.6.2  Ứng dụng bên trên mặt đất và bên trong toà nhà

Sử dụng thiết bị, dụng cụ, hệ thử nghiệm và quy trình cho chương trình A, được quy định trong EN 1055:1996, giám sát hệ thử nghiệm để ghi lại bất kỳ sự rò rỉ hoặc thay đổi ngoại quan nào. Tiến hành hệ thử nghiệm trong 1 500 chu kỳ như sau:

- (30 ± 0,5) L nước tại (93 ± 2) °C, được đo tại điểm cấp nước vào, với thời gian (60 ± 2) s

- Thời gian nghỉ và xả là (60 ± 2) s

- (30 ± 0,5) L nước tại (15 ± 5) °C, được đo tại điểm điểm cấp nước vào, với thời gian (60 ± 2) s

- Thời gian nghỉ và xả là (60 ± 2) s

- Lặp lại chu kỳ

Khi hoàn thiện 1 500 chu kỳ, làm đầy nước hệ thử nghiệm (tại nhiệt độ không vượt quá 20 °C) đến khi mực nước cao hơn điểm cao nhất của đường tâm ống liền kề bên trên là 0,5 m. Để trong thời gian ít nhất là 15 min và sau đó kiểm tra bằng mắt thường và ghi lại bất kỳ sự rò rỉ nào nhìn thấy được. Thử nghiệm phải được tiến hành với các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa cho mục đích sử dụng bên trong tòa nhà. Tính chất của vật liệu sử dụng cho thử nghiệm này phải đại diện cho các vật liệu được tiêu chuẩn hóa.

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1] QCVN 05A:2020/BCT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm

[2] QCVN 07:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại

 

Mục lục

1  Phạm vi áp dụng

2  Tài liệu viện dẫn

3  Thuật ngữ và định nghĩa

4  Ký hiệu và chữ viết tắt

5  Đặc tính sản phẩm

5.1  Yêu cầu chung

5.2  Vật liệu

5.3  Dung sai kích thước

5.4  Độ kín của hệ mối nối

5.4.1  Yêu cầu chung

5.4.2  Áp suất thử nghiệm

5.4.3  Độ lệch góc

5.4.4  Độ bền kháng cắt và độ biến dạng

5.4.5  Chu kỳ nhiệt

5.5  Độ bền của đai kẹp và đai kháng cắt

5.5.1  Hệ đai kẹp

5.5.2  Phép thử nghiệm cho bộ phận đai kẹp cố định và dải điều chỉnh của đai kháng cắt

5.6  Phản ứng với lửa

5.6.1  Sử dụng chôn ngầm

5.6.2  Sử dụng đặt nổi trên mặt đất

5.7  Độ bền lâu

5.7.1  Yêu cầu chung

5.7.2  Độ bền kín nước

5.8  Chất nguy hại

6  Phương pháp thử

6.1  Phương pháp thử độ kín của hệ mối nối

6.1.1  Yêu cầu chung

6.1.2  Áp suất bên trong

6.1.3  Chân không

6.1.4  Thử nghiệm độ lệch

6.1.5  Thử nghiệm cắt

6.1.6  Thử nghiệm chu kỳ nhiệt

Thư mục tài liệu tham khảo

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi