Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6084:1995 Bản vẽ nhà và công trình xây dựng - Kí hiệu cho cốt thép bê tông

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6084:1995

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6084:1995 Bản vẽ nhà và công trình xây dựng - Kí hiệu cho cốt thép bê tông
Số hiệu:TCVN 6084:1995Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Xây dựng
Ngày ban hành:01/01/1995Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6084:1995

BẢN VẼ NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG - KÍ HIỆU CHO CỐT THÉP BÊ TÔNG

Building and civil engineering drawings - Symbols for reinforcing bars

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra một hệ thống kí hiệu để sử dụng cho bản vẽ cốt thép trong bê tông cốt thép và bê tông dự ứng lực.

2. Kí hiệu hình vẽ

2.1. Cốt thép thông thường

STT

Tên gọi và hình dáng

Kí hiệu

2.1.1.

Thanh cốt thép, đường nét rất dày liên tục

2.1.2.

Tiết diện thanh cốt thép

2.1.3.

Thanh có dấu neo

a) Uốn móc

b) Uốn vuông góc

2.1.4.

Thanh không có dấu neo

Nếu cần biểu thị các đầu thanh ở nơi các thanh không được tách riêng trên bản vẽ

2.1.5.

Vòng hoặc bàn neo

2.1.6.

Mặt nhìn đầu neo

2.1.7.

Móc uốn vuông góc hướng ra xa người đọc bản vẽ có thể chọn để rõ hơn, ở nơi các thanh quá sát nhau và để chụp vi phim

2.1.8.

Neo uốn vuông góc hướng về phía người đọc bản vẽ có thể chọn để rõ hơn, ở nơi các thanh quá sát nhau và để chụp vi phim

2.2.1.

Thanh hoặc cáp dự ứng lực

Đường nét rất dày đứt đoạn hai lần

2.2.2.

Tiết diện cốt thép kéo căng sau ở đường ống

2.2.3.

Tiết diện cốt thép dự ứng lực

2.2.4.

Neo ở đầu kéo 

2.2.5.

Neo cố định 

2.2.6.

Mặt nhìn đầu neo 

2.2.7.

Mối nối di động 

2.2.8.

 Mối nối cố định 

(1) Khi không thể lẫn với cốt thép thường, cốt thép dự ứng lực có thể được vẽ bằng nét rất dày liên tục.

2.3. Lưới thép hàn

STT

Tên gọi

Kí hiệu

2.3.1.

Một tấm lưới thép thể hiện trên mặt bằng

2.3.2.

Các tấm lưới thép giống nhau xếp thành một dây.

3. Các ký hiệu quy ước trên bản vẽ.

STT

Quy ước

Kí hiệu

1

2

3

3.1.

Các đoạn uốn thường phải vẽ theo tỉ lệ

Các đoạn uốn với bán kính uốn nhỏ nhất cho phép có thể vẽ bằng các đường thẳng cắt nhau.

3.2

Một bó thanh có thể được vẽ bằng một đường đơn tại điểm cuối thể hiện số thanh trong bó. Ví dụ: Bó 3 thanh giống nhau.

3.3

Mỗi nhóm các thanh thẳng, thanh đai hoặc các thanh nối giống nhau được biểu thị bằng một đường liền rất đậm và một đường mảnh nét liền đi qua nhóm, giới hạn bởi các đường gạch chéo ngắn để đánh dấu các thanh thẳng, thanh đai hoặc thanh nối cuối cùng. Một vòng tròn nét mảnh liền liên kết "đường nhóm" với thanh, thanh đai hoặc thanh nối chính.

3.4

Các thanh được đặt thành nhiều nhóm, mỗi nhóm được đặt ở một khoảng cách như nhau và gồm cùng một số thanh như nhau có thể được thể hiện như trên hình vẽ.

3.5

Cốt thép hai chiều được vẽ ở mặt cắt hay được biểu thị bằng lời hay kí hiệu để cho thấy hướng các thanh của lớp bề ngoài ở mỗi bề mặt của kết cấu, trên mặt bằng hay mặt đứng.

3.6

Trên bản vẽ mặt bằng của cốt thép bố trí đơn giản lớp đỉnh và lớp đẩy phải có chữ chỉ vị trí của lớp bên cạnh các kí hiệu.

Nếu các kí hiệu đầu, cuối thanh được sử dụng thì chúng được vẽ chếch lên hoặc chếch về phía trái đối với lớp đỉnh ( B : đáy; T: đỉnh)

3.7

Ở mặt đứng của tường có cốt thép ở cả hai mặt cốt thép thì phải có chữ bổ sung cho các kí hiệu để chỉ vị trí của lớp.

Nếu có sử dụng các kí hiệu đầu cuối thanh, chúng sẽ được chếch lên trên hay vẽ phía dưới đối với cốt thép của mặt ở xa và chếch xuống hoặc về phía phải đối với cốt thép của mặt ở gần.

(NF : mặt gần; F: mặt xa)

 

Nếu sự bố trí cốt thép không được thể hiện rõ bằng mặt cắt, có thể vẽ thêm một bản phác họa ở bên ngoài mặt cắt để thể hiện cốt thép.

 

Tất cả các loại cốt đai hay thanh nối thể hiện phải được chỉ ra trên bản vẽ. Nếu sự bố trí là phức tạp có thể làm sáng tỏ hơn bằng cách thêm một bảng phác họa cùng với lời ghi chú.

4. Các chú thích

Các thông tin về cốt thép phải được viết dọc theo hướng các thanh hay dọc theo các đường trục chỉ các thanh được nói đến.

4.1. Các thông tin sau đây liên quan đến các thanh cốt thép phải được ghi:

a) Số lượng;

b) Kích cỡ;

c) Chất lượng;

d) Chiều dài;

e) Khoảng cách tính bằng milimét;

f) Số của thanh;

g) Vị trí trên tấm hay tường;

4.2. Các thông tin sau đây liên quan đến các bó thanh cốt thép phải được ghi:

a) Số lượng bó;

b) Số thanh trong một bó;

c) Kích cỡ;

d) Chất lượng;

e) Chiều dài;

f) Số của thanh;

g) Khoảng cách các bó tính bằng milimét;

h) Vị trí;

4.3. Các thông tin đối với các lưới hàn phải được viết dọc theo đường chéo. Số lượng các tấm lưới hàn phải được biểu thị cùng với chú giải loại lưới hàn.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

×
Vui lòng đợi