Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6082:1995 Bản vẽ xây dựng nhà và kiến trúc - Từ vựng

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiêu chuẩn liên quan
  • Lược đồ
  • Tải về
Mục lục Đặt mua toàn văn TCVN
Tìm từ trong trang
Lưu
Theo dõi văn bản

Đây là tiện ích dành cho thành viên đăng ký phần mềm.

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản LuatVietnam và đăng ký sử dụng Phần mềm tra cứu văn bản.

Báo lỗi
  • Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17
Ghi chú

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6082:1995

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6082:1995 Bản vẽ xây dựng nhà và kiến trúc - Từ vựng
Số hiệu:TCVN 6082:1995Loại văn bản:Tiêu chuẩn Việt Nam
Cơ quan ban hành: Lĩnh vực: Xây dựng
Ngày ban hành:01/01/1995Hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Người ký:Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Ghi chú
Ghi chú: Thêm ghi chú cá nhân cho văn bản bạn đang xem.
Hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6082:1995

BẢN VẼ XÂY DỰNG NHÀ VÀ KIẾN TRÚC - TỪ VỰNG

Architectural and building drawings - Terminology

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra định nghĩa của một số thuật ngữ chung liên quan đến bản vẽ xây dựng nhà và kiến trúc và một số thuật ngữ thường dùng để miêu tả các loại bản vẽ khác nhau trong lĩnh vực này.

2. Từ vựng

2.1. Thuật ngữ chung

2.1.1. Mặt nhìn: Sự thể hiện trên một mặt phẳng hình ảnh mà một người quan sát đứng tại một điểm xa vô tận và nhìn thẳng theo hướng vuông góc với mặt phẳng, nhìn thấy một ngôi nhà, một chi tiết ngôi nhà hoặc một cấu kiện ngôi nhà.

Chú thích: Cách thể hiện này tương ứng với cách chiếu song song trục giao sử dụng trong họa hình.

2.1.2. Mặt cắt và tiết diện

2.1.2.1. Tiết diện [Tiếng Pháp - section]: Một mặt nhìn của những phần nằm trong một bề mặt cắt qua, thường là một mặt phẳng.

2.1.2.2. Mặt cắt [Tiếng Pháp - coupe]: Một tiết diện (2.1.2.1) có thêm mặt nhìn phía sau của mặt phẳng cắt.

2.1.3. Mặt bằng

2.1.3.1. Mặt cắt ngang của một ngôi nhà tại một độ cao cho trước, nhìn từ trên xuống.

2.1.3.2. Mặt nhìn ngang của một địa điểm hoặc một ngôi nhà, cấu kiện, nhà, các chi tiết, thiết bị ngôi nhà v.v…

2.1.4. Mặt đứng

Một mặt nhìn thẳng đứng của một ngôi nhà, một bộ phận nhà hoặc một kết cấu ngôi nhà

2.2. Bản vẽ

2.2.1. Bản vẽ sơ bộ (sơ đồ, bản phác thảo v.v…)

Bản vẽ dùng để làm cơ sở cho các bản vẽ chi tiết và thể hiện ý đồ tổng thể của người thiết kế.

2.2.2. Giản đồ: Một bản vẽ có tỉ lệ hoặc không có tỉ lệ, chỉ đưa ra những thể hiện đơn giản liên quan đến chức năng của các bộ phận ngôi nhà để thể hiện lối ra vào, sự lưu thông, thiết bị và cách thức vận hành thiết bị đó v.v…

2.2.3. Bản vẽ thi công: Là bộ bản vẽ dùng để thi công một ngôi nhà, thường bao gồm những bản vẽ mặt bằng vị trí, các bản vẽ bố trí chung (mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng), các bản vẽ lắp ráp và các chi tiết được điền đầy đủ kích thước và có tất cả các thông tin cần thiết cho việc thi công.

Chú thích: Các bản vẽ thi công tương ứng với các bản vẽ sản phẩm cuối cùng quy định trong ISO/R-129. Bản vẽ kĩ thuật - Ghi kích thước.

2.2.3.1. Bản vẽ định vị

2.2.3.1.1. Mặt bằng tổng thể: Các mặt bằng dùng để nhận dạng vị trí và xác định đường bao của ngôi nhà trong sự liên quan với mặt bằng quy hoạch thành phố hoặc với một bối cảnh rộng hơn.

2.2.3.1.2. Mặt bằng khu đất: Mặt bằng dùng để xác định vị trí của các ngôi nhà đối với địa điểm, cách bố trí lối vào, bố trí chung của khu đất. Các mặt bằng này cũng có thể bao gồm thông tin về mạng lưới dịch vụ, thoát nước v.v…

2.2.3.1.3. Bản vẽ bố trí chung: Các bản vẽ dùng để thể hiện vị trí các không gian khác nhau của ngôi nhà, kết cấu chung và vị trí các bộ phận cấu kiện chủ yếu và các chi tiết lắp ráp.

2.2.3.2. Bản vẽ cấu kiện xây dựng

2.2.3.2.1. Bản vẽ đặt trưng: Các bản vẽ dùng để thể hiện các kích thước cơ bản, hệ thống chuẩn và các số liệu đặc trưng của một bộ các cấu kiện tiêu chuẩn của một loại cho trước.

2.2.3.2.2. Bản vẽ chi tiết: Các bản vẽ dùng để thể hiện tất cả các thông tin cần thiết cho việc chế tạo và thi công cấu kiện ngôi nhà.

2.2.3.3. Bản vẽ lắp ráp: Các bản vẽ dùng để thể hiện một cách chi tiết kết cấu ngôi nhà, liên kết trong và giữa các cấu kiện, các bộ phận và giữa các bộ phận với nhau.

2.2.4. Các loại bản vẽ khác

Các thuật ngữ liên quan đến các loại bản vẽ khác thường xuyên sử dụng trong xây dựng nhà và kiến trúc như "bản vẽ khảo sát", "bản vẽ xin phép xây dựng" sẽ được đề cập tới sau trong phần bổ sung của bộ tiêu chuẩn này.

Click Tải về để xem toàn văn Tiêu chuẩn Việt Nam nói trên.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

văn bản mới nhất

loading
×
Vui lòng đợi