Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13499:2022 Máy và thiết bị xây dựng - Máy đầm rung ngoài cho bê tông
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 13499:2022
Số hiệu: | TCVN 13499:2022 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Xây dựng |
Ngày ban hành: | 24/05/2022 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13499:2022
ISO 18652:2005
MÁY VÀ THIẾT BỊ XÂY DỰNG - MÁY ĐẦM RUNG NGOÀI CHO BÊ TÔNG
Building construction machinery end equipment - External vibrators for concrete
Lời nói đầu
TCVN 13499:2022 hoàn toàn tương đương ISO 18652-2005.
TCVN 13499:2022 do Trường Đại học Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MÁY VÀ THIẾT BỊ XÂY DỰNG - MÁY ĐẦM RUNG NGOÀI CHO BÊ TÔNG
Building construction machinery end equipment - External vibrators for concrete
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đề cập đến các các thuật ngữ và định nghĩa, phân loại, các yêu cầu về đặc tính, phương pháp thử nghiệm, tên và các thông số kỹ thuật của các máy đầm rung ngoài để làm chặt hỗn hợp bê tông (sau đây gọi là “Đầm rung").
CHÚ THÍCH: Việc sử dụng các máy đầm rung ngoài bao gồm cà các bộ phận lắp thêm để tạo hình, sàn rung, bàn rung, các máy đầm rung bề mặt và đầm thước để làm chặt hỗn hợp bê tông.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản công bố mới nhất, bao gồm cả các bổ sung và sửa đổi (nếu có).
TCVN 6627-1:2008 (IEC 60034-5), Máy điện quay. Phần 5: Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài nhờ thiết kế tích hợp (mã IP). Phân loại.
TCVN 7383-2:2004 (ISO 12100-2:2003), An toàn máy. Khái niệm cơ bản, nguyên tắc chung cho thiết kế. Phần 2: Nguyên tắc kỹ thuật.
TCVN 12422 (ISO 8331), Ống mềm và cụm ống cao su và chất dẻo - Hướng dẫn lựa chọn, lưu kho, sử dụng và bảo trì.
ISO 2398:1995[1], Rubber hose, textile-reinforced, for compressed air - Specification (Ống cao su, gia cố bằng lớp vải bố, dùng cho khí nén - Đặc tính kỹ thuật).
ISO 4414:1998, Pneumatic fluidpower - General rules relating to systems (Truyền động khí nén - Các quy định chung liên quan đến hệ thống).
ISO 6150:1988, Pneumatic fluid power - Cylindrical quick-action couplings for maximum working pressures of 10 bar, 16 bar and 25 bar (1 MPa, 1,6 MPa, and 2,5 MPa) - Plug connecting dimensions, specifications, application guidelines and testing (Truyền động khí nén - Khớp nối - Khớp nối tháo lắp nhanh với áp suất làm việc 10 bar, 16 bar và 25 bar (1 MPa, 1,6 MPa và 2,5 MPa) - Kích thước giắc kết nối, thông số kỹ thuật, hướng dẫn lắp đặt và thử nghiệm.
ISO 7241-1, Hydraulic fluid power - Quick-action couplings - Part 1: Dimensions and requirements (Truyền động thủy lực - Khớp nối tháo lắp nhanh - Phần 1: Kích thước và yêu cầu).
ISO 8041, Human response to vibration - Measuring instrumentation (Phản ứng của người với rung động - Thiết bị đo).
ISO 11375:1998, Building construction machinery and equipment - Terms and definitions (Máy và thiết bị xây dựng - Thuật ngữ và định nghĩa).
IEC 60034-1:2004[2], Rotating electrical machines - Part 1: Rating and performance (Máy điện quay - Phần 1: Đánh giá và đặc tính).
IEC 60204-1:2000, Safety of machinery - Electrical equipment of machines - Part 1: General requirements (An toàn máy - Các thiết bị điện - Phần 1: Yêu cầu chung)
IEC 60745-1:2003, Hand-held motor-operated electric tools - Safety - Part 1: General requirements (Động cơ cho các thiết bị điện cầm tay - An toàn - Phần 1: Yêu cầu chung)
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong ISO 11375 và các thuật ngữ, định nghĩa sau.
3.1
Máy đàm rung ngoài dẫn động điện (electric external vibrator)
Máy đầm rung sử dụng động cơ chính là động cơ điện.
CHÚ THÍCH: Máy đầm rung ngoài dẫn động điện được dẫn động bằng một động cơ cảm ứng lồng sóc, một pha hoặc ba pha, ở hai đầu trục có gắn các khối lệch tâm (Xem Hình A.1 và Hình A.7)
3.2
Máy đầm rung ngoài dẫn động khí nén (pneumatic external vibrator)
Máy đầm rung hoạt động trên nguyên lý rô to không tiếp xúc được dẫn động bằng khí nén.
CHÚ THÍCH 1: Máy đầm rung ngoài dẫn động khí nén có một bộ phận tạo rung được làm dưới dạng ống hoặc hình cầu đặt trong một vỏ máy, chuyển động quanh một trục cố định. Máy đầm gồm bộ phận gây rung, các đường ống khí có khóa bặt/tắt và các phụ kiện khác để sử dụng với ván khuôn kim loại và gỗ. Khóa bật/tắt cho phép thay đổi các thông số rung.
CHÚ THÍCH 2: Xem Hình A.2, Hình A.3, Hình A.8 và Hình A.9
3.3
Máy đầm rung ngoài dẫn động thủy lực (hydraulic external vibrator)
Máy đầm rung bao gồm khối quay lệch tâm liên kết trực tiếp với một động cơ thủy lực được thiết kế đặc biệt.
CHÚ THÍCH 1: Máy đầm rung ngoài dẫn động thủy lực được trang bị một bộ nguồn có bơm thủy lực, điều khiển áp suất và lưu lượng nhằm mục đích điều chỉnh chính xác tần số rung theo yêu cầu.
CHÚ THÍCH 2: Xem Hình A.4
3.4
Máy đầm rung ngoài tần số cao (high-frequency external vibrator (HF external vibrator))
Máy đầm rung hoạt động từ tần số 70 Hz trở lên.
CHÚ THÍCH: Máy đầm rung điện tần số cao thường có động cơ cảm ứng lồng sốc có bộ chuyển đổi tần số.
3.5
Máy đầm rung ngoài tần số thường (normal frequency external vibrator (NF external vibrator)) Máy đầm rung hoạt động ở tần số dưới 70 Hz
CHÚ THÍCH: Máy đầm rung điện tần số thường là động cơ cảm ứng lồng sóc hoạt động theo tần số điện lưới.
3.6
Máy đầm rung ngoài có hướng (external vibrator of directed vibration)
Rung được tạo bởi bộ gây rung có hướng.
CHÚ THÍCH: Xem Hình A.10, Hình A.11 và Hình A.12
3.7
Máy đầm rung ngoài có hướng với một bộ gây rung (single external vibrator of directed vibration)
Máy đầm rung tạo ra các rung động tuyến tính theo phương đứng bằng cách treo hoặc đặt máy thông qua một khớp bản lề.
CHÚ THÍCH: Xem Hình A.10b và Hình A.11
3.8
Máy đầm rung ngoài có hướng với hai bộ gây rung (double external vibrator of directed vibration)
Máy đầm rung tạo ra các rung động nhờ hai bộ gây rung giống nhau, quay ngược chiều, cùng tốc độ và được nối với nhau thông qua một bộ truyền bánh răng.
CHÚ THÍCH 1: Máy đầm rung có thể được dẫn động bởi một động cơ đặt ngoài hoặc hai động cơ cảm ứng được kết nối với nhau và cùng đặt trong một vỏ máy.
CHÚ THÍCH 2: Xem Hình A.10a và Hình A.12
3.9
Máy đầm rung ngoài cố định (fixed external vibrator)
Máy đầm rung được gắn trực tiếp lên chân đế rung/bàn rung.
CHÚ THÍCH: Xem Hình A.1, Hình A.2 và Hình A.5
3.10
Máy đầm rung ngoài có thể tháo rời (removable external vibrator)
Máy đầm rung liên kết với đối tượng được rung một cách gián tiếp thông qua một cơ cấu kẹp có thể tháo lắp nhanh.
CHÚ THÍCH: Xem Hình A.3, Hình A.6 và Hình A.9
3.11
Máy đầm rung ngoài có động cơ đặt ngoài (external vibrator with external motor)
Máy đầm rung được dẫn động bằng động cơ điện hoặc động cơ đốt trong đặt bên ngoài.
3.12
Bộ biến đổi tần số và điện áp cho máy đầm rung ngoài (frequency and voltage converter for external vibrator)
Bộ phận được sử dụng để cung cấp dòng điện có tần số cao hơn tần số điện lưới và điện áp an toàn cho máy đầm rung ngoài.
3.13
Bộ tạo tần số cao và bình thường (high-and-normal frequency generating set)
Một tổ hợp bao gồm động cơ đốt trong, máy phát điện và bộ biến đổi tần số điện.
4 Phân loại
Máy đầm rung được phân loại theo tần số, nguồn dẫn động và cấu tạo theo Bảng 1.
Phân loại | Tần số | Nguồn động lực | Cấu tạo | Công suất (W) |
NF | Thường | Động cơ điện | Kiểu cố định | 25, 35, 50, 75, 100, 150, 200, 250, 400, 550, 750, 1 100, 1 500, 1 700, 2 200, 3 000, 4 000 |
HF | Cao | Kiểu tháo rời | 30, 50, 100, 150, 200, 300, 400, 550, 750, 1 000, 1 500, 2 000, 2 500 | |
P | - | Khí nén | Kiểu cố định Kiểu tháo rời | - |
H | - | Thủy lực | Kiểu cố định Kiểu tháo rời | - |
5 Cấu tạo
Cấu tạo máy đầm rung phụ thuộc vào kiểu dân động (điện, khí nén, thủy lực), các thông số kỹ thuật (tần số và lực ly tâm) và cách liên kết với đối tượng được rung. Các ví dụ về cấu tạo khác nhau của máy đầm rung xem trong Phụ lục A.
6 Yêu cầu về đặc tính
6.1 Tần số
Máy đầm rung được phân loại theo tần số của máy như Bảng 2, khi thử nghiệm tải tuân theo 8.2. Tần số rung của máy phải tuân theo các công bố của nhà sản xuất.
Bảng 2 - Tần số của máy đầm rung ngoài
Ký hiệu | Tần số |
NF | Dưới 70 Hz |
HF | Từ 70 Hz trở lên |
6.2 Lực ly tâm
Nguồn động lực của máy phải đủ để dẫn động máy sao cho máy không bị giảm tốc độ, lực ly tâm cho trước được duy trì liên tục với tải trọng lớn nhất của mục đích sử dụng.
6.3 Thời gian làm việc định mức
Thời gian làm việc định mức của máy đầm rung phải là liên tục. Với máy đầm rung ngoài dẫn động điện, thời gian làm việc (cấp chế độ làm việc) được quy định trong IEC 60034-1:2004, Điều 3.2 và Điều 4.2 và sự thỏa thuận giữa nhà cung cấp và người mua là được phép. Ký hiệu các máy đầm rung này phải tương ứng với IEC 60745-1:2003, Điều 7.2.
6.4 Dòng và công suất điện tiêu thụ
Dòng và công suất điện tiêu thụ của máy rung ngoài dẫn động điện khi chịu tải theo 8.2, phải theo công bố của nhà sản xuất.
6.5 Các yêu cầu về an toàn
6.5.1 Quy định chung
Máy đầm rung ngoài được thiết kế cùng các bộ phận của nó phải được lựa chọn, sử dụng, lắp đặt và điều chỉnh để đảm bảo hoạt động an toàn. Trong trường hợp có sự cố, sự an toàn của người điều khiển phải được ưu tiên và phải giảm thiểu thiệt hại cho thiết bị và môi trường. Các tình huống có thể gây ra sự cố, các hoạt động và ứng dụng dự kiến phải được xem xét.
Khuyến cáo về các nguyên tắc kỹ thuật và đặc tính kỹ thuật cho thiết kế máy đầm rung liên quan vấn đề an toàn được tuân thủ và áp dụng theo TCVN 7383-2 (ISO 12100-2).
6.5.2 Máy đầm rung ngoài dẫn động điện
6.5.2.1 Quy định chung
Các máy đầm rung này phải tuân thủ các yêu cầu của IEC 60204-1 và TCVN 6627-1 (IEC 60034- 1), ngoại trừ các điều được quy định khác trong tiêu chuẩn này và phải được chế tạo theo thông lệ thiết kế tốt nhất được quốc tế công nhận, phù hợp với sử dụng.
6.5.2.2 Cấp bảo vệ
Do máy đầm rung tiếp xúc với nước và bụi mịn nên ít nhất tuân theo cấp bảo vệ IP 55 theo TCVN 6627-5 (IEC 60034-5).
6.5.2.3 Bảo vệ quá tải
Bảo vệ quá tải máy đầm rung ngoài dẫn động điện được trang bị cho mỗi bộ phận phải có công suất lớn hơn 0,5 kW. Các khuyến cáo về bảo vệ quá tải xem IEC 60204-1:2000, Điều 7.3.
6.5.2.4 Phát nhiệt
Sự tăng nhiệt độ của máy đầm rung được lắp đặt chính xác vẫn phải nằm trong giới hạn của lớp cách điện theo tiêu chuẩn IEC 60034-1:2003, Điều 7
6.5.2.5 Nối đất
Các máy đầm rung phải được liên kết với một dây dẫn bảo vệ hoặc một dây nối đất. Việc thực hiện các biện pháp này phải tuân theo các yêu cầu của IEC 60034-1:2004, Điều 10.1.
6.5.2.6 Điện trở cách điện
Điện trở cách điện đo ở điện thế một chiều 500 V giữa các dây dẫn điện và mạch liên kết bảo vệ không nhỏ hơn 1 MΩ, theo tiêu chuẩn IEC 60204-1:2000, Điều 19.3.
6.5.2.7 Thử nghiệm điện áp
Máy đầm rung ngoài dẫn động điện phải chịu được điện áp thử nghiệm đặt trong khoảng thời gian ít nhất 1 s giữa các dây dẫn của tất cả các mạch với mạch liên kết bảo vệ. Điện áp thử phải:
- Gấp đôi điện áp định mức của máy rung hoặc 1 000 V, tùy theo giá trị nào lớn hơn;
- Ở tần số 50 Hz, và
- Được cung cấp bởi máy biến áp có công suất tối thiểu 500 VA.
Xem IEC 60034-1:2004, Điều 8.1 hoặc IEC 60204-1:2000, Điều 19.4.
6.5.3 Máy đầm rung ngoài dẫn động khí nén và dẫn động thủy lực
Máy đầm rung ngoài dẫn động khí nén và dẫn động thủy lực phải:
- Hoạt động tốt trong thử nghiệm vận hành, và
- Vượt qua thử nghiệm áp suất làm việc định mức ở mọi điều kiện sử dụng dự tính.
Rò rỉ và hư hỏng của một bộ phận máy không làm dầu thủy lực phun ra.
Thiết kế hệ thống máy đầm rung phải tuân theo ISO 4414.
Cần đặc biệt chú ý đến mọi ống dẫn mềm và khớp nối tháo-lắp nhanh có thể được trang bị trên máy đầm rung. Các đường ống phải tuân theo ISO 2398 và TCVN 12422 (ISO 8331), các khớp nối tuân theo ISO 6150 và ISO 7241-1.
6.5.4 Yêu cầu cho thử nghiệm không tải
Trong 2 min thử nghiệm, máy đầm rung phải hoạt động tốt. Xem 8.1 và Phụ lục B.
6.5.5 Yêu cầu cho thử nghiệm có tải
Trong 30 min thử nghiệm, máy đầm rung phải chứng tỏ được sự hoạt động tốt. Xem 8.2 và Phụ lục B.
7 Sổ tay hướng dẫn
Sổ tay hướng dẫn phải có thông tin cần thiết để lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng máy đầm rung. Nên bao gồm các nội dung sau:
a) Mô tả máy;
b) Đặc tính kỹ thuật;
c) Sơ đồ;
d) Các tài liệu chứng minh máy tuân thủ các yêu cầu bắt buộc;
e) Thông tin liên quan đến:
- Sử dụng;
- Bảo trì, bảo dưỡng;
- Vận chuyển, nâng hạ và bảo quản;
- Chạy thử, kiểm tra;
- Các mối nguy hiểm và các biện pháp liên quan đến an toàn, đặc biệt chú ý đến sự cần thiết phải kiểm tra định kỳ chức năng bảo vệ chống sốc điện và bảo vệ đường ống (nếu có), xác định tuổi thọ các đường ống;
- Phụ tùng.
8 Phương pháp thử
8.1 Thử không tải
Đặt máy đầm rung nằm ngang trên tấm cách rung được chọn phù hợp với khối lượng máy đầm rung (Xem Phụ lục B.1).
Tất cả các bộ phận phải được kẹp chặt đúng vị trí của nó và không tự nới lỏng. Để máy ở vị trí thẳng đứng.
Cho máy hoạt động trong 2 min.
Máy đầm rung phải tuân theo các yêu cầu của 6.5.4.
8.2 Thử có tải
Chọn một khối lập phương bằng thép hoặc gang theo Bảng 3 và dùng nó làm khối tải để cố định máy đầm rung khi thử nghiệm. Đối với máy đầm rung dẫn động khí nén và dẫn động thủy lực, chọn khối lượng tải dựa trên tính toán tiêu thụ năng lượng.
Liên kết chặt máy đầm rung với khối tải.
Đặt máy đầm rung và khối tải nằm ngang trên đế cách rung (xem Phụ lục B) và kích hoạt máy đầm rung.
Cho máy hoạt động trong 30 min.
Máy đầm rung phải tuân theo các yêu cầu của 6.5.5.
Bảng 3 - Khối lượng khối tải để giữ máy cố định trong quá trình thử
Loại và công suất động cơ (W) | Khối lượnga (kg) | Loại và công suất động cơ (W) | Khối lượnga (kg) |
NF 25 | 5 | NF 3 000 | 700 |
NF 35 | 5 | NF 4 000 | 950 |
NF 50 | 10 | HF 30 | 10 |
NF 75 | 15 | HF 50 | 15 |
NF 100 | 20 | HF 100 | 25 |
NF 150 | 30 | HF 150 | 40 |
NF 200 | 50 | HF 200 | 50 |
NF 250 | 60 | HF 300 | 80 |
NF 400 | 100 | HF 400 | 100 |
NF 550 | 120 | HF 550 | 150 |
NF 750 | 200 | HF 750 | 200 |
NF 1100 | 250 | HF 1 000 | 280 |
NF 1500 | 350 | HF 1 500 | 420 |
NF 1700 | 400 | HF 2 000 | 560 |
NF 2200 | 500 | HF 2 500 | 700 |
a: Sai lệch khối lượng: 2,5 % |
8.3 Đo tần số và gia tốc
Cố định máy đầm rung và khối tài cùng điều kiện như khi thử tải (Xem 8.2 và Phụ lục B). Đối với máy đầm rung dẫn động điện, điện áp nguồn cung cấp phải tương ứng giá trị khuyến cáo của nhà sản xuất. Với máy đầm rung dẫn động khí nén và máy rung dẫn động thủy lực, áp suất khí nén và áp suất dầu phải là giá trị danh định.
Đo tần số bằng máy đo rung hoặc máy đo rung đèn chớp. Ngoài ra, có thể dùng một máy đo tốc độ để đo tốc độ động cơ. Nếu sử dụng máy đo rung, nó phải là gia tốc kế được thiết kế để đo rung động. Cố định máy đo rung chắc chắn vào khối tải hoặc vào đầu vít cố định máy đầm rung.
Ghi lại các tín hiệu đo và xử lý thành phố dải yêu cầu theo thời gian thực.
Máy và thiết bị đo rung, xem ISO 8041.
Kết quả đo tần số phải theo các yêu cầu của 6.1, kết quả đo gia tốc phải theo 6.5.5.
8.4 Đánh giá lực ly tâm
Tính lực ly tâm theo công thức:
Trong đó:
m: khối lượng khối lệch tâm, tính bằng kilôgam (kg);
r: bán kính lệch tâm, tính bằng milimét(mm);
n: số vòng quay của máy rung, tính bằng vòng trên phút (min-1);
f: tần số, tính bằng hec (Hz).
Khối lượng khối lệch tâm có thể xác định qua tính toán hoặc cân ở vị trí nằm ngang.
Bán kính lệch tâm có thể xác định bằng nhiều phương pháp như tính toán hoặc đồ họa bằng cách lần lượt treo khối lệch tâm phẳng ở hai vị trí khác nhau và vẽ các đường thẳng đứng đi qua điểm treo này trên khối lệch tâm ở mỗi lần treo. Giao điểm của hai đường này sẽ là trọng tâm của khối.
Đo tần số, xem 8.3.
CHÚ THÍCH: Có thể đo lực ly tâm trực tiếp bằng dụng cụ đặc biệt, trong đó máy rung được treo bằng hệ thống dây có gắn cảm biến tải để tránh phản lực tại gối.
8.5 Đo dòng điện và công suất tiêu thụ
Đo dòng điện và công suất tiêu thụ bằng cách sử dụng Ampe kế và Watt kế thông thường như 6.4.
8.6 Xác định các yêu cầu về an toàn
8.6.1 Máy đầm rung ngoài dẫn động điện cố định và có thể tháo rời
8.6.1.1 Cấp bảo vệ
Kiểm tra các chỉ số đặc trưng của mã IP bằng phương pháp được đưa ra trong TCVN 6627-5 (IEC 60034-5).
8.6.1.2 Bảo vệ quá tải
Xác định sự hoạt động của bộ phận bảo vệ quá tải máy đầm rung bằng cách cho quá tải và kiểm tra sự kích hoạt của công tắc ngắt. Quá tải có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp như cho dòng điện quá tải vào thiết bị bảo vệ dòng.
8.6.1.3 Phát nhiệt
Thử nghiệm phát nhiệt, sử dụng phương pháp trong IEC 60034-1:2004, Điều 7.
8.6.1.4 Nối đất
Kiểm tra bằng mắt vị trí lắp đặt và ký hiệu của thiết bị bảo vệ đầu cuối, đo diện tích mặt cắt theo các yêu cầu của IEC 60034-1:12004, 10.1.
8.6.1.5 Đo giá trị cách điện
Đo giá trị cách điện theo phương pháp trong tiêu chuẩn IEC 60034-1:2004, 8.1.
8.6.2 Máy đầm rung dẫn động khí nén và máy đầm rung dẫn động thủy lực
Cố định máy đầm rung với khối tải. Kiểm tra sự hoạt động đúng theo yêu cầu của máy đầm rung với áp suất làm việc và áp suất lớn nhất.
Kiểm tra các tài liệu chứng thực về đặc tính của các đường ống và khớp nối tháo lắp nhanh (nếu có) theo 6.5.3.
8.6.3 Kiểm tra sổ tay hướng dẫn
Kiểm tra sự phù hợp của sổ tay hướng dẫn với 7.
9 Kiểm tra xác nhận
Máy đầm rung phải được kiểm tra xác nhận bằng các thử nghiệm như Điều 8 và các kết quả phải đáp ứng yêu cầu của Điều 6.
10 Ký hiệu
Ký hiệu máy đầm rung phải biểu thị tần số và/hoặc nguồn động lực và công suất theo Bảng 1. Mã chữ cái:
NF: Dẫn động bằng động cơ điện thông thường,
HF: Dẫn động bằng động cơ điện tần số cao,
P: Dẫn động bằng khí nén,
H: Dẫn động bằng thủy lực,
nên ghi trước công suất máy, tính bằng watt (W).
VÍ DỤ: Máy đầm rung sử dụng điện lưới, công suất 750 W được ký hiệu: NF 750
11 Ghi nhãn
Các nhãn chứa thông tin dễ đọc, không tẩy xóa được và bao gồm các thông tin sau, và có thể các thông tin khác nếu chứa đủ trên tấm nhãn.
a) Tên và địa chỉ nhà sản xuất (hoặc đại diện ủy quyền);
b) Ký hiệu của loại và số sê-ri nếu có;
c) Năm sản xuất;
d) Tần số, tính bằng hec (Hz);
e) Công suất, tính bằng watt (W);
f) Khối lượng, tính bằng kilôgam (kg).
Ngoài ra, chỉ dành cho máy đầm rung ngoài dẫn động điện:
- Tên máy và thiết kế. Ví dụ: Máy rung ngoài dẫn động điện NF750;
- Điện áp, tính bằng vôn (V) và dòng định mức, tính bằng ampe (A);
- Hệ thống bảo vệ - Mã IP;
- Thời gian định mức - Liên tục hoặc gián đoạn;
Dữ liệu khác được cung cấp cho một máy điện theo IEC 60034-1:2004, Điều 9.
Với máy đầm rung ngoài dẫn động khí nén:
- Tên máy và thiết kế. Ví dụ: Máy rung ngoài dẫn động khí nén P 750;
- Áp suất làm việc định mức, tính bằng mega pascal (MPa);
- Mức tiêu thụ khí nén, tính bằng lít trên phút (L/min).
Với máy đầm rung ngoài dẫn động thủy lực:
- Tên máy và thiết kế. Ví dụ: Máy rung ngoài dẫn động thủy lực H 750;
- Các bộ phận hệ thống thủy lực;
- Áp suất định mức, tính bằng mega pascal (MPa);
- Lưu lượng bơm, tính bằng lít trên phút (L/min).
12 Đặc tính kỹ thuật trong thương mại
Ngoài các thông tin kỹ thuật được quy định tại Điều 11, các thông tin dưới đây cần được đưa vào đặc tính kỹ thuật trong thương mại của máy đầm rung.
Với máy đầm rung ngoài dẫn động điện:
a) Lực ly tâm ở các vị trí, tính bằng dekanewton (daN);
b) Kích thước tổng thể và kích thước lắp đặt, tính bằng milimét (mm), (Xem Hình A.7, Hình A.11 và Hình A.12);
c) Vị trí được chấp nhận của khối lệch tâm, (nếu thích hợp);
d) Nhiệt độ môi trường, tính bằng độ C (°C), (nếu thích hợp);
e) Chiều cao sử dụng trên mực nước biển, tính bằng mét (m), (nếu thích hợp);
f) Cấp cách điện theo TCVN 6627-1 (IEC 60034-1);
g) Hoạt động đặc biệt cho vùng khí hậu nhiệt đới và khí hậu biển;
h) Các phụ kiện (nếu có) gồm:
- Khung cố định;
- Cơ cấu kẹp tác động nhanh;
- Bộ biến đổi tần số và điện áp;
- Hộp dụng cụ;
- Công tắc động cơ tích hợp sẵn;
- Hộp khởi động có ngắt quá tải;
- Phích cắm;
- Phích cắm nối với ổ cắm;
- Thiết bị cố định để tạo ra rung có hướng.
Với máy đầm rung ngoài dẫn động khí nén:
a) Kích thước tổng thể và kích thước lắp đặt, tính bằng milimét (mm) (Xem Hình A.8, Hình A.9);
b) Phụ kiện cơ bản - ống chịu áp với van khóa và khớp nối tháo lắp nhanh trang bị lọc khí;
c) Phụ kiện tùy chọn - Khung cố định cho máy đầm rung trên cốt pha kim loại hay gỗ, các ống có chiều dài khác nhau được trang bị khớp nối để mở rộng hệ thống cung cấp khí nén.
Với máy đầm rung ngoài dẫn động thủy lực: Bộ phận thủy lực với áp suất và công suất cần thiết.
Phụ lục A
(tham khảo)
Cấu tạo và kích thước đặc trưng của máy đầm rung ngoài - Các ví dụ
CHÚ DẪN:
1 Stato
2 Khối lệch tâm
3 Phích cắm
4 Chân đế
Hình A.1 - Cấu tạo máy đầm rung ngoài dẫn động điện loại cố định
CHÚ DẪN:
1: Chân lắp ống khí nén
2: Bộ giảm thanh
3: Quả cầu gây rung
4: Chân đế
Hình A.2 - Cấu tạo máy đầm rung ngoài dẫn động khí nén loại cố định
CHÚ DẪN:
1: Xy lanh
2: Pit tông
3: Lò xo
4: Chân đế
Hình A.3 - Cấu tạo máy đầm rung ngoài dẫn động khí nén có thể tháo rời
CHÚ DẪN:
1: Động cơ thủy lực
2: Bánh răng
3: Bánh răng gắn trên trục lắp khối lệch tâm
4: Khối lệch tâm
5: Vỏ máy
6: Ống cấp dầu thủy lực
Hình A.4 - Cấu tạo máy đầm rung ngoài dẫn động thủy lực
Hình A.5 - Liên kết của máy đầm rung ngoài dẫn động điện loại cố định
CHÚ DẪN:
1: Bộ gây rung ngoài cơ bản
2: Chân đế
3: Chi tiết kẹp nhanh dạng vấu nối
4: Chi tiết kẹp nhanh dạng trượt
Hình A.6 - Hai dạng của chi tiết kẹp nhanh của máy đầm rung ngoài dẫn động điện loại có thể tháo rời
CHÚ DẪN:
L: Chiều dài tổng thể
L1 x W1: Khoảng cách các lỗ bắt bu lông
d: Đường kính lỗ bu lông
L2: Chiều dài chân đế
W: Chiều rộng tổng thể
W2: Chiều rộng chân đế
H: Chiều cao tổng thể
H1: Chiều cao máy rung và móc treo
H2: Khoảng cách từ mặt đáy chân đế đến trục tâm
d1: Đường kính cáp điện
H3: Chiều cao chân đế
d1: Đường kính lỗ đi cáp điện
Hình A.7 - Kích thước tổng thể và kích thước lắp đặt của máy đầm rung ngoài dẫn động điện
CHÚ DẪN:
L: Chiều dài tổng thể
L1: Khoảng cách các lỗ bu lông
W: Chiều rộng tổng thể
d: Đường kính lỗ bu lông
H: Chiều cao tổng thể
H1: Chiều cao chân đế
Hình A.8 - Kích thước tổng thể và kích thước lắp đặt của máy đầm rung ngoài dẫn động khí nén loại cố định
CHÚ DẪN:
L: Chiều dài tổng thể
L1: Khoảng cách từ trục đứng máy rung tới mép phải
L2: Chiều rộng chân đế
W: Chiều rộng tổng thể
H: Chiều cao tổng thể
H1: Khoảng cách từ đáy chân đế đến trục máy rung
H2: Khoảng cách từ chân đế đến trục xoay của bộ kẹp
H3: Chiều dài của bộ kẹp
Hình A.9 - Kích thước tổng thể và kích thước lắp đặt của máy đầm rung ngoài dẫn động khí nén loại có thể tháo rời
a) Hai khối lệch tâm quay ngược chiều nhau | b) Rung ngoài treo trên khớp bản lề |
Hình A.10 - Nguyên lý hoạt động của máy đầm rung ngoài có hướng
CHÚ DẪN:
L: Chiều dài tổng thể
L1 x W1: Khoảng cách các lỗ bắt bu lông
L2: Chiều dài chân đế
W: Chiều rộng máy rung khi làm việc
W1: Chiều rộng máy rung khi không làm việc
W2: Khoảng cách từ trục đứng của máy tới mép phải
H: Chiều cao tổng thể
H1: Chiều cao chân đế
d: Đường kính lỗ liên kết
Hình A.11 - Kích thước đặc trưng của máy đầm rung ngoài có hướng với một bộ gây rung
CHÚ DẪN:
L: Chiều dài tổng thể
L1 x W1: Khoảng cách các lỗ bắt bu lông
L2: Chiều dài chân đế
W: Chiều rộng tổng thể
W2: Chiều rộng chân đế
H: Chiều cao tổng thể
H1: Chiều cao chân đế
H2: Chiều cao vỏ máy
H3: Khoảng cách giữa đáy chân đế và vò máy
d: Đường kính lỗ
Hình A.12 - Kích thước đặc trưng của máy đầm rung ngoài có hướng với hai bộ gây rung
Phụ lục B
(quy định)
Thử nghiệm không tải và có tải cho máy đầm rung ngoài - Cách rung
B.1 Thử không tải
Các máy đầm rung có khối lượng đến 50 kg, phải được đặt trên miếng đệm xốp dày tối thiểu 50 mm như Hình B.1.
Các máy đầm rung có khối lượng lớn hơn 50 kg, phải được đặt trên tấm cách rung bao gồm 2 loại: Đệm xốp và tấm giảm chẩn (Xem Hình B.2 không có khối tải trọng).
Các đặc tính kỹ thuật của đệm xốp phải phù hợp với B.3.1.
Hình B.1. Cách rung khi thử không tải - Khối tải trọng 50 kg.
B.2 Thử có tải
Máy đầm rung và khối tải phải được đặt trên tấm đệm cách rung dựa trên tổng khối lượng sao cho gia tốc tối thiểu là 30 m/s2. Tùy thuộc vào tổng khối lượng (khối lượng máy + khối lượng khối tải) mà sử dụng một trong ba loại sau:
a) Tổng khối lượng dưới 50 kg
Máy đầm rung và khối tải được đặt trên tấm đệm xốp (Xem Hình B.1 nhưng thêm khối tải).
b) Tổng khối lượng từ 50 kg đến 300 kg
Máy đầm rung và khối tải được đặt trên tấm đệm cách rung gồm đệm xốp và tấm đệm đàn hồi (Xem Hình B.2).
c) Tổng khối lượng lớn hơn 300 kg
Máy đầm rung và khối tải được đặt trên 4 giảm chấn khí (Xem Hình B.3) với các đặc tính kỹ thuật theo B.3.2. Ngoài ra, có thể dùng các chi tiết đàn hồi khác (Ví dụ như giảm chấn cao su) có đặc tính tương tự.
Hình B2- Cách rung khi thử có tải - Tổng khối lượng 50 kg đến 300 kg
Hình B.3. Bố trí máy đầm rung khi thử tải - Tổng khối lượng lớn hơn 300 kg
B.3 Đặc tính của lớp cách rung
B.3.1 Đệm xốp
Đặc tính kỹ thuật của tấm đệm xốp phải tuân theo bảng B.1.
Kích thước khuyến cáo là (150 x 1 000 x 2 000) mm.
Bảng B.1 - Đặc tính kỹ thuật tấm đệm xốp
Vật liệu | Khối lượng riêng (kg/m3) | Độ rắn | Cường độ chịu xé | Độ bền kéo (kPa) | Độ dãn dài (%) | Hiệu quả phục hồi (%) | Độ lệch nén (%) |
Cao su bọt urethan | 15,0 ±1.5 | 75± 15 | ≥ 2,0 | ≥ 70 | ≥ 120 | ≥ 35 | ≤ 6,0 |
B.3.2 Lò xo khí
Đặc tính kỹ thuật của mỗi lò xo tuân theo Hình B.4 và Bảng B.2
Hình B.4. Các kích thước chính của lò xo khí
Bảng B.2 - Đặc tính kỹ thuật của lò xo khí
Áp suất trong tiêu chuẩn (MPa) | Tải trọng (kN) | Độ cứng (kN/m) | Tần số riêng (Hz) | Chiều cao H (mm) | Đường kính lớn nhất Dmax (mm) | Kích thước tấm cuối C (mm) | ||
Tối thiểu | Trung bình | Tối đa | ||||||
0,4 | 5,5 | 150 | 2,6 | 45 | 102 | 125 | 205 | 180 |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] IEC/TS 60034-17, Rotating electrical machines - Part 17: Cage induction motors when fed from converters - Application guide (Máy điện quay - Phần 17: Động cơ cảm ứng lồng sóc khi cấp điện từ bộ chuyển đổi - Hướng dẫn sử dụng)
[2] EN 982:1996, Safety of machinery - Safety requirements for fluid power systems and their components - Hydraulics (An toàn máy - Các yêu cầu về an toàn cho hệ thống thủy lực và khí nén - Thủy lực)
[3] EN 983:1996, Safety of machinery - Safety requirements for fluid power systems and their components - Pneumatics (An toàn máy - Các yêu cầu về an toàn cho hệ thống thủy lực và khí nén - Khí nén)
[4] EN 12649, Concrete compactors and floating machines - Safety requirements (Máy đầm bàn và máy xoa bê tông - Các yêu cầu về an toàn)
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Phân loại
5 Cấu tạo
6 Các yêu cầu về đặc tính
7 Sổ tay hướng dẫn
8 Phương pháp thử
9 Kiểm tra xác nhận
10 Ký hiệu
11 Ghi nhãn
12 Đặc tính kỹ thuật
Phụ lục A (Tham khảo) Kết cấu và các đặc điểm kích thước của máy đầm rung ngoài - Các ví dụ
Phụ lục B (Quy định) Thử nghiệm không tải và có tải cho máy đầm rung ngoài - Cách rung
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] Hiện nay trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã có TCVN 12420:2018 (ISO 2398:2016).
[2] Hiện nay trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đã có TCVN 6627-1:2014 (IEC 60034-1:2010).