Trang /
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8257-3:2023 Tấm thạch cao - Phương pháp thử cơ lý
- Thuộc tính
- Nội dung
- Tiêu chuẩn liên quan
- Lược đồ
- Tải về
Lưu
Theo dõi văn bản
Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.
Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.
Báo lỗi
Đang tải dữ liệu...
Đang tải dữ liệu...
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8257-3:2023
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8257-3:2023 Tấm thạch cao - Phương pháp thử cơ lý - Phần 3: Xác định cường độ chịu uốn
Số hiệu: | TCVN 8257-3:2023 | Loại văn bản: | Tiêu chuẩn Việt Nam |
Cơ quan ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Lĩnh vực: | Xây dựng |
Ngày ban hành: | 13/11/2023 | Hiệu lực: | |
Người ký: | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! | |
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8257-3:2023
TẤM THẠCH CAO - PHƯƠNG PHÁP THỬ CƠ LÝ - PHẦN 3: XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ CHỊU UỐN
Gypsum board - Test methods for physical testing - Part 3: Determination of flexural strength
Lời nói đầu
TCVN 8257-3:2023 thay thế TCVN 8257-3:2009.
TCVN 8257-3:2023 do Viện Vật liệu xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ TCVN 8257:2023 Tấm thạch cao - Phương pháp thử cơ lý, bao gồm các tiêu chuẩn sau:
- TCVN 8257-1:2023, Phần 1: Xác định kích thước, độ sâu của gờ vát và độ vuông góc của cạnh;
- TCVN 8257-2:2023, Phần 2: Xác định độ cứng của lõi, cạnh, gờ;
- TCVN 8257-3:2023, Phần 3: Xác định cường độ chịu uốn;
- TCVN 8257-4:2023, Phần 4: Xác định độ kháng nhổ đinh;
- TCVN 8257-5:2023, Phần 5: Xác định độ biến dạng ẩm;
- TCVN 8257-6:2023, Phần 6: Xác định độ hút nước;
- TCVN 8257-7:2023, Phần 7: Xác định độ hấp thụ nước bề mặt;
- TCVN 8257-8:2023, Phần 8: Xác định độ thẩm thấu hơi nước.
TẤM THẠCH CAO - PHƯƠNG PHÁP THỬ CƠ LÝ - PHẦN 3: XÁC ĐỊNH CƯỜNG ĐỘ CHỊU UỐN
Gypsum board - Test methods for physical testing - Part 3: Determination of flexural strength
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định cường độ chịu uốn của sản phẩm tấm thạch cao.
Tiêu chuẩn này là một phương pháp đánh giá khả năng chịu ứng suất uốn của sản phẩm tấm thạch cao trong quá trình vận chuyển hoặc sử dụng.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 8256, Tấm thạch cao - Yêu cầu kỹ thuật.
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 8256 và các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1
Mặt trước (face)
Mặt chính của tấm thạch cao, bề mặt được thiết kế để lộ ra ngoài để nhận biết hoặc trang trí hoàn thiện khi cần thiết.
3.2
Mặt sau (back)
Mặt ngược lại của mặt trước, bề mặt được thiết kế để in, dán và viết các thông tin về sản phẩm.
4 Nguyên tắc
Cường độ chịu uốn của tấm thạch cao được xác định bằng cách áp đặt tải trọng ngang qua mẫu thử ở chính giữa hai gối đỡ.
5 Lấy mẫu
Để tiến hành các phép thử, mẫu phải được lấy ít nhất ba tấm thạch cao trong một lô hàng. Mẫu thử phải được cắt từ các mẫu đã lấy theo quy định trong từng phép thử.
6 Thiết bị, dụng cụ
6.1 Thiết bị thử
6.1.1 Thiết bị thử theo Phương pháp A (Tốc độ gia tải không đổi)
Thiết bị thứ có thể gia tải ở tốc độ không đổi (4,45 N/s) ± 10%. Sơ đồ nguyên lý thiết bị thử được mô tả trong Hình 1. Biến dạng của mẫu thử kiểm soát tốc độ chuyển động của đầu thử nghiệm đi qua.
6.1.2 Thiết bị thử theo Phương pháp B (Tốc độ dịch chuyển của đầu gia tải không đổi)
Thiết bị thử có đủ công suất và có khả năng gia tải theo tốc độ dịch chuyển 25 mm/ (60 ± 5) s. Đế của bộ dụng cụ thử phải có kích thước đủ để đặt gối đỡ mẫu và thiết bị gia tải. Thiết bị thử phải được vận hành bằng điện và có thể gia tải liên tục và không bị sốc.
Bộ hiển thị tải trọng phải được lắp đặt cho thiết bị thử nghiệm có khả năng đọc chính xác tới 4,45 N. Thiết bị phải có phương thức nhận biết tải trọng tối đa đạt được trong quá trình thử nghiệm.
6.1.3 Cân
Cân có độ chính xác đến 0,1 g.
6.2 Dụng cụ
6.2.1 Gối đỡ mẫu và thanh gia tải
Gối đỡ và thanh gia tải có chiều dài không được nhỏ hơn chiều rộng mẫu thử, có độ cứng sao cho không bị biến dạng dưới tải trọng thử và có hình cung tròn bán kính 3,2 mm. Tất cả các bề mặt của gối đỡ mẫu thử và bề mặt gia tải phải bằng phẳng. Khoảng cách giữa hai gối đỡ mẫu thử là (356 ± 0,41) mm tính từ các điểm tiếp xúc với bề mặt của mẫu thử. Các gối đỡ phải được gắn vào một tấm phẳng và được gắn chặt vào thiết bị thử. Các gối đỡ phải song song với nhau và vuông góc với chiều dài của mẫu thử. Bề mặt đỡ mẫu của các gối đỡ phải nằm trên cùng một mặt phẳng để đảm bảo tiếp xúc với mẫu thử dọc theo toàn bộ bề mặt đỡ mẫu. Bề mặt chịu tải phải song song với bề mặt đỡ mẫu của các gối đỡ. Mẫu thử và các gối đỡ phải được đặt sao cho trục thẳng đứng qua tâm bề mặt chịu tải đi qua trung điểm giao nhau của đường trục tâm chia đôi chiều rộng mẫu thử với đường trục tâm chia đôi khoảng cách giữa các gối đỡ (Xem Hình 1).
kích thước tính bằng milimét
Hình 1 - Thiết bị thử
7 Chuẩn bị mẫu thử
Cắt bốn mẫu thử có kích thước (305 ± 1) mm × (406 ± 1) mm từ tấm thạch cao trong lô mẫu thử, hai mẫu thử có chiều dài 406 mm song song với chiều dài tấm thạch cao và hai mẫu thử khác có chiều dài 406 mm vuông góc với chiều dài tấm thạch cao. Các mẫu thử được cắt cách cạnh và gờ không nhỏ hơn 102 mm ngoại trừ các tấm thạch cao có chiều rộng 610 mm hoặc nhỏ hơn vì không thể cắt được như yêu cầu trên.
8 Ổn định
Các mẫu thử được ổn định ở nhiệt độ (27 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (65 ± 5) % đến khối lượng không đổi. Các mẫu thử phải được tiến hành thử nghiệm sau khi đạt đến khối lượng không đổi và trong vòng 10 min sau khi lấy ra khỏi buồng ổn định.
9 Cách tiến hành
9.1 Xác định cường độ chịu uốn theo Phương pháp A
Sử dụng thiết bị và dụng cụ theo 6.1.1 và 6.2, đặt từng mẫu thử nghiệm tại vị trí cân bằng trên các gối đỡ cố định song song cách nhau 356 mm và gia tải bằng đầu gia tải nằm giữa các gối đỡ. Không gia tải lên vị trí đục lỗ của lati thạch cao.
Đối với các mẫu thử có chiều 406 mm song song với chiều dài tấm thạch cao, thử một mẫu mặt trước hướng lên trên tiếp xúc với đầu gia tải (face up) và một mẫu mặt trước hướng xuống dưới (face down). Tương tự, đối với các mẫu thử có chiều 406 mm vuông góc với chiều dài tấm thạch cao, thử một mẫu mặt trước hướng lên trên tiếp xúc với đầu gia tải và một mẫu mặt trước hướng xuống dưới.
Đối với các tấm thạch cao có vật liệu phủ mặt, tải trọng được xác định tại thời điểm vật liệu phủ và lõi bị phá hủy ngang qua chiều dày mẫu thử. Liên kết giữa vật liệu phủ mặt và lõi của mẫu thử không được bong tróc trước khi tấm thạch cao phá hủy ngang. Nếu một mẫu thử bị bong tróc trước khi phá hủy, kiểm tra thêm hai mẫu thử từ cùng một mẫu, và nếu một trong hai mẫu thử thêm cũng bị bong tróc thì mẫu thử không đạt yêu cầu. Đối với các tấm thạch cao không có vật liệu phủ mặt thì tải trọng được xác định tại thời điểm phá hủy ngang xuyên qua chiều dày tấm mẫu thử.
9.2 Xác định cường độ chịu uốn theo Phương pháp B
Sử dụng thiết bị và dụng cụ theo 6.1.2 và 6.2 để gia tải. Các bước thử tiếp theo tiến hành tương tự như Điều 9.1 của tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH 1: Yêu cầu kỹ thuật cho các tấm thạch cao không bao gồm yêu cầu kỹ thuật về khối lượng. Tuy nhiên, cách tiến hành xác định khối lượng, cường độ chịu nén của tấm thạch cao và độ phù hợp của dụng cụ đo được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn khác và bổ sung trong phần Phụ lục A để tham khảo.
10 Biểu thị kết quả
Cường độ chịu uốn của tấm thạch cao tính bằng Newton (N) lấy chính xác đến 1 N là giá trị trung bình cộng của hai mẫu thử theo cùng một hướng.
- Đầu gia tải vuông góc với chiều dài tấm (mẫu thử có chiều 406 mm song song với chiều dài tấm thạch cao)
- Đầu gia tải song song với chiều dài tấm (mẫu thử có chiều 406 mm vuông góc với chiều dài tấm thạch cao)
CHÚ THÍCH 2: Độ chụm và độ chệch của phép thử tham khảo Phụ lục B.
11 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) số hiệu của báo cáo thử nghiệm;
c) tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp sản phẩm
d) tên và nhãn hiệu nhận dạng hoặc số lô sản phẩm;
e) kết quả thử nghiệm
f) ngày báo cáo thử nghiệm và ký tên.
Phụ lục A
(tham khảo)
Xác định khối lượng, cường độ chịu nén của tấm thạch cao và độ phù hợp của dụng cụ đo
A.1 Xác định khối lượng
A1.1 Mẫu thử nghiệm - Một mẫu phải được lấy có số lượng không nhỏ hơn ba tấm thạch cao nguyên bản.
A1.2 Cách tiến hành - Đo chiều dài và chiều rộng của từng mẫu thử theo TCVN 8257-1. Cân các mẫu thử với cân phù hợp và ghi lại khối lượng chính xác đến 0,1 kg.
A.1.3 Tính toán - Tính toán khối lượng theo công thức và bảng sau:
trong đó:
W khối lượng của mẫu thử theo diện tích, tính bằng kilogram trên 100 mét vuông (kg/100 m2);
L chiều dài mẫu thử, tính bằng milimét (mm);
B chiều rộng mẫu thử, tính bằng milimét (mm);
P khối lượng mẫu thử, tính bằng kilogram (kg);
K hằng số, bằng 1 × 108 mm2 /100 m2.
A.1.4 Báo cáo thử nghiệm - Khối lượng theo diện tích, tính bằng kg/100 m2, là giá trị trung bình cộng của ba mẫu thử tấm thạch cao.
A.2 Xác định cường độ chịu nén
A.2.1 Giới thiệu chung - Cách tiến hành sau đây nhằm đánh giá cường độ chịu nén của lõi của các tấm thạch cao.
A.2.2 Tóm tắt phương pháp thử - Cường độ chịu nén của lõi của các tấm thạch cao được đánh giá bằng cách ép mẫu thử.
A.2.3 Ý nghĩa và sử dụng - Phép thử này là một cách tiến hành đánh giá cường độ chịu nén của tấm thạch cao. Mức độ tương quan giữa thử nghiệm này và đặc tính sử dụng chưa được xác định đầy đủ.
A.2.4 Thiết bị, dụng cụ
A.2.4.1 Thiết bị thử theo Phương pháp B
Thiết bị thử có đủ công suất và có khả năng gia tải với tốc độ dịch chuyển 4 mm / (60 ± 5) s.
A.2.4.2 Tấm đỡ mẫu thử
Tất cả các bề mặt của tấm đỡ mẫu thử và bề mặt tấm ép phải bằng phẳng, khớp với toàn bộ chiều rộng của mẫu thử, có độ cứng vững để không bị biến dạng dưới tải trọng thử. Đường kính của các tấm đỡ và tấm ép không nhỏ hơn 75 mm. Các tấm ép và tấm đỡ phải vuông góc với chiều gia tải và phải song song với nhau.
A.2.5 Lấy mẫu - Theo Điều 5.
A.2.6 Mẫu thử nghiệm
A.2.6.1 Cắt chín viên mẫu thử, mỗi viên mẫu thử có đường kính 61 mm với lỗ tại tâm 6,4 mm. (Có thể sử dụng khoan lỗ có đường kính ngoài 63 mm để cắt các viên mẫu). Ba viên mẫu được lấy từ hai bên và tại tâm của tấm thạch cao. Các viên mẫu thử được cắt cách gờ và cạnh của tấm thạch cao không nhỏ hơn 300 mm ngoại trừ các tấm thạch cao có chiều rộng 600 mm hoặc nhỏ hơn.
A.2.6.2 Đo và ghi lại đường kính thực tế của từng mẫu thử lấy chính xác đến 0,1 mm. Tính toán và ghi lại diện tích của từng viên mẫu thử bằng cách sử dụng đường kính đã đo và trừ đi diện tích của lỗ tại tâm.
A.2.6.3 Mẫu thử ổn định ở điều kiện nhiệt độ (45 ± 3) °C trong tủ sấy tới khối lượng không đổi.
A.2.7 Cách tiến hành
A.2.7.1 Cân từng viên mẫu thử và ghi lại giá trị lấy chính xác đến 0,1 mm.
CHÚ THÍCH 3: Phải thực hiện thử nghiệm trên mẫu thử khô. Mỗi lần chỉ nên lấy một mẫu ra khỏi tủ sấy. Nên thử nghiệm ngay lập tức sau khi cân.
A.2.7.2 Sử dụng thiết bị theo A.2.4, căn chỉnh từng mẫu thử vào tâm của tấm đỡ.
A.2.7.3 Điều chỉnh tấm ép tiếp xúc với mẫu thử nghiệm.
A.2.7.4 Bắt đầu thử nghiệm ở tốc độ gia tải quy định.
A.2.7.5 Tải trọng phá hủy là giá trị tải trọng lớn nhất ở cuối phần đàn hồi của đường tải trọng, (trong Hình A.1 là sự thay đổi lớn về độ dốc như được biểu diễn bởi điểm X trong Khu vực 1 cho một trong các mẫu thử nghiệm).
Hình A.1 - Ví dụ thử nghiệm nén - Đồ thị kết quả của 3 mẫu thử
A.2.7.6 Thử nghiệm có thể kết thúc sau khi thu được giá trị tải trọng đàn hồi lớn nhất. (Trong hình A.1 là điểm bất kỳ trong Khu vực 2.).
A.2.7.7 Lấy mẫu thử nghiệm ra và vệ sinh bề mặt tấm đỡ mẫu thử.
A.2.7.8 Lặp lại các bước tiến hành trên với các mẫu thử tiếp theo.
A.2.8 Báo cáo thử nghiệm - Ghi lại khối lượng của từng viên mẫu thử và cường độ chịu nén tính bằng MPa (giá trị tải trọng / diện tích viên mẫu thử) cho từng mẫu. Tính toán và báo cáo khối lượng trung bình cộng và cường độ chịu nén trung bình cộng cho các viên mẫu thử ở hai bên và tại tâm tấm thạch cao và giá trị trung bình cộng tổng thể.
A.2.9 Độ chệch và độ chụm - Độ chệch và độ chụm của phép thử này chưa được xác định.
A.3 Xác định độ phù hợp của dụng cụ đo
Tất cả các phép đo yêu cầu sử dụng dụng cụ đo phù hợp để đáp ứng các yêu cầu về dung sai được trích dẫn trong yêu cầu kỹ thuật. Không có phép đo nào là chính xác hoàn toàn và mọi phép đo đều ẩn chứa giá trị không đảm bảo. Để đảm bảo rằng dụng cụ đo phù hợp với thử nghiệm hoặc phương pháp cụ thể, độ chính xác của dụng cụ đo đang sử dụng phải đáp ứng theo yêu cầu để giảm thiểu độ không đảm bảo đo.
Khoa học đo lường hiện đại có nhiều phương pháp tính toán để xác định cách giảm thiểu độ không đảm bảo đo này. Dưới đây là hai ví dụ điển hình thảo luận về một phương pháp để xác định độ không đảm bảo đo, tỷ lệ không đảm bảo của thử nghiệm (TUR). Như được định nghĩa trong phần thuật ngữ và định nghĩa của tiêu chuẩn này, TUR là phương pháp cơ bản để xác định sự phù hợp của dụng cụ đo được sử dụng và để biểu thị độ không đảm bảo của phép đo dưới dạng số. Các phương pháp tính toán khác có sẵn và có thể được coi là phù hợp, nhưng TUR đơn giản và ngắn gọn. Việc tính toán tạo ra một số duy nhất khi bằng hoặc lớn hơn 1 (một) sẽ đảm bảo rằng độ chụm của dụng cụ đo được hiệu chuẩn hoặc căn chỉnh phù hợp ít nhất bằng với dung sai đã nêu của phép đo. Giá trị đã tính của TUR càng lớn thì độ không đảm bảo của phép đo càng nhỏ. Ngược lại, giá trị đã tính của TUR càng nhỏ thì độ không đảm bảo đo càng lớn. Tùy thuộc vào người sử dụng phương pháp thử nghiệm hoặc yêu cầu kỹ thuật để xác định những giá trị này.
VÍ DỤ 1:
TUR = (Dung sai phép đo) / (Độ chụm của dụng cụ đo chuẩn)
Bước 1: Yêu cầu kỹ thuật cho nhiệt độ của nước đo = (70 ± 1) °F.
Bước 2: Độ chụm của nhiệt kế do nhà sản xuất quy định:
Trên (-100) °C với cặp nhiệt kế loại J, K, T, E và N: ± [0,05% (giá trị đo) ± 0,5 °F]
± [0,05% (giá trị đo)] = (0,0005 × 70°F) = 0,035°F
± [0,5°C] = 0,535°F
TUR = 1°F / 0,535°F = 1,87.
Vì TUR lớn hơn 1, nhiệt kế này phù hợp để đo lường.
VÍ DỤ 2:
TUR = (Dung sai phép đo) / (Độ chụm của dụng cụ đo chuẩn).
Dung sai của phép đo chiều rộng = 3/32" (0,09375 inch).
Độ chụm của thước đo quy định: Chiều dài tổng cộng 25 ft có các vạch chia với khoảng cách 1/8 inch (0,125 inch).
TUR = 0,09375” / 0,125” = 0,75.
Vì TUR nhỏ hơn 1, thước đo này không phù hợp để đo lường.
Phụ lục B
(tham khảo)
Độ chụm và độ chệch
B.1 Độ chụm
Tiêu chuẩn này dựa trên nghiên cứu liên phòng thí nghiệm theo ASTM C473-07 được thực hiện năm 2007. Mười phòng thí nghiệm đã thử nghiệm năm tấm thạch cao khác nhau. Mỗi kết quả thử nghiệm đại diện cho một cá nhân xác định. Những người tham gia được yêu cầu làm lặp lại sáu kết quả thử nghiệm cho từng bộ tham số/vật liệu.
B.1.1 Giới hạn độ lặp lại (r)
Hai kết quả thử nghiệm thu được trong một phòng thí nghiệm sẽ được đánh giá là không tương đương nếu các giá trị đó sai khác nhiều hơn giá trị “r” của vật liệu đó; “r” là khoảng đại diện cho sự sai khác giới hạn giữa hai kết quả thử nghiệm cho cùng một vật liệu thu được bởi cùng một người tiến hành thử nghiệm trên cùng một thiết bị trong cùng một ngày và trong cùng một phòng thí nghiệm.
B.1.2 Giới hạn độ tái lập (R)
Hai kết quả thử nghiệm sẽ được đánh giá là không tương đương nếu các giá trị đó sai khác nhiều hơn giá trị “R” của vật liệu đó; “R” là khoảng đại diện cho sự sai khác tới hạn giữa hai kết quả thử nghiệm cho cùng một vật liệu thu được bởi người tiến hành thử nghiệm khác nhau trên thiết bị khác nhau trong các phòng thí nghiệm khác nhau.
B.1.3 Các đánh giá theo B.1.1 và B.1.2 thường có xác suất gần đúng 95 %, tuy nhiên không phải tất cả các thống kê độ chụm thu được đều có thể được coi là đại lượng toán học xác định, áp dụng cho tất cả hoàn cảnh và lĩnh vực sử dụng, số lượng hạn chế của các thử nghiệm lặp lại và các phòng thí nghiệm báo cáo kết quả cho một số phép phân tích đảm bảo rằng sẽ có sự sai khác lớn hơn dự đoán của các kết quả, đôi khi sẽ xảy ra với tần suất lớn hơn hoặc nhỏ hơn đáng kể so với giới hạn xác suất là 95 %. Giới hạn độ lặp lại và giới hạn độ tái lập cho các phân tích đó được coi là hướng dẫn chung và xác suất liên quan 95 % là một chỉ số sơ bộ được kỳ vọng.
B.1.3.1 Độ chụm - Giới hạn độ lặp lại là 95 % của thử nghiệm mặt trước mẫu thử có chiều dài song song với gờ (Phương pháp B) là ± 21,33 N. Giới hạn độ tái lập là 95 % của thử nghiệm mặt trước mẫu thử có chiều dài song song với gờ (Phương pháp B) là ± 40,00 N.
B.1.3.2 Độ chụm - Giới hạn độ lặp lại là 95 % của thử nghiệm mặt sau mẫu thử có chiều dài song song với gờ (Phương pháp B) là ± 22,63 N. Giới hạn độ tái lập là 95 % của thử nghiệm mặt sau mẫu thử có chiều dài song song với gờ (Phương pháp B) là ± 32,78 N.
B.1.3.3 Độ chụm - Giới hạn độ lặp lại là 95 % của thử nghiệm mặt trước mẫu thử có chiều dài vuông góc với gờ (Phương pháp B) là ± 45,77 N. Giới hạn độ tái lập là 95 % của thử nghiệm mặt trước mẫu thử có chiều dài vuông góc với gờ (Phương pháp B) là ± 59,46 N.
B.1.3.4 Độ chụm - Giới hạn độ lặp lại là 95 % của thử nghiệm mặt sau mẫu thử có chiều dài vuông góc với gờ (Phương pháp B) là ± 52,06 N. Giới hạn độ tái lập là 95 % của thử nghiệm mặt sau mẫu thử có chiều dài vuông góc với gờ (Phương pháp B) là ± 86,42 N.
B.2 Độ chệch - Tại thời điểm nghiên cứu, không có vật liệu chuẩn phù hợp được chấp nhận để xác định độ chệch cho phương pháp thử này, do đó không có báo cáo nào về độ chệch được đưa ra.
B.3 Báo cáo độ chụm được xác định thông qua nghiên cứu thống kê các kết quả thử nghiệm từ mười phòng thí nghiệm trên năm loại vật liệu. Năm vật liệu này như sau:
Tấm A: Tấm tường thạch cao tiêu chuẩn dày 12,7 mm;
Tấm B: Tấm tường thạch cao loại X dày 15,9 mm;
Tấm C: Tấm tường thạch cao tiêu chuẩn dày 6,4 mm;
Tấm D: Tấm ốp thạch cao ốp;
Tấm E: Tấm lót thạch cao chịu ẩm.
Để đánh giá sự tương đương của hai kết quả thử nghiệm, nên chọn vật liệu có các đặc tính gần giống với các đặc tính của vật liệu thử nghiệm.
Giới hạn độ lặp lại và giới hạn độ tái lập được liệt kê trong Bảng B.1 và Bảng B.2.
Bảng B.1 - Cường độ chịu uốn khi đầu gia tải song song với chiều dài tấm phương pháp B (N) 5 phòng thí nghiệm/ 81 số liệu
Tấm thử | Giá trị trung bình A | Độ lệch chuẩn của trung bình các mẫu thử | Độ lặp lại độ lệch chuẩn | Độ tái lặp độ lệch chuẩn | Giới hạn độ lặp lại | Giới hạn độ tái lặp |
| S | Sr | SR | r | R | |
A | 220,1296 | 28,4290 | 53,2746 | 56,3327 | 149,1684 | 157,7308 |
B | 379,3652 | 24,4078 | 72,6301 | 72,6301 | 203,3638 | 203,3638 |
C | 158,3767 | 19,4641 | 28,4548 | 32,4587 | 79,6730 | 90,8843 |
A Giá trị trung bình của các phòng thí nghiệm được tính trung bình cộng |
Bảng B.2 - Cường độ chịu uốn khi đầu gia tải vuông góc với chiều dài tấm, phương pháp B (N) 7 phòng thí nghiệm/117 số liệu
Tấm thử | Giá trị trung bình A | Độ lệch chuẩn của trung bình các mẫu thử | Độ lặp lại độ lệch chuẩn | Độ tái lặp độ lệch chuẩn | Giới hạn độ lặp lại | Giới hạn độ tái lặp |
| S | Sr | SR | r | R | |
A | 614,6250 | 17,0007 | 27,7578 | 30,5139 | 77,7216 | 85,4392 |
B | 919,8900 | 32,9996 | 39,1532 | 48,6462 | 109,6295 | 136,2099 |
C | 355,8644 | 8,7096 | 7,0584 | 10,8341 | 19,7639 | 30,3351 |
A Giá trị trung bình của các phòng thí nghiệm được tính trung bình cộng |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] ASTM C11, Standard specification for gypsum;
[2] ASTM C473, Standard test methods for physical testing of gypsum panel products
[3] ASTM C1264, Standard specification for sampling, inspection, rejection, certification, packaging, marking, shipping, handling, and storage of gypsum panel products;
[4] ASTM C1396/C1396M, Standard specification for gypsum board;
[5] TCVN 8257-1, Tấm thạch cao - Phương pháp thử cơ lý - Phần 1: Xác định kích thước, độ sâu của gờ vát và độ vuông góc của cạnh.
Mục lục
Lời nói đầu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Nguyên tắc
5 Lấy mẫu
6 Thiết bị, dụng cụ
7 Chuẩn bị mẫu thử
8 Ổn định
9 Cách tiến hành
10 Biểu thị kết quả
11 Báo cáo thử nghiệm
Phụ lục A (tham khảo) Xác định khối lượng, cường độ chịu nén của tấm thạch cao và độ phù hợp của dụng cụ đo
Phụ lục B (tham khảo) Độ chụm và độ chệch
Thư mục tài liệu tham khảo
Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.